(Data exposes flaws in Mekong Delta resilience plans)
Nhin Tan Thuan – Bình Yên Đông lược dịch
The Third Pole – January 25, 2022
Một nông dân ở Đồng bằng sông Cửu Long bơm nước từ con kinh để tưới vườn của ông. Đê và kinh đào giảm nhẹ ảnh hưởng của việc khan hiếm nước trong ngắn hạn, nhưng có thể đẩy nhanh sự sụt giảm độ phì nhiêu trong khu vực. [Ảnh: Nhìn Tấn Thuận]
Các kế hoạch chịu đựng chú trọng đến khai thác nguồn nước khan hiếm của Việt Nam thay vì chuyển nông nghiệp ra khỏi lề lối và hoa màu dùng nhiều nước
Qua nhiều thế hệ, cộng đồng người Việt Nam đã dùng nguồn nước thừa thãi và đất phì nhiêu của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) để nuôi sống cả nước. Được cung cấp bởi nguồn phù sa cố định của Mekong, thủy sản và đồng ruộng của vùng phía nam của Việt Nam từ lâu là nền tảng của kinh tế Việt Nam. Nhưng sự kết hợp của thay đổi khí hậu và thủy điện ở thượng lưu đang làm biến dạng tài nguyên thiên nhiên của đồng bằng. Nghiên cứu của The Third Pole cho thấy rằng các chiến lược chịu đựng hiện nay không đạt được sự mong đợi và có thể làm cho vấn đề tồi tệ trong dài hạn.
Phân tích dữ kiện của The Third Pole nhấn mạnh rằng các giải pháp hiện nay đang chú trọng đến việc sửa chữa ngắn hạn. Những giải pháp nầy duy trì sản lượng nông nghiệp cao của đồng bằng mặc dù nước cần trong lâu dài không ở đó, và hầu như không trở lại. Không giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của tình trạng thiếu nước và phù sa có thể gây thiệt hại không thể đảo ngược cho ĐBSCL, được biết như chén cơm của Việt Nam, vì quốc gia dùng hết tài nguyên không thể được bổ sung.
Độ phì nhiêu của Mekong đang giảm
Phân tích của The Third Pole dùng dữ kiện của Theo dõi Đập Mekong (Mekong Dam Monitor (MDM)), một diễn đàn theo dõi trên mạng công khai, đo đạc các vấn đề khí hậu trong lưu vực bằng cách dùng ảnh vệ tinh, phân tích GIS và viễn thám. MDM cũng mô phỏng dòng chảy tự nhiên của sông – tình trạng nếu không có ảnh hưởng của đập.
So sánh dòng chảy thật sự với dòng chảy được mô phỏng cho thấy rằng sông đã mất ¼ của dòng chảy được mong đợi trong mùa mưa. Làm cho vấn đề tồi tệ thêm, lượng mưa đã giảm 10-45% trong mùa khô, trong khi nhiệt độ trung bình đã gia tăng.
Một sự tụt giảm nước lớn lao như thế đòi hỏi nông dân phải chuyển qua hoa màu ít cần nước hơn. Nhưng điều trái ngược đang xảy ra. Khi vùng đất phì nhiêu thu hẹp, việc sản xuất các loại hoa màu cần nhiều nước chẳng hạn như lúa đang gia tăng, khiến cho tình trạng thiếu nước tồi tệ thêm.
“Năng suất nông nghiệp ở ĐBSCL đối mặt với đe dọa nhiều mặt của ảnh hưởng từ các đập ở thượng lưu, nước biển dâng và di sản của quy hoạch kém ở địa phương,” Brian Eyler, giám đốc Đông Nam Á của Trung tâm Stimson, một tổ chức nghiên cứu ở Washington DC đã cùng phát triển MDM. [Lời người dịch: Không phải quy hoạch ở địa phương kém mà quy hoạch ở trung ương cũng kém.]
“Những đe dọa nầy đã cướp đi dòng chảy nước ngọt đáng tin cậy của đồng bằng và sự phân phối phù sa giàu dinh dưỡng trên khắp đồng lụt của đồng bằng trong mùa mưa. Phù sa nước ngọt chắc sẽ không bao giời trở lại mức bình thường ở đồng bằng,” Eyler nói với The Third Pole. [Lời người dịch: Ông Eyler đã thiếu một nguyên nhân khác, đó là hệ thống đê bao đã ngăn chận nước lũ Mekong mang phù sa vào đồng ruộng.]
