25 years of the Mekong
River Commission:
Looking Back, Looking
Ahead
Dr Andrea Haefner – Bình Yên Đông lược dịch
International Affairs – 14 April 2020
Tuần vừa qua đánh dấu kỷ niệm lần thứ 25th kể từ
khi Cambodia, Lào, Thái Lan và Việt Nam ký kết Thỏa ước Mekong để phát triển và
bảo vệ dòng sông quan trọng nhất Đông Nam Á, sông Mekong hùng vĩ nhưng bất
an. Nó tạo cơ hội để tái xét việc phát
triển lịch sử của tổ chức liên chánh phủ, các thách thức then chốt và thành
tựu, và nhìn tới trước.
Trên 90% dân số thế giới sông trong quốc gia cùng chia sẻ một
lưu vực sông với các quốc gia khác.
Nguồn nước ngọt khan hiếm và các quốc gia khác nhau, các diễn viên và
người sử dụng tranh giành nguồn tài nguyên có giới hạn trong các lưu vực sông
xuyên biên giới; thường xung đột với nhau.
Sông Mekong ở Đông Nam Á (ĐNA) là sông quan trọng nhất. Từ ngàn năm nay, nó hỗ trợ sự thăng trầm của
các đế quốc và nuôi sống trên 65 triệu người trực tiếp dựa vào nó ở ven sông và
dựa vào sông để có lương thực, chỗ ở và việc làm. Sông sỡ hữu một hệ thống sinh thái cá biệt và
đáng kể với một vài đa dạng cao nhất thế giới về cá và ốc, kể cả cá heo
Irrawaddy sắp tuyệt chủng và cá tra dầu khổng lồ Mekong. Trong thập nên qua, tuy nhiên, khu vực Mekong
đã đối mặt với những thách thức ngày càng tăng, bao gồm việc gia tăng đều đặn
các dự án thủy điện, kết quả của việc phát triển kinh tế nhanh chóng của các
quốc gia duyên hà. Nhu cầu của năng
lượng tái tạo rẻ đang gia tăng, trong khi thay đổi khí hậu đang càng ngày càng
ảnh hưởng đến khu vực.
Thỏa ước Mekong, với lễ kỷ niệm lần thứ 25th đang
được chào mừng, đã thiết lập Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission (MRC))
để phát triển và bảo vệ sông Mekong. Nó
tạo một cơ hội để tái xét việc phát triển lịch sử của tổ chức liên chánh phủ,
những thách thức then chốt, và những thành tựu, và nhìn tới trước. Điều nầy phù hợp với Australia, vì quốc gia
nầy đã hỗ trợ MRC cùng với các quốc gia viện trợ khác trong hơn 2 thập niên.
Nhìn lui
Thay thế cho Ủy ban Mekong sau các căng thẳng địa chánh trị
và khủng hoảng chánh trị trong khu vực Mekong, nhiệm vụ của MRC chú trọng vào
các quyền lợi hỗ tương và đa dụng cho tất cả các quốc gia duyên hà và giảm
thiểu ảnh hưởng tai hại của thiên tai và hoạt động của con người. Trong quá khứ, MRC được xem như thành công
trong việc giải quyết xung đột và duy trì hợp tác trong lưu vực. Nó đóng góp vào sự hợp tác quốc tế và khái
niệm an ninh khu vực bằng cách chú trọng vào việc thực hiện một số thủ tục,
hướng dẫn, và chiến lược toàn lưu vực để phát triển, quản lý, và bảo vệ sông
Mekong. Thí dụ như Kế hoạch Phát triển
Lưu vực và Chiến lược Phát triển Thủy điện.
Được MRC chấp thuận trong năm 2003, Thủ tục Thông báo, Tham
vấn Trước, và Thỏa thuận (Procedures for Notification, Prior Consultation, and
Agreement (PNPCA)) gồm có 3 tiến trình khác nhau tùy theo loại sông, mùa và mục
đích sử dụng. Đến nay, trên 50 dự án đã
được đệ trình lên MRC cho PNPCA, với 5 dự án tham vấn trước, kể cả tiến trình
hiện nay cho Dự án Thủy điện Luang Prabang ở bắc Lào. Trong khi MRC và tiến trình tham vấn tạo một
số không gian để chia sẻ hướng dẫn và thảo luận về ảnh hưởng của hạ tầng cơ sở
đại qui mô, nó đưa đến kết quả lẫn lộn và làm cho một số nhóm liên hệ thất
vọng. MRC bị chỉ trích là một tổ chức xa
cách, không thể tiếp xúc bởi NGOs và cộng đồng và do dự trong việc bảo vệ các
quốc gia yếu hơn và các xã hội dễ tổn thương khỏi các ảnh hưởng của phát
triển. Mặc dù nó không thể ảnh hưởng kết
quả của tiến trình PNPCA và quyết định của các thành viên duyên hà, Văn phòng
MRC chịu trách nhiệm về những vấn đề và thách thức liên quan đến nó. Kết quả là, MRC được nhiều người xem là thiếu
hiệu quả, bị gạt ra ngoài bởi sự bất nhất của các quốc gia thành viên về chủ
quyền quốc gia tuyệt đối, và không đáng tin và thiếu thông tin.
