(Mekong Low
Flow and Drought Conditions in 2019-2021 – Hydrological Conditions in the Lower
Mekong River Basin)
Mekong River Commission Secretariat – Bình Yên Đông lược dịch
Mekong River Commission – January 2022
TÓM LƯỢC
DÀNH CHO CẤP ĐIỀU HÀNH
Bối cảnh
Lưu vực sông Mekong được chia thành Thượng Lưu vực sông
Mekong (UMB) ở Trung Hoa và Myanmar, và Hạ Lưu vực sông Mekong (LMB) nằm trong
lãnh thổ của các quốc gia thành viên MRC: Cambodia, Lào PDR, Thái Lan và Việt
Nam. UMB chiếm khoảng 20% diện tích lưu
vực và đóng góp 64 km3 hay 13,5% Nước Chảy tràn Trung bình Hàng Năm
(Mean Annual Runoff (MAR)) là 475 km3. Thủy học của dòng chánh Mekong bị chi phối bởi
thời điểm và cường độ của mưa mùa Đông Nam Á (ĐNA). Nó tạo nên một đỉnh lũ duy nhất trong mùa
mưa. Dòng chảy thay đổi theo mùa nầy và
thời điểm của nhịp lũ đầu tiên đã duy trì chức năng của hệ sinh thái tự nhiên,
duy trì sinh kế và an ninh lương thực trong Lưu vực Mekong trong nhiều thế kỷ.
Các trạm thủy học chánh ở LMB.
Tuy nhiên, trong 3 năm qua, dòng chảy trên dòng chánh Mekong
đã giảm đến mức chưa từng thấy trong hơn 60 năm. Điều nầy đưa đến những ảnh hưởng trực tiếp
đối với thủy sản và nông nghiệp và sinh kế của người dân ở Đồng bằng sông Cửu
Long (ĐBSCL). Tình trạng nầy kéo dài đến
mùa mưa năm 2020 và 2021. Hệ quả của
dòng chảy thấp cực đoan rất lớn lao và đã được báo chí tường trình rộng
rãi. Các phúc trình và ấn bản khoa học,
và các bài báo đã quy trách nhiệm đối với hạn hán chưa từng thấy, thay đổi khí
hậu, một sự kiện El Nino, và ảnh
hưởng của việc điều hành các hồ chức nước lớn trong UMB. Tuy nhiên, vì Lưu vực Mekong nằm trong một
vùng địa chánh trị phức tạp của thế giới, các quan điểm khác nhau có thể đóng
một vai trò trong việc uốn nắn các kết quả của nghiên cứu và tường trình. Phúc trình nầy cho thấy những động lực ở phía
dưới dòng chảy thấp cực đoan và hạn hán dựa trên việc phân tích dữ kiện có
sẵn. Rồi phúc trình đề nghị các biện
pháp tiềm tàng để đối phó và giảm nhẹ ảnh hưởng của hạn hán thủy học và việc
trữ nước đối với người dân của Lưu vực.
Các động lực
thủy học
Nói chung, việc trữ nước gia tăng trong Lưu vực làm tăng dòng
chảy trong mùa khô, giảm dòng chảy trong mùa mưa và trì hoãn nhịp lũ đầu tiên
so với chế độ dòng chảy tự nhiên trong lịch sử.
Nhưng lượng mưa thay đổi và trì hoãn trong mưa mùa cũng thay đổi chế độ
dòng chảy. Chế độ dòng chảy thay đổi ảnh
hưởng đến chức năng của hệ sinh thái. Hồ
Tonle Sap có tác dụng như một chỉ dấu cho sự kết hợp của những yếu tố nầy. Khác biệt mực nước giữa hồ Tonle Sap và dòng
chánh Mekong thúc đẩy dòng chảy đảo ngược hàng năm từ sông Mekong vào hồ. Điều nầy thường đóng góp 50% của tổng số lưu
lương chảy vào hồ. Tính phong phú và đa
dạng của cá trong hồ/sông Tonle Sap đã liên kết chặt chẽ với mực nước cao trong
hồ. Nhiều sinh kế dựa vào việc sản xuất
cá nầy. Nước trong hồ tháo từ từ trong
mùa khô theo sau giúp giảm nước mặn xâm nhập và cung cấp nguồn nước ngọt quan
trọng cho các cộng đồng ở ĐBSCL.
