(The Precarious State of the Mekong)
Nicholas Muller – Bình Yên Đông lược dịch
The Diplomat – November 24, 2022
Một phụ nữ bán cá trong thành phố Kratie ở Cambodia. [Ảnh: Nicholas Muller]
Vào tháng 6, nhóm của Hogan hoàn tất một kỳ công lịch sử. Họ bắt và thả một con cá đuối Mekong lớn nhất kỷ lục, và có thể là cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới, trên một đảo nhỏ, Koh Preah, phía nam của Stung Treng.
“Cần có thêm hành động bảo tồn,” ông nói. “Nhiều chủng loại biểu tượng nhất của Mekong đang gặp rủi ro tuyệt chủng. Sự hiện diện của con vật lạ thường và có nguy cơ tuyệt chủng cao nầy, trong vùng hỗ trợ cuộc sống và an ninh lương thực của hàng triệu người, cho thấy như ban ngày sự cần kíp của các chương trình bảo tồn và những lợi ích tiềm tàng để chánh phủ, các nhà khoa học, và các cộng đồng địa phương cùng nhau để bảo vệ những kỳ quan của Mekong.”
Mặc dù có những khó khăn nầy, Hogan cố gắng để thấy một số điểm sáng trong khúc sông Mekong ở Cambodia: “Nhiều yếu tố khác nhau định nghĩa sức khỏe của sông: phẩm chất nước, chế độ chảy tự nhiên, sự nối kết, lượng phù sa, năng suất thủy sản, và tình trạng đa dạng sinh học. Phần lớn Mekong ở Cambodia vẫn chảy tự do, thủy sản vẫn là nguồn dinh dưỡng và cuộc sống quan trọng lạ thường, và các chủng loại biểu tượng – như cá tra dầu Mekong, cá đuốikhổng lồ, và cá heo Irrawaddy – vẫn tồn tại, mặc dù chúng đối diện với những thách thức.”
Tường thuật về Mekong của Trung Hoa, thiếu dữ kiện
Trong một nỗ lực xông xáo để gây ảnh hưởng dư luận, Trung Hoa tiếp tục thúc đẩy những tường thuật sai về sức khỏe của sông Mekong. Họ đã phóng đại lợi ích của các đập, hy vọng để phản chiếu chỉ trích về thiệt hại mà chúng gây ra, và thay vào đó đổ thừa phần lớn cho thay đổ khí hậu. “Tôi lo ngại về các phản ứng tự động và thiếu suy nghĩ đối với mọi thứ xảy ra ở hạ lưu phù hợp với đàm luận ở thượng lưu của Trung Hoa,” Eyler nói.
Ông nói tường thuật phổ biến nhất là các đập của Trung Hoa ở thượng lưu là một lợi ích công cộng khu vực bằng cách “trữ nước trong mùa mưa và xả nước trong mùa khô cho các quốc gia ở hạ lưu. “Không ai yêu cầu việc đó,” ông nói.
Các quốc gia hạ lưu không đồng ý với tường thuật của Trung Hoa về sông.
“mặc dù ảnh hưởng của thay đổi khí hậu trong lưu vực Mekong đã được ghi nhận đầy đủ, nhấn mạnh quá đáng đến yếu tố nầy gây rủi ro che khuất hay ngay cả xóa đi sự tranh cãi về việc phát triển thủy điện Mekong,” Eyler nói. “Trung Hoa đơn phương áp đặt các tường thuật che khuất hình ảnh phức tạp là một phần của vấn đề, không phải là chữa trị.”
Hành khách lên xe lửa Lào-Trung Hoa mới ở Boten, thượng Lào.
Xe lửa mới nối Kunming (Côn Minh), Trung Hoa với Luang Prabang
và thủ đô Vientiane của Lào
và đã thay đổi lớn lao sự nối kết và địa dư của thượng Lào.
[Ảnh: Nicholas Muller]
Năm nay, có một số ánh sáng le lói của tiến bộ. Trung Hoa bắt đầu hứa chia sẻ thêm tin tức và hợp tác thêm với hạ lưu, bắt đầu trước khi có MDM.
Eyler nói rằng nay MDM đã hoạt động, và MRC có nhiều tin tức hơn về cách thức các đập quan trọng trong hệ thống được điều hành, Trung Hoa đã hừa chia sẻ thêm dữ kiện và gia tăng hợp tác để nghiên cứu hỗn hợp về việc quản lý sông trong tương lai với tần suát gia tăng. “Tất cả các quốc gia Mekong đối mặt với những được-mất nầy và chia sẻ trách nhiệm đối với tình trạng của sông. Do đó, cách chữa trị cho sông Mekong đang chết phải bắt đầu với phân tích lâm sàng và thành thật trao đổi giữa các quốc gia duyên hà,” Eyler nói.
