Sunday, December 6, 2020

TRUNG HOA CHẬT VẬT ĐỂ TRANH THỦ CÁC LÁNG GIỀNG MEKONG

 (China faces uphill struggle to win over Mekong neighbours)

Shi Jiangtao – Bình Yên Đông lược dịch

South China Morning Post – 2 Deember 2020

 

Một loạt các nhà máy thủy điện ở Yunnan (Vân Nam) bị tố cáo gây tình trạng thiếu nước ở khắp nơi. [Ảnh: Xinhua]

·         Beijing tìm cách trấn an đối với việc xây đập và thiếu minh bạch sau khi Hoa Kỳ bắt đầu ve vãn các quốc gia hạ lưu

·         Thứ trưởng ngoại giao nhắm vào các ý định từ bên ngoài để “gieo bất hòa” và thúc giục các quốc gia Đông Nam Á (ĐNA) “bảo vệ mái nhà chung của chúng ta”

Trung Hoa đã cố gắng để trấn an các tranh chấp về việc xây đập và quản lý tài nguyên nước dọc theo Mekong với một số hành động hòa giải, nhưng các quan sát viên nói họ đang chật vật để lôi kéo các quốc gia láng giềng.

Hành động theo sau các nỗ lực của Hoa Kỳ để xây dựng một sự hợp tác chiến lược với các quốc gia khác cùng chia sẻ thủy lộ, một sự can thiệp làm nổi bật những thách thức mà Trung Hoa đang đối mặt trong việc lôi kéo 5 quốc gia ĐNA sau các đợt hạn hán nghiêm trọng, theo một quan sát viên ngoại giao.

Hôm Thứ Hai, Luo Zhaohui, thứ trưởng ngoại giao phụ trách các vấn đề Á Châu, tố cáo các thế lực bên ngoài đã can thiệp vào việc tranh chấp của Trung Hoa với các quốc gia và kêu gọi Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Lào và Cambodia hãy cùng với Beijing để “xây dựng và bảo vệ mái nhà chung của chúng ta”.

“Một số quốc gia ngoài khu vực đả sử dụng nguồn nước của Mekong nhiều lần cho các mục đích chánh trị để loan tin đồn và thổi phồng đe dọa của Trung Hoa, trong cố gắng gieo bất hòa và đục khoét việc hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực,” ông nói, mà không nêu tên Hoa Kỳ và các đồng minh.

Khoảng 60 triệu người dựa vào thủy lộ, nhưng năm rồi hạn hán nghiêm trọng đã có ảnh hưởng tàn khốc đối với nông dân và ngư dân ở hạ lưu.

Luo phát biểu trong lúc Trung Hoa phát động một trang mạng để chia sẻ dữ kiện thủy học quanh năm ở thượng lưu Mekong – được gọi là Lancang ở Trung Hoa – và nói Mekong phải là “một vũ đài phát triển chung chứ không phải là một đấu trường cho địa chánh trị”.

Các quốc gia ở hạ lưu đã yêu cầu Trung Hoa cung cấp dữ kiện từ nhiều năm nay, và nay nước nầy bắt đầu chia sẻ tin tức của 2 trạm thủy học trên Lancang.

Sự thiếu minh bạch của Beijing và chuỗi đập xây dọc theo sông ở Yunnan từ thập niên 1990s, từ lâu, là nguồn căng thẳng trong các quốc gia khác cùng chia sẻ dòng sông, nhất là Thái Lan và Việt Nam.

Những mối căng thẳng đã tái phát hồi đầu năm nay sau khi một nghiên cứu của hãng cố vấn và nghiên cứu Eyes on Earth được Washington tài trợ tố cáo Trung Hoa đã gây ra hạn hán nghiêm trọng dọc theo hạ lưu Mekong bằng cách giữ lại một số lượng nước lớn.

Một ngư dân Thái thăm lưới trong lúc hạn hán hồi năm ngoái đã ảnh hưởng tàn khốc đến các cộng đồng đánh cá dọc theo sông. [Ảnh: AFP]

Mặc dù tổ chức liên chánh phủ Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission (MRC)) bác bỏ các cáo buộc giữa các lo ngại về việc lánh xa Trung Hoa, đối tác mậu dịch quan trọng nhất của các quốc gia ĐNA, cái tát nhanh chóng leo thang thành trận chiến chữ nghĩa giữa Beijing và Washington cùng các đồng minh trong khu vực.

Trong một cố gắng hiển nhiên để ngăn chận ảnh hưởng đang bành trướng của Beijing trong khu vực, Washington đã phát động Hợp tác Mekong-Hoa Kỳ (Mekong-US Partnership (MUSP)) mới trong tháng 9, hứa đầu tư trên 150 triệu USD và ủng hộ nhiều hơn để bảo đảm an ninh nước và môi trường.

Zhang Mingliang, chuyên viên về các vấn đề ĐNA của Đại học Jinan ở Guangzhou, nói phát biểu của Luo nhấn mạnh đến cảnh giác đang gia tăng của Beijing về việc chánh trị hóa các tranh cãi.

“Không có gì ngạc nhiên khi Trung Hoa và Hoa Kỳ đã đẩy mạnh việc cạnh tranh trong khu vực và biến vấn đề quản lý nước xuyên biên giới thành một đấu trường địa chánh trị.  Trung Hoa biết rất rõ tính dễ tổn thương đối với việc xây các đập lớn nầy, đã liên tục khiến Trung Hoa bất hòa với các nước láng giềng ở hạ lưu, môi trường và truyền thông quốc tế và châm ngòi cho quan điểm bài Hoa,” ông nói.

Zhang nói những căng thẳng tái phát về Mekong cũng làm nổi bật các thách thức mà Trung Hoa đối mặt trong mối liên hệ vốn đã căng thẳng với Việt Nam, là một trong những quốc gia chịu thiệt hại hạn hán nhiều nhất và tranh chấp lãnh thổ kéo dài với Beijing ở Biển Đông.

Thủy lộ cung cấp mạch sống cho khoảng 60 triệu người. [Ảnh: EPA-EFE]

“Trong lúc Beijing có thể kiêu hãnh về sự liên kết với các quốc gia Mekong khác, Việt Nam là một ngoại lệ và sự nghi ngờ và thù dịch chiến lược của nước nầy làm cho Trung Hoa nhức đầu nhất trong số các quốc gia ĐNA,” Zhang nói.

Mặc dù những bước như việc chia sẻ dữ kiện nước đáng ca ngợi, Zhang cẩn trọng, “nó khá thiếu thực tế để mong đợi các quốc gia trong khu vực tiến lại gần hơn với Trung Hoa vì sự thiếu tin cậy và nhận thức sai lạc hiển nhiên.”

Xu Liping, một chuyên viên ĐNA của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Hoa, cũng nói rằng rất khó cho Beijing để ngăn chận các quốc gia khác tìm sự hỗ trợ từ bên ngoài.

Thí dụ, Việt Nam có thể lợi dụng các căng thẳng đối với Mekong để chiếm lợi thế trong việc tranh chấp ở Biển Đông với sự giúp đỡ của Hoa Kỳ, Nhật Bản và các thế lực bên ngoài khác.

“Hành động để chia sẻ dữ kiện nước là một bước đúng hướng, với hy vọng giảm bớt lo ngại của các quốc gia ở hạ lưu.  Nhưng nó sẽ là một hành trình dài và khó khăn để nhận được sự ủng hộ của các láng giềng của chúng ta trong sự cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa,” ông nói.

No comments:

Post a Comment