Sunday, July 26, 2020

VÌ SAO SÔNG MEKONG Ở ĐÔNG BẮC THÁI LAN XUỐNG ĐẾN MỨC THẤP KỶ LỤC NGAY TRONG MÙA MƯA 2019



Nguyễn Minh Quang
20 tháng 7 năm 2020


Phần dẫn nhập

Trong mùa mưa 2019, mực nước sông Mekong ở vùng đông bắc Thái Lan tiếp giáp với Lào đã xuống đến mức thấp nhất trong lịch sử đo đạc [1-3].  Có nhiều lý do đã được nêu lên.  Theo Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission (MRC)), tình trạng nầy xảy ra vì lượng mưa rất ít trên lưu vực Mekong từ đầu năm [1]; nhưng một số khoa học gia cho rằng các đập của Trung Hoa ở thượng nguồn đã kiểm soát dòng chảy [4] hoặc giữ lại nước không cho chảy xuống hạ lưu [5].  Còn ngư dân Thái Lan thì cáo buộc đập Xayaburi vừa hoàn tất của Lào là nghi phạm và lên tiếng chống đối [6-8].  Dĩ nhiên, Trung Hoa, từ lâu, vẫn luôn luôn bác bỏ các cáo buộc đó [9-10] và Lào cùng nhà thầu xây đập Xayaburi cũng phủ nhận trách nhiệm làm cho sông Mekong khô cạn [11].  Bài viết nầy nhằm mục đích tìm hiểu nguyên nhân của sự kiện qua việc phân tích mực nước của sông Mekong đo được tại các trạm thủy học ở Thái Lan và Lào từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2019.

Hệ thống trạm thủy học ở hạ lưu sông Mekong

Hình 1: Hệ thống trạm thủy học ở hạ lưu Mekong. [Ảnh: MRC]

Để theo dõi mực nước của sông Mekong trong hạ lưu vực, Ủy ban Mekong, tiền thân của MRC, đã thiết lập một hệ thống trạm thủy học dọc theo sông trong các quốc gia Thái Lan, Lào, Cambodia và Việt Nam.  Hệ thống nầy gồm  có 20 trạm chánh, theo thứ tự từ thượng lưu xuống hạ lưu, gồm có Chiang Saen (Thái Lan); Luang Prabang (Lào); Chiang Khan (Thái Lan); Vientiane (Lào); Paksane (Lào); Nakhon Phanom (Thái Lan); Thakhek (Lào); Mukdahan (Thái Lan); Savannakhet (Lào); Khong Chiam (Thái Lan); Pakse (Lào); Stung Treng, Kratie, Phnom Penh Port, Phnom Penh Bassac, Neak Luong và Koh Khel (Cambodia); và Tân Châu và Châu Đốc (Việt Nam) (Hình 1).

Trạm Chiang Sean là cửa ngỏ của hạ lưu vực sông Mekong.  Trạm Tân Châu và Châu Đốc là cửa ngỏ vào Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).  Đập thủy điện Xayaburi nằm giữa trạm Luang Prabang và Chiang Khan trong Hình 1.

Mực nước sông Mekong trong mùa mưa 2019

Mực nước của sông Mekong được đo đạc hàng ngày và đăng tải trên website của MRC.  Mực nước tại các trạm thủy học từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2019 được dùng để phân tích tình trạng thủy học của sông Mekong trong mùa mưa 2019.  Trước hết là mực nước tại 3 trạm đầu tiên ở hạ lưu vực Mekong: Chiang Saen, Luang Prabang và Chiang Khan (Hình 2).


Mực nước hàng ngày của sông Mekong tại Chiang Saen cho thấy mực nước không dâng cao như thường lệ.  Ngược lại, nó giảm xuống rồi giao động ở khoảng 2,5 m (tương đương với lưu lượng khoảng 1.400 m3/sec), vì không có nước lũ từ thượng lưu vực đổ xuống.  Điều nầy có thể do (1) có ít mưa trên thượng lưu vực hay (2) nước bị giữ lại trong các hồ chứa ở Trung Hoa theo lập luận của Eyes on Earth [12].

Mỉa mai thay, lượng mưa ít trên thượng lưu vực đã được kiểm chứng bởi chính các khoa học gia của Trung tâm Stimson.  Theo các khoa học gia nầy, lượng mưa trong mùa lũ 2019 ở thương lưu vực Mekong thay đổi từ “chỉ trên trung bình” đến “rất khô” khi so sánh với lượng mưa trung bình từ năm 2000 đến 2018, như được mô tả trong Hình 3.  [13]  Còn việc giữ nước trong các hồ chứa ở Trung Hoa vẫn chỉ là một giả thuyết chưa được chứng minh.

Hình 3: Lượng mưa trung bình trên lưu vực Mekong từ năm 2000 đến 2018. [13]

Mực nước hàng ngày của sông Mekong tại Luang Prabang cũng giảm xuống như ở Chiang Saen, nhưng đến ngày 27 tháng 7 thì tăng vọt lên rồi giao động ở khoảng 9,5 m (tương đương với lưu lượng khoảng 6.400 m3/sec), và đến ngày 19 tháng 9, mực nước lại tụt giảm nhanh cho đến cuối tháng 10 mới ổn định trở lại ở khoảng 8,5 m (tương đương với lưu lượng 5.250 m3/sec).  Mực nước ở Luang Prabang lên xuống nhanh có lẽ do việc xây cất và vận hành giai đoạn 2 của chuổi đập thủy điện trên Nam Ou, một phụ lưu chánh của Mekong nằm phía trên Luang Prabang [14].

Mực nước hàng ngày của sông Mekong tại Chiang Khan thay đổi giống như mực nước ở Chiang Saen cho đến ngày 30 tháng 8, lên đến khoảng 8 m (tương đương với lưu lượng 4.900 m3/sec), rồi giảm đều đặn từ đầu tháng 9 cho đến giữa tháng 10.  Từ đó, mực nước giao động ở khoảng 4 m (tương đương với lưu lượng 1.400 m3/sec), thấp hơn mực nước vào đầu tháng 9 khoảng 4 m.  


