.Trước khi đọc bài viết
của CSVN "Tư duy đột phá từ 'Hội nghị Diên Hồng' bàn quyết sách cho
ĐBSCL", Nhóm LymHa xin mời quý độc giả đọc tài liệu dưới đây:
NHẬN
XÉT VỀ “KẾ HOẠCH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG”
Nguyễn Minh Quang, P.E.
Trân trọng,
Nhóm LymHa
Nhóm LymHa
*****
Tư
duy đột phá từ 'Hội nghị Diên Hồng' bàn quyết sách cho ĐBSCL
Gỡ bỏ "ngôi vua" của cây
lúa, chuyển từ cải tạo, đối phó thiên nhiên sang thích ứng... là những tư duy
đột phá, thống nhất sau 2 ngày diễn ra hội nghị chưa từng có về ĐBSCL.Gỡ bỏ
"ngôi vua" của cây lúa, chuyển từ cải tạo, đối phó với thiên nhiên
sang thích ứng... là những tư duy đột phá, thống nhất sau 2 ngày diễn ra hội nghị
chưa từng có về Đồng bằng sông Cửu Long.
Chỉ trong 25 năm (1991-2016), theo
nghiên cứu của ĐH Utrecht (Hà Lan), vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã lún
trung bình 18 cm, có nơi tới 53 cm. Cùng lúc, hiện tượng nóng lên toàn cầu làm
nước biển dâng 1-3 mm/năm và sông, rạch thì ô nhiễm đến mức không thể dùng cho
các nhu cầu sinh hoạt bình thường.
Trong 7 năm (2009 tới 2016), lượng
phù sa bồi đắp vùng châu thổ Chín Rồng giảm gần 1 nửa, hàng trăm km bờ biển xói
lở khiến nơi đây cứ 2 ngày lại mất đi một phần diện tích tương đương 3 sân bóng
đá…
Về mặt quản lý Nhà nước, vùng ĐBSCL
đối mặt với những thách thức mang tính sống còn do mô hình phát triển không còn
phù hợp. Chính sách quy hoạch, phân vùng, quản lý thiếu gắn kết, đồng bộ do tác
động của biến đổi khí hậu dần dẫn đến sự phát triển thiếu bền vững, sinh kế của
người dân trở nên bấp bênh.
Đó là bối cảnh diễn ra Hội nghị
Chuyển đổi mô hình phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu với
tầm nhìn tới năm 2100 diễn ra ngày 26-27/9 tại Cần Thơ. Hội nghị được đánh giá
là chưa từng có từ trước tới nay khi đích thân Thủ tướng cùng 2 phó thủ tướng
chủ trì, 700 đại biểu là lãnh đạo bộ, ngành, địa phương… cùng các nhà khoa học,
chuyên gia, đối tác quốc tế tham dự.
Hội nghị có tầm quan trọng đặc biệt
không chỉ với vùng đất này bởi mô hình chuyển đổi, phát triển ĐBSCL thành công
sẽ là cơ sở để tiếp tục nghiên cứu triển khai ở các vùng khác trên cả nước.
Phát biểu khai mạc sáng 26/9, Phó
thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh ĐBSCL là một trong bốn đồng bằng bị tác động
mạnh nhất do biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
Phó thủ tướng đánh giá những tác
động này tạo ra các thách thức vô cùng to lớn, đe doạ quá trình phát triển của
vùng, sinh kế và đời sống người dân trong vùng nói riêng và cả nước nói chung;
qua đó tác động tới khu vực và quốc tế, đặc biệt là an ninh lương thực.
"Do đó, định hình chuyển đổi mô
hình phát triển ĐBSCL theo hướng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu có ý
nghĩa rất quan trọng ", Phó thủ tướng nhấn mạnh.
Trong ngày 26/9, hai phiên thảo luận
chuyên đề về: "Định hình chiến lược phát triển bền vững" và "Huy
động, điều phối nguồn lực cho phát triển ĐBSCL" diễn ra. Tinh thần lãnh
đạo Chính phủ nêu ra là phải có sự đổi mới trong tư duy và cách tiếp cận theo
hướng mở, hiện đại. Lấy tri thức khoa học công nghệ làm nền tảng, kinh nghiệm
thực tiễn trong nước và quốc tế là sức mạnh trong các giải pháp ứng phó
với biến đổi khí hậu. Các giải pháp cần có tính đột phá, khả thi cao.
