(How hydropower dams can help ASEAN fight climate change)
Stefano Galelli – Bình
Yên Đông lược dịch
Channel News Asia – 11 November 2020
Việc
xây cất thủy điện ở Lào bị đình chỉ vì lo ngại Covid-19 lây lan. [Ảnh: Jack
Board]
Đập
là hạ tầng cơ sở được xây để kiểm soát dòng chảy của sông và chứa một số nước lớn
trong hồ nhân tạo hay hồ chứa.
Chúng
không những được dùng để cung cấp nước canh tác và ngừa lụt, mà còn để sản xuất
điện. Nước từ đập chảy qua turbines, biến
động năng của nước thành điện bởi máy phát điện.
Kể
từ khi đập đầu tiên được xây cất vào cuối thế kỷ 19th, hàng ngàn trạm thủy điện
đã được xây trên khắp thế giới. Đông Nam
Á (ĐNA) không phải là một ngoại lệ, với các sông Mekong, Irrawaddy và Chao
Phraya hùng vĩ nằm trong các lưu vực sông đã thu hút sự chú ý của kỹ nghệ thủy
điện.
Tất cả các sông nầy đều cách xa các thành phố lớn chẳng hạn như Kuala Lumpur hay Singapore, nơi có nhu cầu điện cao. Vì thế, tại sao chúng ta phải để ý đến đập?
Một dân làng bơi thuyền ở vị trí tương lai của đập Luang Prabang trên sông Mekong
ngày 5 tháng 2 năm 2020. [Ảnh: Reuters/Panu Wongcha-um]
Có
nhiều lý do. Trước nhất, ưu thế cạnh
tranh của thủy điện so với nhiên liệu hóa thạch là dấu vết carbon của nó rất nhỏ,
gần như 0. Điều nầy có nghĩa là thủy điện
có thể giúp chúng ta thay thế, ít nhất một phần, khí đốt, than đá và dầu hỏa,
mà nhiều quốc gia dựa vào.
Hơn
thế, đập sử dụng được trong nhiều thập niên và có chi phí điều hành thấp, vì
nguồn năng lượng nước không tốn tiền.
Và, nơi sông chảy qua hẽm núi cao, điện được sản xuất rất nhiều.
Thí
dụ, Lào có hàng chục nhà máy thủy điện, với công suất thiết trí tổng cộng vào
khoảng 7.000 MW. Đó là ½ công suất thiết
trí của Singapore.
Nhưng
để các lợi ích nầy thành hiện thực, chúng ta phải “di chuyển”, hay truyền thủy
điện từ các sông lớn đến các thành phố lớn.
Dịch vụ như thế có thể cung cấp bởi Lưới Điện ASEAN (Association of
Southeast Asian Nations (Hiệp hội các Quốc gia ĐNA)). Lưới điện nầy, được bàn thảo lần đầu trong thập
niên 1990s, vẫn còn đang tiến triễn.
Mặc
dù toàn thể hạ tầng cơ sở có thể mất nhiều năm để hoạch định và thực hiện,
chúng ta đã có bằng chứng về tiềm năng của nó.
Thí dụ, Malaysia đã ký một giao dịch tay ba với Thái Lan và Lào, theo đó
Malaysia sẽ mua điện của Lào qua Thái Lan.
Singapore
vừa mới loan báo các kế hoạch để nhập cảng điện từ Malaysia, bắt đầu bằng 2 năm
thử nghiệm. Quốc gia thành phố nầy cũng
là một phần của dự án kết hợp điện cùng với Lào, Thái Lan và Malaysia. Dự án kết hợp điện nầy được xem như “người mở
đường” cho Lưới Điện ASEAN rộng lớn hơn.
Có
nhiều cách để thủy điện giúp chúng ta giảm phóng thích carbon dioxide: đập bổ
sung cho việc sản xuất điện tái tạo khác, chẳng hạn như năng lượng mặt trời và
gió, vì sản lượng của chúng không liên tục.
