Sunday, August 27, 2023

TRUNG HOA SỬ DỤNG NHỮNG BÍ MẬT NGUY HIỂM ĐỂ ĐƯỢC LỢI TỐI ĐA

(China leverages dangerous secrets)

Brahma Chellany –Bình Yên Đông lược dịch

Taipei Times – August 13, 2023

 

Cầu tàu ở căn cứ hải quân Ream ở Cambodia. [Ảnh: TheJakartaPost]

 

Ai cũng biết là Trung Hoa có một lực lượng hải quân và tuần duyên lớn nhất trên thế giới – kết quả của việc gia tăng gấp 10 lần kinh phí quân sự kể từ năm 1995 – mà họ dùng để tiến hành chủ thuyết xét lại hiếu chiến.

Nhưng cũng có một số được biết ít hơn – quả thật, mờ ám cao – các chánh sách, dự án và hoạt động hỗ trợ chủ nghĩa bành trướng của Trung Hoa, đặt toàn thể thế giới vào rủi ro.

Từ lâu, Trung Hoa đã có thành tích bành trướng dấu chân chiến lược của mình qua những hành động lén lút mà họ chối bỏ một cách trơ tráo.  Trong năm 2017, họ thiết lập căn cứ quân sự đầu tiên ở hải ngoại ở Djibouti – một quốc gia tí hon trong vùng Sừng Phi Châu và cũng mang nợ của Trung Hoa rất nhiều – trong khi nhấn mạnh rằng họ không có một kế hoạch như thế.

Ngày nay, Trung Hoa đang xây một căn cứ hải quân ở Cambodia, đã cho Beijing (Bắc Kinh) thuê 1/5 bờ biển của nước nầy cùng một số đảo nhỏ.  Cầu tàu gần hoàn tất ở Căn cứ Hải quân Ream do Trung Hoa tài trợ có vẻ tương tự rõ rệt về kích thước và thiết kế của cầu tàu ở căn cứ Djibouti của Trung Hoa.

Trung Hoa nói họ đã đầu tư vào căn cứ, nhưng chỉ có hải quân Cambodia mới được sử dụng.

Trên thực tế, có lẽ hải quân Trung Hoa sẽ dùng cơ sở nầy để tiếp liệu quân sự.  Điều nầy sẽ ủng hộ thêm tư thế của Trung Hoa ở Biển Đông, nơi họ đã xây 7 đảo nhân tạo như những tiền đồn quân sự, cho họ kiểm soát có hiệu quả hành lang quan trọng nầy giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Trung Hoa cũng dùng một đường lối bí mật cao cho các dự án đập to lớn trên các sông quốc tế chảy đến các quốc gia khác từ cao nguyên Tây tạng được Trung Hoa sát nhập.  Mặc dù thế giới biết rằng Quốc hội Nhà nước Nhân dân đóng dấu chấp thuận việc xây cất đập lớn nhất thế giới gần biên giới được quân sự hóa nặng nề của Trung Hoa với Ấn Độ trong năm 2021, không có cập nhật được công bố về dự án kể từ đó.

Đập được giả sử sản xuất 3 lần nhiều hơn điện của đập Tam Hiệp (Three Gorges), nhà máy thủy điện lớn nhất thế giới, và Trung Hoa đã xây một đường sắt và xa lộ mới để vận chuyển dụng cụ nặng, vật liệu và công nhân đến vị trí xa xôi của dự án.  Chúng ta chỉ có thể thấy thêm khi việc xây cất đủ xa để nó không còn lẫn tránh hình ảnh vệ tinh thương mại sẵn có.  Vào lúc đó, nó sẽ là chuyện đã rồi.

Trung Hoa sử dụng chiến lược nầy để xây 11 đập khổng lồ trên Mekong, không chỉ để đạt được thế lực địa chánh trị đối với các láng giềng của họ, mà cũng gây nguy hại cho môi trường.  Họ đã trở thánh quốc gia ngăn đập nhiều nhất trên thế giới, với nhiều đập lớn đang hoạt động hơn phần còn lại của thế giới cộng lại.

Ngoài ra, Trung Hoa đang xây cất hay dự trù ít nhất thêm 8 đập chỉ trên Mekong mà thôi.

Mờ ám cũng là một đặc điểm rõ ràng của việc cho vay say sưa đã làm cho Trung Hoa trở thành một chủ nợ tối cao lớn nhất trên thế giới đối với các quốc gia đang phát triển.  Hầu như mỗi món nợ do Trung Hoa cho vay trong thập niên vừa qua đều bao gồm một điều khoản bí mật chung chung bắt buộc nước vay nợ không tiết lộ các điều kiện của món nợ.  Nhiều quốc gia Phi Châu, Á Châu, và Mỹ La tinh đã bị gài bẫy trong một bẫy nợ, khiến họ dễ bị tổn thương cao đối với áp lực của Trung Hoa để theo đuổi những chánh sách thúc đẩy kinh tế và quyền lợi địa chánh trị của Trung Hoa.

Một nghiên cứu cho thấy rằng các hợp đồng nợ cho Trung Hoa “quyền hạn rộng rãi để hủy bỏ các món cho vay hay tăng tốc việc trả nợ nếu họ không đồng ý với các chánh sách cùa người vay nợ.”

Không thể có một minh họa nào về cái giá toàn cầu của sự bí mật của Trung Hoa tốt hơn đại dịch Covid-19.  Nếu chánh phủ Trung Hoa đáp ứng nhanh chóng với bằng chứng của một vi khuẩn chết người mới đã xuất hiện ở Wuhan (Vũ Hán), cảnh báo công chúng và thực hiện các biện pháp kiểm soát, thiệt hại có thể được ngăn chận.

Thay vào đó, Đảng Cộng sản Trung Hoa (CCP) vội vàng đàn áp và làm mất tín nhiệm tin tức về việc bộc phát, lót đường cho đại dịch hoành hành trên toàn thế giới, giết chết gần 7 triệu người và làm xáo trộn vô số đời sống và cuộc sống.  Đến hôm nay, việc gây hoang mang của Trung Hoa đã ngăn cản các nhà khoa học xác nhận các nguồn gốc thực sự của Covid-19, phát xuất từ trung tâm nghiên cứu chánh về siêu vi khuẩn của Trung Hoa.

Lòng mong muốn của Trung Hoa để làm trái với luật lệ, quy định và tiêu chuẩn quốc tế tạo nên vấn đề mờ ám.  Chánh phủ Trung Hoa đã liên tục thất hứa những cam kết quốc tế của họ, gồm có những hứa hẹn để bảo vệ quyền tự trị của Hong Kong và không quân sự hóa các vị trí ở Biển Đông.  Việt vi phạm lén lút sự cam kết của Trung Hoa không thay đổi đơn phương “tình trạng hiện tại (status quo)” của biên giới Himalayas thanh chấp với Ấn Độ đã châm ngòi cho cuộc đối đầu quân sự 3 năm (và còn tiếp tục) giữa 2 quốc gia.

