Saturday, December 31, 2022

Happy New Year 2023

 


Nhóm LymHa chúng tôi

Thân chúc quý Độc giả và Gia Quyến

Năm Mới An Lành - Dồi dào sức khỏe - Vạn sự Hạnh thông

New Year 2023

 


 .

 

  In the Mekong Basin, an ‘unnecessary’ dam poses an outsized threat

Mongabay Series: Mekong dams

https://news.mongabay.com/2022/09/in-the-mekong-basin-an-unnecessary-dam-poses-an-outsized-threat/

30/12/2022

https://docs.google.com/document/d/1bRPR_aZo29Q1xqd85s7njf9S2QoIFVGu/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

A dam being built in Laos near the border with Cambodia imperils downstream communities and the Mekong ecosystem as a whole, experts and affected community members say.

The Sekong A dam will close off the Sekong River by the end of this year, restricting its water flow, blocking vital sediment from reaching the Mekong Delta in Vietnam, and cutting off migration routes for a range of fish species.

Experts say the energy to be generated by the dam — 86 megawatts — doesn’t justify the negative impacts, calling it “an absolutely unnecessary project.”

This story was supported by the Pulitzer Center’s Rainforest Investigations Network where Gerald Flynn is a fellow.

SIEM PANG, Cambodia — “I remember seeing a buffalo, its head tied to a floating barrel, drifting down the river,” says Pheng Sisuwath, gesturing to the Sekong River from his stilt house in Cambodia’s northeastern province of Stung Treng.

 

Phát triển thủy điện trên sông Sekong, Srepok, và Sesan (3S) - Lymha (Hà Trung Liêm) tường thuật

 

Hủy diệt nguồn sống của đồng bào vùng Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long.

Lymha (Hà Trung Liêm) tường thuật riêng cho Blog Mekong-Cửu Long

19/5/2016

https://docs.google.com/document/d/1dEvZ6r0HMsCTrxO5go3gCVJVOIJS37NQ/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

 
Các con sông Sekong, Srepok, và Sesan là sông nhánh quan trọng nhất đối với hạ lưu sông Mekong.

Nó  cung cấp lưu lượng nước và trầm tích cần thiết cho các vùng lũ ở hạ lưu và phục vụ như là các tuyến đường chính cho việc di chuyển cá.

Tuy nhiên, phát triển thủy điện nhanh chóng đã  thay đổi đáng kể các sông 3S và các dịch vụ mà họ cung cấp cho người dân địa phương.
Lưu vực sông 3S có diện tích 78.650 km2 ở hạ nguồn Mekong, được chia sẻ bởi Lào (29%), Việt Nam (38%) và Campuchia (33%)

Mặc dù chỉ với 10% của toàn bộ lưu vực sông Mekong, nó đóng góp 23% lượng nước sông Cửu Long hàng năm trung bình (Adamson et al., 2009) khoảng 3.000 mét khối mỗi giây trong mùa khô và 4.500 mét khối mỗi giây vào mùa mưa.

Ngoài dòng nước, 3S cung cấp rất nhiều các dịch vụ hệ sinh thái vào
Sông Cửu Long, đồng bằng ngập nước hạ lưu của nó, và đồng bằng sông Cửu Long:

• Gần 15% xả cặn lơ lửng trong Cửu Long (20 tấn mỗi năm) bắt nguồn từ 3S (Koehnken, 2012). Những trầm tích này là một nguồn chính của chất dinh dưỡng đến Tonle Sap và vùng ĐBSCL quan trọng cho nông nghiệp.

• Các 3S là lưu vực quan trọng nhất trong toàn bộ Cửu Long cho việc duy trì các quần thể cá di cư (Ziv et al., 2012).

• Bởi vì nó gần các vùng lũ hạ lưu sông Mekong, các 3S ảnh hưởng mạnh mẽ đến thủy văn và năng suất của hồ Tonle Sap và đồng bằng sông Cửu Long.