Việc trì hoãn và giảm dòng chảy đảo ngược vào hồ Tonle Sap gần
đây có vẻ ảnh hưởng số cá đánh được và gây khó khăn cho người dân ĐBSCL, như đã
được tường trình rộng rãi trong báo chí.
Hiểu và quản lý những động lực nầy sẽ quan trọng hơn vì thay đổi khí hậu
và hồ chứa được xây thêm trong Lưu vực làm cho những ảnh hưởng nầy thêm tồi tệ,
tích cực lẫn tiêu cực.
Kết quả của
các nghiên cứu trước đây
Có 3 nghiên cứu/phân tích chánh về tình trạng dòng chảy thấp
2019.
1. Nghiên cứu và dữ kiện của Eye on
Earth (EoE)
(April 2020) được dựa trên viễn thám để xác định mực nước trong hồ chứa nước,
cũng như Chỉ số Ướt Mặt đất (Surface Wetness Index) và lượng mưa để xác định
dòng chảy, được điều chỉnh theo mực nước của MRC ở Chiang Saen. Nó được dùng để mô phỏng dòng chảy ‘tự
nhiên’, được so sánh với dòng chảy thật sự ở Chiang Saen, với giả thiết là bất
cứ sự thiếu hụt nào là do việc trữ nước ở UMB.
2. Đại học Tsinghua cộng tác với Viện
Nghiên cứu Thủy lợi và Thủy điện Trung Hoa (July 2020) dùng các phương pháp và
dữ kiện mưa hơi khác một chút. Chỉ số
Mưa Bốc thoát Tiêu chuẩn (Standadized Precipitation Evapotranspiration Index)
và Chỉ số Mưa Tiêu chuẩn (Standadized Precipitation Index) được dùng để đánh
giá cường độ và phạm vi của hạn hán cho toàn Lưu vực sông Mekong. Dòng chảy sông dựa trên mô hình thủy học
THREW, và dữ kiện mưa từ việc đo đạc từ vệ tinh và trên mặt đất cho toàn Lưu
vực. Ảnh hưởng của việc trữ nước ở UMB
cũng dựa vào việc xác định dòng chảy ‘tự nhiên’ trước khi trữ nước và so sánh
với dòng chảy sau khi trữ nước. Nghiên
cứu nầy nhấn mạnh hạn hán như là động lực chánh. Nó dựa trên quan sát rằng trong khi sông
Lancang đóng góp đáng kể vào lưu lượng hàng năm ở Chiang Saen (64,4%), tỉ lệ
nầy giảm còn 39,5% ở Nong Khai và 14,3% ở Stung Treng. Vì thế, nó đề nghị rằng dòng chảy từ UMB
không thể là động lực chánh yếu của dòng chảy rất thấp được ghi nhận ở xa về
phía hạ lưu.
3. Phân tích của MRCS (April 2020, August 2020, May 2021,
June 2021) dựa trên phương pháp để khám phá (heuristic) bằng cách dùng các chỉ
số mưa, dòng chảy và hạn hán.
MRCS nhấn mạnh đến cường độ bất thường của hạn hán. Các đánh giá trước đây dùng các phương pháp
và dữ kiện hơi khác một chút và có những kết quả khác nhau khó thấy về ảnh
hưởng của việc trữ nước và hạn hán đối với dòng chảy. Tuy nhiên, chúng đưa đến các kết luận khác
nhau về những đóng góp tương đối của các động lực của hạn hán thủy học.
