Nhóm
phóng viên từ VN
RFA
- 2018-10-05
Ghe neo đậu dọc bờ sông Thị Vải. Ảnh
chụp tháng 9/2018.
Vẫn ảnh hưởng
Xuôi
dòng sông Sài Gòn từ cảng Cát Lái, chúng tôi có mặt tại Quốc lộ 51 xã Phước
Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai sau vài tiếng đồng hồ đi bằng phương tiện
kết hợp giữa sà lan và xe khách.
Trước
mắt chúng tôi là cổng vào của Công ty Vedan, đây là một công ty khá nổi tiếng ở
tỉnh Đồng Nai, không chỉ nổi tiếng bởi thương hiệu sản phẩm bột ngọt Vedan mà
theo người dân sinh sống xung quanh khu vực Công ty khi trao đổi với chúng tôi;
nhắc đến Vedan thì không thể quên thảm họa xả thải ra sông Thị Vải khiến cá tôm
chết sạch vào năm 2008. Một người dân kể lại, thời điểm đó có nhiều hộ dân ra
sông vớt cá tôm về cho gia súc ăn chứ người thì không dám ăn.
Xuống
đò xuôi dòng Thị Vải, ngay tại khu vực xảy ra thảm họa của mười năm trước chúng
tôi nhận thấy có vài hộ nuôi trồng thủy sản chủ yếu là tôm, ghe. Tàu đánh bắt của
của người dân hoạt động không nhiều; trong lúc đó những tàu thuyền chở hàng hóa
cho các doanh nghiệp đóng tại các khu Công nghiệp Gò Dầu (Đồng Nai), Mỹ Đức (Bà
Rịa-Vũng Tàu)…ra vào các cảng Gò Dầu, Phú Mỹ và Container Quốc tế SP-PSA khá tấp
nập hoặc ngược trở lại cảng Cát Lái, Sài Gòn…
Số
làm nghề đưa đò thì không còn mặn mà vì thưa khách nên đành phải neo ghe vào bờ
và hầu hết phải tìm kế sinh nhai khác.
Cũng
là một nạn nhân bị thiệt hại trong vụ Vedan xả thải vào mười năm trước, người
lái đò cho chúng tôi biết dù thảm họa đã trôi qua thời gian dài và bản thân tìm
nhiều phương cách để mưu sinh nhưng cuộc sống vẫn chật vật đầy rẫy khó khăn.
“Có
chứ. Có bị ảnh hưởng chứ. Khoảng 10 năm về trước bị ảnh hưởng nói chung đợt đó
trách nhiệm Vedan nhiều. Tại vì mình làm nghề nông cũng có, đâu phải chỉ mỗi chạy
đò nên cũng phải tìm việc khác để mưu sinh chứ.”
Là
một hộ nuôi thủy sản tại sông Thị Vải và cũng là một nạn nhân bị thiệt hại bởi
thảm họa năm 2008, anh Chiến nhắc lại.
“Có
chứ. Thời đó mình bị thiệt hại rất nhiều. Sau này khảo sát Vedan thì tôi cũng
có nhận được một số tiền vì bị thiệt hại nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản”
Đồng
thời, cũng như chia sẻ của người lái đò, anh Chiến cho chúng tôi biết sau thảm
họa Thị Vải chừng một vài năm Vedan khắc phục thì việc nuôi tôm, cá có lãi
nhưng vài ba năm trở lại đây, nước sông Thị Vải có vẻ xấu trở lại. Anh Chiến
nói:
“Cái
thảm họa đó phát hiện ra thì khoảng chừng một sau khắc phục Vedan, từ chổ Vedan
ngưng xả thải thì con tôm, con cá có trở lại cho đến hai, ba năm sau. Bây giờ
đã mười năm rồi, nguồn nước bây giờ nói chung là nó không được đẹp bằng năm,
sáu năm về trước mà mình không biết nguyên nhân vì đâu, nó trong nó đẹp nhưng lắm
lúc nó cũng đục không biết như thế nào nữa…”
Thảm
họa Vedan xả thải ra sông Thị Vải vào năm 2008, được Bộ Tài nguyên và Môi trường
Việt Nam lúc bấy giờ ra kết luận Vedan mắc 10 sai phạm trong đó có sai phạm xả
thải vượt tiêu chuẩn cho phép 10 lần trở lên đối với nhà máy sản xuất và thải
mùi hôi thối, mùi khó chịu trực tiếp vào môi trường.
