Sunday, February 28, 2021

ĐẬP TRÊN SÔNG MEMONG MANG LỢI CHO CÁC QUỐC GIA Ở THƯỢNG LƯU, CÓ ẢNH HƯỞNG TAI HẠI VỚI NÔNG DÂN Ở HẠ LƯU

 (Dams on Mekong river benefits upriver countries, adversely affects downriver farmers)

ANI – Bình Yên Đông lược dịch

New Indian Express – 22 February 2021

Giống như Trung Hoa, Lào đã xây đập với mục tiêu đầy tham vọng để trở thành 

“Bình điện của Đông Nam Á”.

 

Nông dân ở Cambodia than phiền vì không thể trồng lúa trong mùa khô, trong khi ngư dân nói số cá đánh được hàng ngày tụt giảm vì thiếu nước.

WASHINGTON: Các đập trên sông Mekong, bắt nguồn từ Trung Hoa, đã có ảnh hưởng tai hại đến cuộc sống của người dân ở các quốc gia hạ lưu chẳng hạn như Cambodia và Việt Nam trong khi các nước láng giềng ở thượng lưu tiếp tục hưởng lợi từ các dự án thủy điện.

Theo một tường trình của Đài Á Châu Tự do (Radio Free Asia (RFA)), nông dân ở Cambodia than phiền rằng họ không thể trồng lúa trong  mùa khô, trong khi ngư dân nói số cá đánh được hàng ngày đã tụt giảm vì thiếu nước.  Trường hợp của những người nuôi cá cũng không khác.

“Tôi mất lợi tức vì không thể canh tác,” một nông dân ở làng Prek Dong, xã Kampong Svay, huyện Kien Svay, tỉnh Kandal nói.

Bà nói thêm với RFA Khmer, “Tôi dựa vào canh tác, nhưng không có nước – chúng tôi có quá nhiều hạn hán và không có mưa.  Hơn nữa, tôi phải mua cá và lúa [thay vì trồng].”

Vì thế, dân làng ở đây buộc phải mua cá nhập cảng từ Việt Nam.

“Hàng năm đều có nước trong sông, có cá, chúng tôi có thể làm prahok, nhưng nay không có gì,” bà nói thêm, “Em tôi trồng chuối và nó buộc phải bơm nước từ hồ ở gần để bổ sung cho giếng của nó.”

Nói về sự đau đớn đang đối mặt với những người nuôi cá trong tỉnh  Kampong Cham, Eang Nam, một người trong số đó nói rằng sông cạn đã ảnh hưởng đến dòng chảy ra vào các sông và hồ lân cận, vì thế, ảnh hưởng việc sinh sản của cá.

“Năm nay, tình trạng thiếu nước rất nghiêm trọng, và nông dân hết nước để trồng hoa màu mùa khô,” ông nói.

“Khi chúng tôi không có nước [trong sông], hồ khô đi,” ông nói thêm.

Gần đây, phát ngôn viên Bộ Thủy lợi Chan Yutha nói trong buổi họp báo rằng vấn đề ảnh hưởng đến sông Mekong và Tonle Sap, nối Mekong với hồ lớn nhất của Cambodia, là do “các hiện tượng tự nhiên” gồm có lượng mưa ít, RFA tường trình.

Vì 4 nguồn nước chánh của Cambodia lệ thuộc nặng nề vào Mekong, Hem Odom, một cố vấn độc lập về nguồn nước và môi trường, cho rằng Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission (MRC)), với vai trò cứu xét những thay đổi của dòng chảy Mekong, cần làm để giải quyết các vấn đề liên quan đến mực nước sông thay vì chỉ đưa ra các tuyên bố.

MRC cộng tác trực tiếp với các chánh phủ của Cambodia, Lào, Thái Lan và Việt Nam, nhưng không có Trung Hoa và Myanmar.

Hem Odom thúc giục các quốc gia MRC dùng diễn đàn để “tìm các vấn đề chung” để thảo luận với Trung Hoa, nước có trên 10 đập lớn trên sông trong lãnh thổ của họ.

Giống như Trung Hoa, Lào cũng xậy đập với mục tiêu đầy tham vọng để trở thành “Bình điện của Đông Nam Á”.

“Vì thế, câu hỏi trở về MRC - ủy hội liên chánh phủ: Cái gì có thể làm trước tiên giữa 4 quốc gia [thành viên] để chúng ta có thể mang một thông điệp chung đến Trung Hoa và nói chuyện,” ông nói. 

.

No comments:

Post a Comment