Nhìn tới
Điều nầy tạo thêm áp lực trên tổ chức đã bị thử thách bởi một
tiến trình tái cấu trúc và cắt giảm ngân sách.
Tiến trình tái cấu trúc của MRC, thường được gọi là duyên hà hóa đang
tiếp diễn, đã được phát động trên 1 thập niên trước, dựa trên tái xét năm
2006. Động lực chánh của tái xét là việc
phát triển các đập trên dòng chánh ở hạ lưu Mekong và áp lực gia tăng từ cộng
đồng viện trợ cho MRC để gia tăng hiệu năng và hiệu quả. Các quốc gia viện trợ muốn MRC chuyển sang
một cơ cấu tự túc vào năm 2030, nhấn mạnh đến nhu cầu sửa sai các tiến trình
cai quản thiếu sót. Tiến trình địa
phương hóa và phân quyền hóa nầy gồm có tái cấu trúc nhân viên, ngân sách, và
chương trình đang được tiến hành với một vài thành tựu tiến đến một tổ chức gọn
hơn, một CEO duyên hà, cũng như gia tăng phần đóng góp của các quốc gia thành
viên từ 10 đến gần 40% của ngân sách nòng cốt được thực hiện, với mục tiêu tự
túc vào năm 2030.
Những phát triển và nghiên cứu khác gần đây gồm có Chiến lược
Phát triển Thủy điện Khả chấp và Nghiên cứu Phát triển và Quản lý Khả chấp Sông
Mekong, bao gồm Ảnh hưởng của Các Dự án Thủy điện Dòng chánh (còn được gọi là
Nghiên cứu của Hội đồng), liên quan đến việc trao dồi khả năng thích ứng để
giúp giảm thiểu tính bất định và hỗ trợ thích ứng trong lưu vực. Cũng có một số thừa nhận trong những năm qua
là MRC là một trung tâm kiến thức khu vực dựa trên một số nghiên cứu then chốt
và các diễn đàn cam kết.
Mặc dù Trung Hoa và Myanmar là đối tác đối thoại của MRC từ
năm 1996 và việc cộng tác không bắt buộc được cải thiện theo thời gian, chú
trọng đến việc chia sẻ dữ kiện, thông báo dòng chảy, và trao đổi kỹ thuật,
dường như không quốc gia nào sẽ trở thành thành viên trong tương lai, nhất là
Hợp tác Lancang-Mekong (Lancang-Mekong Cooperation (LMC)) mới thành lập được
Trung Hoa tài trợ và gồm tất cả 6 quốc gia duyên hà. Cộng tác và có thể cạnh tranh với LMC và các
tổ chức khu vực khác làm cho tương lai của MRC, nhiệm vụ, độc quyền và liên hệ
với các bên liên hệ bất định thêm. Các
thách thức khác gồm có khả năng đối phó với các vấn đề mới nổi lên và thực hiện
việc phát triển cho toàn lưu vực ngược lại với quyền lợi của các quốc gia. Giải quyết những thách thức then chốt nầy,
cùng với việc duyên hà hóa đang tiến hành, sẽ là tâm điểm để bảo đảm 25 năm nữa
cho MRC.
TS Andrea Haefner là giảng sư ở Viện
Á Châu Griffith, với nhiều kinh nghiệm về các lưu vực sông xuyên biên giới ở
Đông Nam Á, Mỹ Latin, và Âu Châu. Ngoài
việc chú trọng đến nghiên cứu ảnh hưởng và sự thích hợp chánh sách, bà cũng có
vài dự án về quản lý nguồn nước và thay đổi khí hậu, nhất là ở khu vực Mekong.
.
No comments:
Post a Comment