Vì
các bình điện vẫn chưa có hiệu quả kinh tế, các cơ sở điện dùng đập để chứa nước
và, do đó, điện. Nói cách khác, các cơ sở
có thể giảm sản xuất thủy điện khi mặt trời chiếu sáng, hay gió thổi mạnh, và rồi
gia tăng khi cần. Bằng cách kết hợp tất
cả nguồn điện nầy, chúng ta có một cách để giảm dấu vết carbon của thành phần
điện.
Có phải xây đập luôn luôn
là điều tốt?
Không
may, câu trả lời là không.
Cũng
mạnh mẽ như việc thu hoạch năng lương tái tạo, đập có ảnh hưởng tiêu cực đến
môi trường. Chúng làm gián đoạn sông, vì
thế giới hạn, và thỉnh thoảng ngưng, dòng chảy của phù sa và chất dinh dưỡng, mạch
máu của sông. Chúng cũng cản trở sự di
chuyển của cá và thay đổi chế độ thủy học tự nhiên.
Trong
một số trường hợp, các hồ chứa làm ngập vĩnh viễn nhiều vùng rộng lớn là nơi cư
trú của các điểm nóng đa dạng sinh học và các cộng đồng bản xứ.
Nói
cách khác, có một cái giá tiềm ẩn mà xã hội và môi trường phải trả cho thủy điện. Vì thế không ngạc nhiên khi nhiều tổ chức ủng
hộ chống lại việc xây đập mới.
Mekong khổ sở vì mực nước thấp và có màu xanh hồi cuối năm ngoái vì mất phù sa.
[Ảnh: Jack Board]
Một
thí dụ rõ ràng là đập Xayaburi, một dự án thủy điện 1.400 MW vừa được hoàn tất ở
thượng Lào.
Không
những kích thước lớn lao của nó gây lo ngại mà nó là đập đầu tiên được Lào xây
trên dòng chánh Mekong. Điều nầy có
nghĩa là đập có ảnh hưởng sâu đậm đến hệ sinh thái và thủy sản của sông.
Xây
thêm đập trên dòng chánh sẽ gây thiệt hại vĩnh viễn cho sông và hệ thống kinh tế
xã hội mà nó hỗ trợ.
Chúng ta đi đâu từ đây?
Làm
giảm lượng phóng thích carbon dioxide của thành phần điện là một bước tiến căn
bản để chống lại thay đổi khí hậu, vì thế chúng ta có thể mong đợi rằng thủy điện
sẽ tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong nhiều năm sắp tới, cùng với mặt
trời, gió và năng lượng tái tạo khác.
Và
khi có thêm các quốc gia ASEAN hợp tác về năng lượng – và Lưới Điện ASEAN được
thực hiện hoàn toàn – các trung tâm tiêu thụ và các thành phố quan trọng sẽ được
kết nối thêm đến các vị trí sản xuất, hy vọng làm giảm áp lực đối với lưu vực
sông.
Một
người đàn ông mang một túi nhựa trong một cuộc biểu tình môi trường để đòi hỏi
quyền có không khí sạch, gần Dinh Chánh phủ Thái ở Bangkok, Thái Lan, khi nước
nầy chật vật để kềm chế ô nhiễm không khí tồi tệ ngày 23 tháng 1 năm 2020. [Ảnh:
Reuters]
Thái
Lan, thí dụ, không những nhập cảng thủy điện từ Lào, mà còn gia tăng tỉ lệ năng
lượng tái tạo. Nếu mọi thứ theo như hoạch
định, tỉ lệ năng lượng tái tạo sẽ được tăng đến khoảng 30% vào năm 2037. Điều nầy có nghĩa là các thành phố lớn, chẳng
hạn như Bangkok, có thể phụ thuộc ít hơn vào thủy điện và nhiều hơn vào mặt trời,
gió, và sinh khối.
Tương lai của nguồn điện ở ĐNA có thể xanh hơn nếu chúng ta ngưng, hay hạn chế, việc xây thêm đập mới, và thay vào đó chú trọng đến việc pha trộn sản xuất điện tái tạo và trao đổi năng lượng sạch trong các quốc gia.
Sơ lược về tác giả
Stefano
Galelli là phụ tá giảng sư ở Khoa Kỹ thuật và Thiết kế của Đại học Singapore và
cầm đầu Resilient Water Systems Group.
No comments:
Post a Comment