Để trám khỏng trống tin tức, Eyler nói MDM đang cung cấp tin tức về các đập của Trung Hoa, và các đập lớn nhất trong hệ thống. “Nhưng không có gì tốt hơn là thứ thiệt, vì thế Trung Hoa cần phải cung cấp tin tức cho hạ lưu để trám khoảng trống vô cùng quan trọng với dữ kiện thật sự thay vì dữ kiện được ước tính qua kỹ thuật viễn thám vệ tinh,” ông nói thêm. “Chúng tôi nghĩ rằng nỗ lực của chúng tôi đã vẽ một hình ảnh đầy đủ hơn, nhưng không phải như vậy. Và một hình ảnh hoàn hảo có thể được vẽ với sự hợp tác tốt hơn với Trung Hoa.”
Nhà được xây cho người dân dời cư bởi các dự án xây cất của Trung Hoa ở thượng Lào. Thường khó khăn cho người dân trong các cộng đồng để làm việc mà không đến được đất canh tác hay Mekong mà họ từng có. [Ảnh: Nicholas Muller]
Khu Tam giác Vàng ở Thái Lan: Chiang Saen và Chiang Khong
Chiang Sean, ở trung tâm của Tam giác Vàng nơi 3 quốc gia gặp nhau, nằm ở giao lộ quan trọng của Mekong. Vùng có tác dụng như một thước đo then chốt cho toàn thể hạ lưu vực Mekong đối diện với Lào. “Dùng dữ kiện vệ tinh 1992-2019 và dữ kiện mực nước hàng ngày ở Chiang Saen, Thái Lan, phúc trình tháng 4 năm 2020 của Eyes on Earth nhấn mạnh đến sự nối kết giữa hạn hán chưa từng thấy trong mùa mưa ở hạ lưu Mekong trong năm 2019 và việc hạn chế một số lượng nước lớn lao của các đập Trung Hoa ở thượng lưu để ưu tiên hóa việc bán thủy điện,” Eyler nói.
Năm nay, dữ kiện đề nghị rằng một số lớn nước vẫn thiếu ở Chiang San vì các đập. Theo Eyes on Earth, “vẫn còn 50% nước trong sông nhiều hơn cái hiện được quan sát.”
Ở một cảng nhỏ ở Chiang Saen, Thái Lan ở phía bắc tam giác,
các ngư dân mang hàng hóa đến các nơi khác của sông và đến Lào.
[Ảnh: Nicholas Muller]
Hậu quả đối với khúc sông nầy là thuế nặng: dân số của cá khổng lồ Mekong nổi tiếng đã tụt giảm trên 50% chỉ trong 2 thập niên. Không có nơi nào rõ hơn Chiang Khong, nơi một số hố sâu hiện hữu trong toàn thể Mekong để cá bông lau đẻ trứng. Cá bông lau hư truyền được xem với sự tôn kính trong văn hóa Thái. Tuy nhiên, những ngày sinh sản nhiều của nó đã qua, và các sự kiện khí hậu đã làm trầm trọng những khó khăn cho người dân ở đây. “2019, 2020, và 2021 là những năm khó khăn với hạn hán kéo dài và chúng tôi hiếm còn thấy những loại cá đó nữa,” một ngư dân địa phương nói với The Diplomat.
Mặc dù một số người trên Mekong cảm thấy bất lực để ảnh hưởng thay đổi dọc theo khúc sông của họ, Eyler nói rằng có những ổ đề kháng thành công đối với đập và các dự án xây cất và rằng Thái Lan hòa hợp vào quan tâm của cộng đồng nhiều nhất. “Anh thấy các loan báo chánh thức của các giới chức nước Thái về ảnh hưởng môi trường của các đập trên dòng chánh Mekong có thể được xây ở Lào và ở Trung Hoa đối với thủy sản và cuộc sống của cộng đồng, nhất là dọc theo biên giới Thái-Lào,” ông nói.
Một ngư dân trên sông Mekong ở Chiang Khong, Thái Lan,
một khúc sông nổi tiếng về cá tra dầu Mekong. [Ảnh: Nicholas Muller]
“Chúng tôi nghe về các đập được xây ở thượng lưu và bắt đầu thấy những thay đổi. Trước đây, không có nghèo khó dọc theo sông Mekong. Chúng tôi có thể đánh cá đễ hỗ trợ mình, và trồng nhiều loại hoa màu khác nhau trong đất phì nhiêu, trong quá khứ cá tra dầu đến để đẻ trứng và sinh sản. Nguyên nhân chính của việc mất mát số cá đánh được là các đập ở thượng lưu,” Niwat Roykaew, trong một cuộc phỏng vấn sau khi đoạt Giải Tượng vàng Môi trường 2022.
