(MRC improves monitor plans, int’l integration of commission)
Ry Sochan – Bình Yên Đông lược dịch
Phnom Penh Post – 28 November 2022
Thành viên Hội đồng MRC trong phiên họp ngày 23 tháng 11 năm 2022.
Hội dồng Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission (MRC)) trong tuần qua đã chấp thuận một cặp sáng kiến quan trọng nhằm để phối hợp tốt hơn và cải thiện các nỗ lực toàn lưu vực để theo dõi và bảo vệ sức khỏe của thủy lộ quan trọng nhất và lớn nhất Đông Nam Á,” MRC nói trong một thông báo báo chí hôm 28 tháng 11.
Vào ngày 23 tháng 11, để chuẩn bị cho phiên họp thứ 29th của hội đồng MRC, các đại diện của các quốc gia thành viên MRC, gồm có Cambodia, Lào, Thái Lan và Việt Nam, đã chấp thuận một hệ thống theo dõi sông được tái thiết kế.
Nhiệm vụ của nó là để hỗ trợ cho 4 chánh phủ vì chúng thu thập dữ kiện khoa học và theo dõi các vấn đề như thủy học, phẩm chất nước, lưu lượng, phù sa, thủy sản, và sức khỏe sinh thái.
Vào ngày 24 tháng 11, tại phiên họp thứ 29th, hội đồng đã chấp thuận một kế hoạch công tác nhiều năm từ 2023 đến 2024 để giúp các cơ quan quốc gia thực hiện kế hoạch chiến lược 2021-2025.
Thông báo báo chí nói rằng kế hoạch chiến lược bao gồm 5 lãnh vực cốt yếu: duy trì chức năng sinh thái, làm dễ dàng việc tiếp xúc và sử dụng nước và các tài nguyên liên hệ, nâng cao việc phát triển tối ưu và khả chấp của nước và các thành phần liên hệ, tăng cường tính chịu đựng chống lại khủng hoảng khí hậu, như lũ lụt và hạn hán, và tăng cường hợp tác giữa tất cả các quốc gia MRC và các bên liên hệ.
Nó sẽ bắt đầu giai đoạn quan trọng thứ nhì của kế hoạch chiến lược, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà của Việt Nam nói.
“Nó là thành phần then chốt của các nỗ lực có phối hợp và kiên trì của các quốc gia thành viên để đi đến một lưu vực sông Mekong lành mạnh và khả chấp,” Hà nói, ông cũng là chủ tịch hội đồng MRC năm 2022.
Trong vòng kế hoạch công tác nhiều năm cho 2022, 158 công việc được đưa ra, trong số đó 123 được hoàn tất vào tháng 10 vừa qua, CEO Văn phòng MRC Anoulak Kittihoun nói.
Cái thúc đẩy tiến bộ như thế, Kittihoun nói với hội đồng, là “tình cảm và tình yêu tuyệt đối vào tổ chức của chúng ta, biết những thách thức lớn mà Mekong đang đối mặt và thời gian chúng ta có rất ít” của nhóm ông.
Đối với với hệ thống theo dõi sông cốt lõi (CRMN) từ năm 2018 đến 2019, MRC đã xác định nhiều vô hiệu quả trong việc làm thế nào mỗi quốc gia thành viên đương đầu với những thách thức của Mekong.
Thông báo báo chí nói những vấn đề nổi lên chẳng hạn như thiếu sự hội nhập hệ thống quốc gia và khu vực, đưa đến dư thừa và sử dụng gián tiếp hầu hết dữ kiện theo dõi, lo ngại về khả năng kỹ thuật và nhân sự, độ tin cậy và khả năng của hệ thống, và chi phí để cập nhật hóa dụng cụ vì làm căng thẳng ngân sách quốc gia, và không phù hợp và hội nhập giữa các trạm theo dõi và các hoạt động của chúng.
Sau khi duyệt xét nội bộ tất cả những chức năng như thế, CRMN được tái thiết kế cố gắng không chỉ cải thiện những vấn đề nầy, mà còn giải quyết hình ảnh của những thách thức liên quan đến sông xuyên biên giới, thách thức chuyển MRC từ một hệ thống theo dõi đơn độc thành một hệ thống kết hợp.
Trong một tuyên bố theo sau phiên họp chung giữa hội đồng MRC và nhóm tham vấn đối tác phát triển, các đối tác đã chúc mừng MRC về việc chấp nhận các chiến lược, dụng cụ và hoạt động sẽ đóng góp vào việc quản lý khả chấp lưu vực sông Mekong.
Các đối tác tuyên dương “các nỗ lực của MRC để nâng cao hợp tác với các bên liên hệ đa dạng, kể cả xã hội dân sự” và khuyến khích tổ chức bình thường hóa sự tham gia của các bên liên hệ nầy.
Nhóm khuyến khích chia sẻ thêm tin tức và dữ kiện, nhất là của các đập trên phụ lưu, và chú tâm tổng quát của MRC đối với vấn đề “xuyên biên giới” liên quan đến quá nhiều bên liên hệ, và ảnh hưởng hàng chục triệu cư dân Mekong chẳng hạn như phát triển nguồn nước và phối hợp điều hành đập.
Trong năm 2023, Cambodia sẽ đãm nhận chức chủ tịch hội đồng MRC, với Lim Kean Hor, Bộ trưởng Thủy lợi và Khí tượng, là chủ tịch.
No comments:
Post a Comment