Dữ kiện và
phương pháp
Nghiên cứu nầy bao gồm một phạm vi thời gian từ tháng 1 năm
2018 đến tháng 12 năm 2021 (chú trọng đến các mùa mưa và khô năm 2019, 2020 và
2021) và phạm vi không gian của dữ kiện khí tượng và thủy học quan sát được
trong toàn thể Lưu vực sông Mekong.
Những quan sát
Dòng chảy trong dòng chánh Mekong từ
2019 đến 2021
Dòng chảy dọc theo chiều dài của dòng chánh từ năm 2019 đến
2021 (‘những năm hạn hán’) cho thấy:
Dòng chảy trong dòng
chánh Mekong được ấn định bởi::
|
·
Tổng số lượng nước trữ trong Lưu vực trong năm.
·
Tỉ số của kích thước lưu vực ở thượng lưu.
·
Tổng số nước trữ vào đầu mùa mưa
·
Thời điểm và khối lượng của mưa mùa ĐNA.
|
·
Dòng
chảy vào LMB (ở Chiang Saen) trong mùa mưa trong các năm hạn hán thấp hơn trung
bình từ 2008-2017. Dòng chảy trong mùa
khô thì cao hơn trung bình từ 2008-2017, ngoại trừ mùa khô 2020. Chiều hướng nầy kéo dài dọc theo toàn thể dòng
chánh Mekong.
·
Trong
mùa mưa, tổng số lưu lượng thiếu hụt (sự khác biệt giữa khối lượng dài hạn và
hiện tại) trong mùa mưa gia tăng ở hạ lưu.
·
Đỉnh
lũ trong mùa mưa ngắn trong tất cả 3 năm hạn hán ở các vị trí xa hơn về phía hạ
lưu – giảm từ 5 tháng (từ tháng 6 đến tháng 10) xuống còn 4 tháng (từ tháng 7
đến tháng 10).
·
Trong
khi 2019 có dòng chảy trong mùa khô cao hơn trung bình, chiều hướng là lưu
lượng trong mùa khô thấp hơn trung bình trong năm 2020 và đến mức độ nào đó
trong 2021.
Ảnh hưởng của dòng chảy ngược vào hồ
Tonle Sap
Thời điểm và khối
lượng của dòng chảy ngược được ấn định bởi:
|
·
Mực nước khác nhau giữa hồ và dòng chánh Mekong.
·
Thời gian của sự khác biệt nầy.
·
Lượng mưa và chảy tràn từ lưu vực hồ/sông Tonle Sap.
·
Nạo vét và các yếu tố khác ảnh hưởng đến hình thái lòng lạch.
|
Quan sát mực nước ở Phnom Penh và trong hồ Tonle Sap cho
thấy:
·
Dòng
chảy ngược trong các năm hạn hán bị trì hoãn và giảm khối lượng.
·
Mực
nước của hồ trong năm 2019, 2020 và 2021 thấp nhất kỷ lục.
·
Khối
lượng hồ giảm có lẽ là động lực chánh yếu ở phía sau số cá đánh được thấp và
các vấn đề do người dân ở ĐBSCL báo cáo.
·
Khối
lượng chảy ngược năm 2019 gần bằng trị số trung bình từ 2008-2021.
·
Tổng
số dòng chảy ngược trong năm 2020 và 2021 là 58% và 51% của khối lượng chảy
ngược trung bình từ 2008-2021 và là thấp nhất và thấp thứ nhì kể từ năm 2008.
Những thay đổi trong việc trữ nước
Mặc dù rất khó để đi đến những kết luận vững chắc mà không có
tất cả dữ kiện lưu lượng chảy vào và chảy ra và các tính toán cân bằng cho tất
cả các hồ chứa nước chánh, những kết luận sau đây có thể rút ra với dữ kiện có
sẵn:
Các yếu tố ảnh hưởng
thay đổi trong việc trữ nước là:
|
·
Sự khác biệt giữa lượng nước chảy vào và chảy ra (kể cả mất mát do bốc
hơi).
