(Record low flows threaten to dry up Mekong’s fisheries)
Anton L. Delgado – Bình Yên Đông lược dịch
Southeast Asia Globe – January 27, 2022
Sáu ngư dân cùng nhau kéo một mẻ cá đêm từ sông Mekong. Mẻ lưới nầy được ước tính nặng 450 kg. Trong mùa cá di chuyển, từ giữa tháng 11 đến giửa tháng 2, các đáy dai thường làm việc suốt ngày đêm.
Năm trong số 10 năm có dòng chảy thấp nhất kể từ năm 2010 đã tạo nguy hiểm tiền lệ cho ngư dân và nông dân
Một tia sáng chiếu vào vết rách căng ra khắp lưới. Tàn thuốc từ điếu thuốc kẹp giữa môi của Sak Sao vỡ vụn trên quần, tay anh bận khâu vết rách để chận lại.
“Nhanh lên,” Sue Bu, cầm đèn ngồi kế bên anh, nói. “Chúng ta mất cá.”
Trong vài phút, lưới dai lại hoạt động, với lưới trở lại sông Mekong. Những ngư dân nầy làm việc suốt ngày đêm khi mùa di chuyển của cá sắp chấm dứt, trở thành một năm có số cá đánh được thấp khác.
“Cá đang giảm mỗi năm. Ngay trong những tuần và tháng cao điểm cũng không có nhiều cá, Sothon Chet, một ngư dân dai đã 8 năm, nói. “Tôi không hy vọng vì nếu lúc cao điểm xấu, thì những lúc thấp sẽ ra sao?”
Tính phong phú của cá ảnh hưởng bởi dòng chảy và chỉ trên 1 thập niên, 5 trong 10 dòng chảy thấp nhất của Mekong đã xảy ra. Năm 2020 chiếm kỷ lục là dòng chảy thấp nhất của lưu vực, trong khi năm ngoái đứng hàng thứ 9th.
Các nhà nghiên cứu và sinh thái ở dưới nước đang tìm những giải pháp khả chấp để giảm nhẹ các nguyên nhân và ảnh hưởng của dòng chảy thấp. Mặc dù một số ý tưởng để bảo vệ thủy sản và đất canh tác ở Cambodia rất hứa hẹn, hầu hết chỉ được thực hiện tiểu qui mô, khiến cho nông dân lệ thuộc vào các kỹ thuật nông nghiệp truyền thống dựa vào khí hậu.
Trái sang phải: Sak Sao và Sue Bu, đã có tổng cộng 1 thập niên trong thủy sản dai, nhanh chóng vá lại vết rách của lưới. “Nhanh lên, chúng ta mất cá,” Sue nói, trong khi cần đèn.
“Chúng tôi muốn biết các yếu tố - thay đổi khí hậu, đập, mất nơi cư trú và đánh bắt bừa bãi - ảnh hưởng đến việc di chuyển của cá,” Bunyeth Chan, một nhà nghiên cứu hậu tiến sĩ của Wonders of the Mekong (Kỳ diệu của Mekong), một dự án của USAID, nói. “Bằng cách hiểu thái độ sinh học và thay đổi cách di chuyển, chúng ta có thể khởi động các chương trình và chánh sách quản lý để bảo tồn những chủng loại nầy.”
Bắng cách lấy mẫu số cá đánh được từ lưới dai, Chan hy vọng xác nhận dữ kiện được ghi nhận bởi hệ thống theo dõi âm thanh ở dưới nước.
Hai trong số những hệ thống nầy nằm trên hàng đầu và cuối của lưới dai sử dụng sóng âm thanh để theo dõi mật độ của cá. Bằng cách khảo sát cùng với hệ thống, các nhà nghiên cứu có thể liên hệ mật độ với chủng loại và sức khỏe của cá.