Không có lý do để mong đợi Trung Hoa từ bỏ việc không tuân thủ quy định, cưỡng bức dựa trên nợ nần hay những hoạt động thâm hiểm khác một cách sớm sủa.  Chủ tịch Trung Hoa Xi Jinping (Tập Cận Bình) – người đã tăng cường việc kiểm soát của CCP đối với tin tức, cắt đứt việc tiếp cận của các phân tích viên bên ngoài với dữ kiện kinh tế - đang trên đường để nắm quyền trọn đời, và vẫn nóng lòng để tái uốn nắn trật tự quốc tế cho lợi ích của Trung Hoa.

Đáng ngại là, khao khát rủi ro của Xi có vẻ đang gia tăng.  Điều nầy phản chiếu một phần áp lực thời gian: Xi có vẻ tin rằng Trung Hoa có một cửa cơ hội hẹp để thực hiện ưu việt toàn cầu trước khi các chiều hướng bất thuận lợi, nhân khẩu, kinh tế và địa chánh trị theo kịp nó.

Tuy nhiên, Xi cũng được gây cảm hứng bởi sự thất bại hoàn toàn của cộng đồng quốc tế để áp đặt những hậu quả có ý nghĩa lên Trung Hoa vì thái độ xấu của nó.

Khi Nga phát động việc xâm nhập toàn qui mô vào Ukraine, Trung Hoa ưa chuộng chủ nghĩa cộng thêm từng phần (incrementalism), được làm dễ dàng bằng ẩn mình và lừa dối, để tiến hành nghị trình xét lại của họ.  Điều nầy, cùng với ảnh hưởng kinh tế khủng khiếp, che khuất đáp ứng quyết định của Tây phương.  Đó là lý do tại sao, ngoại trừ sai lầm chiến lược quan trọng của Xi, chủ nghĩa bành trướng sử dụng nhiều hành động nhỏ (salami-slicing) có lẽ kéo dài.

PHI TRƯỜNG, CẢNG MEKONG MỚI Ở LÀO CÓ THỂ CHUYỂN THU NHẬP ĐẾN TRUNG HOA, CÁC VIÊN CHỨC NÓI

(New airport, Mekong port in Laos could divert revenue to China, officials say)

Sidney Khotpanya – Bình Yên Đông lược dịch

RFA Lao – 18 August 2023

 

Sòng bài Blue Shield điều hành bởi Kings Romans Group 

nằm trong đặc khu kinh tế Tam giác Vàng trên bờ sông Mekong năm 2016.

 

Cư dân trong tỉnh Bokeo lo ngại rằng một phi trường và cảng sông Mekong sự trù hoàn tất vào đầu năm tới sẽ chuyển thu nhập thuế quan vào tay người Trung Hoa và mở thêm vùng cho việc buôn lậu và các tội phạm khác mà chánh quyền không thể - hay không muốn – kiểm soát.

Một phúc trình mới của Nhóm Khủng hoảng Quốc tế kêu gọi cho một “đường lối khu vực được phối hợp” – kể cả qua việc thi hành luật lệ và cai quản – để chống lại ảnh hưởng bên ngoài mà các doanh nghiệp lậu có trong đặc khu kinh tế, hay SEZ, Tam giác Vàng ở Bokeo và ngang qua sông trong tiểu bang Shan của Myanmar.

Chánh phủ Lào có thể mất thu nhập thuế quan, thuế và phí nhập cảnh cho các nhà đầu tư Trung Hoa có một chuyển nhượng đất 99 năm ở Bokeo nơi một phi trường và một cảng sông đang được xây cất, theo một viên chức giao thông của Lào, cũng như những người được phỏng vấn trong bài nầy, từ chối được nêu tên vì họ không có quyền nói chuyện với truyền thông.

“Người dân lo ngại về các cảng vì [họ nằm trên đất] được bán cho các nhà đầu tư Trung Hoa,” một viên chức nói với RFA Lao.  “Người dân Lào không được gì từ việc chuyển nhượng.  Dân làng sẽ phải trả tiền để sử dụng những cảng nầy trong tương lai và các viên chức Lào không có quyền để kiểm tra họ.”

SEZ âm u là một trung tâm du lịch và bài bạc phục vụ cho công dân Trung Hoa ở dọc theo sông Mekong nơi Lào, Myanmar và Thái Lan gặp nhau.

Giống như SEZ Yatai Shwe Kokko ở Myanmar, SEZ Tam giác Vàng cũng trở thành một thiên đàng cho các hoạt động tội phạm gồm có mãi dâm, lừa đảo và buôn lậu ma túy.

 

Nhượng quyền kiểm soát các cảng

Chánh phủ Lào sẽ mất thu nhập từ hàng triệu du khách đến thăm Lào qua phi trường và cảng Mekong mới mỗi năm, một viên chức ở Bokeo nói với RFA.

“Hiện nay, du khách vẫn dùng cảng cũ để đi qua sông Mekong, nhưng các nhà đầu tư Trung Hoa đang tái thiết nó thành một cảng mới được kiểm soát bởi SEZ Tam giác Vàng về việc vận chuyển hàng hóa ra vào khu và việc thu phí liên hệ,” ông nói.

Cảng Mekong sẽ được nâng cấp để thích hợp với các tàu hàng 500 tấn từ Trung Hoa đến Lào, cũng như khoảng 150.000 du khách hàng năm – hầu hết là quốc tịch Trung Hoa, ông nói.

Một dân làng ở huyện Ton Pheung, Bokeo nói ông lo ngại về số lượng kiểm soát mà các nhà đầu tư Trung Hoa sẽ có đối với khu vực một khi các cảng được hoàn tất.  Ngoài việc kiểm soát thuế quan, các nhà đầu tư sẽ quy định ai và cái gì có thể ra vào quốc gia qua các cảng, ông nói.

 

Một tấm bảng viết bằng Mandarin và Anh ngữ chào mừng du khách đến SEZ Tam giác Vàng ở phía sau tàu du khách neo dọc theo sông Mekong về phía Lào của Tam giác Vàng trong năm 2019.  [Ảnh: Lillian Suwanrumpha/AFP]

 

“Nếu cảng Mekong [và phi trường] trở thành cảng quốc tế, chủ Trung Hoa sẽ kiểm soát người dân và hàng hóa ra vào những nơi đó,”ông nói.  “Thỉnh thoảng, có cảnh sát Lào hiện diện ở đó nhưng họ không có quyền kiểm soát. Hầu hết cảnh sát Trung Hoa sẽ phụ trách những cảng nầy.”

Một cư dân ở thủ đô Vientiane đả kích chánh phủ Lào đã nhượng đât cho các nhà đầu tư Trung Hoa để xây các cảng quốc tế ở SEZ, gọi hành động là “một sai lầm lớn.”