Đây chắc chắn là ảnh hưởng của việc xây cất và điều hành đập Xayaburi (Hình 4) [7], ở thượng lưu của trạm Chiang Khan và hạ lưu của trạm Luang Prabang.  Mặc dù là đập dòng chảy (run-of-the-river), đập Xayaburi cần phải nâng mực nước sông lên đến mực nước điều hành bằng cách giữ lại khoảng 1,3 tỉ m3 nước phía sau đập [15].  Ảnh hưởng của đập Xayaburi đã khỏa lấp hoàn toàn ảnh hưởng của chuỗi đập thủy điện trên Nam Ou.

Từ trạm Chiang Khan, đỉnh lũ bắt đầu xuất hiện.  Mực nước tại các trạm Vientiane, Nong Khai và Paksane, trong Hình 5, rập khuôn mực nước tại trạm Chiang Khan, giảm đều từ đầu tháng 6 đến khoảng 20 tháng 7 rồi tăng đến đỉnh vào cuối tháng 8.  Từ đó, mực nước giảm đều rồi giao động ở mức thấp hơn từ giữa tháng 10.  Mực nước tại Nong Khai tăng đến 6 m (tương đương với lưu lượng 5.300 m3/sec) vào cuối tháng 9 rồi giảm xuống khoảng 1,0 m (tương đương với lưu lượng 1.000 m3/sec) vào cuối tháng 10.


Từ trạm Paksane, đỉnh lũ trở nên rõ nét hơn (Hình 6).  Mực nước của trạm Nakhon Phanom và Mukdhan có đỉnh tương đối phẳng, có lẽ do ảnh hưởng của các đập trên Nam Theun.  Các đỉnh lũ nầy là do mưa lớn ở trung Lào vào cuối tháng 8 và đầu tháng 9.  Ở Khong Chiam, mực nước lên đến 15,72 m vào ngày 5 tháng 9, cao hơn mức nước lụt 14,50 m nhưng thấp hơn mức lụt lịch sử 16,25 m.  Ở Pakse, mực nước lên đến 13,75 m vào ngày 5 tháng 9, cao hơn mức nước lụt 12,00 m và mức lụt lịch sử 13,32 m. [16]

Hình 6: Mực nước sông Mekong tại Paksane, Nakhon Phanom, 
Mukdahan, Khong Chiam, Pakse và Stung Streng.

Phần kết luận

Mực nước sông Mekong ở vùng đông bắc Thái Lan tiếp giáp với Lào đã xuống đến mức thấp nhất trong lịch sử đo đạc ngay trong mùa mưa 2019.  Sự kiện nầy khiến dư luận càng chú ý hơn đến các đập thủy điện, nhất là chuỗi đập thủy điện trên sông Lancang ở Vân Nam, Trung Hoa và đập thủy điện đầu tiên trên dòng chánh Mekong ở Lào, đập Xayaburi.  Một số khoa học gia ở Hoa Kỳ cho rằng Trung Hoa đã kiểm soát dòng chảy và giới hạn số lượng nước chảy xuống hạ lưu.  Ngư dân và các nhà hoạt động môi trường ở Thái Lan thì cáo buộc Xayaburi là nghi phạm và lên tiếng chống đối.  Chánh phủ Trung Hoa luôn luôn bác bỏ các cáo buộc.  Chánh phủ Lào và nhà phát triển đập Xayaburi cũng phủ nhận trách nhiệm.

Qua việc phân tích mực nước tại các trạm thủy học dọc theo sông Mekong được đăng tải trên website của MRC, chúng ta có thể thấy rằng mực nước tại Chiang Saen và Luang Prabang không dâng lên cao như mọi năm mà giảm xuống vì lượng mưa trong mùa lũ 2019 ở thượng lưu vực thấp hơn lượng mưa trung bình từ năm 2000 đến 2018.  Mực nước tại Luang Prabang cũng chịu ảnh hưởng của chuỗi đập thủy điện vừa mới hoàn tất trên Nam Ou.  Mực nước tại các trạm Chiang Khan, Vientiane, Nong Khai và Paksane chịu ảnh hưởng của việc điều hành đập Xayaburi vừa hoàn tất, nhưng ảnh hưởng nầy sẽ biến mất khi đập hoạt động điều hòa.  Mực nước tại các trạm Nakhon Phanom và Mukdahan có lẽ cũng chịu ảnh hưởng của việc điều hành các đập trên Nam Theun.  Từ trạm Khong Chiam trở xuống, ảnh hưởng của đập Xayaburi và các đập trên Nam Theun dường như bị dòng chảy từ các phụ lưu ở trung Lào khỏa lấp.

Sơ lược về tác giả

Tác giả nguyên là Kỹ sư Công chánh Chuyên nghiệp (Professional Civil Engineer) của tiểu bang Florida và California.  Tốt nghiệp Kỹ sư Công chánh tại Trường Cao đẳng Công chánh, Trung tâm Quốc gia Kỹ Thuật Phú Thọ, Sài Gòn năm 1972.  Trưởng ty Kế hoạch, Ủy ban Quốc gia Thủy lợi, Bộ Công chánh và Giao thông, Sài Gòn đến tháng 4 năm 1975.  Tốt nghiệp Kỹ sư Công chánh (1983) và Cao học Thủy lợi (1985) tại Đại học Nebraska, Hoa Kỳ.  Chuyên viên Thủy học (Hydrlogist) của Sở Quản trị Thủy lợi, Broward County, Florida đến năm 1989.  Từ năm 1990 đến 2015, Kỹ sư Giám sát Trưởng (Senior Supervising Engineer) của Stetson Engineers Inc., một công ty cố vấn về thủy lợi và ô nhiễm nguồn nước, thành lập năm 1957 ở Los Angeles.  Về hưu từ năm 2016.