“Dữ kiện nầy sẽ giúp chúng ta hiểu yếu tố ảnh hưởng dòng chảy nào có vai trò lớn nhất, sẽ giúp chúng ta xác định chiều hướng cho toàn thể sông,” Chan nói.
Dai là tiếng Việt Nam cho “túi” và đánh cá dai có ngụ ý là đánh cá bằng cách “giăng lưới cố định” hay “lưới túi cố định”.
Có một thủy sản dai chánh ở Cambodia, gồm có 15 hàng với 3 đến 5 lưới trong mỗi hàng. Theo Chan, thủy sản dai nầy là nơi lý tưởng để nghiên cứu việc di chuyển của cá vì lưới túi “không phân biệt cá,” có nghĩa là lưới bắt bất cứ và mọi thứ đi qua.
Hai ngư dân dai đổ một thúng cá nhỏ vào một cái máy cắt trên thuyền chế biến trên sông Mekong.
Trong 24 giờ đồng hồ, các nhà nghiên cứu ghi nhận gần 30 loại cá khác nhau.
“Những cá nầy là đời sống và sinh kế của người Cambodia và nhiều người dân khác trong vùng,” Chan nói. “Chúng tôi lệ thuộc rất cao vào cá từ Mekong.”
Mekong chảy qua Trung Hoa, Myanmar, Thái Lan, Lào, Cambodia và Việt Nam. Là một hệ thống nhiệt đới, sông chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa, với hai mùa nắng mưa. Mùa qua lại nầy được gọi là “nhịp lũ.”
“Nhịp lũ nối nơi cư trú giữa nước và đất. Chúng ta thường nghĩ chúng là những hệ thống riêng biệt, nhưng lũ lụt nối hai hệ thống giải thích tại sao Mekong là một trong những hệ thống nước phong phú nhất trên hành tinh,” Gordon Holtgrieve, một nhà sinh thái ở dưới nước và phó giảng sư Khoa học Thủy sản và Thủy sinh của Đại học Washington, nói.
Dòng chảy đang yếu đi là cái Chan nói đang làm giảm số cá đánh được gần đây. Các mùa mưa 2021, 2020, 2019, 2015 và 2010 thấp kỷ lục, khi nước được mong đợi dâng lên và tạo nơi cư trú của cá.
XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP
Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission (MRC)) xem những điều được tìm thấy nầy là “đáng kể,” xác định các phúc trình kỹ thuật trước đây cho thấy “một sự liên kết đáng kể giữa thủy học (dòng chảy và mực nước) và số cá đánh được.”
“Những năm có dòng chảy thấp nầy là bất thường,” Văn phòng MRC cho biết trong một văn bản gởi đến Globe. “Đó là vì chúng chịu ảnh hưởng của thay đổi khí hậu… rằng đã gây mưa ít và rút ngắn thời gian của mùa lũ.”
Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản lưu ý sự sụt giảm 10,5% trong năm 2019 và gần 23% trong năm 2020 trong tổng số trị giá của sản lượng cá, so sánh với năm 2018.
Sau khi được đổ từ lưới túi lên sàn của dai trên sông Mekong, hàng chục cá nhảy soi sói trên sàn.
Các nhà nghiên cứu của Kỳ diệu của Mekong khảo sát 5 kg cá mẫu từ mẻ lưới nửa đêm của dai trên sông Mekong
Sàn của dai 15E ở gần thành phố Longvek, chỉ cách Phnom Penh 40 km về phía bắc, được phủ đầy với cá sau mẻ lưới từ sông Mekong.
Thiếu mưa, các nhà nghiên cứu nói góp phần vào dòng chảy thấp, cũng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất nông nghiệp ở Cambodia. Nhất là vì một phần đáng kể nông dân của Vương quốc dựa vào các phương pháp nông nghiệp truyền thống, lệ thuộc vào các điều kiện khí hậu và thời tiết.