·
Lưu lượng chảy vào ảnh hưởng bởi nước mưa chảy tràn ở thượng lưu vực,
cũng như việc điều hành của hồ chứa ở thượng lưu.
·
Lưu lượng chảy ra ảnh hưởng bởi nhu cầu điện và các điều khoản trong
Thỏa thuận Mua Điện, cũng như chảy tràn hay xả nước xuống hạ lưu.
·
Nhà điều hành giữ lại nước để tối thiểu hóa rủi ro của việc sản xuất
trong những tháng tới.
|
·
Tổng
số nước ‘được giữ lại’ trong 2 hồ chứa nước lớn nhất ở UMB trong năm 2019 thì
ít hơn năm 2018, 2020 và 2021. Điều nầy
có lẽ do mưa ít hơn trung bình rất nhiều vào đầu mùa mưa.
·
Điều
nầy không trữ tất cả lưu lượng chảy
vào trong mùa mưa 2019, vì phải sản xuất điện.
·
Ảnh
hưởng của trữ nước thấp hơn vào cuối năm 2019 chuyển sang mùa khô 2020 (người
điều hành nên cẩn thận khi xả thêm nước trong khi đối mặt với việc lặp lại có
thể của mùa mưa 2019).
·
Đóng
góp trong mùa khô từ việc trữ nước trong năm 2020 thấp hơn năm 2019 là một kết
quả. Điều nầy được phản ánh trong dòng
chảy trong mùa khô 2020 thấp hơn trung bình khác thường.
·
Vào
cuối năm 2020, tổng số trữ nước trong Lưu vực gần mức bình thường, và trong năm
2021 đóng góp mùa khô vào dòng chảy trong dòng chánh thì bình thường hơn.
·
Xả
nước bù trừ để sửa chữa thời điểm của đảo
ngược dòng chảy phải bắt đầu trong tháng 6, khi số nước trữ ở mức thấp
nhất. Điều nầy sẽ tạo rủi ro lớn cho
việc sản xuất điện.
·
Xả
nước bù trừ để sửa chữa khối lượng của đảo ngược dòng chảy phải tồn tại hơn
trong tháng 8 khi số nước trữ gần đến mức đầy và trong những năm UMB có lượng
mưa nhiều.
Mưa bất thường
Những kết luận sau đây có thể rút ra từ dữ kiện chỉ số mưa và
hạn hán:
Các yếu tố ảnh hưởng
thay đổi lượng mưa là:
|
·
Thay đổi khí hậu.
·
Thời điểm của điểm khởi đầu và chấm dứt của mưa mùa.
·
Hiện tượng El Nino – La Nina.
|
·
Lượng
mưa trong năm 2018 cao hơn trung bình từ tháng 1 đến tháng 8. Tổng số lượng mưa trên LMB tụt xuống thấp hơn
trung bình trong cuối mùa mưa, từ tháng 9 đến tháng 12.
·
Trong
mùa mưa 2019, lượng mưa ở UMB được xem là thấp hơn bình thường đến bình thường,
vì thế việc trữ nước giảm được ghi nhận trong năm đó.
·
Trong
tháng 6 và 7, lượng mưa trong năm 2019 thấp hơn bình thường ở LMB. Tuy nhiên, lượng mưa cao hơn bình thường
trong tháng 8 năm 2019 giải thích đỉnh lũ ngắn ở Nong Khai và các trạm ở hạ lưu
trong tháng 9 năm 2019.
·
Năm
2020 là năm khô nhất của thời kỳ. Trong
mỗi tháng của 2020, ngoại trừ tháng 10, lượng mưa thấp hơn bình thường. Bản đồ mưa khác thường 2020 cho thấy điều nầy
lan tràn trên khắp LMB.