“Người dân Lào không được lợi gì và sẽ phải mất nhiều hơn là được,” ông nói.  “Các nhà đầu tư làm cái họ muốn mà không phải tham vấn với người dân.”

 

Chống tội phạm và nguyên nhân của nó

SEZ Tam giác Vàng, được quản lý bởi Sòng bài Kings Romans do người Trung Hoa làm chủ, là một phần của chuyển nhượng 3.000 hectares (7.400 acraes) trên đó các nhà đầu tư đã xây khách sạn, nhà hàng, sòng bài, một bệnh viện, chợ và hãnh xưởng.

Được mô tả như một thuộc địa của Trung Hoa trên thực tế, các doanh nghiệp trong SEZ, được thành lập vào năm 2007, được miễn trừ hầu hết các quy định kinh tế cấp quốc gia, và thường được miễn thuế và được cai quản bởi những luật lệ lao động khác.

Nhiều người Lào trẻ nghèo từ các tỉnh khác và người ngoại quốc được hứa hẹn công ăn việc làm có lợi cuối cùng trái với điều mong muốn ở những nơi như Sòng bài Kings Romans bởi những băng đảng buôn lậu khai thác họ bằng đe dọa bạo lực.  Trong năm 2018, chánh phủ Hoa Kỳ cấm vận tài phiệt Trung Hoa nói sẽ điều hành đặc khu kinh tế như người cầm đầu hệ thống buôn lậu.

Hôm Thứ Sáu, Nhóm Khủng hoảng Quốc tế có trụ sở ở Washington kêu gọi giải quyết tội phạm trong SEZ  và ngang sông Mekong ở tiểu bang Shan của Myanmar “một ưu tiên chánh trị hàng đầu.”

“Kích thước lớn lao của doanh nghiệp trái phép, làm thấp đi kinh tế hợp pháp của tiểu bang Shan và thượng Lào, có nghĩa họ có một ảnh hưởng địa phương lớn lao, cố thủ tham nhũng, làm suy yếu các tổ chức cai quản và gây thiệt hại cho sự gắn bó cộng đồng trong cả 2 nơi nầy,” nhóm cho biết trong một phúc trình.

“Những hệ thống tội phạm liên quan có liên lạc khu vực – trong một số trướng hợp – toàn cầu và có thể chuyển nhanh chóng từ một phạm vi quyền hạn nầy đến một phạm vi khác để tối thiểu hóa rủi ro cho việc điều hành của họ.  Một đường lối khu vực có phối hợp vì thế rất quan trọng để đương đầu với họ,” phúc trình cho biết.

Nhưng phúc trình công nhận rằng cạnh tranh địa chánh trị giữa Trung Hoa và Hoa Kỳ “gây phức tạp cho việc phối hợp,” trong khi các quốc gia khu vực “tiếp tục tùy thuộc nặng nề vào những đáp ứng công lý đơn phương” với những vấn đề ở trong vùng.

Mặc dù một an ninh thông thường hay đường lối cảnh sát “chữa trị ngay những triệu chứng,” Nhóm Khủng hoảng kêu gọi chánh quyền cũng làm việc để giải quyết những nguyên nhân căn bản của tội phạm trong các đặc khu, “gồm có cai quản yếu kém và tham nhũng lan tràn, đó là chưa kể đến việc sẵn lòng hay mong muốn của một số phạm vi quyền hạn để ve vãn những đầu tư bất hợp pháp.”

 

ĐẬP TRÊN SÔNG MEKONG CỦA TRUNG HOA ĐƯỢC CHO LÀ LÀM CHO KINH TẾ Ở ĐÔNG NAM Á TỒI TỆ TRONG LÚC HẠN HÁN

(Chiana’s Mekong River Dams Expected to Worsen Southeat Asian Economies During Drought)

Buasawan Simmala and Christy Lee – Bình Yên Đông lược dịch

VOA – August 4, 2023

 

Đập Dachaoshan (Đại Chiếu Sơn) trên thượng lưu sông Mekong được chụp ở Dachaoshan, 

tỉnh Yunnan (Vân Nam), Trung Hoa.

 

WASHINGTON – Một trận hạn hán nghiêm trọng cùng với các đập của Trung Hoa ngăn chận sông Mekong khi Beijing (Bắc Kinh) hành động để đáp ứng với nhu cầu điện có nghĩa là một trong những con sông hùng vĩ nhất trên thế giới có lẽ phải đối mặt vời tình trạng thiếu nước nghiêm trọng vào mùa hè nầy.

Điều nầy sẽ trực tiếp tạo nên mất an ninh lương thực với năng suất thấp hơn do các vấn đề thủy nông và sụt giảm số phù sa giàu chất dinh dưỡng được Mekong mang đến.

Một cách gián tiếp, dòng nước sụt giảm sẽ ảnh hưởng đến các nền kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á (ĐNA) ở hạ lưu, theo các chuyên viên nói rằng việc mất mát thực phẩm từ Mekong sẽ nâng giá và gia tăng đói ăn, làm giảm năng suất của công nhân.

“Các chỉ số khí hậu đề nghị có đợt hạn hán nghiêm trọng đang phát triển trong Mekong,” Brian Eyler, học giả lão thành và giám đốc Chương trình ĐNA của Trung tâm Stimson, nói sau một sự kiện gần đây ở Washington về Mekong.

Sông Mekong là con sông xuyên biên giới lớn thứ 3rd của Á Châu, trải dài gần 5.000 km từ Trung Hoa qua 6 quốc gia nơi nó là nguồn thực phẩm chánh và phụ cho hàng triệu người.

 


Ly Van Bon, chủ của ao cá Bay Bon nằm trong sông Mekong, cho thấy cá tra đuôi đỏ trong ao cá của ông ở Cần Thơ, thủ phủ khu vực Mekong, Việt Nam, ngày 25 tháng 5 năm 2022.

Lề lối thời tiết El Nino đang phát triển trong mùa hè nầy được cho là sẽ làm giảm mưa, gây ra hạn hán nghiêm trọng và lớn lao làm giảm mực nước trong Mekong, theo các chuyên viên ở Trung tâm Stimson, trình bày việc đánh giá tình trạng sông hồi tháng qua.

Tình hình được cho là sẽ gia tăng bởi cách mà Trung Hoa sử dụng 11 đập của họ trên các nhánh thượng lưu của Mekong.

Trung Hoa lấy “nước ra khỏi sông trong mùa mưa và rồi trả trở lại trong mùa khô để sản xuất thủy điện,” Eyler nói.  “Điều đó làm gia tăng loại tình trạng hạn hán đang hình thành hiện nay.”

Ông nói thêm rằng Trung Hoa “cần phải công nhận rằng đòng chảy trong mùa mưa cần được vững chắc, và cho đến nay, Trung Hoa bác bỏ điều nầy.”