Là một thầy giáo biến thành nhà hoạt động từ Chiang Khong, Niwat nói người dân hiên nay đang chật vật để canh tác ở trong vùng. Việc vận động của Niwat và các cộng đồng Mekong mang lại kết quả là chấm dứt dự án phá nổ ghềnh thác thượng lưu Mekong do Trung Hoa cầm đầu, phá hủy khoảng 400 km của Mekong để đào sâu lòng lạch thủy vận cho các tàu hàng của Trung Hoa đi xuống hạ lưu.
Tuy nhiên, không phải tất cả trận chiến đều thắng: Trong tháng 8, một tòa án Thái đã bác đơn kiện liên quan đến một công ty đã xây đập Xayaburi.
Các dự án xây cất mới của Trung Hoa trong vùng từng xa xôi ở thượng Lào
đã biến đổi lớn lao khu vực. [Ảnh: Nicholas Muller]
Phân tán ưu tiên khí hậu, lo ngại an ninh lương thực
Theo Eyler, “Không thể tránh khỏi rằng khu vực Mekong sẽ cảm nhận ảnh hưởng của thay đổi khí hậu qua nước, kể cả bất an lương thực, và sẽ ảnh hưởng cuộc sống qua nghèo khó và gia tăng di dân. Nó sẽ trở nên khó khăn lũy tiến vì ảnh hưởng khí hậu trở nên nghiêm trọng hơn, mà chúng được dự đoán. Tuy nhiên, những quốc gia nầy đã phân tán các ưu tiên và các lo ngại tức thời.”
Lào là con chiên ghẻ trong số 4 quốc gia. Eyler nói rằng chánh phủ Lào không bày tỏ nhiều lo ngại mà các quốc gia Mekong khác bày tỏ về các hoạt động dọc theo Mekong. “Họ lo ngại về an toàn của đập, và quản lý bộ đập nầy mà nay họ mang thêm lợi tức vào một cách hiệu quả. Thật sự là có việc phân tán về mặt ưu tiên hóa việc sử dụng và khai thác nguồn nước Mekong ở Lào so với 3 quốc gia khác,” ông nói.
Các nhà sư đi đến một ngôi chùa ở Si Phan Don, hạ Lào. [Ảnh: Nicholas Nuller]
XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP
Đối với Việt Nam, đường lối thì khác. “Lo ngại của Việt Nam về ĐBSCL, vì thế anh mang vào thêm ảnh hưởng thay đổi khí hậu và khả năng đứng vững của đồng bằng là một không gian đứng vững không thể nghi ngờ trong 1 thế kỷ sắp tới,” Eyler nói. Có nhiều lo ngại tức thời liên quan đến thủy sản và liên quan đến sụp đổ bờ sông. “Có quá nhiều bờ sông ở đồng bằng hiện nay đang đổ xuống nước và nhà cửa của người dân bị hủy hoại. Lo ngại nầy có vẻ được chú trọng đến việc duy trì sự toàn vẹn của đất, phẩm chất nước, và năng suất của đồng bằng,” ông nói.
Đồng bằng sinh lợi lâu dài, một số người gọi là chén cơm của Á Châu, cung cấp 90% gạo xuất cảng của Việt Nam và là nơi cư trú cần thiết cho nhiều loại cá đang bị đe dọa. Theo một bài viết trong Science, “Chỉ một vài thập niên dưới ảnh hưởng của con người và việc quản lý không khả chấp tài nguyên thiên nhiên của lưu vực sông Mekong, ĐBSCL đang giảm sút nhanh chóng. Hầu hết đặc tính tự nhiên của mặt đất, nơi cư trú của 17 triệu người và một sức mạnh kinh tế, có thể chìm xuống mặt biển vào năm 2100.”
Ngày nay, nó là một trong những đồng bằng chịu rủi ro nhất trên thế giới, nhất là nhạy cảm với thay đổi khí hậu. Những thách thức đối mặt với ĐBSCL thì cấp thời: sụt lún và tiếp tục khai thác nước ngầm là những đe dọa đáng kể, giảm khả năng trữ nước lụt trong ĐBSCL. Váo đầu tháng 10, các phúc trình ở Cần Thơ cho thấy ngập lụt tàn khốc.
Ở ĐBSCL, sụt lún đất đang làm cho đời sống khó khăn hơn cho nông dân và cư dân
khiến nhiều người phải di chuyển đến các thành phố lớn. [Ảnh: Nicholas Muller]
Di cư khỏi đồng bằng
Qua nhiều thập niên, viễn cảnh mờ mịt ở đồng bằng đã buộc nhiều làn sóng phần lớn là người trẻ đến thành phố Hồ Chí Minh (nay với dân số trên 9 triệu) và đến các vùng đô thị khác ở Việt Nam. Eyler dự đoán chiều hướng nầy sẽ tiếp tục. “Đã có quá nhiều người sống ở đồng bằng, và họ được đưa đến đó qua các chương trình cưỡng bức di dân bởi người Pháp, người Mỹ và bởi chánh phủ hiện nay vì những mục đích và chức năng khác nhau,” ông nói. Áp lực nặng nề lên khung cảnh của đồng bằng khiến nó có dân số đông hơn bất cứ nơi nào khác của Mekong.
