Sunday, August 27, 2023

ĐẬP TRÊN SÔNG MEKONG CỦA TRUNG HOA ĐƯỢC CHO LÀ LÀM CHO KINH TẾ Ở ĐÔNG NAM Á TỒI TỆ TRONG LÚC HẠN HÁN

(Chiana’s Mekong River Dams Expected to Worsen Southeat Asian Economies During Drought)

Buasawan Simmala and Christy Lee – Bình Yên Đông lược dịch

VOA – August 4, 2023

 

Đập Dachaoshan (Đại Chiếu Sơn) trên thượng lưu sông Mekong được chụp ở Dachaoshan, 

tỉnh Yunnan (Vân Nam), Trung Hoa.

 

WASHINGTON – Một trận hạn hán nghiêm trọng cùng với các đập của Trung Hoa ngăn chận sông Mekong khi Beijing (Bắc Kinh) hành động để đáp ứng với nhu cầu điện có nghĩa là một trong những con sông hùng vĩ nhất trên thế giới có lẽ phải đối mặt vời tình trạng thiếu nước nghiêm trọng vào mùa hè nầy.

Điều nầy sẽ trực tiếp tạo nên mất an ninh lương thực với năng suất thấp hơn do các vấn đề thủy nông và sụt giảm số phù sa giàu chất dinh dưỡng được Mekong mang đến.

Một cách gián tiếp, dòng nước sụt giảm sẽ ảnh hưởng đến các nền kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á (ĐNA) ở hạ lưu, theo các chuyên viên nói rằng việc mất mát thực phẩm từ Mekong sẽ nâng giá và gia tăng đói ăn, làm giảm năng suất của công nhân.

“Các chỉ số khí hậu đề nghị có đợt hạn hán nghiêm trọng đang phát triển trong Mekong,” Brian Eyler, học giả lão thành và giám đốc Chương trình ĐNA của Trung tâm Stimson, nói sau một sự kiện gần đây ở Washington về Mekong.

Sông Mekong là con sông xuyên biên giới lớn thứ 3rd của Á Châu, trải dài gần 5.000 km từ Trung Hoa qua 6 quốc gia nơi nó là nguồn thực phẩm chánh và phụ cho hàng triệu người.

 


Ly Van Bon, chủ của ao cá Bay Bon nằm trong sông Mekong, cho thấy cá tra đuôi đỏ trong ao cá của ông ở Cần Thơ, thủ phủ khu vực Mekong, Việt Nam, ngày 25 tháng 5 năm 2022.

Lề lối thời tiết El Nino đang phát triển trong mùa hè nầy được cho là sẽ làm giảm mưa, gây ra hạn hán nghiêm trọng và lớn lao làm giảm mực nước trong Mekong, theo các chuyên viên ở Trung tâm Stimson, trình bày việc đánh giá tình trạng sông hồi tháng qua.

Tình hình được cho là sẽ gia tăng bởi cách mà Trung Hoa sử dụng 11 đập của họ trên các nhánh thượng lưu của Mekong.

Trung Hoa lấy “nước ra khỏi sông trong mùa mưa và rồi trả trở lại trong mùa khô để sản xuất thủy điện,” Eyler nói.  “Điều đó làm gia tăng loại tình trạng hạn hán đang hình thành hiện nay.”

Ông nói thêm rằng Trung Hoa “cần phải công nhận rằng đòng chảy trong mùa mưa cần được vững chắc, và cho đến nay, Trung Hoa bác bỏ điều nầy.”

Trung Hoa đã lặp đi lặp lại lề lối từ nhiều năm.  Trong năm 2020, các đập của Trung Hoa lấy đi “rất nhiều nước” có thể được và giữ 10% nước từ Mekong, làm giảm dòng chảy của sông ở hạ lưu trong mùa mưa, Eyler nói.

Phát ngôn viên Tòa Đại sứ Trung Hoa Liu Pengyu ở Washington nới với Dịch vụ Triều Tiên của VOA hôm Thứ Năm rằng không có tin tức đặc biệt để chia sẻ về tình hình của mùa hè nầy.  Nhưng ông đã lưu ý rằng trong quá khứ, “cộng đồng khoa học quốc tế và Ủy hội Sông Mekong (MRC) đã phán quyết công bằng về vai trò của các đập trên thượng lưu của sông Lancang.”

 

Lãnh đạo từ Cambodia, Lào, Thái Lan và Việt Nam nắm tay trong buổi lễ khai mạc Thượng đỉnh Ủy hội Sông Mekong ở Hua Hin, 

5 tháng 4 năm 2010.

