Sunday, January 23, 2022

NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU ỦY HỘI SÔNG MEKONG MỚI CHÚ TRỌNG ĐẾN VẤN ĐỀ KHÍ HẬU


(New Mekong River Commission chief Kittikhoun signals climate issue focus)

 

Ry Sochan – Bình Yên Đông lược dịch

Phnom Penh Post – 18 January 2022

Một người đàn ông quăng lưới trên sông Mekong ở xã Kohdach, huyện Chroy Changvar trong năm 2020. [Ảnh: Hong Menea]

 

CEO mới của Văn phòng Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission Secretariat (MRCS), Anoulak Kittihoun, hứa cải thiện tổ chức liên chánh phủ khi ông nhận nhiệm vụ hôm 17 tháng 1.

“Tôi lấy làm danh dự và khiêm nhường khi được bổ nhiệm vào vị trí  được quý trọng nầy,” Anoulak nói, trích trong một tuyên bố báo chí của ủy hội.

“Nhiệm vụ của tôi trong 3 năm sắp tới là làm dễ dàng sư hợp tác giữa các quốc gia duyên hà trong các thách thức và cơ hội cấp bách trong lưu vực Mekong, nâng cao thêm MRC như một tổ chức lưu vực sông có hạng trên thế giới, và duy trì và xây dựng các đối tác mới để hỗ trợ 2 nỗ lực đầu tiên,” ông nói.

MRC nói Kittihoun là CEO trẻ nhất trong lịch sử của MRC.  Trong nhiệm kỳ 3 năm của ông, ông sẽ giám sát việc thực hiện Chiến lược Phát triển Lưu vực Mekong 2021-2030 và Kế hoạch Chiến lược MRC 2021-2025 khi lưu vực đối mặt với những thách thức chưa từng thấy từ thay đổi khí hậu và dòng chảy thất thường.

Phục vụ như Trưởng Chiến lược và Hợp tác của MRC từ năm 2016 đã đặt ông vào một vị trí thuận lợi để đào sâu việc tham gia giữa các quốc gia thành viên MRC, các đối tác đối thoại, các đối tác phát triển và các bên liên hệ khác, bản tuyên bố nói.

Anoulak Kittihoun là người Lào, và một chuyên viên phát triển quốc tế dày dặn rất thành thạo trong các vấn đề Mekong.  Ông có 20 năm kinh nghiệm trong vai trò lãnh đạo cao cấp trước đây ở MRC và UN và các cơ cấu liên hệ, phục vụ như trưởng văn phòng của Vùng Á Châu và Thái Bình Dương.  Ông là thành viên quốc tế đầu tiên của nhân viên từ Lào và Bộ Chỉ huy UN, MRC nói.

Việc bổ nhiệm ông làm CEO, người đầu tiên từ Lào trong lịch sử 25 năm của MRC, được chấp thuận bởi Hội đồng Bộ trưởng của MRC hồi tháng 11 theo sau một quyết định nhất trí của Ủy ban Hỗn hợp MRC.

Vào ngày 13 tháng 1, ủy hội thúc giục 6 quốc gia Mekong – Trung Hoa, Myanmar, Lào, Thái Lan, Cambodia và Việt Nam – đề cập khẩn cấp đến dòng chảy thấp trong vùng, mực nước dao động và hạn hán vì Hạ lưu sông Mekong trải qua dòng chảy thấp lịch sử trong 3 năm liên tiếp.

Anoulak Kittihoun, CEO vừa mới bổ nhiệm của MRCS.

 

MRC nói rằng, trong 3 năm vừa qua, dòng chảy trong dòng chánh Mekong đã tụt xuống mức thấp nhất trong hơn 60 năm.  Năm 2020 là năm khô nhất ở Hạ lưu Mekong khi lượng mưa dưới mức trung bình của mỗi tháng, ngoại trừ tháng 10.

Lời kêu gọi được đưa ra trong một phúc trình mới của Văn phòng MRC dày 100 trang với tựa đề “Các điều kiện Dòng chảy Thấp và Hạn hán Mekong trong năm 2019-2021 (Mekong Low Flow and Drought Conditions in 2019-2021)”.  Phúc trình nói rằng, kể từ năm 2015, chế độ thủy học đã thay đổi, với dòng chảy trong mùa khô gia tăng và giảm trong mùa mưa vì gia tăng trữ nước trong hồ chứa nước trong lưu vực.

“Cùng nhau, những yếu tố nầy có thể có ảnh hưởng tai hại đối với sản lượng thủy sản và nông nghiệp, ảnh hưởng đến sinh kế của người dân, và đe dọa làm xáo trộn các hệ sinh thái mong manh của Lưu vực Mekong.  Hợp tác tiên liệu rất cần thiết từ tất cả các quốc gia thành viên MRC, để đối phó chung những vấn đề nầy,” An Pich Hatda, nguyên CEO của MRCS, nói.

Ông nói 6 quốc gia có thể thực hiện ngay một số bước để giảm nhẹ khủng hoảng, gồm có thiết lập một cơ chế thông báo hỗn hợp đối với mực nước dao động và thăm dò việc quản lý điều hành phối hợp các hồ chứa và đập thủy điện.

Sáu quốc gia nên xem xét các giải pháp xây thêm hồ chứa để quản lý các điều kiện hạn hán và lũ lụt, cũng như một mô hình điều hành cho toàn thể Lưu vực Mekong, ông nói.

 

No comments:

Post a Comment