 

Thursday, December 29, 2022

Ý KIẾN: ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐANG CHẾT ĐUỐI TRONG ‘NỢ CÁT’ – NÓ CẦN GẤP MỘT NGÂN SÁCH CÁT

 (Opinion: The Mekong Delta is drowning in ‘sand debt’ – it urgently needs a sand budget)

 

Marc Goichot – Bình Yên Đông lược dịch

The Third Pole – December 7, 2022

 

Cát được nạo vét được chở đi trong Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam (ĐBSCL).  ĐBSCL đang thu hẹp vì việc khai thác không khả chấp và ảnh hưởng của các đập ở thượng lưu. 

[Ảnh: Josef Kubes]

 

Với dữ kiện về dòng chảy của cát từ thượng lưu Mekong và số lượng đang được khai thác, các nhà khoa học nay có thể tính bao nhiêu cát có thể được khai thác mà không gây nguy hại thêm cho ĐBSCL.

Nhiều người sẽ quen thuộc với sự kinh sợ khi lợi tức của bạn không còn đủ cho chi phí; khi bạn đã cạn tiền tiết kiệm và đang chìm sâu hơn vào nợ nần.  Ở ĐBSCL, một đường xoắn ốc đi xuống tương tự đang xảy ra.  Nhưng đó không phải là tài chánh của đồng bằng đang thoát đi – đó là cát đã duy trì nó.  Không phải sự ổn định kinh tế đang bị phá hoại, nhưng rất nền tảng.

Mekong đung là đang chết đuối trong ‘nợ cát’ – quá nhiều cát đang được lấy đi hơn là bổ sung.  Không có một ngân sách để ấn định bao nhiêu cát có thể được lấy đi một cách khả chấp, nợ nần nầy sẽ biến thành tai họa.

Nếu bạn chỉ nhìn vào các hình ảnh to lớn, tất cả có vẻ tốt với ĐBSCL và Đồng bằng sông Đồng Nai được nối liền – nơi cư trú của tổng cộng 40 triệu người, các thành phố đang tăng trưởng, kinh tế phát triển, và một chén cơm và nguồn hải sản quan trong của khu vực.  Nhưng một cái nhìn gần hơn cho thấy một số nguyên nhân thật sự đáng báo động.  ĐBSCL đang chìm.  Nước mặn đang xâm nhập sâu hơn vào đất liền.  Mực mước ngầm đang tụt xuống.  Tất cả những thứ nầy đến với cái giá đáng kể cho các cộng đồng và thiên nhiên, vì hạ tầng cơ sở, cuộc sống và sự sống còn của các chủng loại bị ảnh hưởng tiêu cực.

Mù quáng bởi tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa nhanh của đồng bằng trong vài thập niên vừa qua, những người làm quyết định đã bỏ qua đe dọa căn bản của đồng bằng: sự kiện là nó đang chìm.  Đồng bằng đã mất nhiều vùng rộng lớn của đất nông nghiệp cho biển, với những nghiên cứu ước tính nó đang mất tương đương với 1,5 sân football mỗi ngày.  Nó giống như giá cổ phần đang sụp đổ của một công ty hay nền nhà đang sụp đổ của một gia đình, nhất là những người làm quyết định đang nói về chuyện nầy.  Khi họ nói, họ đổ thừa cho thay đổi khí hậu, giông bão và mực nước biển dâng – những lẫy cò, không phải nguyên nhân cội rễ của vấn đề.

Cát đang được khai thác không có giới hạn

Mọi người đã quay mắt với nguyên nhận thật sự: cái đang mất bên dưới nước đục ngầu của sông Mekong.  Không ai đọc những bảng kết toán cho thấy đồng bằng đã chi tiêu rất lớn lao ‘lợi tức’ cát hàng năm của nó và đào sâu hơn vào dự trữ ngày xưa của nó.

