Source:
***
Câu chuyện Mê Công: Mùa nước nổi không về
"Năm nay, nước nguồn đổ về Lưu vực sông Mê Kông ít hơn mọi năm. Những con đập trên dòng chính càng làm vấn đề trầm trọng hơn, khiến nước đổ về các cộng đồng sống phụ thuộc vào nguồn tài nguyên này như tại Việt Nam đã ít, nay càng khan hiếm".
Mùa nuớc nổi không về là một thiệt thòi lớn cho những nguời
dân sống dựa vào dòng sông như gia đình ông Sáu Dũng. Hiện tuợng El Nino được
đánh giá là có ảnh hưởng mạnh nhất trong vòng 60 năm qua đang khiến mùa mưa đến
muộn hơn và luợng mưa cũng ít hơn những năm trước. Người dân có thể thấy được
những thay đổi của khí hậu, thế nhưng không phải ai cũng biết lũ thấp còn do
ảnh hưởng từ các công trình thủy điện ở thượng nguồn sông Mê Công, đặc biệt là
trên dòng chính…
Thực hiện bởi Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature),
với sự hỗ trợ của Quỹ McArthur và Quỹ các hệ sinh thái trọng yếu
(CEPF).
Âm nhạc sử dụng trong video: Incompetech.com
Main Link:
Video Clip on PanNature:
Đối thoại
với dòng sông
Cuộc thi
kêu gọi cộng đồng đóng góp các hình ảnh và câu chuyện về các dòng sông tại Việt
Nam đã nhận được gần 600 tác phẩm dự thi trong vòng 6 tháng. Dưới đây, chúng
tôi xin chia sẻ một số câu chuyện và câu chuyện về những tác động tích cực của
cuộc thi đến việc nâng cao nhận thức về giá trị của sông ngòi.
“Nhà cháu nhỏ lắm,
phía sau có nhiều cọc chống đỡ để lấn bờ kênh. Nhà cháu không thơm như nhà các
bạn mà lúc nào cũng nồng nặc mùi rác thải, xác động vật thối nữa. Chị em cháu
hay bị tả và các bệnh tiêu hóa. Có lần em gái bị sốt xuất huyết, mẹ khóc nhiều
và trách bố vì nhà nghèo nên phải sống ở cái “ao rác”. Bố mắng mẹ tại tiết kiệm
mười lăm nghìn đồng phí xe chở rác thứ gì cũng đổ xuống nước nên con cái mới
sinh bệnh. Vì con kênh ô nhiễm mà nhà cháu không được vui vẻ và hạnh phúc. Cháu
ước nhà nhà có nhiều tiền trả phí xe đổ rác, không ai xả bậy xuống kênh để dòng
nước sạch trong đẹp như trên tivi. Được như vậy mọi người sẽ khỏe mạnh bên nhau
mãi…” . Trích
lời một cô bé sống trong khu lao động ở vùng vây kênh Nhiêu Lộc.
Mỗi ngày, những người tổ chức cuộc
thi ảnh “Đối thoại với dòng sông” (cuộc thi ảnh đầu tiên của Mạng lưới Sông
ngòi Việt Nam tổ chức) đã nhận được những câu chuyện cảm động và ấn tượng từ
khắp nơi trên đất nước Việt Nam, chúng tôi gọi đó là “những câu chuyện sông
ngòi”. Tổng cộng có 593 ảnh/bộ ảnh và câu chuyện được 130 tác giả gửi đến đã
được chia sẻ trên Facebook của VRN từ tháng 5 đến tháng 9 năm 2015. Cuộc thi đã
nhận được hàng ngàn lượt thích, chia sẻ và mở ra hàng trăm chủ đề thảo luận về
các dòng sông đang bị đe dọa.
Rất nhiều bức ảnh và câu chuyện đã
thu hút người xem như câu chuyện người cha sống với sáu đứa con của mình trên
chiếc thuyền nhỏ trên dòng sông hoặc một bức ảnh miêu tả việc khai thác cát dẫn
đến dòng sông khô hạn bất thường. Những bức ảnh khiến người xem nhận thức rõ
hơn và quan ngại về tình hình hiện tại của các con sông trên toàn quốc. Bộ ảnh
của những người dân đánh bắt và đãi hến bên bờ sông tại Hà Tĩnh, miêu tả vẻ đẹp
của người lao động và lịch sử lâu dài của các món ăn từ sông ngòi. Tuy nhiên,
câu chuyện đằng sau những hình ảnh nhắc đến một khu vực khai thác cát cách 3 km
về phía thượng nguồn của làng. Khu khai thác này làm dấy lên lo sợ rằng sinh kế
và nguồn thực phẩm từ dòng sông một ngày nào đó sẽ biến mất.