Không chỉ Vedan
Sông Thị Vải chụp tháng 9/2018. RFA
Tại
khu vực này, ngoài Vedan còn có nhiều doanh nghiệp khác đang sản xuất. Và theo
trình bày của người dân địa phương dĩ nhiên Vedan không xả thải nghiêm trọng
như trước; thế nhưng theo họ có nhiều doanh nghiệp khác đang xả thải ra sông Thị
Vải. Thông tin này, người lái đò cũng xác nhận với chúng tôi là chính xác.
“Thỉnh
thoảng cũng có, lâu lâu nó cũng bị ô nhiễm. Còn hồi xưa lúc 10 năm vụ Vedan thì
lúc đó bị ô nhiễm nhiều, bây giờ thì ít lại. Thỉnh thoảng cũng có nhưng mà
không biết nhà máy nào thôi, nhiều khi đổ xô ra đây thấy cá tôm lâu lâu nó cũng
chết.”
Người
lái đò còn xác nhận thêm, vào những ngày mưa triều cường lên nước sông thường bốc
mùi hôi thối, chắc chắn là có doanh nghiệp xả thải.
“
Đúng rồi. Mà mình không khẳng định được nhà máy nào. Cái sông này nhằm bữa mưa,
triều cường lên nhiều khi nó thả ra mùi hôi thối cũng nhiều mà mình không biết
của nhà máy nào. Bây giờ chỉ bên môi trường này kia thì nó mới xác định được chứ
còn mình thì đâu có xác định được nhà máy nào gây ô nhiễm. Mấy người đánh bắt
bên thủy hải sản, họ bức xúc nhưng thực tế đâu biết được của anh nào xả thả
ra.”
Còn
anh Chiến nuôi thủy sản cho biết, là một người theo nghề cũng được mười bảy, mười
tám năm ban đầu anh cũng mình không biết việc các doanh nghiệp lợi dụng trời
mưa, triều cường lên để xả thải bởi vì anh thấy nguồn nước lắm lúc nó cũng đẹp
nhằm bữa mưa thì nước từ đâu đó lắm lúc nó xấu chứ không phải môi trường lúc nào
cũng sạch hoài.
“Thật
ra mình cũng không biết, mình thấy nguồn nước lắm lúc nó cũng đẹp nhằm bữa mưa
thì nước từ đâu nó ra lắm lúc nó xấu chứ không phải môi trường nó cũng sạch
hoài. Tôi làm ở đây cũng phải mười bảy, mười tám năm.”
Anh
Chiến theo dõi hiện tượng thủy sản nuôi bị chết vài ba năm trở lại đây và theo
anh Chiến nguyên nhân là do nguồn nước bị ô nhiễm bởi những doanh nghiệp xả thải.
Anh Chiến cho chúng tôi biết là anh có trình báo vụ việc lên các cấp ban ngành
địa phương để cử đại diện xuống xem xét và giải quyết nhưng rồi sau đó cũng chẳng
có kết quả gì. Báo chí Việt Nam có lên tiếng nhưng chỉ lên tiếng đúng một phần
chứ không đúng hoàn tòan so với thực tế.
SOURCE:
https://www.rfa.org/vietnamese/news/reportfromvn/thivai-river-after-ten-years-of-environmental-disaster-10052018082144.html
No comments:
Post a Comment