·
Trong
năm 2021, mưa trên LMB cho thấy ảnh hưởng của mưa mùa trễ. Thay đổi khí hậu và sự kiện El Nino có lẽ đóng góp vào mưa mùa trì
hoãn và giảm.
Lượng mưa trong Lưu vực Mekong.
Kết luận
Phúc trình nầy rút ra những kết luận chung như sau:
·
Tổng
số nước trữ ở UMB trong năm 2019 thấp hơn vì lượng mưa trên UMB thấp hơn bình
thường trong mùa mưa. Điều nầy mang qua
mùa khô 2020, khi nước được xả ít hơn.
Điều nầy khiến cho sự đóng góp từ UMB thấp hơn bình thường trong mùa mưa
2019, và mùa khô 2020.
·
Ngoài
năm 2019, thể thức và khối lượng nước được trữ ở UMB giống nhau kể từ năm
2015. Tuy nhiên, dòng chảy thấp cực đoan
ở LMB do lượng mưa thấp hơn bình thường ở UMB chỉ thấy ở LMB trong các năm hạn
hán từ 2019-2021.
·
Ở
Chiang Saen, tổng số khác biệt trong khối lượng của dòng chảy trong mùa mưa năm
2019, 2020 và 2021 – so với trung bình là -28,50 km3, -21,38 km3,
và -19,73 km3, theo thứ tự. Ở
Stung Treng, những khác biệt nầy là -90,80 km3, -99,63 km3,
và 68,46 km3, theo thứ tự.
·
Lượng
mưa trên LMB vào ½ đầu mùa mưa (tháng 6 đến tháng 8) thấp hơn kể từ 2019, nhất
là lượng mưa thấp trong năm 2020. Tuy
nhiên, vào cuối mùa mưa (tháng 9 đến tháng 10) có lượng mưa cao hơn bình thường
và mưa rãi rác, phản ánh mưa mùa trễ.
·
Điều
nầy khiến cho dòng chảy đảo ngược vào hồ Tonle Sap bắt đầu trễ hơn và kéo dài
hơn, với khối lượng chảy ngược chung và mực nước của hồ cho năm 2020 và 2021
thấp nhất kỷ lục.
Dòng chảy ở LMB được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố, được chống đỡ
bởi các đặc tính chảy tràn-mưa, và bao nhiêu lượng chảy tràn đó được được giữ
lại trong mùa mưa và xả ra trong mùa khô.
Việc trữ nước có các ảnh hưởng từ tích cực đến tai hại đến các hoạt động
kinh tế, sinh kế và chức năng sinh thái, ngoài việc thay đổi chế độ dòng
chảy. Nhưng vì mục đích của phúc trình
nầy, các kết luận sau đây có thể được rút ra trong 2 bảng sau đây. Bảng thừ nhất trình bày sự khác biệt trong
dòng chảy tích lũy trong mùa mưa và khô, đối với dòng chảy tích lũy trung bình
từ 2008 đến 2017. Bảng thứ nhì trình bày
điều nầy bằng phần trăm.
Bảng 1. Sự khác biệt giữa dòng chảy
tích lũy và dòng chảy trung bình ở LMB
Bảng 2. Sự khác biệt % giữa dòng chảy
tích lũy và dòng chảy trung bình ở LMB
·
Hình
thức chung của dòng chảy trong mùa khô cao hơn và dòng chảy trong mùa mưa thấp
hơn vẫn đúng đối với đường lối khám phá là nước được trữ trong mùa mưa và xả ra
trong mùa khô.
·
Dòng
chảy trong mùa mưa vào LMB ở Chiang Saen thì luôn luôn thấp hơn trong ‘các năm hạn hán’ từ 2019 đến 2021. Điều nầy rất đúng cho mùa mưa 2019, có dòng
chảy tích lũy chỉ có 46% mức trung bình.
