Sunday, January 2, 2022

NGƯ DÂN MEKONG CHỐNG CHỌI ĐỂ SỐNG CÒN

 

(Mekong fishermen struggle to survive)

Van Nguyen – Bình Yên Đông lược dịch

Mekong Eye – 24 December 2021

 


Khi bình minh ló dạng trên hồ Bình Thiên trong tỉnh An Giang, ngư dân Đặng Hữu Đức hướng dẫn đứa con trai 17 tuổi giăng lưới trong nước trong của hồ nước ngọt lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam (ĐBSCL).

Con trai ông thất vọng vì không có nhiều cá khi kéo lưới lên, không giống như lúc Đức còn nhỏ khi ông thường đi theo cha và ông nội.

“Khi tôi còn nhỏ, cá rất nhiều ở đây.  Tôi có thể có một vài thúng cá trong một thời gian ngắn,” người đàn ông 41 tuổi nói.

“Tôi lo sợ rằng sẽ không còn cá khi con trai tôi trở thành một ngư dân,” Đức nói thêm, một ngư dân thế hệ thứ 3rd ở xã Nhơn Hội huyện An Phú.

Lo sợ của ông được xác nhận bởi một điều tra phân tích dữ kiện về thủy sản đánh được, công nhân trong ngành thủy sản và mực nước của Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO), Sở Ngư nghiệp An Giang, và các cuộc phỏng vấn với các chuyên viên và cộng đồng ở địa phương.

Thay đổi khí hậu và việc điều hành các đập thủy điện ở thượng lưu đã khến các vùng nước ở An Giang khô cạn, một vùng đất ngập nước và nơi đầu tiên ở Việt Nam nhận nước lũ từ Mekong, gây thiệt hại cho số cá và đe dọa sinh kế của các cộng đồng ở địa phương.

Sông là mạch sống của 60 triệu người dựa vào nước để dùng hàng ngày, canh tác và đánh cá.  Gần 1/3 ở Việt Nam.

Từ năm 2000 đến 2020, An Giang mất trên 80% số cá nước ngọt đánh được, hay trên 76.100 tấn, tương đương với số cá tiêu thụ trung bình của khoảng 3,7 triệu người trong cả năm.

An Giang có mức sụt giảm lớn nhất, nhưng các địa phương khác ở ĐBSCL như Long An, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cần Thơ và Hậu Giang cũng sụt giảm.  Số cá ít hơn có ảnh hưởng thảm khốc đối với người dân ở đồng bằng.

Không còn cá

Hồ Bình Thiên, nơi Đức và con trai đánh cá, là một nhánh của sông Hậu, nhánh sông chánh và đầu tiên của sông Mekong khởi đầu của ĐBSCL ở Việt Nam.  Hồ thuộc vào một hệ thống sông và kinh đào chằng chịt là nơi cư trú của nhiều loại cá.

Cách hồ Bình Thiên khoảng 10 km, Lê Văn Kháng, một trong khoảng 60 ngư dân trong xã Phú Hội huyện An Phú, cũng chật vật vì số cá giảm.

“Chúng tôi không còn cá.  Số cá đánh được hiện nay chỉ bằng khoảng 1/5 hay 1/6 số cá 10 năm về trước,” ông nói.

An Giang đã tăng trưởng tích cực từ năm 1995 đến 2001, tuy nhiên, kể từ đó, tỉnh đã giảm trung bình 9% mỗi năm.

Trong 10 năm có số cá giảm lớn nhất, 5 năm trong thập niên vừa qua và 2 trong 2 năm qua, 2019 và 2020.

Từ một tỉnh đóng góp phần lớn vào thủy sản nước ngọt, An Giang không còn là một điểm sáng cho cá ở Việt Nam.

Trong năm 2000, gần 4 trong 10 cá nội địa bắt được ở Việt Nam đến từ tỉnh nầy.  Ngày nay, nó chỉ còn dưới 1 trong 10.

An Giang có thể có sự sụt giảm lớn nhất trong số cá đánh được, nhưng không phải là tỉnh duy nhất.  Tất cả 5 tỉnh nội địa khác ở ĐBSCL cũng sụt giảm từ 1 đến 9% trong thời kỳ từ 2001 đến 2020.



Từ năm 1995 đến 2001, số thủy sản đánh được từ các tỉnh nội địa gia tăng nhưng chiều hướng đi lên đã bị gián đoạn kể từ năm 2001.  Ngược lại, các tỉnh ven biển ở đồng bằng như Trà Vinh, Tiền Giang, Bến Tre, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau tất cả đều có số cá đánh được tăng trưởng tích cực trong thời kỳ từ 1995 đến 2020.


Thay đổi khí hậu, đập và đê chịu trách nhiệm

Trong những năm gần đây, mực nước ở An Giang đã thấp hơn mức nó phải có rất nhiều vào lúc cao điểm của mùa mưa trong tháng 10.

 



Mùa lụt trong tỉnh thường bắt đầu từ giữa tháng 6 và kéo dài đến cuối tháng 11 với cao điểm trong tháng 9 hay 10, chuyên viên khí tượng Phan Minh Đạt của Trung tâm Tiên đoán Thủy Khí tượng An Giang nói.