Cát rất cần để phát triển, vì nó được dùng để cải tạo đất và làm bê tông và nhựa trải đường.  Nhưng hàng trăm triệu tấn cát đã được lấy đi không khả chấp từ đáy sông Tiền và Hậu – cũng như những số lượng tương tự từ Đồng Nai – như nó là một tài nguyên miễn phí và vô tận.  Đồng thời, những số lượng cát khổng lồ bị ngăn chận ở phía sau các đập thủy điện thượng lưu ở Trung Hoa, Lào, và Thái Lan.  Việc mất mất vốn tự nhiên nầy đã khiến cho đồng bằng không đủ tài nguyên để giữ cho nó nổi – để bổ sung cái được phân phối tự nhiên dọc theo ven biển và giữ cho đồng bằng ở trên mực nước biển dâng.

Cái giá trong tương lai của việc giám sát nầy thì cao và tăng một cách nhanh chóng.  Sạt lở bờ biển và bờ sông đang xóa đi các đồng lúa phì nhiêu, nhà cửa, nhiều đoạn đường và hạ tầng cơ sở quan trọng khác.  Ở nhiều nơi, đáy sông nay sâu 3 m hơn 25 năm trước đây, là suy yếu bờ sông và hút nước mặn sâu hơn vào đồng bằng.  Nếu không có bờ cát bảo vệ ven biển, rừng đước sẽ bị cuốn đi.

Bất cứ người kiểm tra sổ sách nào cũng có thể thấy rằng đồng bằng đang đối mặt với sự đổ nát. Nó đang xuất huyết càng ngày càng nhanh.  Một số nơi đã sâu trong màu đỏ, đã mất 50 cm cao độ trong thập niên qua, và những mất mát nầy đang dâng cao.  Khi một đồng bằng mất đất, nó cũng bắt đầu mất nước ngọt, năng suất nông nghiệp, hạ tầng cơ sở và sức chịu đựng.  Và cuối cùng, người dân.

Với cao độ trung bình dưới 1 m trên mặt biển, ĐBSCL đã vô cùng tổn thương với ảnh hưởng tồi tệ của thay đổi khí hậu.  Nợ cát gia tăng của nó khiến cho nó bị đặt dễ hơn vào tình thế ngập lụt, hạn hán, giông bão và mực nước biển dâng.  Nó nâng cao rủi ro mất thêm hệ sinh thái và đa dạng sinh học đã là trụ cột của các xã hội và kinh tế của đồng bằng – từ rừng đước làm tấm đệm cho bờ biển đến thủy sản nuôi sống hàng triệu người.  Nó cũng nâng cao cuộc sống của cát có đời sống ngắn ngủi được dùng để phát triển.  Tất cả những thứ nầy đặt hàng triệu cuộc sống và hàng tỉ USD vào rủi ro.

Dùng dữ kiện lớn để cứu ĐBSCL

Nhưng có một con đường đến tính khả chấp.  Nó bắt đầu với cái nhìn dài và khó khăn vào cát.  Chúng ta phải xem nó không chỉ là một vật liệu thô cần thiết và miễn phí để xây cất, mà là một tài sản cung cấp lợi ích vô giá cho sông và bờ biển, các cộng đồng và thành phố, người dân và thiên nhiên.  Chúng ta cần tính toán thích đáng vai trò chánh yếu của nó: như một vật liệu thô của đồng bằng, đã hình thành đất ở dưới.

Sự chuyển biến nầy trong cách chúng ta định giá cát đang diễn ra.  Trong 3 thập niên qua,một loạt bài viết khoa học đột phá và các câu chuyện truyền thông đã nhấn mạnh vai trò của cát trong những thách thức tồn tại của hàng chục triệu người Việt Nam đang đối mặt.  Bước kế tiếp là bắt đầu theo dõi cát trong Mekong, tính toán số cát chảy xuống từ thượng lưu và số cát khai thác ở đồng bằng, và sử dụng dữ kiện nầy để phát triển một ngân sách cát.