·
Hạn
hán nghiêm trọng trên UMB trong mùa mưa 2019 có nghĩa là nước được trữ ít hơn,
và điều nầy giảm việc xả nước để sản xuất điện và 2 hồ chứa nước lớn nhất không
đạt đến mức đầy. Điều nầy làm giảm lưu
lượng chảy vào LMB trong năm 2020.
·
Lượng
mưa tích lũy tổng cộng trên LMB thấp hơn đáng kể trong các năm hạn hán, và mưa
đã trễ vài tháng.
·
Điều
nầy trì hoãn việc khởi đầu đảo ngược dòng chảy vào hồ Tonle Sap, giảm tổng số
khối lượng dòng chảy đảo ngược, và kéo dài thời gian nước chảy ngược.
·
Điều
nầy có vẻ làm giảm tính phong phú và sinh khối của cá trong hồ/sông Tonle Sap
và tạo nên khó khăn cho sinh kế của người dân trong năm khô tiếp theo. Phạm vi và tính nghiêm trọng của ảnh hưởng
cần thu thập thêm dữ kiện và nghiên cứu.
Hơn nữa, …
·
Mặc
dù 2 hồ chứa nước lớn nhất ở UMB bắt đầu hoạt động trong năm 2010 (Xiaowan
(Tiểu Loan)) và 2014 (Nuozhadu (Nọa Trát Độ)), dòng chảy trong LMB chỉ đạt đến
mức thấp cực đoan từ năm 2019 đến 2021.
Điều nầy cho thấy rằng lượng mưa thấp nhất là động lực chánh của dòng
chảy thấp trong những năm đó.
·
Sức
nặng thêm cho lượng mưa thấp đến từ quan sát rằng ‘thiếu hụt’ trong dòng chảy
gia tăng ở hạ lưu, và dòng chảy giảm ở Chiang Saen là 31% của Stung Treng.
·
Thể
thức của lượng mưa ở LMB trong những năm hạn hán có thể được liên kết với sự
kiện El Nino cũng như thay đổi khí
hậu, làm nổi bật sự cần thiết của các mô hình/công cụ quản lý điều hành đi tới
trước.
·
Các
cơ hội để quản lý tích cực dòng chảy sử dụng số nước trữ hiện nay thì hạn
chế. Nhưng nó có thể thực hiện được bằng cách điều chỉnh dòng chảy dùng tất cả
lượng nước được trữ hiện nay.
·
Bất
cứ mô hình nào để hỗ trợ việc điều hành nầy phải cân bằng rủi ro của sản xuất
thủy điện với lợi ích về thời điểm và khối lượng của dòng chảy đảo ngược vào hồ
Tonle Sap.
·
Khi
mùa mưa tiến triễn, bất định lớn hơn sẽ xuất hiện đối với rủi ro sản xuất năng
lượng (sẽ có bất định lớn hơn đối với lượng mưa trong mùa mưa và vì thế mức trữ
nước vào cuối mùa mưa).
·
Các
chọn lựa quản lý hạn hán khác như hoạch định phân phối nước trong trường hợp
hạn hán cũng nên được thăm dò.
Quản lý dòng
chảy và hạn hán trong Thỏa ước Mekong 1995
Nguyên tắc cơ bản ở phía sau Điều 5 (Sử dụng Công bằng và Hợp
lý), Điều 6 (Duy trì Dòng chảy trên Dòng chánh) và Điều 26 (Các Quy định Sử
dụng Nước và Chuyển Nước Liên Lưu vực) của Thỏa ước Mekong 1995 là, trong mùa
mưa, có đủ nước để thỏa mãn nhu cầu của tất cả các quốc gia thành viên
MRC. Nhưng trong mùa khô, việc lấy nước
(hay chuyển nước) ở thượng lưu có thể gây thiệt hại cho việc sử dụng ở hạ
lưu. Các quốc gia thành viên MRC, nhấn
mạnh nguyên tắc chủ quyền lãnh thổ, cũng muốn tối thiểu hóa nhu cầu can thiệp
của MRC trong việc quản lý phần Lưu vực của họ.