Ở góc nhìn tổng thể, cuộc thi là một
dấu ấn thú vị được thực hiện bởi những nỗ lực không nhỏ của tất cả các thành
viên. Mỗi lần mở Facebook, các cảm xúc và ý kiến khác nhau lại ùa vào, nhưng
luôn luôn có tình yêu và sự quan tâm cho các con sông. Tất cả những câu chuyện
được kể đi kể lại và chia sẻ nhiều lần, và chúng tôi biết rằng dòng sông sẽ
luôn có một chỗ trong trái tim và tâm trí của mọi người. Thích thật. Không chỉ
riêng cho tôi, mà còn cho bạn, cho cả cộng đồng.
Hơn nữa, ý kiến, câu chuyện và phân
tích của các tác giả về hình ảnh của mình cũng như những hình ảnh của những
người tham gia khác, tạo ra một sự kiện thú vị, giữ sự thu hút cho nhiều người
theo dõi. Một số bức ảnh được gửi đến sự kiện này ghi lại những hậu quả của
việc ngăn sông để xây dựng nhà máy thủy điện. Điều này rất quan trọng bởi vì
đằng sau sự thành công của một nhà máy thủy điện là sự mất mát của các hệ sinh
thái khu vực và những khu đất màu mỡ, từ đó làm gia tăng các tác động của biến
đổi khí hậu. Văn hóa của dân tộc thiểu số, di sản và truyền thống cũng đang bị
đe dọa. Những khía cạnh quan trọng nhắc nhở tất cả chúng ta về tầm quan trọng
của việc bảo vệ vẻ đẹp của các con sông.
“Cứu
lấy nguồn nước”, Ảnh: Lê Ngọc Huy. Tập thể công nhân
công ty cấp thoát nước Hà Nội đang vớt bùn và khai thông dòng sông Lừ, Hà Nội
nhằm cải thiện vệ sinh môi trường sạch sẽ cho khu dân cư đang sinh sống xung
quanh khu vực đó.
“Gian
nan tìm chữ”. Ảnh: Đặng Phương Lan. Để đến trường, học
sinh trường THCS An Lương – Văn Chấn (Yên Bái) hàng ngày phải vượt suối bằng bè
mảng như thế này. Nhưng đây là với những ngày bình thường, còn khi mùa mưa lũ,
nước dâng cao chảy xiết, thì không còn cách nào khác là phải nghỉ học. Người
dân nơi đây cần lắm một cây cầu để thuận tiện cho việc đi lại hàng ngày và các
em học sinh không phải nghỉ học mùa lũ.
“Dòng kênh đen”, ảnh Võ Văn Bằng
Sau khi những lo ngại ban đầu, bây giờ chúng tôi có thể tự
hào nói rằng các cuộc thi ảnh là một cơ hội để các cộng đồng nâng cao nhận thức
về bảo vệ sông ngòi. Công chúng hiểu rõ hơn những thách thức mà các con sông
đang phải đối mặt. Làn sóng các nhiếp ảnh gia và công chúng quan tâm nhiều hơn
về các con sông và những tài nguyên sông ngòi mang lại ngày càng tăng.
Khi theo dõi các sự kiện trên Facebook, chúng tôi thấy được
nhu cầu thảo luận về tương lai của các con sông. Nhiều dự án, nghiên cứu, sách
và sách ảnh về các con sông sẽ được mở ra trong tương lai gần. Những hành động
có thể và tích cực. Chúng tôi hy vọng rằng nhiều bức ảnh và câu chuyện sẽ được
kể lại và chia sẻ, và các dòng sông sẽ mãi mãi là “mạch máu của sự sống” của
chúng ta.
Ảnh đại diên:
“Bến Hến”, ảnh: Nguyễn Minh Sơn. Xóm Hến bên bờ sông
La, tỉnh Hà Tĩnh nơi người dân đánh bắt và đãi hến qua nhiều đời.
SOURCE:
Mekong – The
Delta Movie – Tiếng Việt
Mekong -
The Delta is a follow up film to Mekong - The Movie and explores issues
affecting the lower Mekong.
Upstream Mekong River changes through dam building and water
usage could have serious consequences on downstream environments, in particular
the Mekong Delta of Vietnam. Considered the rice basket of Vietnam, the Mekong
Delta is already at grave risk through climate change sea level rise and
intense local development. Mekong Delta citizens are concerned about these
risks but and are determined to adapt and survive.
Main Link:
No comments:
Post a Comment