Đăng ngày 15/02/2019
Hàng nghìn m2 ruộng canh tác của người dân chỉ sau vài tháng
đã biến mất vĩnh viễn dưới dòng sông Lô, xã Đôn Nhân, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh
Phúc. Sự việc đang khiến người dân vô cùng bức xúc.
Hàng nghìn m2 ruộng canh tác của người
dân bị sạt lở
Xã Đôn Nhân (huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc) có khoảng 4,8 km
đất chạy dọc theo bờ sông lô, đất đai màu mỡ, cây cối xanh tốt quanh năm. Nhưng
những năm trở lại đây, “cát tặc” tung hoành khiến đất đai của người dân bị sạt
lở hàng nghìn m2.
Tuy nhiên, điều người dân cho là bất thường đó là vào năm
2017, một số đơn vị được cấp phép khai thác cát trên khu vực sông đã từng làm
việc với người dân về phương án đền bù đối với diện tích đất nông nghiệp bị sạt
lở do hoạt động khai thác. Thế nhưng sau đó việc đền bù đã bị lờ đi. Từ đó đến
nay các công ty này vẫn ngang nhiên khai thác mà không hề bị các cơ quan chức
năng ngăn chặn.
Tàu cát hoạt động suốt ngày đêm tại
khúc sông chảy qua xã Đôn Nhân
Theo khảo sát của PV, tại một khúc sông Lô, đoạn chảy qua địa
bàn xã Đôn Nhân, tình trạng khai thác cát vô cùng náo nhiệt, một khúc sông ngắn
chảy qua thôn Trung Kiên (Xã Đôn Nhân) có đến hàng chục chiếc tàu vận chuyển chở
cát neo đậu, phía bên ngoài là những tàu múc cát đang dàn trận, hoạt động không
ngừng nghỉ.
Một người dân cho hay: “Tình trạng sạt lở bờ sông
Lô đã kéo dài nhiều tháng nay, diện tích bị sạt lở dọc bờ sông đã lấn sâu
vào đất canh tác từ 20 – 30m, có chỗ sạt lở mạnh thì đến 150m. Thời điểm cách
đây khoảng một tháng, trên dòng sông này có tới hàng chục con tàu thi nhau hút
cát, bên cạnh đó là hàng chục tàu chở cát xếp hàng đợi nhau để được lấy cát.
Năm ngoái, chúng tôi kéo nhau phản đối và đòi đền bù vì hoa màu bị sạt lở,
nhưng đã được đồng nào đâu. Đến giờ chúng tôi đành bất lực nhìn những tàu múc
cát vẫn đêm ngày hoạt động mà không biết làm gì”.Đại diện lãnh đạo UBND xã Đôn
Nhân cho biết, các công ty khai thác cát này đã khai thác vào
phần đất nông nghiệp mà người dân đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tuy nhiên, dù xã đã nhiều lần báo cáo lên huyện Sông Lô nhưng vẫn chưa được trả
lời.
UBND huyện Sông Lô cho biết, hiện 2 công ty được cấp phép
khai thác cát trên tuyến sông này là công ty đầu tư xây dựng Bắc Ái và công ty
cổ phần khoáng sản Đông Dương VAV. Thế nhưng hiện 2 công ty này đã ngừng khai
thác 3 tháng nay và đang làm thủ tục đóng cửa mỏ do báo cáo đã khai thác hết trữ
lượng. Thậm chí, tại thời điểm đóng cửa mỏ vẫn còn nợ nhiều khoản tiền thuế của
Nhà nước.
Trong khi các cơ quan quản lý vẫn chưa có lời giải cho câu hỏi
“Ai là người sẽ đền bù cho người dân khi các doanh nghiệp bỏ đi?”, tại tuyến
sông địa phương, hoạt động khai thác cát vẫn diễn ra nhộn nhịp suốt ngày đêm mặc
cho người dân kêu cứu vì bị mất đất canh tác.
Trách nhiệm trong công tác quản lý đất đai khoáng sản trên địa
bàn huyện Sông Lô đang được thực hiện như thế nào? Vì sao theo báo cáo, các
doanh nghiệp đã ngừng khai thác nhưng thực tế lại vẫn diễn ra dồn dập suốt ngày
đêm.
Source:
(Theo
Bản tin Mạng Lưới Sông ngòi Việt Nam VRN, số 1 Tháng 2, 2019)
No comments:
Post a Comment