Hậu quả của điều nầy là ‘những quy định’ khác nhau được áp dụng cho mùa
mưa và mùa khô.
Quản lý hạn hán được ấn định bởi Điều 5 và 6 của Thỏa ước,
trong khi Điều 26 cung cấp để phát triển ‘Quy
định để Sử dụng Nước và Chuyển Nước Liên Lưu vực’, sẽ tạo ảnh hưởng cho các
Điều nầy. Duy trì dòng chảy trên dòng
chánh trong Điều 6 có ý định là một tiến trình năng động để chia sẻ nước dư thừa được ấn định bởi các tiên
đoán dòng chảy. Trong tình trạng hiện
nay, điều nầy có nghĩa là ấn định số nước trữ hiện có đối với và trên nhu cầu
trong mùa khô sắp đến. Điều 5 cung cấp
để gia tăng mức tham gia ấn định bởi các yếu tố thủy học (phụ lưu và dòng
chánh), thời gian (mùa mưa và khô) và địa lý (chuyển nước bên trong và liên lưu
vực). Viêc điều hành quản lý hạn hán sẽ
được phác họa trong các thông báo hay được xem là các điều kiện như một phần
của các tiến trình thông báo trước hay thỏa thuận. Tuy nhiên, việc thực hiện hiện nay của Thủ
tục Thông báo, Tham vấn Trước và Thỏa thuận (Procedures for Notification, Prior
Consultation and Agreement (PNPCA)) và Thủ tục Duy trì Dòng chảy trên Dòng
chánh (Procedures for Maintenance of Flows on the Mainstream (PMFM)) chú trọng
nhiều hơn đến tiến trình theo dõi và báo cáo thay vì quản lý. Điều nầy có vẻ phản ánh một mức tham gia mà
các quốc gia thành viên hiện đang hài lòng.
Tuy nhiên, Tuyên cáo Siem Reap 2018, Chiến lược Phát triển
Lưu vực 2021-2030, và Kế hoạch Chiến lược MRC 2021-2025 tất cả công nhận sự cần
thiết của một đường lối quản lý điều hành tích cực hơn đối với hạn hán và lũ lụt.
Có sự hiểu
biết đúng
Các kết luận chỉ có thể được rút ra với sự hiểu biết tình
trạng thủy học trên toàn thể Lưu vực Mekong trong một thời gian thích hợp. Hai hồ chứa nước lớn nhất ở UMB (Xiaowan và
Nuozhadu) giữ dòng chảy trong mùa mưa, đó là điều chúng được xây để làm. Trong năm 2019, trữ nước ròng trong mùa mưa
thấp hơn bình thường, có lẽ do lưu lượng chảy vào giảm vì tình trạng hạn
hán. Việc trữ nước ở UMB rõ ràng có một
ảnh hưởng đối với dòng chảy trên dòng chánh Mekong ở LMB. Tuy nhiên, có bằng chứng từ các phân tích trong
phúc trình nầy, rằng lượng mưa thấp trên LMB là động lực chánh của dòng chảy
thấp trong dòng chánh Mekong ở hạ lưu Nong Khai, và dòng chảy ngược vào hồ
Tonle Sap giảm và đến chậm trong 3 năm qua (2019-2021).
Tuy nhiên, việc sử dụng quan trọng và thích đáng hơn, phù hợp
với nguyên tắc phát triển công bằng và hợp lý được ghi trong Thỏa ước Mekong
1995 và Quy ước Liên Hiệp Quốc 1997 về việc Sử dụng các Thủy lộ Chung Ngoài
Thủy vận (1997 UN Convention on the Non-navigational use of Shared
Watercourses), là liệu và làm thế nào các quốc gia duyên hà, bao gồm các quốc
gia ở thượng lưu, có thể hành động tiên liệu và hợp tác trong 3 năm qua, nhất
là dưới ánh sáng của hạn hán nghiêm trọng ở LMB.