Đỉnh lũ có hàng năm ở vùng An Giang từ năm 1990 đến 2000, nhưng nay đã giảm so với mức trung bình, nhất là trong thời kỳ từ 2011 đến 2020.  Thấp kỷ lục là năm 2015, ông nói.

Dữ kiện từ GSO cho thấy đỉnh lũ ở trạm Tân Châu và Châu Đốc trong tỉnh An Giang đã giảm dần mỗi năm với mức giảm sâu nhất trong các đợt hạn hán trong năm 2015-2016 và 2020.

Các giới chức và chuyên viên đồng ý rằng mực nước liên hệ đến số cá đánh được ở ĐBSCL.

Trần Anh Dũng, giám đốc Sở Ngư nghiệp An Giang, nói đỉnh lũ dao động từ năm 2010 đến 2020 được quy cho thay đổi khí hậu, mưa ít ở thượng lưu và việc điều hành của các đập thủy điện ở thượng lưu.

Theo nhà nghiên cứu độc lập về hệ sinh thái ĐBSCL, Nguyễn Hữu Thiện, nước lũ thấp hơn do hạn hán và việc điều hành đập gây ra là những nguyên nhân quan trọng đưa đến sự sụt giảm của số cá.

“Trong số các yếu tố đưa đến sự sụt giảm số cá đánh được, đánh cá bừa bãi ít quan trọng nhất nhưng cũng có trách nhiệm nhiều nhất,” ông nói.

“Các loại cá trắng di chuyển về phía thượng lưu hàng năm đến Cambodia hay miền hạ và trung Lào để sinh sản.  Sau đó, trứng và cá con trôi theo nước lũ vào đầu mùa để vào ĐBSCL, nơi chúng đến các sông, đồng lúa bị ngập và các mương, nơi chúng có thể tìm thấy thực phẩm và lớn lên.”

“Nguyên nhân lớn nhất của sụ sụt giảm của cá trắng là mực nước thấp.  Trong những năm gần đây, lưu vực Mekong trải qua hạn hán nghiêm trọng, khiến mực nước xuống thấp,” nhà nghiên cứu nói thêm.

Hồ Tonle Sap ở Cambodia là nơi sinh sản quan trọng cho thủy sản vào đầu mùa mưa, nhưng trong những năm gần đây, mực nước quá thấp nên không chảy vào hồ, vì thế số trứng cá rất ít.

“Lũ lụt lớn cung cấp nơi cư trú tốt hơn và thêm thực phẩm cho cá để lớn.  Trong những năm gần đây, khi lưu vực Mekong bị hạn hán nghiêm trọng với mực nước thấp, cá ở trong sông, và không có đất ngập nước, vì thế chúng lớn ít.  Mặc dù có lũ trễ trong mùa, số trứng cá và cá con di chuyển đến ĐBSCL rất ít vì cá không thể đẻ trứng vào đầu mùa lũ,” nhà nghiên cứu Thiện nói.

“Cá cũng bị ảnh hưởng bởi các hệ thống đê bao trong việc canh tác lúa cao sản ở ĐBSCL.

“Các đập thủy điện cũng là một đe dọa lớn dối với cá trắng trong lưu vực Mekong.  Chúng ngăn sông Mekong và ngăn chận cá di chuyển đến thượng lưu để sinh đẻ.”

Các đập trong tương lai sẽ gây thêm nguy hại

Đập Don Sahong ở biên giới Lào-Cambodia, bắt đầu hoạt động từ tháng 11 năm 2020, sẽ tạo đe dọa lớn đối với thủy sản vì đập nầy nằm ở nơi nút thắt, là con đường duy nhất mà cá có thể đi trong mùa khô, từ Cambodia đến hạ Lào để đẻ trứng, Thiện nói. [Lời người dịch:  Đập Don Sahong gồm có một lòng lạch thay thế cho Hou Sahong để cho cá đi.]

“Thái Lan cũng có dao động mực nước và cá sụt giảm vì các đập ở thượng lưu,” Pianporn Deetes, giám đốc Liên lạc và Chiến dịch Khu vực, Chương trình Đông Nam Á của International Rivers (Sông ngòi Quốc tế), nói.

“Cá không cần giấy nhập cảnh của Việt Nam hay Thái Lan để có thể bơi chung quanh.  Cái mà các đập ngăn chận các đường di chuyển, giữ hay xả nước chỉ để sản xuất điện, mà không cứu xét đến thiệt hại của hệ sinh thái, là một vấn đề và cần được sửa chữa càng sớm càng tốt,” cô nói.

Theo Trung tâm Stimson, tổ chức theo dõi hạ tầng cơ sở trong Mekong, 11 đập thủy điện ở thượng lưu được xây bởi 2 công ty Trung Hoa.

