(China leverages dangerous secrets)
Brahma Chellany –Bình Yên Đông lược dịch
Taipei Times – August 13, 2023
Cầu tàu ở căn cứ hải quân
Ream ở Cambodia. [Ảnh: TheJakartaPost]
Ai cũng biết là Trung Hoa có một lực lượng hải quân và tuần
duyên lớn nhất trên thế giới – kết quả của việc gia tăng gấp 10 lần kinh phí
quân sự kể từ năm 1995 – mà họ dùng để tiến hành chủ thuyết xét lại hiếu chiến.
Nhưng cũng có một số được biết ít hơn – quả thật, mờ ám cao –
các chánh sách, dự án và hoạt động hỗ trợ chủ nghĩa bành trướng của Trung Hoa,
đặt toàn thể thế giới vào rủi ro.
Từ lâu, Trung Hoa đã có thành tích bành trướng dấu chân chiến
lược của mình qua những hành động lén lút mà họ chối bỏ một cách trơ tráo. Trong năm 2017, họ thiết lập căn cứ quân sự
đầu tiên ở hải ngoại ở Djibouti – một quốc gia tí hon trong vùng Sừng Phi Châu
và cũng mang nợ của Trung Hoa rất nhiều – trong khi nhấn mạnh rằng họ không có
một kế hoạch như thế.
Ngày nay, Trung Hoa đang xây một căn cứ hải quân ở Cambodia,
đã cho Beijing (Bắc Kinh) thuê 1/5 bờ biển của nước nầy cùng một số đảo
nhỏ. Cầu tàu gần hoàn tất ở Căn cứ Hải
quân Ream do Trung Hoa tài trợ có vẻ tương tự rõ rệt về kích thước và thiết kế
của cầu tàu ở căn cứ Djibouti của Trung Hoa.
Trung Hoa nói họ đã đầu tư vào căn cứ, nhưng chỉ có hải quân
Cambodia mới được sử dụng.
Trên thực tế, có lẽ hải quân Trung Hoa sẽ dùng cơ sở nầy để
tiếp liệu quân sự. Điều nầy sẽ ủng hộ
thêm tư thế của Trung Hoa ở Biển Đông, nơi họ đã xây 7 đảo nhân tạo như những
tiền đồn quân sự, cho họ kiểm soát có hiệu quả hành lang quan trọng nầy giữa
Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Trung Hoa cũng dùng một đường lối bí mật cao cho các dự án
đập to lớn trên các sông quốc tế chảy đến các quốc gia khác từ cao nguyên Tây
tạng được Trung Hoa sát nhập. Mặc dù thế
giới biết rằng Quốc hội Nhà nước Nhân dân đóng dấu chấp thuận việc xây cất đập
lớn nhất thế giới gần biên giới được quân sự hóa nặng nề của Trung Hoa với Ấn
Độ trong năm 2021, không có cập nhật được công bố về dự án kể từ đó.
Đập được giả sử sản xuất 3 lần nhiều hơn điện của đập Tam
Hiệp (Three Gorges), nhà máy thủy điện lớn nhất thế giới, và Trung Hoa đã xây
một đường sắt và xa lộ mới để vận chuyển dụng cụ nặng, vật liệu và công nhân
đến vị trí xa xôi của dự án. Chúng ta
chỉ có thể thấy thêm khi việc xây cất đủ xa để nó không còn lẫn tránh hình ảnh
vệ tinh thương mại sẵn có. Vào lúc đó,
nó sẽ là chuyện đã rồi.
Trung Hoa sử dụng chiến lược nầy để xây 11 đập khổng lồ trên
Mekong, không chỉ để đạt được thế lực địa chánh trị đối với các láng giềng của
họ, mà cũng gây nguy hại cho môi trường.
Họ đã trở thánh quốc gia ngăn đập nhiều nhất trên thế giới, với nhiều
đập lớn đang hoạt động hơn phần còn lại của thế giới cộng lại.
Ngoài ra, Trung Hoa đang xây cất hay dự trù ít nhất thêm 8
đập chỉ trên Mekong mà thôi.
Mờ ám cũng là một đặc điểm rõ ràng của việc cho vay say sưa
đã làm cho Trung Hoa trở thành một chủ nợ tối cao lớn nhất trên thế giới đối
với các quốc gia đang phát triển. Hầu
như mỗi món nợ do Trung Hoa cho vay trong thập niên vừa qua đều bao gồm một
điều khoản bí mật chung chung bắt buộc nước vay nợ không tiết lộ các điều kiện
của món nợ. Nhiều quốc gia Phi Châu, Á
Châu, và Mỹ La tinh đã bị gài bẫy trong một bẫy nợ, khiến họ dễ bị tổn thương
cao đối với áp lực của Trung Hoa để theo đuổi những chánh sách thúc đẩy kinh tế
và quyền lợi địa chánh trị của Trung Hoa.