Dòng nước thấp trong mùa mưa
Theo phân tích dữ kiện MDM của chúng tôi, kể từ 2008, khối lượng nước trung bình trong Mekong trong mùa mưa (từ tháng 6 đến tháng 11) thì thấp hơn khối lượng mô phỏng tự nhiên 2,4 tỉ m3 mỗi tháng. Điều nầy tương đương với gần 1 triệu hồ bơi Olympic. Cùng với nước, phù sa cũng mất: khoảng ¾ vật liệu cần thiết cho nông nghiệp. Phù sa chứa khoáng chất và chất dinh dưỡng mà hoa màu cần để lớn.
Một phần của lý do khiến vấn đề bị quên lãng là vì rất khó để đo đạc và có rất ít tổ chức đã cố gắng để làm. Dòng chảy của sông được ước tính bằng cách đo đạc khối lượng chảy qua một thước nước trong một giây, trong trường hợp nầy, ở Chiang Saen ở phía bắc Thái Lan. Dòng chảy giảm trong mùa mưa phần lớn là do mưa ít và một phần do các đập thủy điện của Trung Hoa trên thượng lưu Mekong, giữ lại nước lẫn phù sa. Nhưng, trong mùa khô, các đập của Trung Hoa xả nước để theo kịp với nhu cầu năng lượng cao, vì thế đưa nước xuống hạ lưu.
Trong một nghiên cứu gần đây sắp được công bố, Eyler và các đồng nghiệp của ông đã thấy rằng dòng nước đến ĐBSCL bị ảnh hưởng bởi các đập của Trung Hoa bên trên thay đổi khí hậu. Trong nghiên cứu của họ, họ cứu xét trạm Stung Treng ở Cambodia, 400 km về phía bắc của ĐBSCL.
“Trong những năm dòng chảy thấp, các đập ở thượng lưu ở Trung Hoa đã làm giảm dòng chảy trong mùa mưa từ 9-11%,” Eyler nói. “Hạn chế của đập ở Trung Hoa có thể làm giảm nhịp lũ tự nhiên của Mekong ở Stung Treng đến 27% trong một số tháng trong những năm có dòng chảy thấp.”
Đào Minh Tuấn, một nông dân là trưởng hợp tác xã ở Cần thơ trong ĐBSCL, đã quan sát cái mà các nhà khoa học nay đang cố gắng để đo đạc.
“Trước năm 2010, có nhiều nước hơn, và nó có nhiều bùn. Nay, có ít nước và bùn,” ông nói.
XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP
Thay đổi khí hậu có nghĩa là ít nước ngọt trong ĐBSCL
Vào cuối mùa khô, nông dân chật vật để tìm đủ nước ngọt và phải tranh đấu với nước mặn xâm nhập. “Những thách thức chánh cho nông dân đến từ độ mặn và mực nước biển dâng, do thay đổi khí hậu làm tồi tệ thêm,” Nguyễn Văn Hùng, một nhà nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế, nói. Ngoài ra, “Thời tiết bất thường hơn khiến cho họ khó đoán mưa.”
Ảnh hưởng sớm của thay đổi khí hậu khiến mưa hiếm hơn ở vùng ĐBSCL. Trong tỉnh duyên hải Cà Mau, ở miền nam Việt Nam, dữ kiện từ trạm khí tượng cho thấy mùa khô ngày càng nghiêm trọng. Mỗi năm kể từ 2015, mưa thấp hơn mức trung bình 18 năm, với hạn hán tồi tệ trong năm 2018, khi mưa chỉ gần ½ mức trung bình.
Ở cùng trạm khí tượng, nhiệt độ trung bình ở Cà Mau từ năm 2015 đến 2020 thì cao hơn nhiệt độ trung bình trong 18 năm là 0,3 oC. Một nghiên cứu được duyệt xét nhóm trong năm 2017 cho thấy điều nầy có thể giảm sản lượng lúa 3%.
Dự đoán đáng báo động vì trên ½ số 20 triệu người ở ĐBSCL lệ thuộc vào nông nghiệp và nuôi cá để sinh sống.
Quá nhiều lúa trong thúng
Trên khắp Việt Nam, các kế hoạch chịu đựng đã chú trọng đến việc khai thác nguồn nước khan hiếm thay vì chuyển nông nghiệp ra khỏi lề lối và hoa màu cần nhiều nước. Thủy nông đã cho phép nông dân ở ĐBSCL trồng lúa 3 mùa một năm thay vì 2 mùa như trong phần còn lại của quốc gia.
