(Why Asean should treat
the Mekong like the South China Sea)
Bilahari Kausikan – Bình Yên Đông lược dịch
South China Morning Post – 17 July 2020
Một thuyền đánh cá trên sông Mekong ở ngoại ô Phnom Penh . [Ảnh: AFP]
·
Các
diễn đàn khối Đông Nam Á (ĐNA) giúp quân bình sự xác nhận của Trung Hoa trong
các tranh chấp ở Biển Đông
·
Nhưng
trong lưu vực Mekong, nơi Trung Hoa nắm giữ yết hầu của ½ ASEAN, sự chia rẽ
được phơi bày
Thành viên của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Association
of Southeast Asian Nations (ASEAN)) được chia đều giữa các quốc gia ven biển và
trong lục địa. Tuy nhiên, khuynh hướng
chiến lược của ASEAN từ lâu luôn thiên về biển.
Bốn trong 5 quốc gia sáng lập là các nước ven biển. ASEAN được thành lập để ổn định vùng biển có
đường hàng hải quan trọng để tránh cho các quốc gia đó bị lôi cuốn vào chiến
trường của Chiến tranh Lạnh trên lục địa.
Một trong các nhiệm vụ chánh yếu của ASEAN là giúp các quốc
gia ĐNA duy trì quyền tự trị giữa sự tranh giành quyền lực quan trọng, một thực
tế không tránh khỏi của khu vực. ASEAN
thi hành điều nầy: Trước hết, bằng cách
vận dụng mối liên hệ giữa các thành viên để tối thiểu hóa cơ hội khiến các
cường quốc lợi dụng các vấn đề trong khu vực để thúc đẩy quyền lợi của họ. Thứ nhì, và quan trọng hơn, bằng cách khuyến
khích sự cân bằng giữa các cường quốc vì các nước nhỏ chỉ có thể duy trì quyền
tự trị bằng cách len lỏi qua khe hở của sự liện hệ của các cường quốc.
“Cân bằng” không chỉ được hiểu giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa. Mối liên hệ đó là một thực tế trọng tâm. Nhưng mối liên hệ Hoa Kỳ-Trung Hoa không hoàn
toàn là một thực tế. Sự “cân bằng” mà
ASEAN tìm kiếm để cổ vũ một sự bao trùm đa cực và mọi hướng bên trên mối liên
hệ Hoa Kỳ-Trung Hoa, bao gồm tất cả các quốc gia có quyền lợi ở ĐNA. Quan trọng nhất là Nhật Bản, Ấn Độ, Australia ,
Nam Triều Tiên, Nga và một vài quốc gia Âu Châu.
Hoa Kỳ và Trung Hoa rõ ràng thuộc loại nằm ngoài các quốc gia
nầy. Nhưng sự cân bằng đa cực và mọi
hướng tối đa hóa không gian vận hành của các nước nhỏ phức tạp hơn một cấu trúc
lưỡng cực đơn giản, ngay khi các cực không có cùng trọng lượng. Các diễn đàn do ASEAN cầm đầu như Diễn đàn
Khu vực ASEAN (ASEAN Regional Forum (ARF)), Thượng đỉnh Đông Á (East Asia
Summit (EAS)) và Phiên họp Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Nới rộng (ASEAN Defence
Ministers Meeting-Plus (ADMM-Plus)), khuyến khích loại cân bằng nầy vì chúng
cho phép các quốc gia bên ngoài ĐNA một chỗ dựa chánh đáng trong khu vực.
ASEAN hành động trên biển tốt hơn trên đất liền. Tình hình ở Biển Đông là một bế tắc. Trung Hoa vẫn có những tuyên bố thái quá
không có căn bản về luật quốc tế. Hải
quân và Tuần duyên Trung Hoa thường có thái độ hung hãn. Nhưng Trung Hoa không ngăn cản Hoa Kỳ và các
nước bạn và đồng minh hoạt động trong, xuyên qua và bên trên Biển Đông để hỗ
trợ một trật tự dựa trên luật pháp. Việc
triển khai mới đây của 2 hàng không mẫu hạm Mỹ là một nhắc nhở mạnh mẽ rằng
Trung Hoa không thể ngăn cản họ mà không có nguy cơ gây chiến. Một số quốc gia ngày càng tăng trên thế giới
đã bày tỏ lo ngại về thái độ của Trung Hoa.
Biển Đông nay là vấn đề lo ngại quốc tế và không một quốc gia ASEAN nào
có thể bị cô lập và bắt buộc từ bỏ chủ quyền của mình.
Điều nầy không hoàn toàn do các nỗ lực của ASEAN. ASEAN vẫn duy trì một sự nhất trí chánh thức
tối thiểu về Biển Đông, bác bỏ ý tưởng nguy hiểm là thủy lộ chỉ là mối quan tâm
của các quốc gia ven biển, và chống lại áp lực của Trung Hoa để tránh thảo luận
về vấn đề trong các diễn đàn do ASEAN cầm đầu, chắc chắn góp phần vào kết quả
nầy. Bế tắc chiến lược ở Biển Đông không
hoàn hảo, nhưng cũng tốt.
Địa chánh trị của lưu
vực Mekong
Ngược lại, địa chánh trị của lưu vực Mekong
đè nặng trên các quốc gia duyên hà ASEAN.
Sự kiểm soát của Bắc Kinh ở đầu nguồn Mekong
và chuỗi đập đã được xây hay đang xây tạo cho Trung Hoa một lực đòn bẫy đáng
kể. Điều nầy phải là mối quan tâm cho
toàn thể ASEAN. Nếu Trung Hoa nắm yết
hầu của ½ ASEAN trong tay, “tính trung lập” của ASEAN – đã bị nghi vấn – trở
nên bấp bênh. Các tổ chức lưu vực và
diễn đàn Mekong không chủ trương loại cân bằng
đa cực và mọi hướng hiện diện trong các diễn đàn do ASEAN cầm đầu. Làm thế nào họ có thể gìn giữ mối liên hệ
giữa các quốc gia duyên hà ASEAN, với các đập trên phụ lưu có tiềm năng đe dọa
các quốc gia khác như các đập của Trung Hoa, là một nghi vấn.
Gần như tất cả các tổ chức Mekong
đều đi vòng quanh vấn đề địa chánh trị cốt lõi: quản lý nguồn nước. Điều nầy ảnh hưởng đến một số vấn đề quan
trọng, nhất là an ninh lương thực. Ủy
hội Sông Mekong (Mekong River Commission
(MRC)) đối phó với quản lý nguồn nước nhưng Trung Hoa không phải là thành viên,
và ủy hội thực chất không có quyền hạn.
Nhận thức quốc tế về các vấn đề của lưu vực Mekong
rất thấp, ngoại trừ một nhóm chuyên viên giới hạn thường liên lạc với nhau.
Diễn đàn liên quan đến Mekong
tích cực nhất, Hợp tác Lancang-Mekong (Lancang-Mekong Cooperation (LMC)) bị
Trung Hoa áp đảo. Bắc Kinh dùng LMC và
Hành lang Mậu dịch trên Bộ-trên Biển Quốc tế Mới (New International Land-Sea
Trade Corridor) là một phần của Sáng kiến Vành đai và Con đường để nối tây
Trung Hoa với ASEAN. Điều nầy có thể đem
lợi rất lớn cho ASEAN, nếu nó được thực hiện trong khung cảnh cân bằng chiến
lược và một khuôn khổ dựa trên luật pháp quốc tế, sẽ cho phép các quốc gia
duyên hà ASEAN tự chủ và không bị lấn át.
Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nam Triều Tiên và Australia đều có quyền lợi trong lưu vực Mekong . Ấn Độ là
một sức mạnh giáp ranh. Với những hạn
chế địa dư và các ưu tiên khác, các quốc gia nầy chỉ đóng vai phụ cho Trung
Hoa. Nhưng nếu họ phối hợp các nỗ lực
tốt hơn, nói chung, họ có tiềm năng chứ không phải tầm thường. Vì trong Biển Đông, ngay với một sự cân bằng
đa cực không đối xứng có thể tạo ra không gian vận hành cho ASEAN. Nhưng ASEAN không thể mong đợi bất cứ quốc
gia nào để phối hợp tốt hơn hay tăng cường sự cam kết với lưu vực Mekong ngoại trừ toàn thể ASEAN làm như thế.
Quyền lợi chiến lược chánh yếu của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia , Ấn
Độ và các quốc gia khác ở ĐNA là tự do hàng hải cho tàu dân sự và quân sự giữa
Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Họ có
thể bảo đảm quyền lợi bằng cách cộng tác với nhau hay đơn phương. Hoa Kỳ có khả năng làm một mình và các quốc
gia khác có thể quá giang miễn phí. Các
quốc gia nầy nay hỗ trợ cho ASEAN không phải cần thiết mà là sự lựa chọn. Nếu ½ ASEAN rơi vào sự thống trị của Trung
Hoa, việc lôi kéo ASEAN có thể mất công, và họ có thể có những lựa chọn khác.
Việc xảy ra gần ½ thế kỷ trước ở Eo biển Malacca là một câu
chuyện cảnh báo. Vào năm 1971, Indonesia và Malaysia
cùng tuyên bố rằng Eo biển Malacca (và Singapore ) không phải là thủy đạo
quốc tế. Mặc dù họ công nhận việc sử
dụng để qua lại vô hại, điều nầy là sự xác nhận chủ quyền của các quốc gia ven
biển đối với một hành lang trên biển thiết yếu và được dùng rất nhiều. Để đáp lại, cả Hạm đội thứ 7th của
Hoa Kỳ và Hạm đội Thái Bình Dương của Sô Viết đưa tàu chiến đi qua eo biển, bác
bỏ công khai và mạnh mẽ tuyên bố về chủ quyền.
Và nên nhớ, họ là những đối thủ cay đắng của Chiến tranh Lạnh. Indonesia
và Malaysia
chỉ có thể nhìn mà thôi.
Kích thước và sự cận kề luôn luôn cho Trung Hoa một ảnh hưởng
đáng kể trên lục địa. Đây là sự thật của
cuộc sống. Nhưng ASEAN không cần trông
đợi một cách vô vọng để được xem là ngoại biên.
Luôn luôn có những cái có thể làm.
Hiển nhiên là các quốc gia nhỏ đối phó với một quốc gia lớn cần phải huy
động càng nhiều quốc gia khác càng tốt trong mối liên hệ đó.
Có 3 thứ ASEAN có thể làm một cách tập thể:
Thứ nhất, gia tốc giai đoạn sắp tới của Cộng đồng Kinh tế
ASEAN (ASEAN Economic Community (AEC)) và xúc tiến cải tổ kinh tế quốc gia, để
tăng cường và bảo vệ vai trò của ĐNA, ít nhất, trong việc thay thế Trung Hoa
phần nào trong chuỗi cung cấp toàn cầu.
Trong lãnh vực địa chánh trị, một AEC lớn lao và các cải tổ thân thiện
với doanh nghiệp sẽ là những mấu chốt để duy trì sự cam kết của các quốc gia
quan trọng trong khu vực. Điều nầy sẽ
cho phép ASEAN thừa hưởng các lợi ích của việc ở gần với Trung Hoa trong khi
tối thiểu hóa các nguy cơ về tự trị.
Thứ nhì, ASEAN nên dẫn đầu để thiết lập sự liên kết chiến
lược giống như các đối tác đối thoại của chúng ta cam kết với lục địa và vùng
biển ĐNA. ASEAN nên khuyến khích các
nước nầy xem ĐNA như một sân khấu chiến lược.
Nếu ASEAN không làm, ai sẽ làm?
Để bắt đầu, tại sao không thảo luận hệ quả địa chánh trị của các vấn đề
lưu vực Mekong cùng với Biển Đông trong ARF,
EAS và ADMM-Plus?
Thứ ba, và quan trọng nhất, các thỏa ước song phương hay đa
phương chú trọng đến Mekong phải được đặt trong môt khuôn khổ rộng hơn của luật
quốc tế, nhất là về quản lý nguồn nước.
Quy ước về Luật lệ trong việc Sử dụng các Thủy lộ Quốc tế Ngoài Mục đích
Đi lại (Convention on the Law of the Non-Navigational Uses of International
Watercourses) của Liên Hiệp Quốc là một khuôn khổ như thế. Nhưng trong ASEAN, chỉ có Việt Nam là
thành viên của Quy ước. Sự hờ hững hiển
nhiên của các quốc gia duyên hà Mekong khác
của ASEAN đối với Quy ước đang gây trở ngại.
Rõ ràng là Trung Hoa chưa gia nhập Quy ước và mong muốn giả quyết các
vấn đề như vậy một cách song phương.
Nhưng ASEAN nên hỗ trợ một khuôn khổ luật pháp quốc tế rộng rãi hơn,
giống như ASEAN hỗ trợ UNCLOS [UN Convention on the Law of the Seas (Quy ước về
Luật Biển của Liên Hiệp Quốc)] ở Biển Đông.
Một nghiên cứu khoa học mới đây tuyên bố rằng các đập của
Trung Hoa giữ lại nước và làm cho hạn hán thêm trầm trọng ở Việt Nam , Lào ,
Cambodia và
Thái Lan. Dù đồng ý hay không đồng ý với
kết luận nầy, ít nhất, nghiên cứu cho thấy việc đó có thể xảy ra. Mekong ảnh
hưởng đến các vấn đề sống còn. Và điều
nầy rất đúng cho các nền kinh tế lục địa nhỏ hơn, Lào và Cambodia . Không kể đến mối liên hệ tốt hiện có, nó có
thể thiếu khôn ngoan để hoàn toàn tin vào ơn huệ của quốc gia khác.
Mười bảy quốc gia Âu Á có sông bắt nguồn từ lãnh thổ Trung
Hoa. Nhiều nước lo ngại rằng tính dễ tổn
thương do việc kiểm soát các nguồn sông của Trung Hoa. Thay vì xa lánh Quy ước Liên Hiệp Quốc, các
quốc gia duyên hà ASEAN nên tham gia và dẫn đầu các nỗ lực để khuyến khích các
quốc gia nầy và các quốc gia có đủ tiêu chuẩn khác đi theo. Đây là một nhóm ủng hộ tự nhiên có tiềm năng
được huy động trong trường hợp khẩn cấp.
Ít ra, nỗ lực nầy sẽ đặt lưu vực Mekong
vào ánh sáng của sự chăm chú quốc tế.
Không ai phải chết khát trong bóng tối.
Bilahari Kausikan nguyên là Thư ký
Thường trực của Bộ Ngoại giao Singapore . Bài nầy được hiệu đính từ bài nói chuyện ở
Diễn đàn ASEAN về Phát triển Phân Vùng do Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức tại
Hà Nội ngày 14 tháng 7 năm 2020.
No comments:
Post a Comment