Monday, February 8, 2021

ĐẤT NGẬP NƯỚC: CÂU TRẢ LỜI CHO BẤT AN NƯỚC

 (Wetlands: Our answers to water insecurity)

Dr Theresa Mundita S. Lim – Bình Yên Đông lược dịch

The Phuket News – 2 February 2021

Khu Bảo tồn Đời sống Hoang dã hồ Inle ở Myanmar là một lưu vực và nguồn nước để sản xuất điện và gia dụng.  Ảnh của Hein Htet, đoạt giải về Công viên Di sản ASEAN 2020.

 

Trung tâm Đa dạng Sinh học ASEAN (ASEAN Center for Biodiversity (ACB)) bày tỏ sự đoàn kết với phần còn lại của thế giới trong việc chào mừng Ngày Đất Ngập nước Thế giời (World Wetlands Day) và làm nổi bật tính cấp bách và cần thiết để bảo tồn và bảo vệ các hệ thống sinh thái đất ngập nước.

Ngày Đất Ngập nước Thế giới, rơi vào ngày thứ 2nd của tháng 2, đánh dấu ngày phê chuẩn Quy ước Ramsar về Đất Ngập nước, một hiệp ước được phê chuẩn bởi 170 quốc gia để bảo vệ đất ngập nước và khuyến khích việc sử dụng chúng một cách khôn ngoan.

Chủ đề của Ngày Đất Ngập nước Thế giới năm nay “Nước và Đất Ngập nước” làm nổi bật vai trò hệ trọng của các hệ thống sinh thái đất ngập nước trong đời sống hàng ngày và phúc lợi của chúng ta, nhất là trong việc đáp ứng nhu cầu nước của chúng ta.

Tiếp cận với nước sạch luôn luôn là một quan tâm trên toàn cầu.  Đại dịch Covid-19 làm cho vấn đề nầy cấp bách hơn vì nước sạch rất cần để bảo đảm vệ sinh thích đáng, y tế, và an toàn.  Phúc trình gần đây nhất của Tổ chức Y tề Thế giới (World Health Organization (WHO)) được công bố trong tháng 12 năm 2020 cho biết 1,8 tỉ người trên thế giới thiếu các dịch vụ nước căn bản trong các cơ sở chăm sóc y tế.

Khu vực ASEAN, mặt khác, đang theo kịp mục tiêu toàn cầu để cung cấp nước uống cho tất cả mọi người, trung bình đạt đến 83,8% dân số trong năm 2018.  Tuy nhiên, vẫn còn lo ngại rằng hàng triệu người vẫn chưa được tiếp cận với nước sạch và an toàn, và đe dọa của bất an nước vẫn lù lù hiện ra.  Điều nầy trở nên tồi tệ vì thời tiết cực đoan do thay đổi khí hậu, chẳng hạn như mùa khô kéo dài gây ra hạn hán và tình trạng thiếu nước.

Vai trò của các hệ thống sinh thái đất ngập nước như các giải pháp tự nhiên cho khủng hoảng vẫn cần được công nhận một cách rộng rãi.  Trong khu vực ASEAN, các nguồn nước nội địa và đất ngập nước chiếm gần 2 triệu km2 và bao gồm 60% và 42% diện tích than bùn và rừng đước, theo thứ tự, trên thế giới.

Nếu được quản lý thích đáng, đất ngập nước nội địa, chẳng hạn như hồ, sông, đầm lầy, bưng biền, và than bùn, có thể được dùng như các hồ chứa nước thiên nhiên.  Đặc biệt nhất là trong mùa mưa, các hệ thống sinh thái nầy bổ sung nguồn nước ngầm và cung cấp nguồn nước mặt khả chấp.  Nước từ các hồ chứa thiên nhiên nầy được dùng cho nhiều mục đích ở mức cá nhân hay xã hội.  Ngoài việc cung cấp đất phì nhiêu, đất ngập nước cung cấp nước cho các hoạt động nông nghiệp.  Chúng cũng có thể là các nguồn năng lượng tái tạo quan trọng.

Thí dụ, người dân ở chung quanh hồ Ba Bể trong Công viên Quốc gia Ba Bể, một Công viên Di sản của ASEAN (ASEAN Heritage Park (AHP)) ở Việt Nam, bao gồm các dân tộc như Kinh và Hmong, dựa vào hồ để đánh cá và canh tác.  Ở Maymar, một AHP khác, Khu Bảo tồn Đời sống Hoang dã hồ Inle, nổi tiếng với các vườn nổi trên mặt hồ, được dùng như một lưu vực và nguồn nước cho việc sản xuất điện và gia dụng của cộng đồng.

Ở Philippines, hồ Lanao, hồ lớn thứ 2nd của quốc gia và là 1 trong 15 hồ cổ trên thế giới, giúp sản xuất 70% điện gia dụng ở Mindanao.  Chánh phủ Philippines đã công bố nó như một khu dự trữ lưu vực để giúp bảo đảm việc bảo vệ và quản lý khả chấp.