“Tôi sản xuất khoảng 7 đến 8 tấn lúa cho mỗi hectare trong vụ đông-xuân, 5 đền 6 tấn trong vụ hè, và 5 đến 7 tấn trong vụ thu-đông, nhưng điều nầy tùy thuộc vào thời tiết,” Đào Minh Tuấn, một nông dân ở Cần Thơ, nói.
ĐBSCL nay chiếm trên ½ sản lượng lúa của Việt Nam. Trong năm 2019, Việt Nam sản xuất khoảng 44 triệu tấn lúa – đủ để nuôi toàn thể dân số trong 3 năm. Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất cảng gạo lớn thứ nhì trên thế giới.
Lúa là một hoa màu khát nước. Khoảng 2.500 lít nước cần để sản xuất 1 kg. Trong mùa mưa, mưa cung cấp đủ nước ngọt, nhưng trong mùa khô, nông dân dựa vào Mekong để dẫn tưới, gia tăng sự lệ thuộc của họ vào kinh đào và bơm nước.
Kỹ thuật cứng không khả chấp
Việc xây cất tràn lan các kinh đào và đê là một phúc lành trộn lẫn cho Việt Nam, và có thể gia tăng sự sụt giảm độ phì nhiêu của vùng ĐBSCL. Hai trăm năm trước, các nhà hoạch định đất đai người Pháp và Mỹ bắt đầu phát triển một hệ thống kinh đào để lợi dụng sự phì nhiêu của ĐBSCL. Các kỹ sư Việt Nam tiếp tục công việc nầy, và từ năm 2011 đến 2016 con số kinh thủy nông đả tăng gấp 15 lần, với số trạm bơm công gia tăng 40%.
Sự nẫy nở của đê và kinh đào để dẫn tưới giảm nhẹ ảnh hưởng của tình trạng khan hiếm nước, ít nhất trong ngắn hạn, nhưng cũng làm giảm số phù sa lắng đọng trong mùa mưa. Đê ngăn chận phù sa và kinh đào làm nước chảy nhanh hơn, ngăn chận các hạt nhỏ lắng xuống.
Ruộng lúa bị ngập ở ĐBSCL. Ruộng lúa bị ngập liên tục dùng những số lượng nước lớn và phóng thích methane – một khí nhà kiếng có hiệu lực hơn carbon dioxide nhiều.
[Ảnh: Nhìn Tấn Thuận]
Mặc dù hệ thống thủy nông đã cho phép Việt Nam sản xuất dư thừa lúa và cũng trở thành quốc gia xuất cảng tôm và cá lớn thứ 4th, nó có thể càng ngày càng khó để giữ mức sản xuất đó. Vào tháng 10 năm 2021, một bài viết của Ngân hàng Thế giới bày tỏ lo ngại về hệ sinh thái suy thoái đang đưa đến mất sinh kế.
Trong mùa khô 2018-2019, gần 20.000 hectares ruộng lúa – một diện tích bằng 1/10 diện tích của thành phố Hồ Chí Minh – bị thiệt hại vì nước mặn xâm nhập ở các tỉnh ven biển chẳng hạn như Sóc Trăng, Kiên Giang, Bến Tre, Trà Vinh và Cà Mau. Gần 80.000 người ở ĐBSCL không có đủ nước ngọt.
“Nếu việc canh tác lúa tiếp tục trong 20 năm tới với các phương pháp thâm canh [hiện nay], đất sẽ trở nên rất xấu,” Nguyễn Hữu Thiện, một cố vấn độc lập người từng làm việc ở Đại học Cần Thơ và đã nghiên cứu sinh thái của đồng bằng trong 30 năm, nói.
Nuôi tôm: một giải pháp tạm thời đến một vấn đề tồi tệ
Một giải pháp được đề nghị là dùng nước lợ để nuôi tôm, nhưng điều đó cũng có thể là một biện pháp tạm thời.
Người nuôi tôm có thể kiếm được trên 10 lần người trồng lúa, khiến cho nhiều người bỏ việc trồng lúa để nuôi tôm quanh năm. Nhưng nuôi tôm cần đầu tư cao và kiểm soát chính xác phẩm chất nước, giống như khan hiếm nước đang bắt đầu tấn công. Ngoài ra, phẩm chất nước xấu có thể giết tôm.
“Nuôi tôm đang đối mặt với nhiều khó khăn chẳng hạn như ô nhiễm nước, thay đổi khí hậu và bệnh tật,” Nguyễn Hoài An, chủ một công ty bán tôm giống ở Cần Thơ, nói. “Hầu hết người nuôi tôm lấy nước từ sông và kinh đào, nhưng nguồn nước nầy bị ô nhiễm, vì thế rủi ro giết chết tôm với nước có phẩm chất xấu và mầm bệnh rất cao.”
Xâm nhập của nước mặn, gây ra do dòng nước ngọt giảm từ các đập cũng như mực nước biển dâng, có thể làm cho tình hình thêm tồi tệ. Trong năm 2019, hiện tượng nầy đã hủy hoại gần 17.000 hectares ao tôm trong tỉnh ven biển Cà Mau.
Việt Nam nay đang tìm tài trợ để phát triển thêm hạ tầng cơ sở ở ĐBSCL trong nỗ lực để duy trì sản lượng nông nghiệp, thay vì tìm cách để giảm việc sử dụng nước.
Tôm càng được nuôi ở ĐBSCL. [Ảnh: Nhìn Tấn Tuận]
Thượng lưu có thể cứu hạ lưu?
Ở An Giang, tỉnh ở phía trên cùng của ĐBSCL ở Việt nam, một dự án đang khuyến khích nông dân áp dụng pháp trồng lúa mới được gọi là luân phiên ướt khô (alternate wetting and drying (AWD)). Phạm Huỳnh Thanh Vân, một nhà nghiên cứu ở Đại học An Giang làm việc với dự án, nói: “Chúng tôi làm việc với nông dân để giải thích lúa thật sự cần bao nhiêu nước.” Vân nói thêm: “Nếu nông dân ở các tỉnh phía trên dùng ít nước, thì các nông dân ở phí dưới có thể có thêm nước.”
Thay vì giữ cho ruộng lúa bị ngập liên tục, phương pháp AWD có một lúc không bị ngập. Điều nầy giảm việc sử dụng nước và phóng thích methane – một khí nhà kiếng có hiệu lực hơn carbon dioxide.
“AWD có thể giảm việc sử dụng nước 20% và giữ ruộng lúa như nhau. Người dân đã dùng phương pháp nầy ở những nơi khác ở Việt Nam và các quốc gia khác,” Vân nói, thêm rằng để phương pháp AWD hoạt động, tất cả nông dân trong vùng phải áp dụng nó cùng 1 lúc.
Trong năm 2017, chánh phủ Việt Nam phát động Nghị quyết 120/NQ-CP, một chánh sách để khuyến khích phát triển khả chấp ĐBSCL. Biện pháp bao gồm khuyến khích các lề lối như AWD, cũng như giảm việc trồng lúa để nuôi thủy sản và trồng cây ăn trái.
“Ở ĐBSCL, chúng ta trồng lúa 3 mùa một năm, vì thế chúng ta dùng nhiều nước cho lúa. Chúng tôi tin rằng nếu chúng ta giảm trồng lúa, chúng ta có thể tiết kiệm nước. Lúa có thể được thay thế bằng, thí dụ, cây ăn trái hay rau cải,” Vân nói. “Chúng ta có nước, nhưng câu hỏi là làm thế nào để trữ trong mùa mưa và dùng trong mùa khô.”
Nghị quyết 120 là bước đầu tiên theo hướng đúng, nhưng các chuyên viên nói nó cần nhiều năm trước khi nông dân cảm thấy ảnh hưởng của nó.
“Thuyền trưởng đã đồng ý để đổi hướng con tàu khổng lồ,” cố vấn Thiện nói. “Nhưng nó quá lớn để chuyển động. Nó sẽ mất 10 năm để con tàu nầy trên đường, và có những nhóm quyền lợi sẽ tranh đấu mạnh mẽ.”
ĐBSCL có mức di dân lớn nhất trong cả nước. Ví ảnh hưởng của canh tác không khả chấp bắt đầu xuất hiện, và năng suất giảm trong một số nơi, khoảng 150.000 người bỏ đồng bằng mỗi năm để tìm việc có lương cao ở các tỉnh khác. Xây dựng tính chịu đựng lâu dài ở ĐBSCL đòi hỏi nhiều sáng tạo và hợp tác, các chuyên viên nói.
Brian Eyler đề nghị nên cứu xét các hoa màu có trị giá cao nhưng dùng ít nước, các kỹ thuật canh tác đứng để giới thiệu hoa màu ôn đới, và đầu tư vào kỹ nghệ chế biến và công thêm giá trị cho các sản phẩm nông nghiệp bên trong đồng bằng. “Người dân ở Việt Nam – từ các nhà hoạch định đến học giả và nông dân – tất cả cần thăm dò và chuyển nhanh đến các đường lối đối phó với thực tế mới nầy [của thay đổi khí hậu],” ông nói.
No comments:
Post a Comment