Trung Hoa đã lặp đi lặp lại lề lối từ nhiều năm.  Trong năm 2020, các đập của Trung Hoa lấy đi “rất nhiều nước” có thể được và giữ 10% nước từ Mekong, làm giảm dòng chảy của sông ở hạ lưu trong mùa mưa, Eyler nói.

Phát ngôn viên Tòa Đại sứ Trung Hoa Liu Pengyu ở Washington nới với Dịch vụ Triều Tiên của VOA hôm Thứ Năm rằng không có tin tức đặc biệt để chia sẻ về tình hình của mùa hè nầy.  Nhưng ông đã lưu ý rằng trong quá khứ, “cộng đồng khoa học quốc tế và Ủy hội Sông Mekong (MRC) đã phán quyết công bằng về vai trò của các đập trên thượng lưu của sông Lancang.”

 

Lãnh đạo từ Cambodia, Lào, Thái Lan và Việt Nam nắm tay trong buổi lễ khai mạc Thượng đỉnh Ủy hội Sông Mekong ở Hua Hin, 

5 tháng 4 năm 2010.

 

Trung Hoa gọi sông Mekong là Lancang.

Pengyu tiếp tục, “MRC đã công nhận trong phúc trình của họ rằng chuỗi hồ chứa trên sông Lancang chứa nước trong mùa mưa để dùng sau trong mùa khô, giúp duy trì dòng chảy đều đặn của Mekong.”  Ông nói thêm rằng Beijing đã cung cấp “tin tức thủy học quanh năm” về sông và thực hiện “những đóng góp để chia sẻ nguồn nước.”

MRC, một tổ chức liên chánh phủ khuyến khích hợp tác giữa các quốc gia Cambodia, Lào, Thái Lan và Việt Nam để quản lý nguồn nước dọc theo Mekong, đã mời Trung Hoa tham gia vào ủy hội, theo Anoulak Kittihoun, ngưởi cầm đầu văn phòng MRC.

“Chúng tôi đã mở rộng để Trung Hoa và Myanmar tham gia [ủy hội] từ lâu,” nhưng “họ vẫn không muốn tham gia,” Kittihoun nói.  “Họ nói họ đã gia tăng hợp tác.”

Kittihoun nói 2 quốc gia là đối tác đối thoại từ năm 1996 và đã tham dự vào việc thảo luận, các nghiên cứu hỗn hợp, các hội thảo công tác kỹ thuật và trao đổi cá nhân “để gia tăng sự hiểu biết giữa các quốc gia thượng và hạ lưu.”

Tuy nhiên, ông nói thêm, “Hầu hết các quốc gia ở thượng lưu có khuynh hướng có các quan điểm khác với các quốc gia ở hạ lưu về việc quản lý sông…  Nếu chúng ta nói về bắt buộc hay luật lệ, nó là một quan điểm khác.”

Hai đập lớn nhất của Trung Hoa, Xiaowan (Tiểu Loan) và Nuozhadu (Nọa Trát Độ), cả hai đều ở tây nam tỉnh Yunnan (Vân Nam), giữ nhiều nước hơn 53 đập được theo dõi bởi Theo dõi Đập Mekong (MDM), mà Eyler là người đồng cầm đầu.  Có 430 đập, 11 ở Trung Hoa, dọc theo toàn thể sông Mekong.

Một phụ nữ mua cá từ các lái buôn gần sông Mekong ở Phnom Penh ngày 4 tháng 1 năm 2023.

 

Sông rộng ra và chảy nhanh khi có nhiều mưa trong mùa mưa, từ tháng 6 đến tháng 11.  Nó thu nhỏ lại trong mùa khô từ tháng 12 đến tháng 5.

Khi có hạn hán, các đập của Trung Hoa chắn ngang sông làm cho tình trạng ở hạ lưu thêm tồi tệ, gây mất an ninh lương thực cho gần 60 triệu người trong các quốc gia như Cambodia, Lào, Thái Lan và Việt Nam dựa vào sông để có nông nghiệp và thủy sản.

Cambodia tùy thuộc nặng nề vào thủy sản trong Hạ Lưu vực sông Mekong để có chất đạm, và Việt Nam sản xuất khoảng 50% số gạo của quốc gia với nước ở Đồng bằng sông Cửu Long.

 

Một nông dân chuẩn bị một thữa ruộng trong tình Sóc Trăng ở ĐBSCL,

Việt Nam ngày 25 tháng 5 năm 2022.

 

Giá gạo của Thái và Việt Nam tăng vụt trong tháng 7 với hạn hán được mong đợi và sự gia tăng trong nhu cầu gạo toàn cầu.  Thái Lan và Việt Nam là quốc gia xuất cảng gạo lớn thứ 2nd – và thứ 3rd – sau Ấn Độ.

“Nếu có khủng hoảng an ninh lương thực, thì kỹ nghệ cũng thiệt hại như nhân công,” Eyler nói.  “Nếu không có thực phẩm trên bàn, thì anh không thể tăng trưởng kinh tế.  An ninh nước là một chuyện, nhưng nước chống đỡ cho an ninh lương thực của các quốc gia nầy.  Và [nếu] người dân bị đói, thì có cơ hội nào để tăng trưởng kinh tế?”

Từ khi có đại dịch, tăng trưởng kinh tế của một số quốc gia ĐNA đã trở thành một nơi thay thế hấp dẫn cho những hệ thống chuỗi cung cấp ở Trung Hoa hiện nay.

 

Monday, August 21, 2023

Đồng bằng sông Cửu Long bị sạt lở nghiêm trọng do cát tặc

 

Lê Thiệt /SGN
20/8/2023

 


Sạt lở bờ sông đe dọa tính mạng, tài sản người dân tại Thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu.

Ảnh: Lao Động

 

Ngày 20 Tháng Tám, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bạc Liêu cho biết, chỉ tính 3 năm gần đây, toàn tỉnh đã xảy ra 35 vụ sạt lở nhiều khu vực dân cư dọc tuyến sông Bạc Liêu – Cà Mau, “nuốt chửng” gần 200 căn nhà. Thiệt hại ước tính gần 23 tỷ đồng. Theo báo Lao Động, để hạn chế thiệt hại do sạt lở gây ra, tỉnh Bạc Liêu cần đến 3.400 tỷ đồng (hơn 142 triệu đôla Mỹ) để đầu tư xây dựng các công trình chống sạt lở cấp bách. Đó là chưa kể các công trình di dân tái định cư tại vùng sạt lở đến nơi an toàn. Thị xã Giá Rai là nơi có nhiều điểm bị sạt lở nghiêm trọng, đã cuốn theo một số công trình, nhà cửa của các hộ dân xuống lòng sông. UBND xã khuyến cáo người dân nên di dời khỏi khu vực sạt lở nguy hiểm, để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản. Tuy nhiên hầu hết người dân sinh sống nơi đây đều khó khăn, không có đất nơi khác nên họ chẳng biết di dời đi đâu. Việc này cũng nằm ngoài khả năng và trách nhiệm của chính quyền xã.