Đất ngập nước lành mạnh cũng cải thiện phẩm chất nước bằng cách hấp thu chất dinh dưỡng thặng dư và lọc các chất ô nhiễm và phù sa khác.  Singapore, thí dụ, dùng các đảo nổi để cải thiện phẩm chất của các lưu vực đô thị bằng cách dùng cây cối dưới nước chẳng hạn như đuôi chồn (typh angus-tifolia), cói (cyperus alternifolius), và riềng (canna glauca).

Ngày nay, hơn bao giờ hết, chúng ta cần toàn thể cộng đồng và một đường lối kết hợp để quản lý khả chấp và bảo tồn đất ngập nước còn lại, công nhận mối liên hệ giữa an ninh nước, y tế, và phúc lợi.  Đường lối nầy phải cứu xét tính đa đang sinh học phong phú bên trong và chung quanh các vùng đất nầy đã góp phần vào hoạt động có hiệu quả của đất ngập nước.  Nó bao gồm thảo mộc đặc thù như tre (dendrocalamus asper), lồ ồ (bambusa merilliana), và tre lá ngắn (bambusa blumeana), và động vật nước ngọt hiếm ở địa phương, như cá tra dầu Mekong (pangasianodon gigas) sắp tuyệt chủng trong sông Mekong và cá lìm kìm (tondanichthys kottelati) sắp tuyệt chủng trong hồ Tondano, là hồ lớn nhất ở bắc Sulawesi, Indonesia.

Cũng có các nỗ lực để phục hồi đất ngập nước suy thoái, chẳng hạn như ở đảo Boracay ở Philippines, là các hoạt động hỗn hợp của chánh phủ và thành phần tư nhân.

Ở cấp khu vực, các nỗ lực hỗn hợp của ACB và các quốc gia thành viên ASEAN để phục hồi rừng và đất ngập nước đến vào lúc thuận lợi, nhất là với việc khởi đầu của Thập niên Phục hồi Hệ Sinh thái của Liên Hiệp Quốc (UN Decade on Ecosystem Restoration) trong năm nay.  Ngoài ra, ACB tiếp tục để hỗ trợ các vùng đất ngập nước được bảo vệ chọn lọc trong khu vực trong việc phát triển năng lực, phát triển cuộc sống và thi hành luật pháp qua Chương trình Công viên Di sản ASEAN.  Hơn nữa, Hệ thống Đường bay ASEAN (ASEAN Flyway Network (AFN)), một hệ thống đường bay ảo mà các quản đốc vị trí và các bên liên hệ khác đã thực hiện thống kê thủy cầm và đánh giá đất ngập nước, để thông tin các hoạt động bảo tồn trong nguồn nước nội địa của khu vực.

Sự hiện diện của số thủy cầm đông đảo có thể được xem là 1 chỉ dấu của vùng đất ngập nước được quản lý đúng.  AFN được thiết lập để củng cố hợp tác và tăng cường nỗ lực ở cấp khu vực để bảo vệ đất ngập nước là những nơi tạm nghỉ quan trọng cho thủy cầm di cư dọc theo Đường bay Đông Á-Australia.

Nỗ lực phục hồi Covid-19 lâu dài mang chúng ta đến gần hơn với mục đích bảo vệ và bảo tồn đất ngập nước và các chủng loại khác nhau sống ở bên trong.  Khuôn khổ Phục hồi Tổng thể ASEAN (ASEAN Comprehensive Recovery Framework) và Kế hoạch Thực hiện, được các lãnh đạo ASEAN chấp thuận hồi tháng 11 năm ngoái, cho khu vực một lực bẫy đối với tính đa dạng sinh học trong thành phần nước và nông nghiệp.  Với việc rửa tay là tuyến phòng thủ đầu tiên của chúng ta để chống lại việc lan truyền của virus, giải quyết các vấn đề nước trong khu vực là then chốt.

Chúng tôi rất vui khi thấy tiến bộ quan trọng trong các nỗ lực của chúng ta.  Nhưng nếu chúng ta tiếp tục bỏ phế đất ngập nước và mất đi tính đa dạng sinh học quan trọng trong tiến trình, nó chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến khả năng của chúng ta để đối phó có hiệu quả với khủng hoảng nước toàn cầu sắp xảy ra.  Giữa lúc khó khăn nầy, chúng ta không cần phải tìm kiếm giải pháp ở đâu; chúng ở ngay trong thiên nhiên.  Để chào mừng Ngày Đất Ngập nước Thế giới, chúng tôi mời tất cả các thành phần và thành viên của cộng đồng để cải thiện sự cộng hưởng trong việc biến các cam kết bảo tồn đất ngập nước thành những hành động có ảnh hưởng, mang phúc lợi cho người dân ASEAN.

Chúc một Ngày Đất Ngập nước Thế giới vui vẻ!

Dr. Theresa Mundita S. Lim

Giám đốc Điều hành, Trung tâm Đa dạng Sinh học ASEAN

.

No comments:

Post a Comment