Một nghiên cứu cho thấy rằng các hợp đồng nợ cho Trung Hoa
“quyền hạn rộng rãi để hủy bỏ các món cho vay hay tăng tốc việc trả nợ nếu họ
không đồng ý với các chánh sách cùa người vay nợ.”
Không thể có một minh họa nào về cái giá toàn cầu của sự bí
mật của Trung Hoa tốt hơn đại dịch Covid-19.
Nếu chánh phủ Trung Hoa đáp ứng nhanh chóng với bằng chứng của một vi
khuẩn chết người mới đã xuất hiện ở Wuhan (Vũ Hán), cảnh báo công chúng và thực
hiện các biện pháp kiểm soát, thiệt hại có thể được ngăn chận.
Thay vào đó, Đảng Cộng sản Trung Hoa (CCP) vội vàng đàn áp và
làm mất tín nhiệm tin tức về việc bộc phát, lót đường cho đại dịch hoành hành
trên toàn thế giới, giết chết gần 7 triệu người và làm xáo trộn vô số đời sống
và cuộc sống. Đến hôm nay, việc gây
hoang mang của Trung Hoa đã ngăn cản các nhà khoa học xác nhận các nguồn gốc
thực sự của Covid-19, phát xuất từ trung tâm nghiên cứu chánh về siêu vi khuẩn
của Trung Hoa.
Lòng mong muốn của Trung Hoa để làm trái với luật lệ, quy
định và tiêu chuẩn quốc tế tạo nên vấn đề mờ ám. Chánh phủ Trung Hoa đã liên tục thất hứa
những cam kết quốc tế của họ, gồm có những hứa hẹn để bảo vệ quyền tự trị của
Hong Kong và không quân sự hóa các vị trí ở Biển Đông. Việt vi phạm lén lút sự cam kết của Trung Hoa
không thay đổi đơn phương “tình trạng hiện tại (status quo)” của biên giới
Himalayas thanh chấp với Ấn Độ đã châm ngòi cho cuộc đối đầu quân sự 3 năm (và
còn tiếp tục) giữa 2 quốc gia.
Không có lý do để mong đợi Trung Hoa từ bỏ việc không tuân
thủ quy định, cưỡng bức dựa trên nợ nần hay những hoạt động thâm hiểm khác một
cách sớm sủa. Chủ tịch Trung Hoa Xi
Jinping (Tập Cận Bình) – người đã tăng cường việc kiểm soát của CCP đối với tin
tức, cắt đứt việc tiếp cận của các phân tích viên bên ngoài với dữ kiện kinh tế
- đang trên đường để nắm quyền trọn đời, và vẫn nóng lòng để tái uốn nắn trật tự
quốc tế cho lợi ích của Trung Hoa.
Đáng ngại là, khao khát rủi ro của Xi có vẻ đang gia
tăng. Điều nầy phản chiếu một phần áp
lực thời gian: Xi có vẻ tin rằng Trung Hoa có một cửa cơ hội hẹp để thực hiện
ưu việt toàn cầu trước khi các chiều hướng bất thuận lợi, nhân khẩu, kinh tế và
địa chánh trị theo kịp nó.
Tuy nhiên, Xi cũng được gây cảm hứng bởi sự thất bại hoàn
toàn của cộng đồng quốc tế để áp đặt những hậu quả có ý nghĩa lên Trung Hoa vì
thái độ xấu của nó.
Khi Nga phát động việc xâm nhập toàn qui mô vào Ukraine,
Trung Hoa ưa chuộng chủ nghĩa cộng thêm từng phần (incrementalism), được làm dễ
dàng bằng ẩn mình và lừa dối, để tiến hành nghị trình xét lại của họ. Điều nầy, cùng với ảnh hưởng kinh tế khủng
khiếp, che khuất đáp ứng quyết định của Tây phương. Đó là lý do tại sao, ngoại trừ sai lầm chiến
lược quan trọng của Xi, chủ nghĩa bành trướng sử dụng nhiều hành động nhỏ
(salami-slicing) có lẽ kéo dài.
No comments:
Post a Comment