(Mekong Commission
failure: dam the river and damn the region)
Lan Mercado – Bình Yên Đông lược dịch
Asia Times – December 2, 2021
Mực nước thường xuống thấp trên sông
Mekong ở hạ lưu các đập thủy điện.
[Ảnh: Paritta Wangkiat/AFP]
Thất bại của MRC để chống lại đập sẽ
đục phá cơ hội để xây dựng tính chịu đựng dọc theo sông
Bằng chứng của khủng hoảng khí hậu ở khắp nơi. Sông Mekong đã ghi nhận dòng chảy trong mùa
khô thấp nhất lịch sử trong 3 năm liên tiếp, cùng lúc với sự gia tăng của tần
suất các sự kiện lũ lụt cực đoan. Đồng
bằng của nó tiếp tục sụt lún và thu hẹp, trong khi bờ sông sạt lở, phá hủy nhà
cửa, đường sá và cầu.
Ngư dân ở Tonle Sap của Cambodia thất vọng khi số cá đánh
được giảm, trong khi nông dân Việt Nam nhìn nước mặn xâm nhập sâu hơn vào đất
liền mỗi năm, đầu độc thêm ruộng lúa và vườn cây ăn trái của họ.
Đây là thực tế của chúng ta, và phúc trình gần đây nhất của
Nhóm Liên Chánh phủ về Thay đổi Khí hậu (International Panel on Climate Change
(IPCC)) nói nó sẽ tồi tệ hơn.
Rõ ràng cần có những giải pháp hữu hiệu để xây dựng tính chịu
đựng khí hậu dọc theo Mekong. Những giải
pháp nầy phải phục vụ cho tất cả các xã hội và kinh tế dựa vào sông để thích ứng
với thay đổi khí hậu, nhưng đặc biệt cho các cộng đồng nghèo và ở ngoài lề, bao
gồm các ngư dân phụ nữ của Mekong, người có vai trò quan trọng trong việc dùng
và quản lý nước và tài nguyên ở dưới nước và đóng góp then chốt cho kinh tế địa
phương.
Những giải pháp như thế gồm có không đầu tư vào các dự án hạ
tầng cơ sở quy hoạch kém và thiếu phối hợp sẽ gây nguy hại thêm cho sức khỏe
của sông, đồng bằng và tương lai của hàng triệu người dựa vào sông để có nước
uống, thủy nông, thủy sản và sinh kế.
Cambodia đã cho thấy sự lãnh đạo, bằng cách cam kết không có
đập thủy điện trên dòng chánh ở Khí hậu COP26 trong tháng qua ở Glasgow. Tuy nhiên, tại Phiên họp Hội đồng thứ 28th
của Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission (MRC)), MRC không có bước
nghiêm chỉnh để thúc giục việc trì hoãn các đập thủy điện được dự trù, mặc dù
bằng chứng khoa học cho thấy ảnh hưởng tiêu cực đối với an ninh lương thực của
hàng triệu người, năng suất đất canh tác, thủy sản, đa dạng sinh học và một
đồng bằng chịu đựng khí hậu.
Thay đổi khí hậu sẽ chi phối tương lai của khu vực Mekong và
phải được kết hợp vào tất cả thảo luận của MRC.
Nhưng dù có quan tâm toàn cầu lớn lao trong COP26, chúng ta chỉ nghe
những tham khảo rụt rè về sự kiện quan trọng đó. Thay vào đó, hội đồng đồng ý xúc tiến các kế
hoạch cho 4 đập trên dòng chánh để các tiến trình chấp thuận được hoàn tất vào
tháng 12 năm 2022.
Buồn cười thay, trong khi MRC sắp thông qua các quyết định
chấp thuận cho những đập quan trọng nầy, họ đang thực hiện một chương trình
theo dõi môi trường hỗn hợp (joint environmental monitoring (JEM)) chú trọng
đến việc đo đạc ảnh hưởng của các đập thủy điện gây tranh cãi Xayaburi và Don
Sahong. JEM phải được thực hiện trước để
kết quả có thể dùng cho tiến trình chấp thuận các đập mới.