Các đề nghị
Các đề nghị sau đây được đưa ra:
1. Một câu trả lời chắc chắn hơn với câu
hỏi về tỉ lệ của dòng chảy được giữ lại trong các hồ chứa đối với lưu lượng
chảy vào bị giảm do ‘hạn hán’ hay lưu lượng chảy vào gia tăng do ‘lũ lụt’ đáng
tin cậy nhất dựa trên mô phỏng cân bằng nước trong mỗi hồ chứa, đòi hỏi dữ kiện
mà MRC hay các nghiên cứu trước đây chưa có.
2. Một ‘mô hình điều hành’ cho toàn thể
Lưu vực sông Mekong cần được xây dựng.
Mô hình nầy sẽ bao gồm việc điều hành quản lý và trữ nước:
a.
Được
cập nhật gần tức thời bằng cách dùng tin tức về việc trữ nước hoạt động trên
toàn Lưu vực.
b.
Các
chọn lựa hiện nay và phân tích để xác định ảnh hưởng của việc xả nước đối với
thời điểm và khối lượng của dòng chảy đảo ngược cho phần còn lại của mùa mưa và
tiên đoán lượng mưa/nước chảy trản theo mùa trên khắp Lưu vực.
c.
Phác
họa các rủi ro đối với việc sản xuất năng lượng dựa trên các chọn lựa được thử
trong điểm (b).
d.
Dựa
trên nước xả từ hạ tầng cơ sở ở mỗi hồ chứa nước được gồm trong mô hình, thí
dụ, có thể được dùng để xả nước bù trừ hay không?
3. Các chọn lựa để xây thêm hồ chứa
nước, điều hành chủ yếu để nâng cao an ninh nước, nên được thăm dò theo đường
lối của Chiến lược Phát triển Luu vực 2021-2030. Điều nầy nên đề cập đến:
a.
Xác
định các vị trí thích hợp và khối lượng nước có thể được trữ.
b.
Ảnh
hưởng tai hại tiềm tàng đối với việc định cư, vận chuyển phù sa và các hệ sinh
thái ở dưới nước.
c.
Dàn
xếp tổ chức đòi hỏi cho một cơ quan phối hợp dự án.
4. Vì các hậu quả của dòng chảy thấp và
theo như đề nghị tại Phiên họp Đối tác Phát triển của MRC lần thứ 25th
với Trung Hoa và Myanmar về hợp tác trong tương lai, một cơ chế nâng cao hay
thông báo hỗn hợp nên được thành lập càng sớm càng tốt. Điều nầy sẽ thông tin đến tất cả các quốc gia
Mekong về tình trạng lũ lụt và hạn hán mới phát sinh, để làm dễ dàng việc đối
phó khẩn cấp.
5. Chiến lược Phát triển Lưu vực
2021-2030 đưa ra một cách rõ ràng tầm quan trọng của việc chia sẻ tin tức được
nâng cao và quản lý điều hành có phối hợp các hồ chứa nước và đập thủy điện,
nhất là để quản lý dòng chảy xuyên biên giới, và tình trạng khẩn cấp. Nhắm vào mục đích nầy, rất cần các đường lối
hợp tác tiên liệu hơn, lãnh đạo dũng cảm hơn và hành động tập thể từ tất cả các
quốc gia thành viên MRC cũng như Trung Hoa trên khắp Lưu vực Lancang-Mekong.
Các đề nghị trên đây sẽ được thăm dò, thảo luận và làm việc
thêm với các quốc gia thành viên MRC, Trung Hoa và Trung tâm Nước LMC, công tác
đang diễn tiến chẳng hạn như Nghiên cứu Hỗn hợp về Tình trạng Thủy học Thay đổi
và Chiến lược Thích ứng cũng như Quy hoạch Khu vực Tiên liệu.