Nguyên nhân gây sạt lở mà ai cũng biết, đó là nạn cát tặc đã hoành hành ở các con sông vùng Đồng bằng Sông Cửu Long hàng chục năm nay. Có người nói bọn cát tặc như con rắn 9 đầu trong thần thoại, cứ chặt đầu này, nó mọc đầu khác. Cách hình dung đó nói lên sự bất lực của chính quyền, tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng chính quyền địa phương là 1 trong 9 cái đầu rắn đó.

 


Sạt lở bờ sông Trà Ôn – một nhánh của sông Hậu tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long làm 8 nhà dân bị kéo xuống sông – Ảnh: Tiền Phong

 

Một luật sư nhận định rằng, nói chính quyền “buông lỏng kỷ cương”, hay “không có biện pháp hữu hiệu” ngăn chặn nạn cát tặc là nói “trớ” đi nguyên nhân thật. Nhiều người dân cho biết khi họ phát hiện cát tặc lộng hành, gọi điện cho chính quyền địa phương, thì bọn cát tặc lẳng lặng rời đi, rồi công an xã, huyện mới tới. Y như chúng được thông báo “lánh mặt” trước vậy. Khi lực lượng công an xã rút về, chúng quay trở lại tiếp tục hút cát, như không có gì xảy ra. Điều này chỉ có thể giải thích rằng, bọn cát tặc đã “bắt tay ăn chia” với công an, UBND xã, huyện, làm cạn kiệt nguồn cát. Thế thì sạt lở là điều tất yếu xảy ra. Thêm nữa, hiện nay tuyến cao tốc Bắc – Nam đoạn qua khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang thiếu cát đắp nền làm ảnh hưởng tiến độ. Chính quyền trung ương đã cho phép khai thác cát trên sông Tiền, sông Hậu để làm cao tốc. Theo ý kiến của các nhà khoa học, nếu tiếp tục khai thác cát trên sông Tiền, sông Hậu sẽ làm trầm trọng sạt lở và sụt lún ở Đồng bằng sông Cửu Long. Do đó, không chỉ Bạc Liêu mới cần 3.400 tỷ đồng để chống sạt lở, mà các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đều cần, nên con số có thể lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng (!?) Có người ví chuyện cát tặc, khai thác cát làm cao tốc, rồi sạt lở, như chuyện con rắn đói quá ăn đuôi của nó. Rồi có một ngày, cả khu vực dân cư rộng lớn này sẽ đổ sụp xuống lòng sông, mang theo nhiều đô thị trù phú. Sẽ có nhiều người dân chết rồi mà vẫn không biết tại sao mình phải chết!

 

LymHa – Hà trung Liêm: Cát tặc ...quốc tặc của thời đại

 

Biên khảo: LymHa – Hà trung Liêm

Monday, November 21, 2016

Cập nhật tháng 8 năm 2023

Nhân lúc thời sự nóng bỏng về việc : Trung Quốc “âm mưu” gì khi xây phi đạo  ở đảo Tri Tôn?

Trung Quốc “âm mưu” gì khi xây đường băng ở đảo Tri Tôn?

https://docs.google.com/document/d/1WlCYj7agXIpXehAjvqcCxOnQjvshO4GS/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Chuyên gia: “Đường băng mới của Trung Quốc trên đảo Tri Tôn sẽ có sức tác động đáng kể với Việt Nam”

https://docs.google.com/document/d/17-1xVV0A4h3M0dcY-BO8nBimtm6QxqOA/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

 

Xin mời đọc lại biên khảo về cát..một nguyên liệu chính để bồi đắp..từ một "cồn cát" trở thành một đảo có thể xây dựng một phi đạo ngắn...

Biên khảo được phổ biến năm 2016 tại Blog chuyên đề Mekong-Cuulong

 


Điều quan trọng là đảo Tri Tôn, từ vị thế là một cồn cát nhỏ bé nổi thường trực trên biển trước năm 2013, nay trở thành một “đảo”, có diện tích vài chục ngàn mét vuông, tương tự các công trình đảo nhân tạo mà TQ đã xây dựng (từ 2013 đến 2017) trên các bãi đá đã chiếm của VN (1988) ở Trường Sa.

Đảo Tri Tôn là một cồn cát hình thành trên một rạn mặt bàn, có dáng hơi tròn, ở giữa lõm xuống và thường đọng 0,5 m nước. Chiều dài tính từ bắc xuống nam là 1.850 m, chiều rộng khoảng 800 m, độ cao bình quân chỉ 2 m. Khi thủy triều xuống, diện tích đảo có thể đạt đến 1,5 km² (xếp thứ ba về diện tích ở Hoàng Sa sau đảo Phú Lâm và đảo Linh Côn), song khi thủy triều lên thì thu hẹp chỉ còn 0,85 km². Xung quanh đảo là dải san hô khá rộng, từ 500 đến 1.000 m. Đảo thường bị ngập - đặc biệt là khi bão đi qua - nên cây cối khó phát triển. Vốn dĩ đảo Tri Tôn khô cằn, không có cây cỏ, song Trung Quốc đã chở đất và mang các thực vật như dừa, thông đuôi ngựa, bàng và phi lao ra trồng. Môi trường thay đổi đã thu hút thêm chim biển đến đảo.

I.               LỜI DẪN NHẬP

Câu chuyện về cát tặc, chưa hề là câu chuyện cũ mà nó là chuyện luôn mới hàng ngày trên quê hương Việt Nam. Bao nhiêu báo cáo khoa học của các nhà khoa học trong nước lẫn ngoài nước được báo chí đăng tải về đề tài khai thác cát trên các dòng sông và những hệ lụy của nó,  nhưng mấy ai là người quan tâm đến …  hay chính quyền chỉ  để ý đến để  “biết-hiểu” rằng dòng sông bị nạo vét cát dẫn đến những tai hại khôn lường trên quê hương vốn xinh đẹp với những dòng sông uốn khúc và những cánh đồng phù sa đầy màu mỡ đem lại nguồn sống cho hàng triệu dân cư với những cánh đồng ruộng lúa bạt ngàn .

Điều ấy ngày nay không còn nữa vì việc khai thác cát dưới lòng sông đã và đang tàn phá quê hương bởi những kẻ có quyền chức. Họ đang ngày đêm tạo nên những tai họa ngang hàng với thiên tai, nhưng lại do con người gây ra. Một loại nhân tai mà hậu quả kinh hoàng đôi khi còn thảm khốc hơn cả thiên tai!

Các “quan chức của dân” chắc chắn hiểu và biết những điều tai hại khi cho phép, bao che…bằng mọi cách để khai thác cát trên các dòng sông, những siêu xe tiền tỷ, những cô nhân tình trẻ đẹp, biệt thự tỷ đô là điều hấp dẫn cho những người mệnh danh là “vì dân” mà các quan chức ấy phải được gọi là “cát tặc” - một loại “quốc tặc” của thời đại ngày nay.