Mặc dù có nhiều cố gắng, không thể liên lạc với họ để có ý kiến.  Một email được gởi đến địa chỉ của phát ngôn nhân của 1 công ty bị trả lại, trong khi công ty kia không có trang mạng với các chi tiết để báo chí liên lạc.  Danh sách của công ty sau trên Bloomberg đưa đến một trang mạng không có liên quan đến thủy điện và năng lượng.

‘Những ngày vàng son’ đã qua từ lâu

Khi ĐBSCL đã bị lấy đi nước lũ của nó, các sông cạn tàn phá thủy sản và các cộng đồng ở địa phương dựa vào cá như nguồn thu nhập chánh.

“Những ngày vàng son khi tôi có một thu nhập kha khá từ việc bán cá trong đầu thập niên 2010s đã qua từ lâu,” ngư dân Kháng nói.

Thu nhập hàng ngày của ông tụt xuống từ 400.000 VNĐ (17 USD) mỗi ngày trong thập niên 2010s xuống còn 50.000-200.000 VNĐ hiện nay.

Giám đốc Deetes nói: “Chúng tôi đang thấy ít thuyền đánh cá hơn trong khu vực Mekong trong 10 năm qua.  Nhiều người không thể đánh cá nữa và phải đi đến các thành phố để tìm việc.”

Mặc dù thủy điện có thể cho các quốc gia bán điện ra ngoại quốc, nó tạo nên cái giá khổng lồ và một gánh nặng cho ngư dân tiểu qui mô và nông dân không có cơ hội để tham gia vào việc lấy quyết định “tốn kém” như thế.

Ngư dân Đức thường thu được khoảng 500.000 VND0 mỗi ngày bằng cách bán 30-40 kg cá bắt được từ hồ Bình Thiên, nhưng năm nay, ông chỉ được khoảng 200.000 VNĐ mỗi ngày.  Số cá giảm khiến ông chuyển sang thu hoạch trai 10 năm về trước, và ông chỉ đánh cá phụ thêm để kiếm thêm tiền nuôi gia đình 5 người.

Đức là người duy nhất trong số hàng ngàn người ở trong nước đã bỏ nghề thủy sản.

Trong số 10 gia đình ngư dân ở An Giang trong năm 2014, chỉ có 1 vẫn còn bám nghề trong năm 2020.

ĐBSCL, cung cấp hầu hết cá cho Việt Nam, là vùng với hầu hết người dân bỏ nghề đánh cá.

Trong năm 2016, 3 trong số 5 công nhân thủy sản ở trong nước đến từ ĐBSCL.  Từ năm 2006 đến 2016, 1 trong 5 công nhân thủy sản trên cả nước bỏ nghề, đa số từ đồng bằng.

Gần ¼ triệu công nhân thủy sản trong tuổi làm việc trong 12 tỉnh và 1 thành phố ở ĐBSCL bỏ nghề thủy sản trong thời kỳ 10 năm nầy, một sự mất mát 70% của cộng đồng đánh cá cả nước.


Các cộng đồng địa phương đang đối mặt với viễn cảnh u ám khi số cá không còn.

Không có đứa con nào của Kháng theo nghề của cha và tất cả đã đi đến tỉnh kỹ nghệ Bình Dương, nơi chúng tìm việc với thu thập ổn định trong các hãng xưỡng.

“Có rất ít gia đình dựa hoàn toàn vào đánh cá ở trong xã hiện nay, chỉ có người nghèo và không có đất lệ thuộc hoàn toàn vào nó,” ông nói.

Giới chức địa phương nói rằng đánh cá không còn cung cấp sinh kế khả chấp cho cư dân.

“Ngày nay, sản lượng cá nước ngọt không đóng góp nhiều cho kinh tế của tỉnh, nó chỉ là nguồn thực phẩm hàng ngày và cung cấp thêm cho người địa phương một ít thu nhập,” giám đốc thủy sản Dũng nói.

“An Giang đã khuyến khích phát triển việc nuôi cá từ năm 2000 để bù cho sự mất mất cá nước ngọt.  Những người chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi sư mất mát cá là người nghèo ở nông thôn kể cả những nhóm dân tộc thiểu số.”

Ông nói rằng một trong những biện pháp để giảm nhẹ ảnh hưởng của mất mát cá là huấn luyện công nhân trong vùng nông thôn để họ không lệ thuộc quá đáng vào việc đánh cá nước ngọt và có thể chuyển sang các nghề khác.

Những người khác nghĩ rằng điều quan trọng là quy trách nhiệm cho thủy điện.

“Khi hệ sinh thái bị hủy hoại bởi các dự án thủy điện, tôi không nghĩ các chánh phủ dùng tiền công cộng để giải quyết vấn đề,” giám đốc Deetes nói.

“Nó là làm thế nào để chúng ta quản lý viêc cai quản nước chung trong sông Mekong.  Các đập cần được điều hành tốt hơn, làm thế nào để chúng giữ hay xả nước theo mùa, tôn trọng dòng chảy môi trường và bản chất sinh thái ở hạ lưu.  Đó là cách để giải quyết vấn đề cội rễ và ngăn ngừa các đập tàn phá mới.”

No comments:

Post a Comment