Thực tế, để chuẩn bị cho hội nghị,
tháng 7/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có chuyến thăm Hà Lan với một trong
những mục tiêu lớn là tìm hiểu kinh nghiệm và thúc đẩy hợp tác với đất nước xứ
sở hoa tulip trong biến đổi khí hậu.
Điểm “đặc biệt nổi bật”, theo Thứ
trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, là việc Thủ tướng đã đi thị
sát, bằng trực thăng, tuyến đê biển và các công trình trị thủy nổi tiếng thế
giới cũng như việc quy hoạch đồng bằng của Hà Lan.
Ngay trước khi chủ trì phiên họp
toàn thể, chiều 26/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thị sát vùng ĐBSCL bằng máy
bay trực thăng. Chuyến bay kéo dài hơn 2 giờ đồng hồ cung cấp một góc nhìn trực
quan đối với người đứng đầu Chính phủ trước những tác động ngày càng rõ nét của
BĐKH, chứ không chỉ qua các con số từ báo cáo.
Đề nghị “nói thẳng, nói thật, phản
biện” để tìm giải pháp tốt nhất cho ĐBSCL của lãnh đạo Chính phủ được các đại
biểu, nhà khoa học dự hội nghị đáp lại một cách nhiệt thành ở các phiên thảo
luận.
Giáo sư Trần Thục, Phó chủ tịch Hội
đồng tư vấn Ủy ban Quốc gia về Biến đổi khí hậu, cho biết ĐBSCL hiện có rất
nhiều quy hoạch, cả cấp vùng và cấp địa phương, về sản xuất, xây dựng, sử dụng
đất, chống ngập… Số lượng quy hoạch cho ĐBSCL được Bộ KHĐT cung cấp là 2.500, ở
cấp vùng cũng có tới 22 bản…
“Quá nhiều quy hoạch nên chồng chéo,
mâu thuẫn, thiếu liên kết, cản trở sự phát triển. Nhiều bản quy hoạch chủ quan,
duy ý chí, nhiều bản quy hoạch xung đột, nặng về đề ra mục tiêu, chỉ tiêu, ít
quan tâm đến tổ chức, không gian”, Vụ trưởng Vụ Quản lý quy hoạch (Bộ
KH&ĐT) Vũ Quang Các nói.
“Điểm yếu của các quy hoạch này là
không có sự gắn kết đồng bộ với nhau, nên không phát huy được hiệu quả, thậm
chí gây những hậu quả ngoài tính toán”, giáo sư Thục chia sẻ quan điểm.
Ông nêu ví dụ điển hình là dự án hệ
thống đê bao Ô Môn - Xà No tiêu tốn 300 triệu USD để bảo vệ 43.000 ha lúa:
“Chưa có tính toán diện tích lúa này mỗi năm tạo ra lợi nhuận có tương xứng với
khoản đầu tư nói trên hay không nhưng dự án đã đẩy ngập sang TP Cần Thơ”.
Nhiều chuyên gia nhấn mạnh phải xác
định rõ thái độ với BĐKH. Ông Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia độc lập nghiên cứu
về sinh thái ĐBSCL và tiến sĩ Doãn Hà Phong, Ủy viên Ủy ban Công nghệ vũ trụ
quốc gia, đều khuyến cáo không can thiệp thô bạo vào thiên nhiên, vì cũng không
chống được mà lại rất tốn kém, vì thế con người phải thích ứng.
Trong khi đó, chuyên gia Nguyễn
Quang của cơ quan Liên Hợp Quốc tại Việt Nam cho rằng cần giảm thiểu tác động
từ các giải pháp vật liệu, công nghệ tiên tiến trong xây dựng, xử lý rác thải,
phát triển đô thị. Chuyên gia này đề nghị phải kiểm soát đất đai chặt chẽ,
không thể dễ dàng chuyển đổi từ đất rừng ngập mặn sang nuôi tôm…
Đại diện của doanh nghiệp thì cho
rằng, muốn phát triển bền vững cho vùng này thì phải xác định rõ kinh tế nông
nghiệp là mũi nhọn, trong đó mũi nhọn của nông nghiệp là thủy sản, chứ đừng nên
lan man.
Trước hàng trăm đại biểu, ông Hermen
Bort, Giám đốc Văn phòng Ủy ban Đồng bằng, Cao ủy Đồng bằng Hà Lan cho hay
trong chuyến thăm Hà Lan của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào tháng 7 vừa rồi,
ông đã có dịp trình bày một số bài học kinh nghiệm từ chương trình Đồng bằng
của Hà Lan trong mối tương quan với các chương trình kế hoạch cho ĐBSCL.
7 năm trước, Hà Lan bắt đầu triển
khai đề án đầy tham vọng mang tên Chương trình Đồng bằng Hà Lan (Delta Works)
với hai mục tiêu: bảo vệ đất nước an toàn trước mọi cơn lũ lụt và cung cấp đủ
nước sạch cho hiện tại và tương lai. Sau 7 năm, người Hà Lan khẳng định đây là
chương trình thực sự hiệu quả.
Ông cho hay ĐBSCL không phải đồng
bằng Hà Lan nhưng những thách thức với hai vùng khá giống nhau. Trọng tâm của
hội nghị là chuyển đổi quy mô lớn để chuẩn bị cho tương lai của vùng ĐBSCL, của
18 triệu người dân, vì thế, nếu hành động như thông thường sẽ không mang lại
các kết quả mong muốn.
“Đôi khi thực tế đòi hỏi ta phải
thay đổi hơn là chiến đấu với nó, ví dụ như tìm cách khai thác sử dụng hiện
trạng nhiễm mặn ở vùng ven biển, hoặc khôi phục khả năng trữ nước ở thượng
nguồn”, ông Hermen Bort chia sẻ.
Một trong những kinh nghiệm quý báu
được đại diện Hà Lan chỉ ra chính là việc luật hóa và cần cơ chế tài chính
riêng cho chiến lược đồng bằng. Theo đó, Nhà nước cần bổ nhiệm một chức vụ đặc
biệt là Cao ủy vùng Đồng bằng (Delta Commissioner), có trách nhiệm triển khai
chương trình đúng tiến độ và đảm bảo sự gắn kết của tất cả các hoạt động riêng
biệt trong chương trình. Cao ủy Đồng bằng duy trình định hướng chiến lược ngắn
hạn và dài hạn để ra các quyết định chính trị.
Hà Lan đã dành riêng 1 tỷ euro/năm
từ các quỹ bổ sung để triển khai thực hiện chiến lược tối ưu. Nước này có một
thỏa thuận đặc biệt về phân bổ tài chính cho ngành nước, trong đó quy định rõ
vai trò cũng như trách nhiệm đóng góp từ trung ương và chính quyền địa phương.
“Nhờ đó Chương trình Đồng bằng của
chúng tôi thực sự là tổng hợp các biện pháp cụ thể thực hiện theo đúng thời hạn
để đạt đến một mục tiêu chung”, ông Hermen Bort chia sẻ.
Đại diện các nước, đối tác quốc tế
khác cũng đã chia sẻ kinh nghiệm và bày tỏ sự ủng hộ với nỗ lực của Chính phủ
Việt Nam. Đại sứ Cộng hòa Liên bang Đức tại Việt Nam Christian Berger
khẳng định Chính phủ Đức sẽ hợp tác chặt chẽ với Việt Nam trong giải quyết
những thách thức của biến đổi khí hậu với ĐBSCL.
Đại sứ Đức cũng bày tỏ đồng tình với
việc cần thành lập Hội đồng phát triển vùng để điều phối chung; đẩy mạnh chuyển
đổi, tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp tạo giá trị cao hơn; phối hợp thực hiện
hiệu quả các dự án chống sạt lở, sụt lún; có giải pháp thu hút đầu tư, quản lý
hiệu quả nguồn nước; huy động, sử dụng nguồn lực tài chính hiệu quả...
Đại sứ Australia, Giám đốc quốc gia
ADB thì nhấn mạnh sự cần thiết phát triển hạ tầng giao thông vùng ĐBSCL; xây
dựng mô hình quản lý hiệu quả, bền vững nguồn nước; triển khai các dự án nước
sạch và vệ sinh môi trường; xây dựng các chuỗi giá trị nông sản. ADB cam kết có
gói hỗ trợ các dự án công trình, phi công trình cho ĐBSCL.
Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới
(WB) tại Việt Nam Ousmane Dione nhấn mạnh tầm quan trọng trong phối hợp liên
ngành, đa ngành và sự thống nhất trong nhận thức, hành động giữa Trung ương với
địa phương, giữa chính quyền với khu vực tư nhân. WB kiến nghị lấy tầm nhìn
toàn khu vực cho các lựa chọn đầu tư, xây dựng quỹ phát triển ĐBSCL.
Là lãnh đạo địa phương cuối nguồn
sông Mekong, ông Cao Văn Trọng, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre, chia sẻ với Zing.vn bên
lề hội nghị rằng tỉnh còn nghèo, nguồn lực hạn chế, chủ yếu phát triển kinh tế
vườn và thủy sản. “Bến Tre cái gì ai có cũng làm, làm ra cuối cùng manh mún,
không tạo được hàng hóa quy mô và bị cạnh tranh khốc liệt", ông Trọng nêu
thực trạng của địa phương.
Từ đó, lãnh đạo tỉnh thấy được nhu
cầu phát triển là phải đòi hỏi có sự liên kết ngang, liên kết dọc và một cơ chế
cho sự liên kết này. Cụ thể, liên kết ngang tạo ra sự kết nối giữa các tỉnh
thành trong khu vực, địa bàn, lãnh thổ. Liên kết dọc được thực hiện chủ yếu
theo lĩnh vực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng theo hệ thống từ trung ương đến
địa phương.
"Để thực hiện có hiệu quả khâu
liên kết trong khu vực thì vấn đề đặt ra là phải có một nhạc trưởng cũng như
xây dựng các cơ chế chính sách phù hợp”, người đứng đầu chính quyền ở xứ dừa
nói.
Còn Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê
Văn Sử cho rằng biến đổi khí hậu đã làm cho chúng ta hướng tới việc chuyển đổi
sản xuất trong liên kết vùng vì xâm nhập mặn. Theo ông Sử, các nhà khoa học đề
xuất chuyển đổi vùng ĐBSCL thành ba vùng, đó là vùng trên, vùng giữa, vùng ven
biển bán đảo Cà Mau.
Theo cá nhân ông Sử thì ngay trong
từng vùng sản xuất cũng cần quy hoạch thành các tiểu vùng có đặc điểm sinh thái
khác nhau. "Trong vùng ven biển thì có vùng sản xuất luân canh lúa tôm,
sản xuất xen canh tôm rừng", ông nói...
Trước những thực tế này, Phó thủ
tướng Vương Đình Huệ khẳng định chúng ta cần hành động, không thể đẩy hết khó
khăn của biến đổi khí hậu cho thế hệ tương lai. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thì
cảnh báo nếu không có giải pháp, chúng ta sẽ phải trả giá đắt.
"Chúng ta không hoảng hốt mà
cần tìm ra lối đi, cách làm tốt nhất, phù hợp nhất nhằm mang lại cuộc sống tốt
hơn cho cuộc sống gần 20 triệu người dân. ĐBSCL sẽ là khu vực giàu có của
Tổ quốc Việt Nam gần 100 triệu dân. Tôi lạc quan về ĐBSCL của chúng ta",
Thủ tướng bày tỏ.
Theo Thủ tướng, những gì mà vùng đất
và người dân vùng ĐBSCL đối mặt là thách thức, chứ không phải nguy cơ
vì “mặn, lợ, khô, ngập cũng là lợi thế phát triển”.
Thuận theo tự nhiên là một thái độ
rất đúng đắn bởi vì cách làm duy ý chí, chống lại quy luật tự nhiên, nhất là
bằng các biện pháp công trình lớn, thường không hiệu quả và phải trả giá đắt về
sau. Chuyên gia sinh thái và biến đổi khí hậu Nguyễn Hữu Thiện nói với Zing.vn
ngay sau bài phát biểu tổng kết của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cuối chiều
27/9.
Còn giáo sư Võ Tòng Xuân thì khẳng
định Thủ tướng kết luận có sức thuyết phục và rất sát với mong đợi là phải có
những nét mới trong việc phát triển ĐBSCL. Những nét mới đây chính là quan điểm
của Đảng và Nhà nước đã nêu dứt khoát việc nhìn nhận biến đổi khí hậu thì nước
và đất đều có giới hạn.
Theo Thủ tướng, có 3 quan điểm lớn
về phát triển khu vực là: Kiến tạo phát triển bền vững, thịnh vượng trên cơ sở
cuộc sống ổn định, khá giả của người dân; gìn giữ các giá trị văn hóa truyền
thống.
Tư duy phát triển thay đổi sang tư
duy kinh tế nông nghiệp, từ số lượng sang chất lượng gắn với chuỗi hoá trị, chú
trọng công nghiệp chế biến và công nghiệp hỗ trợ. Lương thực không phải là chống
đói mà lương thực ngày nay phải là chữa bệnh, phòng bệnh.
Đặc biệt, phải tôn trọng tự nhiên,
thuận thiên là chính, tránh can thiệp thô bạo vào tự nhiên. Cần sống chung với
lũ, sống chung với mặn.
"Phải chú trọng giải pháp phi
công trình. Hà Lan và nhiều nước trên thế giới đều đi theo hướng đó, chứ không
phải đắp những con đê dài từng vùng như chúng ta đã vấp phải", Thủ tướng
lưu ý.
Người đứng đầu Chính phủ cũng nêu rõ
mục tiêu phấn đấu tới năm 2050, ĐBSCL trở thành vùng có trình độ phát triển khá
so với cả nước, thu nhập bình quân đầu người gần 10.000 USD. Các hệ sinh thái
tự nhiên quan trọng được bảo tồn trong điều kiện biến đổi khí hậu.
"Chuyển từ thứ tự ưu tiên lúa -
thuỷ sản - cây trồng sang thuỷ sản - cây trồng - lúa. Dứt khoát giảm diện tích
trồng lúa. Trong quá trình chọn lựa cây, con phải có doanh nghiệp tham gia từ
đầu", Thủ tướng nói.
Về lĩnh vực tài chính, cần nghiên
cứu thành lập quỹ phát triển ĐBSCL với nhiều nguồn lực, đặc biệt là cấp ngân
sách. Từ nay đến năm 2020, giải ngân có hiệu quả ít nhất là 1 tỷ USD để những
việc cụ thể như hệ thống cống điều tiết, cống sông Cái Lớn, sông Cái Bé của
tỉnh Kiên Giang để ngăn mặn; cống Trà Sư, Tha La của tỉnh An Giang để điều tiết
lũ.
Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần cái gì
tư nhân có thể làm được thì chúng ta tạo điều kiện cơ chế. Về vấn đề hợp tác
quốc tế, Thủ tướng nêu phương châm phải chủ động hợp tác với các nước trên sông
Mekong để tranh thủ sự hỗ trợ của đối tác phát triển, mở rộng thị trường hàng
hoá, mở ra không gian hợp tác với các quốc gia.
Ít nhất 2 năm một lần Chính phủ sẽ
mở diễn đàn ĐBSCL có quy mô lớn như hội nghị này để bàn và thảo luận, tìm ra
các giải pháp cụ thể để phát triển ĐBSCL chứ không phải đưa ra chủ trương mà
không kiểm tra, không giải quyết, không chỉ đạo thực hiện.
“Hàng năm phải kiểm điểm vấn đề
chúng ta đã nói hiện nay xem đã làm đến đâu, sẽ làm đến đâu và phải làm gì để
phát triển ĐBSCL ứng phó BĐKH và phát triển bền vững”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Ngay sau tại hội nghị, Thủ tướng
giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ khẩn
trương tiếp thu, tổng hợp ý kiến của các địa phương, đại biểu, xây dựng ngay dự
thảo Nghị quyết của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng biến đổi
khí hậu để đưa ra thảo luận tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9.
“Những quyết sách, kết luận từ hội
nghị này, kể cả quy hoạch ĐBSCL như thế nào tới đây cũng công bố để
người dân biết, góp ý và phản biện”, Thủ tướng nói.
Nhật Lâm - Việt Tường
Đồ hoạ: Nhân Lê
Ảnh: Vũ Minh Quân - Nghia Le Huu - TTXVN
Đồ hoạ: Nhân Lê
Ảnh: Vũ Minh Quân - Nghia Le Huu - TTXVN
SOURCE:
No comments:
Post a Comment