Những bài khảo cứu dưới đây và những tin tức báo chí ghi nhận được như lời kêu cứu, gióng lên tiếng nói tha thiết của dân nghèo chân chất chỉ biết phơi lưng dưới nắng mưa và luôn cầu nguyện cho mùa màng được đơm hoa, kết trái, nhưng những người nông dân tay lấm chân bùn này đâu biết rằng hàng ngày các “giới chức cầm quyền lo cho dân” đang là những người bao che cho hàng vạn, hàng vạn đoàn ghe tàu...hút cát, bán cát qua tận xứ Singapore giàu có, cũng không ngoại trừ việc bán cho cả kẻ thù truyền kiếp Trung Cộng  (qua đại công ty mua bán cát Alibaba)  đang dùng cát, đất  của quê hương bồi đắp xây dựng thành những hòn đảo nhân tạo trên chính ngay vùng biển Đông của Việt Nam, thu về hàng tỷ đô la lợi nhuận bằng của trời cho, là mạch sống của hàng triệu  dân lành Việt nam khốn khó.

 

II.             CÁT TẶC:  Việt Nam, Trung Quốc, Singapore, Lào, Miên, Thái Lan

Với bạn là một tảng đá, với tôi là một hòn đảo

"Chúng ta đã có nhiều khách hàng Trung Quốc. Họ đang xây dựng các tòa nhà lớn ở Vientiane, vì vậy họ cần rất nhiều cát và đá cuội," Air Phangnalay, người điều hành một công ty khai thác tại Lào cho biết. Trung Quốc là nguồn đầu tư lớn nhứt nước ngoài ở nước láng giềng Lào.

Trung Quốc hy vọng rằng bằng cách điền vào biển quanh các hòn đá của tất cả các loại đó có thể nâng cấp tình trạng pháp lý của họ. Sau cùng, một khi công việc được thực hiện, nó sẽ khó khăn để chứng minh mà tính năng ban đầu đã bắt đầu và kết thúc. Tuy nhiên, Trung Quốc chỉ đơn giản là nhìn vào những chứng cớ không chứng minh được một cách xưa cũ và đòi sở hữu là chín phần mười bằng pháp luật xây dựng trên các tính năng mang lại lợi ích thiết thực cho việc bảo vệ bờ biển Trung Quốc, ngư dân và các lực lượng hải quân và không quân và củng cố tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc bằng một sự hiện diện vật lý nâng cao nhân tạo.

Trung Quốc luôn mơ hồ về những gì tuyên bố của mình là nó dựa trên tính năng đất đai và những vùng biển mà cộng dồn vào chúng theo UNCLOS?  Hoặc hiện nó, sau bản đồ lịch sử cho thấy một "đường chín gạch ngang, đường lưỡi bò 9 đoạn" vòng quanh mép biển cũng khẳng định chủ quyền đối với nước mình? Trong biển này không rõ ràng, công việc cải tạo của Trung Quốc cung cấp các lợi ích thiết thực và mang tính biểu tượng. Nó cũng chỉ ra một lý do ít khi được trích dẫn tại sao Biển Đông là vấn đề. Chuyên gia dầu khí hiện nay thường nghi ngờ về sự giàu có sản lượng hiện diện của khí đốt, bên cạnh nó còn chứa một lượng cát đáng kể .

 

Cướp biển ăn cắp cát từ Cambodia

Nơi đây trước kia từng có đáy biển (seabed), khách sạn, sòng bạc và sân bay ngoài khơi bờ biển của Singapore. Nhưng khi các thành phố độc lập nhỏ với những đụn cát trên bờ biển của mình, mở rộng lãnh thổ của được một phần năm diện tích, diện tích gia tăng này nói lên  rằng Singapore đang mua trái phép đất, cát  thông qua các nguồn tham nhũng ở Cambodia.

Mới nhất về tuyên bố này là Associated Press, trong đó báo cáo nói rằng các tàu nước ngoài đã được phát hiện việc nạo vét cát ở Cambodia rõ ràng là để xuất khẩu. Việc nạo vét cát này, phần lớn bị cấm vào năm 2009 trên  lãnh thổ Cambodia, nhưng việc khai thác cát dường như vẫn tồn tại.

Một phóng viên của AP theo dõi đã phát hiện các tàu đăng ký của Hồng Kông, Việt Nam và Trung Quốc nạo vét cát ở Cambodia. Người dân địa phương tại một tỉnh ven biển nói đùa về việc “cát đi đến Singapore và dựng ở đó một lá cờ Cambodia”.

Một nhóm giám sát ở Vương quốc Anh, Global Witness, đã nổ lực rất nhiều  để phơi bày việc này.

Nhưng bất chấp lệnh cấm của chính phủ, nhóm cho biết tàu vẫn đang đào đất Cambodia và bán nó ra nước ngoài mà người dân Cambodia không có một nguồn lợi ích nào.

Mực nước biển dâng khắp vùng nhiệt đới Đông Nam Á có thể sẽ làm tăng nhu cầu trong tương lai cho đất cát, đổ dọc theo bờ biển để bồi đắp lại vùng  lãnh thổ bị mất.

Thái Lan là nước mới nhất để đề xuất một dự án như vậy: một "thành phố mới" tương lai đang gây tranh cãi gần Bangkok được xây dựng trên vùng bùn lầy thuộc Vịnh Thái Lan.

Lào, Miên cùng khai thác

Nạo vét đã được diễn ra trong nhiều năm dọc theo sông Mekong, nhưng quy mô công nghiệp là tương đối mới, với Lào, là nơi mở ra một loạt các dự án xây dựng mới trong một  đất nước còn ngủ quên, nhiều người trong số họ được tài trợ bởi các công ty Trung Quốc.Từng đoàn xe chở ngũ cốc và từng đoàn xe tải cát bằng xe tải, một phần sông Mekong trên đất Lào đang được nạo vét cát để xây dựng - một mặt hàng luôn luôn hút hàng bởi sự bùng nổ xây dựng do Trung Quốc đứng đầu ở thủ đô Vạn Tượng. Nhưng những lỗ hổng ở lòng sông chẳng những làm hư hại đường thủy mà còn  tác hại đến điều quan  trọng là thức ăn cho hàng trăm ngàn ngư dân và nông dân ở các nước nghèo. "Hôm nay, nó phức tạp hơn để chúng tôi đi lấy nước cho cây trồng," DeamSaengarn nói với AFP từ bờ các sông bùn, mô tả như thế nào là những con đường dốc nhẹ nhàng (thoai thoải) của nó đã nhường chỗ cho đường kè dốc. Người mẹ 36 tuổi đứng trước hai câu hỏi câu hỏi hóc búa về phát triển của Lào: cô phụ thuộc vào $ 10 tiền lương hàng ngày của một công ty khai thác cát, nhưng cũng sống dựa trên dòng sông cô đang “lừa gạt”  đôi mắt cô. "Chúng tôi thực sự cần nước này," cô nói thêm buồn bã, nhỏ giọt mồ hôi khi cô tách đá từ núi trầm tích  chất đống trên bờ. Tất cả các ống xung quanh ống cống công nghiệp và máy xúc hút từ đáy sông Mekong, khắc thành những hố tròn như mặt trăng vào nền đáy của dòng sông đang chảy quanh co qua hầu hết các quốc gia không có biển. Đó là một câu chuyện quen thuộc ở một đất nước mà nguồn tài nguyên thiên nhiên đang dần bị cướp đi  của các doanh nghiệp  phần nhiều Trung Quốc - dưới cái nhìn của các nhà lãnh đạo cộng sản không có mất đồng nhỏ nào, nhưng tiền mặt từ nước ngoài thì lúc nào cũng được chào đón.

