Sunday, August 15, 2021

CHÁNH PHỦ TRANH CÃI PHÚC TRÌNH CỦA HRW


Government disputes HRW report

Voun Dara – Bình Yên Đông lược dịch

The Phnom Penh Post – 11 August 2021

Đập Hạ Sesan 2 trong tỉnh Stung Treng vào ngày khánh thành

trong tháng 9 năm 2017 [2018]. [Ảnh: Hong Menea]

 

Phát ngôn viên Bộ Môi trường Neth Pheaktra đã trả lời một phúc trình của Theo dõi Nhân Quyền (Human Rights Watch (HRW)) nói rằng việc xây cất đập thủy điện Hạ Sesan 2 đã phá hoại nhân quyền ở Cambodia.

Pheaktra nói phúc trình thiên vị và được thúc đẩy bởi địa chánh trị và không có bất cứ lo ngại nào về ảnh hưởng tiêu cực của việc ngăn cản phát triển của Cambodia đối với quyền con người và kinh tế của toàn thể dân số nếu quốc gia vẫn còn nghèo khó.

“Việc tái định cư các gia đình không bao giờ dễ dàng,nhưng chánh phủ cứu xét kỹ lưỡng chi phí và lợi ích của công dân cho tất cả các dự án xây cất và cố gắng để giảm nhẹ ảnh hưởng qua việc đánh giá ảnh hưởng xã hội và môi trường với các giải pháp và biện pháp rõ ràng,” ông nói.

HRW công bố phúc trình dài 137 trang “Ảnh hưởng Nhân Quyền Dưới Mặt nước của Dự án Vành đai và Con đường ở Cambodia (Underwater Human Rights Impacts of a China Belt and Road Project in Cambodia) vào ngày 10 tháng 8.

Phúc trình nói rằng việc xây cất đập Hạ Sesan 2 – hoàn tất trong năm 2018 – đã làm cho gần 5.000 người phải dời cư, hầu hết là người bản xứ và dân tộc thiểu số.

Các nhóm thiểu số  phải dời cư, theo HRW, là Bunong, Brao, Kuoy, Lao, Jarai, Kreung, Kavet, Pampuan và Kacho, đã sống trong các làng mạc dọc theo sông Sesan và Srepok từ nhiều thế hệ.

“Ngoài ra, dự án đã ảnh hưởng đến hàng chục ngàn người khác ở phía trên và phía dưới đập dựa vào thủy sản của sông để có thực phẩm và lợi tức,” phúc trình nói.

Dự án, phúc trình nói, cũng góp phần làm giảm năng suất của thủy sản trên khắp hệ thống sông Mekong, rất đáng kể vì hàng chục triệu người ở Cambodia, Việt Nam, Thái Lan và Lào dựa vào cá đánh được trong hệ thống sông Mekong để làm thực phẩm.  Đối với một người Cambodia trung bình, cá chiếm đến 60-75 % chất đạm trong thức ăn.

Tuy nhiên, Pheaktra nói rằng các đánh giá ảnh hưởng môi trường đã được thực hiện và nó xác định rằng chánh phủ có thể xả đủ nước xuống hạ lưu trong lúc xây cất để duy trì các hê sinh thái sông.

Rồi Pheaktra cho biết chánh phủ đã đành 7.086,80 hectares đất cho người dân bị đập ảnh hưởng, trong khi xây cho họ 118 nhà gạch và 471 nhà gỗ cùng với 63 hồ chứa nước và 18 giếng nước.

Ngoài ra, Pheaktra nói, dự án đã xây cất 12 trường học và 12 nhà mẫu giáo, 2 công sở xã, 3 chùa, 2 trạm cảnh sát và một trạm quân cảnh để phục vụ các cộng đồng bị ảnh hưởng.

Mười hai gia đình sống trong xã Phluk của làng Phluk đã nhận 100% tiền bồi thường do công ty xây cất trả, trong lúc 56 gia đình từ chối tiền bồi thường.  Họ được tái định cư đến nơi an toàn hơn và nhận một số hỗ trợ khác.

“Mô tả trong phúc trình của HRW về dự án xây cất đập thủy điện Hạ Sesan 2 chỉ là một phần của chiến dịch để gieo rắc tin tức sai lạc và đánh lạch hướng các sự kiện đã xảy ra để  phá vỡ việc phát triển của Cambodia và khuấy động sự phẫn uất và xung đột nội bộ - tất cả nhắm vào một nghị trình chánh trị rộng lớn hơn mà không quan tâm đến những chuyện nhỏ như Cambodia có điện với giá phải chăng,” Pheaktra nói.

Pheaktra nói rằng việc xây cất đập có lợi ích tuyệt đối cho kinh tế quốc gia Cambodia và người dân vì nó cung cấp 400 MW năng lượng tái tạo và rằng các tổ chức nhân quyền phải tuyên dương chánh phủ đã chú trọng đến việc phát triển quốc gia đặt ưu tiên vào hạ tầng cơ sở như điện, nước và đường sá có lợi thiết thực cho tất cả người Cambodia.

“Đây là cái mà người Cambodia muốn có, nhưng các nhóm nhân quyền cực đoan chẳng hạn như HRW muốn người Cambodia đọc các phúc trình của họ bằng ánh sáng của đèn dầu trong thế kỷ 21st,” ông nói.

Theo Pheaktra, phẩm chất nước của sông Sesan ở phía trên và phía dưới đập không thay đổi với sự hiện diện của đập và có nhiều yếu tố liên quan đến việc ấn định sự lành mạnh của hệ thống sông Mekong vì nó là nguồn nước chung của Trung Hoa, Lào, Thái Lan, Myanmar, Cambodia và Việt Nam.

.

No comments:

Post a Comment