Sunday, December 5, 2021

RẮC RỐI TRÊN MEKONG

 (Trouble on the Mekong)

Mark Tilly – Bình Yên Đông lược dịch

Lowy Institute – 26 November 2021

 



Các quốc gia dọc theo một trong những con sông dài nhất Á Châu cần phải đối phó với ảnh hưởng của thay đổi khí hậu và phát triển quá mức

Hai phúc trình được công bố hôm tháng trước của Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission (MRC)), một tổ chức liên chánh phủ làm việc với các chánh phủ Cambodia, Lào, Thái Lan và Việt Nam để cùng quản lý tài nguyên của sông và kiểm tra tình trạng của con sông dài nhất Đông Nam Á mà hàng triệu người dựa vào sông để sinh sống.  Các phúc trình được công bố cùng lúc.  Một chú trọng đến tình trạng và chiều hướng của số cá ở trong sông và một khảo sát các gia đình sống ở ven sông, với những điều được tìm thấy rất quen thuộc.

Ảnh hưởng cộng dồn của thay đổi khí hậu, đánh cá quá mức và việc phát triển đập thủy điện đang gây hại cho nhiều người lệ thuộc vào Mekong.  Phúc trình chi tiết các ảnh hưởng từ việc mất thu nhập gia đình vì sụt giảm số cá đánh được và thiệt hại gia tăng do lũ lụt và việc phát triển hạ tầng cơ sở nước, đến bất bình đẳng giới tính ảnh hưởng không tương xứng đến khả năng tìm việc của phụ nữ.

Trong khoảng thời gian từ 2015 đến 2018, khoảng 62% dân làng được khảo sát bị mất mát và thiệt hại vì lũ lụt, 25% dân làng nói ảnh hưởng của lũ lụt trong 12 tháng qua tồi tệ hơn những năm trước.  So sánh với khảo sát trong năm 2014, mất mát và thiệt hại do khí hậu, nhất là lũ lụt, đã gia tăng đáng kể.  Những cộng đồng nầy đặc biệt rất nhạy cảm với những thay đổi trong nguồn nước và khí hậu, vì canh tác hoa màu vẫn là lối sinh sống phổ biến nhất ở tất cả các nơi nghiên cứu.

Cuộc khảo sát cho thấy rằng những gia đình tham gia vào việc đánh cá trên khắp vùng giảm từ 50% trong năm 2014 xuống khoảng 37% trong năm 2018 vì sự sụt giảm trong số cá.  Ngược lại, nghiên cứu số cá cho thấy rằng thủy sản trong Hạ Lưu vực Mekong đang bị áp lực vì đánh bắt quá mức và suy thoái nơi cư trú do hoạt động của con người và thay đổi môi trường.

Khảo sát ảnh hưởng xã hội cũng ghi nhận buôn bán, kể cả dịch vụ, đã trở thành nguồn sinh sống phổ biến thừ 2nd trong khu vực, và một phần của lý do đánh cá đã giảm như nguồn thu nhập chánh là vì người dân đang tìm việc khác.

Đi làm ở huyện hay tỉnh khác rất phổ biến cho hầu hết dân làng được khảo sát, nhưng chiều hướng nầy tạo nên ảnh hưởng tiêu cực, đưa đến việc chia rẽ đơn vị gia đình và cảm xúc đi kèm theo.

Mua bán đã trở nên nguồn sinh sống phổ biến thứ 2nd trong khu vực sông Mekong.  Giờ cao điểm ở Đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam. 

[Ảnh: Jack Young]

 

Các phúc trình thúc giục các quốc gia thành viên MRC thi hành các luật lệ thủy sản quốc gia và thực hiện các chiến lược tiền phát triển để giúp phục hồi các cộng đồng đánh cá và nuôi cá mà họ dựa vào.  Nó cũng thúc giục việc kết hợp các kế hoạch quản lý sông để đối phó với rủi ro từ việc phát triển thủy điện gia tăng.

Tuy nhiên, bất cứ ai đã theo dõi sát chủ đề nầy trong vài năm vừa qua sẽ không có nhiều tự tin rằng những phúc trình nầy sẽ mang đến điều gì có ý nghĩa, với MRC tiếp tục được xem như con cọp không có răng.  Bản chất dễ thấm của biên giới giữa các quốc gia thành viên nơi Mekong chảy qua có nghĩa là việc cai quản xuyên biên giới vô cùng khó khăn.  Điều nầy tồi tệ thêm trong các quốc gia thành viên khác nhau vì thiếu khả năng, hay trong một số trường hợp, quan tâm để thi hành những chiến lược nầy.

Các quy định đánh cá ở Cambodia, như hầu hết luật lệ của quốc gia, được thi hành và rồi bỏ đi tùy theo cái lợi chánh trị vào lúc đó, chẳng hạn như trong lúc bầu cử.  Trong khi đó, các quy định đánh cá ở Lào thường chỉ được thi hành chung quanh các dự án thủy điện quan trọng, nơi chánh phủ dựa vào các nhà phát triển dự án để thi hành.

Các chuyên viên mà tôi nói chuyện để viết bài nầy ghi nhận rằng lập luận của MRC có khuynh hướng nói bớt đi việc đánh cá ở địa phương và nhấn mạnh đến những tích cực của cộng đồng đi từ đánh cá đến các hình thức sinh sống “hiện đại” hơn.

Kể từ thời kỳ báo cáo của 2 nghiên cứu, mọi thứ đã trở nên khó hơn cho các cộng đồng đánh cá trong các quốc gia hạ lưu Mekong với mực nước thấp trong mùa mưa, mà một số nghiên cứu đổ cho việc phát triển thủy điện ở thượng lưu, làm khô thêm mùa mưa và đi theo là số cá đánh được trong năm 2019 đến 2021.  Và từ khi đại dịch bắt đầu, nhiều người di chuyển đến các thành phố chắc không thể tìm được các cơ hội kinh tế lớn.  Đặc biệt, kinh tế của Cambodia và Lào bị tấn công mạnh bởi đại dịch, vì phần lớn nhân công của quốc gia dựa vào du lịch.  Trong khi các cơ hội việc làm nay có thể cải thiện vì Cambodia đã chánh thức bãi bỏ các biện pháp cách ly cho du khách đã chích ngừa, các chuyên viên kỹ nghệ nói rằng phải mất thời gian để kỹ nghệ du lịch hồi phục.

Mặc dù những kết luận gây chán nản, phúc trình ảnh hưởng xã hội của MRC có tiến bộ trong việc thừa nhận vai trò quan trọng của phụ nữ và giới tính ở Mekong, vì phụ nữ đã tham gia, nếu không nhiều hơn, đàn ông trong việc tạo thu nhập cho gia đình.  Ngay thế, sự may mắn và cơ hội cho phụ nữ thì khác nhau tùy theo quốc gia thành viên, với tỉ lệ giáo dục trung học đệ nhị cấp của phụ nữ thì cao hơn ở Thái Lan (51%) so với Cambodia (4,4%).

Tường trình tổng thể như thế của MRC về các vấn đề của Mekong là bước đầu, nhưng có sự khác biệt lớn lao giữa việc xác nhận các vấn đề mà khu vực đang đối mặt, và các chánh phủ bắt đầu để đối phó với chúng.  Ảnh hưởng ngày càng tồi tệ của thay đổi khí hậu và việc phát triển thêm đập thủy điện được đề nghị sẽ là thuốc thử cho các chánh phủ quốc gia thành viên để xem họ đã sẵn sàng cho công tác hay chưa.

.

No comments:

Post a Comment