Nhịp lũ thường mang chất dinh dưỡng vào đất trên khắp lưu vực, cũng như cá sinh trưởng rất nhiều trong các nơi cây cối bị ngập. Nước rút xuống trong mùa khô khiến cho đất canh tác mầu mỡ và các hồ đầy cá.
“Cách mà người Cambodia canh tác là ơn huệ của thiên nhiên,” Or Channy, giám đốc điều hành của Nhóm Phát triển Nông thôn Cambodia, một NGO địa phương, nói. “Sinh kế của toàn thể cộng đồng tùy thuộc vào thời tiết và khí hậu, là một tình trạng vô cùng nguy hiểm.”
Phân tích dữ kiện của MRC bởi Theo dõi Đập Mekong của Trung tâm Stimson cho thấy ½ số năm có dòng chảy hàng năm thấp nhất kỷ lục đã xảy ra từ năm 2010.
“Dòng chảy hàng năm có thể cho chúng ta một chỉ dấu vào các điều kiện khí hậu của hệ thống sông,” Brian Eyler, giám đốc chương trình Đông Nam Á (ĐNA) của Trung tâm Stimson, một tổ chức nghiên cứu ở Hoa Kỳ, nói. “Mặc dù nhìn vào lưu lượng hàng năm, nếu chúng ta giả sử tình trạng thiếu nước ít nhiều là tối thiểu… thì những thay đổi của dòng chảy hàng năm hầu như liên kết với mưa ít và điều kiện khí hậu.”
Trong 112 năm thu thập dữ kiện ở trạm Stung Treng ở đông bắc Cambodia, 2021 có dòng chảy hàng năm thấp thứ 9th.
Eyler lưu ý khung cảnh thường đi qua “những thời kỳ hạn hán dài, bất kể thay đổi khí hậu” và nói cần nghiên cứu thêm trước khi các điều kiện khí hậu có thể cho là nguyên nhân chánh của hạn hán nầy.
Thúng cá thứ 19th được đưa lên thuyền bởi hai ngư dân dai chuẩn bị để vận chuyển đến trạm chế biến ở ven sông. Những con cá nhỏ nầy được chế biến thành các sản phẩm chẳng hạn như prahok – một loại mắm thông dụng trong ẩm thực Cambodia – và nước mắm.
Với sự sụt giảm quan trọng trong lưu lượng hàng năm, tuy nhiên, Eyler nói “chúng ta có thể giả sử rằng nó liên kết với thiếu mưa” vì “khoảng cách từ trung bình quá lớn nên nó không thể chỉ do việc điều hành thủy điện.”
Mặc dù các điều kiện khí hậu và sông đang thay đổi, việc sản xuất thủy điện thường cố định, Eyler nói.
“Các đập hiện nay đang được điều hành để tối đa hóa việc sản xuất thủy điện bất kể lượng mưa, bất kể các điều kiện khí hậu xảy ra trong lưu vực,” Eyler nói. “Các đập đang sản xuất quá nhiều điện và dùng quá nhiều nước trong một năm mưa như trong một năm khô khác thường.”
Để đáp ứng với những năm có dòng chảy thấp liên tiếp, MRC phổ biến lời kêu gọi khu vực để quản lý sông tốt hơn trong tháng 1 năm 2022.
Trong bản tuyên bố, An Pich Hatda, giám đốc điều hành của MRC, đề nghị thăm dò việc quản lý đập và hồ chứa thủy điện phối hợp giữa các quốc gia.
“Mục tiêu là tối đa hóa việc sản xuất năng lượng từ quan điểm toàn lưu vực và giảm ảnh hưởng tai hại đối với người dân và môi trường,” Văn phòng MRC nói trong văn bản trả lời cho Globe.
Hatda cũng đề nghị thiết lập một hệ thống thông báo mực nước dao động bất thường. Hatda nhấn mạnh đến sự hợp tác cần thiết, không chỉ từ Trung Hoa, mà từ tất cả quốc gia thành viên MRC để đối phó với các vấn đề nầy.
“Cơ chế thông báo hỗn hợp đối với mực nước dao động bất thường giúp thông tin đến tất cả các quốc gia Mekong về tình trạng hạn hán và lũ lụt đang xuất hiện – hay mực nước lên xuống bất thường – và làm dễ dàng việc thích ứng và nếu cần – đối phó khẩn cấp,” Văn phòng MRC nói.
Gary Lee, giám đốc chương trình ĐNA của International Rivers (Sông ngòi Quốc tế), nói các điều kiện khí hậu ảnh hưởng đến sông “tồi tệ thêm bởi việc điều chỉnh gia tăng của hệ thống lưu vực sông qua việc phát triển.”
Với Mekong và các phụ lưu chảy qua ½ chục quốc gia, ảnh hưởng của đập thủy điện có thể nhận thấy ở hàng trăm km ở hạ lưu.
Elizabeth Everest, một nhà nghiên cứu của Kỳ diệu của Mekong qua Đại học Nevada, Reno, chùi sạch cái cân trong nước sông Mekong
Sothon Chet, 33 tuổi, chuẩn bị để đưa người và dụng cụ từ dai 15E đến bờ sông Mekong
Bunyeth Chan, nhà nghiên cứu hậu tiến sĩ của Kỳ diệu của Mekong, cân con cá như một phần của khảo sát trên một dai trên sông Mekong
“Từ ‘chưa từng thấy’ đã được dùng trong một vài năm liên tiếp hiện nay để nói về dòng chảy thấp kỷ lục của lưu vực Mekong,” Lee nói. “Quả thật có những thay đổi trong thời tiết cũng như các sự kiện cực đoan, nhưng nó cũng tồi tệ thêm bởi cái mà con người đang làm đối với hệ sinh thái.”
Bộ Hầm mỏ và Năng lượng chấp thuận kế hoạch tổng thể 10 năm của Cambodia trong năm 2020, không bao gồm bất cứ đập thủy điện mới nào trên dòng chánh Mekong. Quyết định tiếp theo sau tình trạng thiếu điện trong Vương quốc, được cho là do mực nước thấp ảnh hưởng đến việc sản xuất thủy điện.
Việc tạm ngưng 10 năm nầy đối với các đập trên dòng chánh mới được xác nhận bởi bộ trưởng môi trường Say Samal trong một diễn văn ở hội nghị môi trường COP26 ở Scotland trong năm 2021.
Một liên minh các tổ chức, gồm có Oxfam ở Cambodia, Nhóm Liên minh Hành động Thủy sản và Hệ Thống Bảo vệ sông 3S, phổ biến một tuyên bố chung gọi xác nhận của Samal là “một dấu hiệu tích cực có thể đóng góp quan trọng để đối phó với những lo ngại gia tăng đối với sự thay đổi tiêu cực hiện nay của sông Mekong và tính khả chấp của hệ sinh thái.”
Trong tháng 1, Hội đồng Phát triển Cambodia bật đèn xanh cho đập Thượng Tayay ở Koh Kong. Mặc dù đập thủy điện 150 MW không nằm trong lưu vực Mekong, quyết định cho thấy quan tâm tiếp tục của Vương quốc trong việc phát triển thủy điện.
Kế hoạch, hay Samal, không làm rõ liệu việc tạm ngưng có áp dụng cho việc xây đập trên các phụ lưu của Mekong. Ba phụ lưu chánh ở Cambodia là Sesan, Srepok và Sekong, được gọi là sông 3S.
Đập Hạ Sesan II, đối mặt với chống đối từ khi hoàn tất trong năm 2018, ngăn chận hợp lưu của Sesan và Srepok, là lý do tại sao Eyler nói nó là “đập được đặt ở vị trí tồi tệ nhất trong toàn thể hệ thống Mekong.”
Điều nầy tránh sông Sekong. Hiện không có đập thủy điện trên Sekong ở Cambodia. Đập Sekong A ở Lào, tuy nhiên, trong tiến trình để xây cất.
“Vâng, Cambodia nên tránh xây đập trên sông Sekong. Nhưng cùng lúc Cambodia cần thuyết phục Lào không làm tương tự,” Eyler nói. “Không quá trễ để trì hoãn hay ngừng dự án đó.”
Với ít kiểm soát đối với điều kiện khí hậu toàn cầu hay việc hình thành chánh sách sông khu vực, các tổ chức phát triển ở Cambodia thay vào đó đang thực hiện các kỹ thuật canh tác hiện đại để làm giảm áp lực của con người đối với tài nguyên thiên nhiên.
Mặc dù những lề lối nông nghiệp mới nầy chỉ được áp dụng trên tiểu qui mô, kết quả đầy hy vọng.
Nói chung, con người đang tạo nên quá nhiều áp lực đối với môi trường phải khả chấp.
Nhóm Phát triển Nông thôn Cambodia đang làm việc để tạo ra những nông trại mô hình để biểu diễn lề lối “canh tác chu kỳ.”
Canh tác chu kỳ giúp nông dân tạo nên một dòng chảy làm việc khả chấp để sản xuất thực phẩm, cho phép họ trồng quanh năm. Theo Or, khía cạnh quan trọng nhất của canh tác chu kỳ là sự thiết lập và quản lý nguồn nước lệ thuộc.
“Nói chung, con người đang tạo quá nhiều áp lực đối với môi trường phải được khả chấp. Mục tiêu của canh tác chu kỳ là làm giảm một số áp lực đó bằng cách giúp nông dân kiểm soát thêm đối với thực phẩm và kinh doanh của họ,” ông nói. “Nếu chúng ta tiếp tục làm cạn môi trường bằng cách quá lệ thuộc vào nó, chúng ta gây nguy hiểm cho chúng ta.”
Các nông trại hiện đại đang được thử nghiệm trên khắp tỉnh Kratie ở đông bắc Cambodia. Nhưng những nông trại chu kỳ nầy chưa phát triển vì các kỹ thuật mới hoàn toàn khác với các lề lối canh tác truyền thống và đòi hỏi đầu tư ban đầu.
“Rất khó để bảo người dân thay đổi truyền thống của họ, nhưng chúng tôi phải cố gắng. Thời tiết và khí hậu không giống như lúc tổ tiên của chúng ta bắt đầu những truyền thống nầy,” Or nói. “Chúng ta cần chọn các giải pháp thay thế, nếu không, chúng ta sẽ lạm dụng tài nguyên của chúng ta cho đến khi không còn đủ cho mọi người, và điều đó đã xảy ra.”
Holtgrieve, một nhà ssinh thái ở dưới nước đã nghiên cứu ảnh hưởng của thay đổi khí hậu và các đập thủy điện đối với đất ngập nước của khu vực, nói bảo vệ tài nguyên còn lại của Mekong sẽ cho phép các dự án tiểu qui mô phát triển.
Quản lý khả chấp thủy sản và bảo vệ nơi cư trú đồng lụt phải được ưu tiên ở Cambodia để bảo đảm cho hệ sinh thái không sụp đổ, Holtgrieve nói.
“Các vấn về thượng và hạ lưu đáng lo ngại, nhưng nếu quản lý tài nguyên ở cấp địa phương không xảy ra, bất kể điều gì xảy ra ở thượng lưu vì nó sẽ tan rã,” ông nói, lưu ý rằng chánh sách vẫn là thách thức trong việc thực hiện nghiên cứu.
“Nó là một thác thức mà tôi không chắc khoa học có thể trả lới,” Holtgrieve nói. “Nhưng khoa học có thể nhấn mạnh được-mất và thực tế để những người trong thế giới chánh sách biết cái họ đang nói khi họ lấy quyết định.”
No comments:
Post a Comment