Tài liệu tham khảo

[1]       Mekong River Commission (MRC). 18 July 2019.  “Mekong water levels reach low record.”  MRC.  http://www.mrcmekong.org/news-and-events/news/mekong-water-levels-reach-low-record/
[2]       Pattanapong Sripiachai.  21 July 2019.  “Mekong river in Nakhon Phanom ‘lowest in almost 100 years’.”  The Bangkok Post.  https://www.bangkokpost.com/thailand/general/1716287/mekong-river-in-nakhon-phanom-lowest-in-almost-100-years
[3]       TTO.  21 tháng 7 năm 2019.  “Nước sông Mekong ở Thái Lan xuống mức thấp nhất trong trăm năm qua.”  Tuổi Trẻ.  https://tuoitre.vn/nuoc-song-mekong-o-thai-xuong-muc-thap-nhat-trong-tram-nam-qua-20190721191552076.htm
[4]       Reuters. July 28, 2019.  “Record Low Mekong River Levels Raise Suspicions About China.”  Chiang Rai Times.  https://www.chiangraitimes.com/featured/record-low-mekong-river-levels-raise-suspicions-about-china/
[5]       Harrison White.  April 15, 2020.  “US report: Chinese dams to blame for record-low Mekong water levels.”  The Khmer Times.  https://www.khmertimeskh.com/713207/us-report-chinese-dams-to-blame-for-record-low-mekong-water-levels/
[6]       Apinya Wipatayotin.  20 July 2019.  “Dam tests sparl crisis.”  The Bangkok Post. https://www.bangkokpost.com/thailand/general/1715627/dam-tests-spark-crisis
[7]       Eugene Whong.  “Lao’s Controversial Xayaburi Dam on Mekong River Begins Operations.”  October 29, 2019.  Global Security.  https://www.globalsecurity.org/military/library/news/2019/10/mil-191029-rfa01.htm
[8]       CTN News.  October 30, 2019.  “Xayaburi Dam Opens in Laos Sparking Protests in Thailand.”  Chiang Rai Times.  https://www.chiangraitimes.com/featured/xayaburi-dam-opens-in-laos-sparking-protests-in-thailand/
[9]       Ambika Ahuja.  April 5, 2010.  “China says dams not to blame for low Mekong levels.”  Reuters.  https://www.reuters.com/article/us-mekong-idUSTRE6341A620100405
[10]     AFP.  June 16, 2020.  “China pressed on Makong dams after record low water levels.”  Yahoo!.  https://news.yahoo.com/china-pressed-mekong-dams-record-low-water-levels-102228086.html
[11]     Thai PBS World.  July 22, 2019.  “Laos and Xayaburi dam deny responsibility fro dry Mekong River.”  Thai PBS World.  https://www.thaipbsworld.com/laos-and-xayaburi-dam-deny-responsibility-for-dry-mekong-river/
[12]     Kay Johnson.  April 13, 2020.  “Chinese dams held back Mekong waters during drought, study finds.”  Reuters.  https://www.reuters.com/article/us-mekong-river/chinese-dams-held-back-mekong-waters-during-drought-study-finds-idUSKCN21V0U7
[13]     Brian Eyler and Courtney Weatherby.  April 13, 2020.  “How China Turned Off the Tap on the Mekong River.”  Stimson Center.  https://www.stimson.org/2020/new-evidence-how-china-turned-off-the-mekong-tap/
[14]     Xinhua.  December 26, 2019.  “Nam Ou River hydropower starts 2nd phase operation.”  MSN.  https://www.msn.com/en-xl/news/other/nam-ou-river-hydropower-project-starts-2nd-phase-operation/ar-BBYlUUZ
[15]     MRC Secretariat.  24 March 2011.  Prior Consultation Project Review Report.  MRC.  http://www.mrcmekong.org/assets/Publications/Reports/PC-Proj-Review-Report-Xaiyaburi-24-3-11.pdf
[16]     Regional Flood and Drought Management Centre.  April 2020.  Evaluation Report on Flash Flood Guidance Systems for Flood Season 2019.  Cover from 1st June – 31st December 2019.  Draft Version.  MRC.  http://ffw.mrcmekong.org/weekly_report/2019/Flash%20flood%20Guidance%20evaluation%20Report%20flood%20seasonal%202019.pdf

.

WHY MEKONG WATER LEVELS IN NORTHEAST THAILAND DROPPED TO RECORD LOW DURING THE 2019 WET SEASON


Quang M. Nguyen
July 20, 2020


Introduction

During the 2019 wet season, water levels in the Mekong river in northeast Thailand bordering with Laos dropped to record low [1-3].  Several explanations were suggested.  According to the Mekong River Commission (MRC), it was caused by a deficiency of rainfall on the upper basin since the beginning of the year [1].  Some scientists claimed that the Chinese cascade dams on the Lancang river controlled the river flow [4] or held water behind them [5].  Fishermen in Thailand pointed to the newly completed Xayaburi dam in Laos as the primary culprit and organized protests [6-8].  China, of course, has long been rejecting such claims [9-10] and Laos and the builder of the Xayaburi dam also denied their responsibility for the record low water levels [11].  This article is an attempt to find out the cause of this dramatic event by analyzing the water levels observed at the hydrological stations along the Mekong river from June to December 2019.

Hydrological stations in the Lower Mekong Basin

Figure 1: Hydrological stations in the Lower Mekong Basin. [Source: MRC]

In order to monitor the water levels in the Lower Mekong Basin (LMB), Mekong Committee, the predecessor of the Mekong River Commission, established a network of hydrological stations along the river in Thailand, Laos, Cambodia and Việt Nam.  This network has 20 main stations, including, in order from upper to lower; Chiang Saen (Thailand); Luang Prabang (Laos); Chiang Khan (Thailand); Vientiane and Paksane (Laos); Nakhon Phanom (Thailand); Thakhek (Laos); Mukdahan (Thailand); Savannakhet (Laos); Khong Chiam (Thailand); Pakse (Laos); Stung Treng, Kratie, Phnom Penh Port, Phnom Penh Bassac, Neak Luong và Koh Khel (Cambodia); and Tan Chau and Chau Doc (Vietnam).

Chiang Saen is the gate to the LMB.  Tan Chau and Chau Doc  are the gate to the Mekong Delta in Vietnam.  The Xayaburi dam is located between the Luang Prabang and Chiang Khan stations, as shown in Figure 1.

Water levels in the LMB during the 2019 flood season

The water levels in the Mekong river were measured daily and posted on the MRC website.  The water levels from June to December are used in the analysis.  First, the water levels at the first three hydrological stations in the LMB: Chiang Saen, Luang Prabang and Chiang Khan (Figure 2).

The daily water levels at Chiang Saen did not rise as usual.  On the contrary, they were decreasing then fluctuated around 2.5 m (equivalent to a flow of 1,400 m3/sec) because of a lack of high flows from the upper basin.  This may be caused by (1) low rainfall on the upper basin or (2) water was held back by the Chinese dams, as suggested by Eyes on Earth [12].

Ironically, the low amount of rainfall on the upper basin was verified by the same scientists at Stimson Center.  According to these scientists, the amount of rainfall in wet season in the upper Mekong basin in 2019 varied from “just above average” to “very dry” compared to the average rainfall from 2000 to 2018, as shown in Figure 3.  [13]  Holding back water behind the dams remains an unproven hypothesis.


The water levels at Luang Prabang were also decreasing like Chiang Saen, but jumped up on July 27 and the fluctuated around 9.5 m (equivalent to a flow of 6,400 m3/sec) until September 19, when they dropped again and stabilized by the end of October at 8.5 m (equivalent to a flow of 5,250 m3/sec).  The sudden changes of water levels at Luang Prabang were likely caused by the construction and operation of the 2nd phase of the hydropower project on Nam Ou, a major tributary of the Mekong river just upstream of Luang Prabang [14].

The water levels at Chiang Khan followed the pattern of those at Chiang Saen until August 30 and reached 8 m (equivalent to a flow of 4,900 m3/sec), then decreased steadily from the beginning of September to the middle of October.  From there, they fluctuated around 4 m (equivalent to a flow of 1,400 m3/sec), which is 4 m lower than the level at the beginning of September.

The dropping of water levels at Chiang Khan was certainly caused by the construction and operation of the Xayaburi dam (Figure 3) [7], located upstream of Chiang Khan and downstream of Luang Prabang.  Although it is a run-of-the-river dam, the water level behind the dam needs to rise to its operational level at the start, resulting in a reservoir with a volume of 1.3 billion cubic meters [15].  The Xayaburi dam completely masked the impacts of the dam cascade on Nam Ou.  The hydrologic impacts of the Xayaburi dam, however, are expected to disappear during the normal operations.

From Chiang Khan, flood peaks began to appear.  The water levels at Vientiane, Nong Khai and Paksane, as shown in Figure 4, followed the pattern of water levels at Chiang Khan, decreasing steadily from June to July 20 then increasing and reaching the peak by the end of August.  From there, the water levels decreased steadily then fluctuated at a lower level by the mid October.  The water levels at Nong Khai increased to 6 m (equivalent to a flow of 5,300 m3/sec) by the end of September then decreased to 1.0 m (equivalent to a flow of 1.000 m3/sec) bay the end of October.


From Paksane, the flood peaks are more pronounced (Figure 5).  They were caused by heavy rain in central Laos in August and September.  The peaks of water levels at Nakhon Phanom and Mukdahan are relatively flat, likely caused by impacts of dams on Nam Theun.  At Khong Chiam, the water level reached 15.72 m on September 5, higher than the flood level of 14.50 m but lower than the record level of 16.25 m.  At Pakse, the water level reached 13.75 m on September 5, higher than the flood level of 12.00 m and the record level of 13.32 m. [16] 


Summary and conclusion

The water levels in the Mekong river in northeast Thailand bordering with Laos dropped to the record low during the wet season in 2019.  This dramatic event attracted international attentions on hydropower dams, especially the cascade of the Lancang river in Yunnan, China and the first dam of the Mekong mainstream in Laos, the Xayaburi.  Some US scientists claimed that China controlled the river flow and limited the amount of water flowing downstream.  Fishermen and activists in Thailand blamed Xayaburi as the culprit and voiced their protests.  China always dismisses the claims.  Laos and the dam builder also denied their responsibility.

Analysis of the water levels at the hydrological stations along the Mekong River, which were posted on the MRC website, shows that the water levels at Chiang Saen and Luang Prabang did not rise as usual and decreased due to the deficiency of rainfall in the upper Mekong basin.  The water levels at Chiang Khan, Vientiane, Nong Khai and Paksane were certainly impacted by the newly completed Xayaburi dam, but these impacts are expected to disappear under normal operations.  The water levels at Nakhon Phanom and Mukdahan were likely impacted by the operation of dams on Nam Theun.  From Khong Chiam, the impacts caused by the Xayaburi dam and the dams on Nam Theun appeared to be masked by inflow from the tributaries in central Laos.

About the author

Quang M. Nguyen was a professional engineer of the States of Florida and California.  He worked for the National Water Resources Commission in Saigon, Vietnam; the Broward County’s Water Resources Management Division in Florida; and the Stetson Engineers Inc. in Los Angeles County, California, specializing in water resources and groundwater contamination.  He retired in 2016.

References

[1]       Mekong River Commission (MRC). 18 July 2019.  “Mekong water levels reach low record.”  MRC.  http://www.mrcmekong.org/news-and-events/news/mekong-water-levels-reach-low-record/
[2]       Pattanapong Sripiachai.  21 July 2019.  “Mekong river in Nakhon Phanom ‘lowest in almost 100 years’.”  The Bangkok Post.  https://www.bangkokpost.com/thailand/general/1716287/mekong-river-in-nakhon-phanom-lowest-in-almost-100-years
[3]       TTO.  21 tháng 7 năm 2019.  “Nước sông Mekong ở Thái Lan xuống mức thấp nhất trong trăm năm qua.”  Tuổi Trẻ.  https://tuoitre.vn/nuoc-song-mekong-o-thai-xuong-muc-thap-nhat-trong-tram-nam-qua-20190721191552076.htm
[4]       Reuters. July 28, 2019.  “Record Low Mekong River Levels Raise Suspicions About China.”  Chiang Rai Times.  https://www.chiangraitimes.com/featured/record-low-mekong-river-levels-raise-suspicions-about-china/
[5]       Harrison White.  April 15, 2020.  “US report: Chinese dams to blame for record-low Mekong water levels.”  The Khmer Times.  https://www.khmertimeskh.com/713207/us-report-chinese-dams-to-blame-for-record-low-mekong-water-levels/
[6]       Apinya Wipatayotin.  20 July 2019.  “Dam tests spark crisis.”  The Bangkok Post. https://www.bangkokpost.com/thailand/general/1715627/dam-tests-spark-crisis
[7]       Eugene Whong.  “Lao’s Controversial Xayaburi Dam on Mekong River Begins Operations.”  October 29, 2019.  Global Security.  https://www.globalsecurity.org/military/library/news/2019/10/mil-191029-rfa01.htm
[8]       CTN News.  October 30, 2019.  “Xayaburi Dam Opens in Laos Sparking Protests in Thailand.”  Chiang Rai Times.  https://www.chiangraitimes.com/featured/xayaburi-dam-opens-in-laos-sparking-protests-in-thailand/
[9]       Ambika Ahuja.  April 5, 2010.  “China says dams not to blame for low Mekong levels.”  Reuters.  https://www.reuters.com/article/us-mekong-idUSTRE6341A620100405
[10]     AFP.  June 16, 2020.  “China pressed on Mekong dams after record low water levels.”  Yahoo!.  https://news.yahoo.com/china-pressed-mekong-dams-record-low-water-levels-102228086.html
[11]     Thai PBS World.  July 22, 2019.  “Laos and Xayaburi dam deny responsibility fro dry Mekong River.”  Thai PBS World.  https://www.thaipbsworld.com/laos-and-xayaburi-dam-deny-responsibility-for-dry-mekong-river/
[12]     Kay Johnson.  April 13, 2020.  “Chinese dams held back Mekong waters during drought, study finds.”  Reuters.  https://www.reuters.com/article/us-mekong-river/chinese-dams-held-back-mekong-waters-during-drought-study-finds-idUSKCN21V0U7
[13]     Brian Eyler and Courtney Weatherby.  April 13, 2020.  “How China Turned Off the Tap on the Mekong River.”  Stimson Center.  https://www.stimson.org/2020/new-evidence-how-china-turned-off-the-mekong-tap/
[14]     Xinhua.  December 26, 2019.  “Nam Ou River hydropower starts 2nd phase operation.”  MSN.  https://www.msn.com/en-xl/news/other/nam-ou-river-hydropower-project-starts-2nd-phase-operation/ar-BBYlUUZ
[15]     MRC Secretariat.  24 March 2011.  Prior Consultation Project Review Report.  MRC.  http://www.mrcmekong.org/assets/Publications/Reports/PC-Proj-Review-Report-Xaiyaburi-24-3-11.pdf
[16]     Regional Flood and Drought Management Centre.  April 2020.  Evaluation Report on Flash Flood Guidance Systems for Flood Season 2019.  Cover from 1st June – 31st December 2019.  Draft Version.  MRC.  http://ffw.mrcmekong.org/weekly_report/2019/Flash%20flood%20Guidance%20evaluation%20Report%20flood%20seasonal%202019.pdf

.

Monday, July 20, 2020

PHÂN VÙNG MEKONG TRONG TÍNH TOÁN CHIẾN LƯỢC CỦA BẮC KINH


(The Mekong subregion in Beijing’s strategic calculus)

K. Yhome – Bình Yên Đông lược dịch
Observer Research Foundation – June 20, 2020




Tầm quan trọng chiến lược của phân vùng Mekong nổi bật trong những tính toán chiến lược của Bắc Kinh trong lúc Trong Hoa đối mặt với phản ứng từ Hoa Kỳ và các quốc gia khác.  Đại dịch toàn cầu có vẻ đang củng cố một vài chiều hướng trong các ràng buộc của Trung Hoa với các quốc gia Mekong trong thời hậu Covid-19.

Việc hợp tác với một số quốc gia đã được gia tăng, mặc dù “ngoại giao khẩu trang” của Trung Hoa đã gây lo ngại cho người dân muốn chánh phủ của họ nên thận trọng hơn và có nhiều yếu tố mới ngoài những mối quan hệ khó khăn hiện hữu thường được cứu xét qua các lăng kính đối đầu.

Ngoài sự hợp tác Trung Hoa-ASEAN với phân vùng Mekong, Bắc Kinh đã sử dụng Hợp tác Lancang-Mekong (Lancang-Mekong Cooperation (LMC)) – một cơ chế hợp tác khu vực – trong việc tham gia vào phân vùng để chống lại đại dịch toàn cầu.

Trong tháng 2, Hội viên Hội đồng Nhà nước Trung Hoa và Bộ trưởng Ngoại giao Wang Yi (Vương Nghị) viếng thăm Vientiane, Lào để tham dự phiên họp cấp bộ trưởng lần thứ 5th của LMC, ở đó, ông kêu gọi “những nỗ lực có phối hợp” để chống lại đại dịch Covid-19.

Đại dịch toàn cầu tạo điều kiện cho Cambodia và Trung Hoa củng cố thêm việc hợp tác.  Khi Thủ tướng Hun Sen của Cambodia thăm viếng Trung Hoa hồi đầu tháng 2, trong lúc “các quan điểm bài Hoa” đang dâng cao, được diễn dịch là bày tỏ “tình đoàn kết” và mối quan hệ Trung Hoa-Cambodia được mô tả là một “mẫu mực” cho ngoại giao láng giềng.

Trong một trong các phiên họp song phương cao cấp đầu tiên giữa Trung Hoa và các quốc gia láng giềng kể từ khi Covid-19 bùng phát, Bộ trưởng Wang Yi của Trung Hoa đã đồng chủ tọa ủy ban phối trí liên chánh phủ Trung Hoa-Cambodia lần thứ 5th cùng với Phó Thủ tướng Hor Nam Hong của Cambodia vào ngày 16 tháng 6 qua hội thảo truyền hình.  Trong phiên họp, ông Wang nói rằng 2 quốc gia đã củng cố “việc hợp tác truyền thống” bằng cách ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau kể từ khi coronavirus mới lạ bùng phát.

Việc thiết lập một “đường đi nhanh” cho việc di chuyển của người dân và một “hành lang xanh” để vận chuyển hàng hóa giữa 2 nước để đối phó với đại dịch Covid-19 và Cambodia bày tỏ sự sự ủng hộ của mình đối với quyết định về luật an ninh quốc gia cho Đặc khu Hongkong là những dấu hiệu cho thấy sự ràng buộc chiến lược đang gia tăng giữa 2 nước.  Giống như Cambodia, việc hợp tác với láng giềng Lào cũng được củng cố trong suốt thời kỳ đại dịch.  Chánh phủ Lào đã tổ chức một phiên họp cấp bộ trưởng Trung Hoa-ASEAN đặc biệt về coronavirus cùng với phiên họp bộ trưởng của LMC trong tháng 2.  Khi các trường hợp nhiễm bệnh được phát hiện ở Lào, Trung Hoa đã gởi các toán y tế và dụng cụ y tế đến Lào và được mô tả là “đáp lại lòng hảo tâm” của Trung Hoa.

Vào ngày 3 tháng 4, một cuộc điện đàm với đối tác Bounnhang Vorachith của Lào, Chủ tịch Xi Jinping (Tập Cận Bình) của Trung Hoa cam kết tiếp tục “tất cả sự ủng hộ và giúp đỡ” đối với quốc gia Đông Nam Á để chống lại đại dịch.

Tương tự, ngày 20 tháng 5, Chủ tịch Xi, trong khi điện đàm với Tổng thống U Win Myint của Myanmar, cam kết “chắc chắn ủng hộ và giúp đỡ” Myanmar để chống dịch.  Mặc dù Myanmar đã nhận dụng cụ y tế cũng như giúp đỡ kỹ thuật của Trung Hoa trong việc chống lại khủng hoảng Covid-19, có nhiều lo ngại về sự giúp đỡ y tế của Trung Hoa.

Những vấn đề có từ lâu như tranh chấp ở Biển Đông và những lo ngại ngày càng tăng về việc xây đập của Trung Hoa trên sông Mekong cũng thêm nhiều thách thức trong sự ràng buộc của Trung Hoa với các quốc gia Mekong.  Đối với Việt Nam, một thuyền đánh cá chìm trong vùng tranh chấp ở Biển Đông sau khi bị húc bởi một tàu khảo sát biển của Trung Hoa.

Một yếu tố mới cho mối quan hệ vốn đã căng thẳng là vai trò càng ngày càng tăng của Việt Nam trong việc cung cấp viện trợ y tế cho nước láng giềng Lào và Cambodia để chống đại dịch Covid-19.  Mặc dù hành động nầy không hẳn là một thách thức với “độc quyền” của Trung Hoa về ngoại giao Covid ở các nước làng giềng, nó có thể là một nỗ lực của Hà Nội để tạo tư thế của một quốc gia “có trách nhiệm” đang lên, một yếu tố địa chánh trị đã được lưu ý.

Vẫn trong đầu tháng 4, một hoạt động khác nhắc nhở sự phức tạp của sự ràng buộc của Trung Hoa với các quốc gia Mekong là việc công bố một nghiên cứu cáo buộc các đập của Trung Hoa gây hạn hán ở hạ lưu vực Mekong.  Mặc dù Bắc Kinh bác bỏ kết quả nghiên cứu do chánh phủ Hoa Kỳ tài trợ, một lần nữa, nó đem lại những lo ngại có sẵn của các quốc gia Mekong với những nhóm lợi ích kêu gọi Trung Hoa “minh bạch hơn”.

Với Bắc Kinh hầu như ưu tiến hóa các láng giềng trong thời hậu Covid-19, làm thế nào để mối quan hệ với phân vùng Mekong có kết quả sẽ là một thử nghiệm quan trọng đối với Trung Hoa với những ẩn ý khổng lồ về Sáng kiến Vành đai và Con đường, bên trong phân vùng lẫn các khu vực khác.

.

TẠI SAO ASEAN NÊN XEM MEKONG NHƯ BIỂN ĐÔNG


(Why Asean should treat the Mekong like the South China Sea)

Bilahari Kausikan – Bình Yên Đông lược dịch
South China Morning Post – 17 July 2020

Một thuyền đánh cá trên sông Mekong ở ngoại ô Phnom Penh. [Ảnh: AFP]

·        Các diễn đàn khối Đông Nam Á (ĐNA) giúp quân bình sự xác nhận của Trung Hoa trong các tranh chấp ở Biển Đông
·        Nhưng trong lưu vực Mekong, nơi Trung Hoa nắm giữ yết hầu của ½ ASEAN, sự chia rẽ được phơi bày

Thành viên của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations (ASEAN)) được chia đều giữa các quốc gia ven biển và trong lục địa.  Tuy nhiên, khuynh hướng chiến lược của ASEAN từ lâu luôn thiên về biển.  Bốn trong 5 quốc gia sáng lập là các nước ven biển.  ASEAN được thành lập để ổn định vùng biển có đường hàng hải quan trọng để tránh cho các quốc gia đó bị lôi cuốn vào chiến trường của Chiến tranh Lạnh trên lục địa.

Sự bành trướng của ASEAN sau thời kỳ Chiến tranh lạnh để bao gồm tất cả các nước trong lục địa còn lại vẫn không thay đổi khuynh hướng biển của tổ chức.  ASEAN đã mất nhiều thời giờ để thảo luận về Biển Đông vì nó là một vấn đề cốt yếu, không chỉ với ĐNA mà với toàn thể thế giới.  Tuy nhiên, ASEAN hầu như chưa bao giờ thảo luận các vấn đề của Mekong.  Cho dù Mekong chảy qua ½ số quốc gia thành viên của ASEAN.Các diễn đàn và tổ chức Mekong chỉ liên hệ rời rạc với ASEAN.  Các thành viên ASEAN ngoài lưu vực có ít, nếu có, quyền lợi trong hành động và thường không tham gia.  Các thành viên duyên hà thỉnh thoảng cố gắng để lôi kéo ASEAN vào các vấn đề Mekong nhưng họ chỉ được đáp ứng bằng sự chú ý ngoại giao.  Điều nầy tiêu biểu cho sự thất bại nguy hiểm của sự tưởng tượng chiến lược của các thành viên ASEAN ngoài lưu vực.  Họ cần phải vứt bỏ đường lối giao thiệp hẹp hòi đối với các vấn đề Mekong và xem ĐNA như một sân khấu chiến lược duy nhất.

Mekong nối ĐNA với lục địa Á Châu.  Sông tạo sự gắn bó địa chánh trị trên nhóm quốc gia lục địa ĐNA đa văn hóa và chánh trị, khác biệt với lục địa Á Châu rộng lớn nhưng không có đặc tính rõ rệt.  “Lục địa ĐNA” có thể được gọi một cách thích hợp là “Mekong ĐNA”.  Mekong cuối cùng đổ vào Biển Đông, nối lục địa với biển.  Sự phân chia của đất và biển thì nhân tạo và không bền.

Một trong các nhiệm vụ chánh yếu của ASEAN là giúp các quốc gia ĐNA duy trì quyền tự trị giữa sự tranh giành quyền lực quan trọng, một thực tế không tránh khỏi của khu vực.  ASEAN thi hành điều nầy:  Trước hết, bằng cách vận dụng mối liên hệ giữa các thành viên để tối thiểu hóa cơ hội khiến các cường quốc lợi dụng các vấn đề trong khu vực để thúc đẩy quyền lợi của họ.  Thứ nhì, và quan trọng hơn, bằng cách khuyến khích sự cân bằng giữa các cường quốc vì các nước nhỏ chỉ có thể duy trì quyền tự trị bằng cách len lỏi qua khe hở của sự liện hệ của các cường quốc.

“Cân bằng” không chỉ được hiểu giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa.  Mối liên hệ đó là một thực tế trọng tâm.  Nhưng mối liên hệ Hoa Kỳ-Trung Hoa không hoàn toàn là một thực tế.  Sự “cân bằng” mà ASEAN tìm kiếm để cổ vũ một sự bao trùm đa cực và mọi hướng bên trên mối liên hệ Hoa Kỳ-Trung Hoa, bao gồm tất cả các quốc gia có quyền lợi ở ĐNA.  Quan trọng nhất là Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, Nam Triều Tiên, Nga và một vài quốc gia Âu Châu.

Hoa Kỳ và Trung Hoa rõ ràng thuộc loại nằm ngoài các quốc gia nầy.  Nhưng sự cân bằng đa cực và mọi hướng tối đa hóa không gian vận hành của các nước nhỏ phức tạp hơn một cấu trúc lưỡng cực đơn giản, ngay khi các cực không có cùng trọng lượng.  Các diễn đàn do ASEAN cầm đầu như Diễn đàn Khu vực ASEAN (ASEAN Regional Forum (ARF)), Thượng đỉnh Đông Á (East Asia Summit (EAS)) và Phiên họp Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Nới rộng (ASEAN Defence Ministers Meeting-Plus (ADMM-Plus)), khuyến khích loại cân bằng nầy vì chúng cho phép các quốc gia bên ngoài ĐNA một chỗ dựa chánh đáng trong khu vực.
ASEAN hành động trên biển tốt hơn trên đất liền.  Tình hình ở Biển Đông là một bế tắc.  Trung Hoa vẫn có những tuyên bố thái quá không có căn bản về luật quốc tế.  Hải quân và Tuần duyên Trung Hoa thường có thái độ hung hãn.  Nhưng Trung Hoa không ngăn cản Hoa Kỳ và các nước bạn và đồng minh hoạt động trong, xuyên qua và bên trên Biển Đông để hỗ trợ một trật tự dựa trên luật pháp.  Việc triển khai mới đây của 2 hàng không mẫu hạm Mỹ là một nhắc nhở mạnh mẽ rằng Trung Hoa không thể ngăn cản họ mà không có nguy cơ gây chiến.  Một số quốc gia ngày càng tăng trên thế giới đã bày tỏ lo ngại về thái độ của Trung Hoa.  Biển Đông nay là vấn đề lo ngại quốc tế và không một quốc gia ASEAN nào có thể bị cô lập và bắt buộc từ bỏ chủ quyền của mình.

Điều nầy không hoàn toàn do các nỗ lực của ASEAN.  ASEAN vẫn duy trì một sự nhất trí chánh thức tối thiểu về Biển Đông, bác bỏ ý tưởng nguy hiểm là thủy lộ chỉ là mối quan tâm của các quốc gia ven biển, và chống lại áp lực của Trung Hoa để tránh thảo luận về vấn đề trong các diễn đàn do ASEAN cầm đầu, chắc chắn góp phần vào kết quả nầy.  Bế tắc chiến lược ở Biển Đông không hoàn hảo, nhưng cũng tốt.

Địa chánh trị của lưu vực Mekong

Ngược lại, địa chánh trị của lưu vực Mekong đè nặng trên các quốc gia duyên hà ASEAN.  Sự kiểm soát của Bắc Kinh ở đầu nguồn Mekong và chuỗi đập đã được xây hay đang xây tạo cho Trung Hoa một lực đòn bẫy đáng kể.  Điều nầy phải là mối quan tâm cho toàn thể ASEAN.  Nếu Trung Hoa nắm yết hầu của ½ ASEAN trong tay, “tính trung lập” của ASEAN – đã bị nghi vấn – trở nên bấp bênh.  Các tổ chức lưu vực và diễn đàn Mekong không chủ trương loại cân bằng đa cực và mọi hướng hiện diện trong các diễn đàn do ASEAN cầm đầu.  Làm thế nào họ có thể gìn giữ mối liên hệ giữa các quốc gia duyên hà ASEAN, với các đập trên phụ lưu có tiềm năng đe dọa các quốc gia khác như các đập của Trung Hoa, là một nghi vấn.

Gần như tất cả các tổ chức Mekong đều đi vòng quanh vấn đề địa chánh trị cốt lõi: quản lý nguồn nước.  Điều nầy ảnh hưởng đến một số vấn đề quan trọng, nhất là an ninh lương thực.  Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission (MRC)) đối phó với quản lý nguồn nước nhưng Trung Hoa không phải là thành viên, và ủy hội thực chất không có quyền hạn.  Nhận thức quốc tế về các vấn đề của lưu vực Mekong rất thấp, ngoại trừ một nhóm chuyên viên giới hạn thường liên lạc với nhau.

Diễn đàn liên quan đến Mekong tích cực nhất, Hợp tác Lancang-Mekong (Lancang-Mekong Cooperation (LMC)) bị Trung Hoa áp đảo.  Bắc Kinh dùng LMC và Hành lang Mậu dịch trên Bộ-trên Biển Quốc tế Mới (New International Land-Sea Trade Corridor) là một phần của Sáng kiến Vành đai và Con đường để nối tây Trung Hoa với ASEAN.  Điều nầy có thể đem lợi rất lớn cho ASEAN, nếu nó được thực hiện trong khung cảnh cân bằng chiến lược và một khuôn khổ dựa trên luật pháp quốc tế, sẽ cho phép các quốc gia duyên hà ASEAN tự chủ và không bị lấn át.

Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nam Triều Tiên và Australia đều có quyền lợi trong lưu vực Mekong.  Ấn Độ là một sức mạnh giáp ranh.  Với những hạn chế địa dư và các ưu tiên khác, các quốc gia nầy chỉ đóng vai phụ cho Trung Hoa.  Nhưng nếu họ phối hợp các nỗ lực tốt hơn, nói chung, họ có tiềm năng chứ không phải tầm thường.  Vì trong Biển Đông, ngay với một sự cân bằng đa cực không đối xứng có thể tạo ra không gian vận hành cho ASEAN.  Nhưng ASEAN không thể mong đợi bất cứ quốc gia nào để phối hợp tốt hơn hay tăng cường sự cam kết với lưu vực Mekong ngoại trừ toàn thể ASEAN làm như thế.

Quyền lợi chiến lược chánh yếu của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia, Ấn Độ và các quốc gia khác ở ĐNA là tự do hàng hải cho tàu dân sự và quân sự giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.  Họ có thể bảo đảm quyền lợi bằng cách cộng tác với nhau hay đơn phương.  Hoa Kỳ có khả năng làm một mình và các quốc gia khác có thể quá giang miễn phí.  Các quốc gia nầy nay hỗ trợ cho ASEAN không phải cần thiết mà là sự lựa chọn.  Nếu ½ ASEAN rơi vào sự thống trị của Trung Hoa, việc lôi kéo ASEAN có thể mất công, và họ có thể có những lựa chọn khác.

Việc xảy ra gần ½ thế kỷ trước ở Eo biển Malacca là một câu chuyện cảnh báo.  Vào năm 1971, IndonesiaMalaysia cùng tuyên bố rằng Eo biển Malacca (và Singapore) không phải là thủy đạo quốc tế.  Mặc dù họ công nhận việc sử dụng để qua lại vô hại, điều nầy là sự xác nhận chủ quyền của các quốc gia ven biển đối với một hành lang trên biển thiết yếu và được dùng rất nhiều.  Để đáp lại, cả Hạm đội thứ 7th của Hoa Kỳ và Hạm đội Thái Bình Dương của Sô Viết đưa tàu chiến đi qua eo biển, bác bỏ công khai và mạnh mẽ tuyên bố về chủ quyền.  Và nên nhớ, họ là những đối thủ cay đắng của Chiến tranh Lạnh.  IndonesiaMalaysia chỉ có thể nhìn mà thôi.

Kích thước và sự cận kề luôn luôn cho Trung Hoa một ảnh hưởng đáng kể trên lục địa.  Đây là sự thật của cuộc sống.  Nhưng ASEAN không cần trông đợi một cách vô vọng để được xem là ngoại biên.  Luôn luôn có những cái có thể làm.  Hiển nhiên là các quốc gia nhỏ đối phó với một quốc gia lớn cần phải huy động càng nhiều quốc gia khác càng tốt trong mối liên hệ đó.

Có 3 thứ ASEAN có thể làm một cách tập thể:

Thứ nhất, gia tốc giai đoạn sắp tới của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community (AEC)) và xúc tiến cải tổ kinh tế quốc gia, để tăng cường và bảo vệ vai trò của ĐNA, ít nhất, trong việc thay thế Trung Hoa phần nào trong chuỗi cung cấp toàn cầu.  Trong lãnh vực địa chánh trị, một AEC lớn lao và các cải tổ thân thiện với doanh nghiệp sẽ là những mấu chốt để duy trì sự cam kết của các quốc gia quan trọng trong khu vực.  Điều nầy sẽ cho phép ASEAN thừa hưởng các lợi ích của việc ở gần với Trung Hoa trong khi tối thiểu hóa các nguy cơ về tự trị.

Thứ nhì, ASEAN nên dẫn đầu để thiết lập sự liên kết chiến lược giống như các đối tác đối thoại của chúng ta cam kết với lục địa và vùng biển ĐNA.  ASEAN nên khuyến khích các nước nầy xem ĐNA như một sân khấu chiến lược.  Nếu ASEAN không làm, ai sẽ làm?  Để bắt đầu, tại sao không thảo luận hệ quả địa chánh trị của các vấn đề lưu vực Mekong cùng với Biển Đông trong ARF, EAS và ADMM-Plus?

Thứ ba, và quan trọng nhất, các thỏa ước song phương hay đa phương chú trọng đến Mekong phải được đặt trong môt khuôn khổ rộng hơn của luật quốc tế, nhất là về quản lý nguồn nước.  Quy ước về Luật lệ trong việc Sử dụng các Thủy lộ Quốc tế Ngoài Mục đích Đi lại (Convention on the Law of the Non-Navigational Uses of International Watercourses) của Liên Hiệp Quốc là một khuôn khổ như thế.  Nhưng trong ASEAN, chỉ có Việt Nam là thành viên của Quy ước.  Sự hờ hững hiển nhiên của các quốc gia duyên hà Mekong khác của ASEAN đối với Quy ước đang gây trở ngại.  Rõ ràng là Trung Hoa chưa gia nhập Quy ước và mong muốn giả quyết các vấn đề như vậy một cách song phương.  Nhưng ASEAN nên hỗ trợ một khuôn khổ luật pháp quốc tế rộng rãi hơn, giống như ASEAN hỗ trợ UNCLOS [UN Convention on the Law of the Seas (Quy ước về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc)] ở Biển Đông.

Một nghiên cứu khoa học mới đây tuyên bố rằng các đập của Trung Hoa giữ lại nước và làm cho hạn hán thêm trầm trọng ở Việt Nam, Lào, Cambodia và Thái Lan.  Dù đồng ý hay không đồng ý với kết luận nầy, ít nhất, nghiên cứu cho thấy việc đó có thể xảy ra.  Mekong ảnh hưởng đến các vấn đề sống còn.  Và điều nầy rất đúng cho các nền kinh tế lục địa nhỏ hơn, Lào và Cambodia.  Không kể đến mối liên hệ tốt hiện có, nó có thể thiếu khôn ngoan để hoàn toàn tin vào ơn huệ của quốc gia khác.

Mười bảy quốc gia Âu Á có sông bắt nguồn từ lãnh thổ Trung Hoa.  Nhiều nước lo ngại rằng tính dễ tổn thương do việc kiểm soát các nguồn sông của Trung Hoa.  Thay vì xa lánh Quy ước Liên Hiệp Quốc, các quốc gia duyên hà ASEAN nên tham gia và dẫn đầu các nỗ lực để khuyến khích các quốc gia nầy và các quốc gia có đủ tiêu chuẩn khác đi theo.  Đây là một nhóm ủng hộ tự nhiên có tiềm năng được huy động trong trường hợp khẩn cấp.  Ít ra, nỗ lực nầy sẽ đặt lưu vực Mekong vào ánh sáng của sự chăm chú quốc tế.  Không ai phải chết khát trong bóng tối.

Bilahari Kausikan nguyên là Thư ký Thường trực của Bộ Ngoại giao Singapore.  Bài nầy được hiệu đính từ bài nói chuyện ở Diễn đàn ASEAN về Phát triển Phân Vùng do Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức tại Hà Nội ngày 14 tháng 7 năm 2020.


.