Chuông báo động đã vang lớn từ nhiều năm, kêu gọi hành động
lập tức và có hiệu quả. Vì thế, chứng
kiến Hội đồng MRC trong tuần qua, tôi choáng váng và buồn bã bởi vẻ thiếu vắng
tính khẩn cấp của những người được giao nhiệm vụ vẽ đường tốt nhất cho sông và
các cộng đồng đàn ông và đàn bà dựa vào nó.
Giống như phần còn lại của thế giới, khu vực Mekong sẽ cảm
nhận ảnh hưởng của thay đổi khí hậu qua nước, bao gồm bất an lương thực và sinh
kế cộng đồng. Vì thế sức khỏe của hệ thống
sông Mekong, là nhiệm vụ của MRC, phải là trọng tâm của thích ứng và chịu đựng.
Những thách thức của Mekong quả thật phức tạp và giải quyết
chúng sẽ đòi hỏi suy tính lớn lao và cai quản cộng tác hơn sử dụng kiến thức và
chuyên môn của các bên liên hệ đa dạng bao gồm các tổ chức xã hội dân sự. CSOs được mời trong tuần nầy để tham vấn dự
án thủy điện Sanakham trên Mekong – một cử chỉ biểu hiện, vì quyết định luôn
luôn được lấy để tiến hành dự án.
Điều nầy là một thí dụ khác của con voi – hay thay vì cá tra
dầu Mekong – trong phòng của MRC. Thảo
luận luôn luôn chú trọng đến làm thế nào và khi nào để xây các đập thủy điện
trên dòng chánh – không bao giờ nếu
chúng là một phần của hỗn hợp năng lượng chung và kế hoạch phát triển tốt nhất
cho người dân và thiên nhiên.
Chúng tôi biết chúng không phải. Ảnh hưởng của các đập hiện hữu rất rõ với
bằng chứng khoa học. Ảnh hưởng tương lai
của các đập được dự trù thì hiển nhiên.
Thất bại của MRC để hành động sẽ hủy hoại thêm cơ hội xây dựng tính chịu
đựng dọc theo sông. Nó sẽ làm cho xã hội
và kinh tế không thể thích ứng với lũ lụt, hạn hán và mực nước biển dâng mà
thay đổi khí hậu sẽ xảy ra trong khu vực.
Cũng không có lưu ý về Thượng đỉnh Lương thực Thế giới trong
tháng 9, công nhận tầm quan trọng của tài nguyên nước ngọt cho việc sản xuất
lương thực và thủy sản nước ngọt cho chất đạm, hay Đại hội Thế giới của IUCN
(International Union for Conservation of Nature (Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên
Quốc tế)), kết luận rằng bảo vệ đa dạng sinh học và đầu tư vào thiên nhiên rất
cấp bách để đối phó với khủng hoảng khí hậu.
Hội đồng có vẻ đang họp trong chân không – không thể, hay
không muốn, dựa vào những sự kiện mới nhất từ Mekong hay suy nghĩ toàn cầu về
năng lượng tái tạo, các hệ thống lương thực tích cực cho thiên nhiên, và phát
triển khả chấp.
Lê Công Thành, thứ trưởng tài nguyên thiên nhiên và môi
trường Việt Nam và phó chủ tịch của Ủy ban Mekong Quốc gia Việt Nam, chú trọng
đến sự cần thiết để giảm ảnh hưởng đối với hệ sinh thái và phát triển cơ chế
tài trợ để thực hiện. Đặc biệt, ông nhấn
mạnh đến việc sạt lở ở đồng bằng, phần lớn do sự sụt giảm phù sa lớn lao trong
Mekong vì các đập thủy điện và việc khai thác cát không khả chấp.
Nhưng không có quốc gia nào khác hiểu vấn đề và không có giải
pháp được đề nghị.
MRC có nhiệm vụ cung cấp lời khuyên nhắm vào cái tốt nhất cho
sông và người dân dựa vào nó, dựa trên bằng chứng khoa học vững chắc được thu thập
trong 20 năm qua. Đáng buồn thay, MRC
không làm tròn bổn phận trong phiên họp trong tuần qua – có tiềm năng làm hại
Mekong và tất cả ai dựa vào nó trong tiến trình.