Việt Nam biết sự nghiêm trọng của vấn đề họ đối mặt. Di dân đáng kể khỏi đồng bằng, nhất là trong thập niên vừa qua, là một điều dị thường trong một quốc gia trải qua việc tăng trưởng dân số đô thị nhanh chóng. Đời sống trở nên khó khăn nhiều hơn ở nhiều nơi rộng lớn của đồng bằng vì một số lý do: đất canh tác tồi tệ hay trở nên không thể canh tác vì nước mặn xâm nhập ở vùng ven biển và ô nhiễm nặng nề, cùng với việc thiếu nước quan trọng. Nông dân thường phải vay nợ để giữ cuộc sống của họ, nhưng nhiều người đang chìm váo nợ nần như đất đang chìm xuống biển.
Một ngư dân ở Si Phan Don, hạ Lào,
thu hoạch cá vào cuối ngày từ một cái rọ được đặt trước đó.
[Ảnh: Nicholas Muller]
Phẩm chất nước kém là một vấn đề đang gia tăng trong Mekong, cấp thời trong đồng bằng chịu áo lực nước. Theo phúc trình Nước 2020 của Liên Hiệp Quốc, thay đổi khí hậu được dự đoán “làm trầm trọng thêm việc suy thoái phẩm chất nước do kết quả của nhiệt độ nước cao hơn, và giảm mức oxygen hòa tan gây ra sự sụt giảm khả năng tự thanh lọc của các vùng nước ngọt.” Phúc trình nói thêm, “có thêm rủi ro ô nhiễm nước và ô nhiễm chất gây bệnh do lũ lụt hay nồng độ chất ô nhiễm cao hơn trong lúc hạn hán.”
“Ảnh hưởng của các đập và quy hoạch kém đang xảy ra ở đồng bằng hiện nay đang đẩy khung thời gian mà Việt Nam có để thích ứng. Nó là sóng cồn sẽ xảy ra càng ngày càng nhiều, điều đó sẽ ảnh hưởng thành phố đang chìm,” Eyler nói. “Những thủy triều nầy sẽ càng ngày càng đẩy xa hơn váo đất liền cho đến khi cơn giông phá vỡ các chướng ngại ven biển để vào thành phố, và rồi nước sẽ ở đó trong một thời gian dài.”
Một người đàn ông bắt cá bằng rọ trên sông Mekong. [Ảnh: Nicholas Muller]
Những người ở lại ĐBSCL, gồm có nhiều người Việt Nam lớn tuổi, sẽ không có sự chọn lựa mà phải thích ứng đời sống và các phương pháp canh tác của họ để sản xuất nông nghiệp có giá trị cao hơn. Eyler thấy một số hứa hẹn trong các dự án tiên phong và một số chuyển biến đang xảy ra như canh tác thẳng đứng, sẽ sản xuất rau cải ôn đới ở đồng bằng, và sản xuất chocolate. “Có thời gian để quản lý điều nầy, đồng bằng sẽ không biến mất trong 20 năm, vì thế có lẽ có 1 thế kỷ để làm việc nầy và khuyến khích chuyển tiếp và người Việt Nam có điều đó về phía họ,” ông nói.
Vào tháng 9, theo một thông báo báo chí của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Đặc sứ Đặc biệt của Tổng thống về Khí hậu John Kerry thăm Việt Nam và gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính “về hợp tác để chống khủng hoảng khí hậu như một trụ cột của mối liên hệ.” Kerry nói, “Hoa Kỳ cam kết làm việc với các quốc gia G7 và các nước khác để hỗ trợ việc chuyển tiếp năng lượng đầy tham vọng và chính đáng và thích ứng thay đổi khí hậu ở Việt Nam.”
Gần đây hơn, vào ngày 20 tháng 11, sau thượng đỉnh APEC ở Bangkok, Hoa Kỳ loan báo ngân quỹ mới cho các dự án năng lượng sạch mới và các sáng kiến phát triển kinh tế khác (JUMPP) cho khu vực Mekong. Phó Tổng thống Kamala Harris nói, “Đặc biệt, chúng tôi biết rằng khủng hoảng khí hậu là một đe dọa thật sự cho các cộng đồng dựa vào sông Mekong. Ở Thái Lan, ở Việt Nam, Lào.”
[Xin xem tiếp Phần 3]
No comments:
Post a Comment