 

Trung Hoa gọi sông Mekong là Lancang.

Pengyu tiếp tục, “MRC đã công nhận trong phúc trình của họ rằng chuỗi hồ chứa trên sông Lancang chứa nước trong mùa mưa để dùng sau trong mùa khô, giúp duy trì dòng chảy đều đặn của Mekong.”  Ông nói thêm rằng Beijing đã cung cấp “tin tức thủy học quanh năm” về sông và thực hiện “những đóng góp để chia sẻ nguồn nước.”

MRC, một tổ chức liên chánh phủ khuyến khích hợp tác giữa các quốc gia Cambodia, Lào, Thái Lan và Việt Nam để quản lý nguồn nước dọc theo Mekong, đã mời Trung Hoa tham gia vào ủy hội, theo Anoulak Kittihoun, ngưởi cầm đầu văn phòng MRC.

“Chúng tôi đã mở rộng để Trung Hoa và Myanmar tham gia [ủy hội] từ lâu,” nhưng “họ vẫn không muốn tham gia,” Kittihoun nói.  “Họ nói họ đã gia tăng hợp tác.”

Kittihoun nói 2 quốc gia là đối tác đối thoại từ năm 1996 và đã tham dự vào việc thảo luận, các nghiên cứu hỗn hợp, các hội thảo công tác kỹ thuật và trao đổi cá nhân “để gia tăng sự hiểu biết giữa các quốc gia thượng và hạ lưu.”

Tuy nhiên, ông nói thêm, “Hầu hết các quốc gia ở thượng lưu có khuynh hướng có các quan điểm khác với các quốc gia ở hạ lưu về việc quản lý sông…  Nếu chúng ta nói về bắt buộc hay luật lệ, nó là một quan điểm khác.”

Hai đập lớn nhất của Trung Hoa, Xiaowan (Tiểu Loan) và Nuozhadu (Nọa Trát Độ), cả hai đều ở tây nam tỉnh Yunnan (Vân Nam), giữ nhiều nước hơn 53 đập được theo dõi bởi Theo dõi Đập Mekong (MDM), mà Eyler là người đồng cầm đầu.  Có 430 đập, 11 ở Trung Hoa, dọc theo toàn thể sông Mekong.

Một phụ nữ mua cá từ các lái buôn gần sông Mekong ở Phnom Penh ngày 4 tháng 1 năm 2023.

 

Sông rộng ra và chảy nhanh khi có nhiều mưa trong mùa mưa, từ tháng 6 đến tháng 11.  Nó thu nhỏ lại trong mùa khô từ tháng 12 đến tháng 5.

Khi có hạn hán, các đập của Trung Hoa chắn ngang sông làm cho tình trạng ở hạ lưu thêm tồi tệ, gây mất an ninh lương thực cho gần 60 triệu người trong các quốc gia như Cambodia, Lào, Thái Lan và Việt Nam dựa vào sông để có nông nghiệp và thủy sản.

Cambodia tùy thuộc nặng nề vào thủy sản trong Hạ Lưu vực sông Mekong để có chất đạm, và Việt Nam sản xuất khoảng 50% số gạo của quốc gia với nước ở Đồng bằng sông Cửu Long.

 

Một nông dân chuẩn bị một thữa ruộng trong tình Sóc Trăng ở ĐBSCL,

Việt Nam ngày 25 tháng 5 năm 2022.

 

Giá gạo của Thái và Việt Nam tăng vụt trong tháng 7 với hạn hán được mong đợi và sự gia tăng trong nhu cầu gạo toàn cầu.  Thái Lan và Việt Nam là quốc gia xuất cảng gạo lớn thứ 2nd – và thứ 3rd – sau Ấn Độ.

“Nếu có khủng hoảng an ninh lương thực, thì kỹ nghệ cũng thiệt hại như nhân công,” Eyler nói.  “Nếu không có thực phẩm trên bàn, thì anh không thể tăng trưởng kinh tế.  An ninh nước là một chuyện, nhưng nước chống đỡ cho an ninh lương thực của các quốc gia nầy.  Và [nếu] người dân bị đói, thì có cơ hội nào để tăng trưởng kinh tế?”

Từ khi có đại dịch, tăng trưởng kinh tế của một số quốc gia ĐNA đã trở thành một nơi thay thế hấp dẫn cho những hệ thống chuỗi cung cấp ở Trung Hoa hiện nay.

 

No comments:

Post a Comment