Đường lối nầy có thể thực hiện được bằng cách sử dụng kỹ thuật sonar ‘máy phản chiếu nhiều tia’, cho phép các nhà khoa học do đạc nhanh chóng những thay đổi trong chiều sâu và hình dạng của lòng lạch, cũng như theo dõi sự di chuyển của cát dọc theo đáy sông.  Lần đầu tiên, chúng ta có thể ước tính tự tin có bao nhiêu cát đi vào đồng bằng từ thượng lưu, bao nhiêu chảy dọc theo và được trữ trong các lòng lạch ở đồng bằng, và bao nhiêu cát đi đến bờ biển.

Nay tất cả chúng ta cần đo đạc bao nhiêu cát đang được khai thác.  Một lần nữa, kỹ thuật là cung cấp các giải pháp.  Các hình ảnh vệ tinh có thể ghi nhận có hệ thống tất cả các xà lan cát hoạt động trong các lòng lạch của đồng bằng, cho phép lượng định sơ khởi tổng khối lương cát được đào từ đáy sông.

Rồi chúng ta có thể cho tất cả dữ kiện nầy vào một máy tính và tạo nên một ‘ngân sách cát toàn đồng bằng’ – đúng như cái ĐBSCL và những nhà kiểm soát có trách nhiệm quản lý khả chấp sự cần thiết của nó để đương đầu với nợ cát đang đâm chồi.

Ngân sách cát toàn đồng bằng đầu tiên của thế giới

Vào tháng 4 năm 2023, Cơ quan Quản lý Tai họa của Việt Nam – đang hợp tác trong một dự án của WWF và chánh phủ Đức – sẽ công bố ngân sách cát toàn đồng bằng chưa từng có.  Một nhóm khác làm việc song song sẽ sản xuất một kế hoạch ổn định sông cho đồng bằng, do đạc và mô phỏng lần đầu tiên những thách thức châm ngòi bởi khai thác cát trên khắp ĐBSCL, với các đề nghị then chốt để kiểm soát và thi hành tốt hơn.

Không giống như tài chánh thế giới, không có cách để đơn giản bỏ qua số nợ cát đã được tích lũy trong nhiều thập niên ở ĐBSCL.  Nhưng những sáng kiến đổi đời nầy cung cấp cho người làm quyết định trong chánh phủ và kỹ nghệ dụng cụ để xác định cách tốt nhất để phục hồi bảng kết toán cát của đồng bằng. Họ sẽ có thể đánh giá liệu cát có giá trị hơn cho người dân và thiên nhiên được giữ trong các tòa nhà hay đất được cải tạo, hay chảy qua các lòng lạch và dọc theo bờ biển, cung cấp việc bảo vệ có hiệu quả và miễn phí ảnh hưởng của thay đổi khí hậu.

 

Sạt lở dọc theo Mekong ở đồng bằng

đang đe dọa hạ tầng cơ sở quan trọng và các hệ sinh thái.

[Ảnh: Alamy]

 

Những dụng cụ nầy đến vào lúc vô cùng quan trọng, vì nhu cầu của cát (và các loại đá sạn trong việc xây cất) đươc dư đoán sẽ gia tăng đáng kể trong 30 năm sắp tới để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và nhu cầu gia tăng của hạ tầng cơ sở.  Một số của nhu cầu nầy sẽ được thỏa mãn bằng cách xay đá để sản xuất cát, có thể làm một cách khả chấp hiện nay.  Nhưng khai thác sông sẽ tiếp tục là nguồn cát quan trọng – với ảnh hưởng khổng lồ nếu không được kiểm soát một cách kỹ lưỡng.

Mekong đang chết đuối vì nợ cát.  Các nhà làm quyết định phỉa làm việc với thiên nhiên – với động năng tự nhiên của sông và dòng chảy của nước và phù sa – để bổ sung cái đã mất và bắt đầu xây dựng lại dự trữ của đồng bằng.  Việc phát triển một ngân sách cát cho Mekong sẽ cuối cùng cho phép các chánh phủ và doanh nghiệp quy hoạch một con đường khả chấp cho một tương lai chịu đựng hơn: một con đường dựa trên việc sử dụng cát để tái thiết đồng bằng cũng như bên trên nó.