Cát, một nguồn tài nguyên không hào nhoáng và dường như vô tận, là thành phần chính trong việc pha trộn xi măng và là bàn tay vô hình đằng sau sự bùng nổ của các thành phố trên toàn thế giới. Trung Quốc là nước tiêu thụ hàng đầu nuốt hơn 60 phần trăm sản lượng toàn cầu và sử dụng cát nhiều hơn trong bốn năm so với Hoa Kỳ đã làm trong toàn bộ thế kỷ 20.

 

III.         NHỮNG DÒNG SÔNG MẤT CÁT

1.     Miền Bắc - Ở phía Bắc: một sông Hồng xói mòn

Nhiều phần dọc bờ sông Hồng, sông lớn nhất miền Bắc của Việt Nam, đang bị xói mòn. Kể từ tháng 10 năm 2006, hơn 20 căn nhà tại phường Ngọc Thụy một mình của quận Long Biên của Hà Nội đã giảm xuống sông vì sạt lở đất. Cư dân địa phương cho biết những vụ lở đất đã đột nhiên trở nên nghiêm trọng trong hai năm qua.

Du lịch dọc sông Hồng từ Lào Cai về biên giới với Trung Quốc qua các thành phố Yên Bái, Phú Thọ, Hà Tây, Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, người ta có thể thấy rằng lở đất đang đáng báo động. Hàng trăm ngôi nhà và khu vườn đã bị nuốt chửng bởi dòng sông.

Đỗ Ngọc Thiện, Phó giám đốc Cơ quan Quản lý đê điều (một đơn vị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, việc nạo vét cát là một nguyên nhân quan trọng của vụ lở đất dọc hai bên bờ sông Hồng. Theo ông Thiện, nạo vét trái phép cát, sỏi từ các sông không chỉ làm sạt lở đất ngay tại chỗ mà còn gây ra sự thay đổi dòng chảy con sông này, gây sạt lở đất đến nơi khác cách xa các mỏ cát.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Tây, sông Hồng và Đà chảy 105 km qua địa bàn tỉnh. Chính phủ đã phân bổ hàng trăm tỷ đồng cho tỉnh để đối phó với sạt lở đất. Đầu năm nay, các tỉnh nhận bổ sung 30 tỷ đồng cho công tác này, nhưng các vụ lở đất là tồi tệ hơn và tồi tệ hơn.

Tại sao vậy? Các chuyên gia nói rằng các vụ lở đất hiện tại khác nhau với các năm trước. Trong quá khứ, các bờ sông đã bị xói mòn dần. Còn hiện nay, một khối lượng lớn đất đột nhiên rơi tụt xuống sông. Nó có nghĩa là lỗ hổng lớn đã xuất hiện bên dưới bờ của lòng sông và các lỗ là do nạo vét cát.

 Hàng trăm các công trường  nạo vét cát đang chạy dọc theo sông Hồng, từ Hà Nội đến Hà Tây, Phú Thọ, Yên Bái, Nam Định và Thái Bình. Nhiều người trong số họ là bất hợp pháp.  Ngoài ra, hàng trăm tàu  thuyền cát thu hút được việc làm dọc theo sông. Nhiều thuyền hút cát chỉ cách bờ sông 20 - 30mét từ và nhiều phần bờ đê đã trở thành "kho cát”.

Đỗ Ngọc Thiện từ Cục Quản lý đê điều cho biết rằng có rất nhiều lý do sạt lở đất dọc theo bờ sông Hồng nhưng lý do lớn nhất là việc nạo vét cát trái phép.

Theo ông Thiện, khai thác bất hợp pháp vi phạm tất cả các quy định về nạo vét cát. Họ hút cát sâu từ đáy sông và thậm chí từ các bãi bồi đắp phù sa, làm thành những lỗ hỗng lớn bên dưới bờ sông.

Ông Thiên nói rằng nạo vét cát có thể ảnh hưởng đến dòng chảy của nước vì vậy ngay cả những nơi được bảo vệ bởi bờ kè, đê có thể bị sạt lở. Do đó Chính phủ sẽ phải đầu tư hàng tỷ đồng mỗi năm để sửa chữa và nâng cấp đê sông.

Các đại biểu Quốc hội đề cập đến sạt lở nghiêm trọng dọc theo sông Hồng, gọi họ là một mối đe dọa đến đời sống và sinh kế của người dân sống dọc theo sông, tại phiên họp của cơ quan lập pháp vào tháng Sáu.

Không chỉ sông Hồng đang bị đe dọa bởi việc nạo vét cát trái phép. con sông lớn khác ở phía Bắc đang ở trong một tình huống tương tự, bao gồm sông Đáy, Thái Bình, Cầu và sông Đào ở tỉnh Nam Định.

Bất chấp lệnh cấm của các cơ quan chức năng, hàng chục tàu cuốc vẫn “điên cuồng” hút cát bất kể ngày đêm trên sông Hồng đoạn chảy qua hai quận Hoàn Kiếm và Long Biên (Tp Hà Nội). Cục Quản lý đường thuỷ nội địa Việt Nam cũng khẳng định, hiện chỉ có một doanh nghiệp đủ điều kiện khai thác, nhưng thực tế con số này còn cao gấp nhiều lần và chưa được các cơ quan chức năng “ra tay” xử lý dứt điểm

(Sông Hồng đang “oằn mình” trước nạn cát tặc năm 2016 - Tháng Mười 24, 2016)

 

2.     Miền Trung: Ở Trung Việt Nam, huyền thoại 'sông Hương' rỉ máu

Sông Hương, một biểu tượng của thủ đô cổ xưa của Huế, cũng đang bị nạo vét cát trái phép. Việc nạo vét bắt đầu khoảng bốn năm trước. Bây giờ nó diễn ra cả ngày lẫn đêm, đặc biệt gần các làng Thủy Bằng, Hương Thọ, Phú Thanh, Phú Mậu, Hương Vinh, Hương Phong. Hàng trăm tàu lớn, sà lan và tàu nhỏ đang bận rộn cả ngày, bảy ngày một tuần vận chuyển cát từ các công trường  nạo vét. Trong mùa cao điểm xây dựng, từ tháng 4 đến tháng 7, hàng trăm ngàn mét khối cát được khai thác từ sông Hương.

Do khai thác cát, gần 5km bờ sông Hương đã bị xói mòn, đe dọa cuộc sống của hàng trăm gia đình và nhiều đê điều, công trình xây dựng và đặc biệt là một số di tích lịch sử trên bờ sông.

Theo báo chí địa phương, đường Minh Mạng, con đường lưu thông cho khách du lịch kết nối với các lăng mộ của các vị vua Minh Mạng, Thiệu Trị và Gia Long và các hoạt động du lịch tại Điện Hòn Chén và chùa Thiên Mụ, hai điểm du lịch nổi tiếng  tại thành phố Huế, đã bị thiệt hại từ năm 2003 sau khi có 6 doanh nghiệp nạo vét cát được đặt dọc đường.

Trần Khánh Vy, một du khách Việt-Úc, nhận xét sau khi tham quan Điện Hòn Chén rằng "cát nạo vét ở đây có vẻ rất ngẫu nhiên. Tôi thấy không có dấu hiệu đánh dấu các hố cát nhưng nhiều sà lan làm việc gần Hòn Chén. Ngay cả những âm thanh từ các sà lan làm phiền khách du lịch rất nhiều "

Cư dân địa phương đã cố gắng để ngăn chặn khai thác cát nhưng họ đã thất bại. Ngay cả công an  địa phương không thể ngăn chặn chúng.

Tại Thiên Huế - Ủy ban nhân dân Huế năm 2001 ban hành quy định về nạo vét cát cho phép khai thác cát từ  30 đến 50 mét từ bờ sông. Cụ thể trên sông Hương, việc nạo vét phải được cách xa từ bờ sông ít nhất 50 mét, từ đê điều và thoát nước, cầu cống và ít nhất 500 mét từ di tích lịch sử ít nhất 100 mét. Các quy định được bỏ qua; cát được khai thác, nạo vét ở khoảng cách 10 mét từ các bờ sông khắp mọi nơi.

Theo các phương tiện truyền thông địa phương, nạo vét cát cũng đang lan tràn tại nhiều con sông khác ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên, như sông Mã (Thanh Hóa), sông  Ngân Phố (Hà Tĩnh), sông Thạch Hãn (Quảng Trị), sông Vĩnh (Đà Nẵng), sông Hà Thanh (Bình Định), các dòng sông Lam và Hiếu (Nghệ An), sông Trà Khúc, Trà Bồng và sông Vệ (Quảng Ngãi), sông Krông Ana và Krông Pack (Đắk Lắk), sông Cai (Khánh Hòa).

 

3.     Miền Nam

·        Ở phía nam, sông Đồng Nai và sông Cửu Long “cùng chết” do nạo vét cát

Đồng Nai, sông lớn thứ hai ở miền Nam Việt Nam, chạy 800 km qua 12 tỉnh, thành phố. Nó cũng là nạn nhân của việc khai thác cát. Cát đã được khai thác trong nhiều năm ở phần trên của con sông, phần qua các tỉnh Tây Nguyên Lâm Đồng, Bình Phước và Đồng Nai, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường nước và hệ thống sinh thái của Vườn Quốc gia Cát Tiên.

Chính quyền địa phương đã cấp giấy phép nạo vét cát để hàng chục công ty và thiết lập các điều kiện cụ thể về hoạt động của họ, nhưng không ai thực sự kiểm soát chúng. Hầu hết các tàu hút bùn cát khai thác vượt quá giấy phép của họ và vi phạm các quy tắc.

Không ngạc nhiên, giống như sông Hồng của Hà Nội và sông Hương ở Huế, bên bờ sông Đồng Nai đang bị xoáy mòn. Nghiêm trọng hơn, các hoạt động nạo vét cát được làm tổn hại đến 90 km bờ sông ở Vườn quốc gia Cát Tiên. Công viên đã yêu cầu chính quyền địa phương  đối phó với tình hình này, nhưng nó đã không nhận được phản hồi ấm áp của chính quyền.

Ủy ban sông Đồng Nai nói rằng con sông này đang bị ô nhiễm và ô nhiễm trở nên tồi tệ từ thượng nguồn đến hạ nguồn trong khi những thiệt hại cho đa dạng sinh học tăng từ hạ lưu đến thượng nguồn. Một trong những lý do chính là cát nạo vét.

Ủy ban này cho rằng, lợi nhuận mà chính quyền Lâm Đồng kiếm được từ cát (khoảng 5 triệu đồng mỗi tháng từ một công ty) là nhỏ so với những hậu quả thiệt hại gây ra do nạo vét cát sông Đồng Nai và Vườn Quốc gia Cát Tiên.

Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới (WWF) Việt Nam năm ngoái đã báo cáo rằng lở đất dọc theo sông Đồng Nai ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là phần trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, nơi nạo vét cát là không kiểm soát được. Sạt lở đất gây thiệt hại hàng chục trị giá hàng tỷ đồng cho Lâm Đồng.

Cát nạo vét gần đây đã phát triển vượt  qua địa bàn tỉnh Đồng Nai, phục vụ nhu cầu cần cát xây dựng tại  Thành phố Hồ Chí Minh, các khu công nghiệp và các dự án phát triển đô thị dân cư mới.

Các con sông lớn khác trong khu vực phía Nam đang bị tổn hại bởi nạo vét cát, trong đó có sông Sài Gòn thành phố Hồ Chí Minh, sông Cổ Chiên tỉnh Vĩnh Long, Tiền và sông Hậu, hoặc những nhánh hạ nguồn (thấp) của sông Cửu Long, đặc biệt là các khu vực gần thành phố Cần Thơ, tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Vĩnh Long. Trong khu vực này, tình hình khai thác đã trở nên quan trọng để xuất khẩu phục vụ nhu cầu bành trướng và phát triển của Singapore sau lệnh cấm vận của Cambodia vào xuất khẩu cát tháng năm.

Tại tỉnh Vĩnh Long, hơn 500 vụ sạt lở đất được ghi nhận, tổng cộng 10 km bờ sông đe dọa gần 5.000 gia đình. Các kế hoạch của nhà cầm quyền địa phương để xây dựng 25 khu tái định cư 2010-2015 cho 1.720 gia đình đã bị mất nhà cửa do sạt lở đất. Vĩnh Long và Cần Thơ đã phải đầu tư hàng chục tỷ đồng để xây dựng đê điều.

Trong những năm gần đây, hơn 30 người ở đồng bằng sông Cửu Long đã được báo cáo chết vì lở đất; năm con đường, sáu làng và hàng ngàn nhà cửa bị cuốn trôi.

XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP