Sunday, August 29, 2021

ĐẬP CỦA TRUNG HOA CHE KHUẤT MỐI BANG GIAO SÔNG MEKONG

(Chinese dams cloud Mekong River relations)

Montree Chantawong – Bình Yên Đông lược dịch

Bangkok Post – 23 August 2021

 

Vùng bờ sông khô cạn của sông Mekong ở huyện Pak Chom trong tỉnh Loei ở đông bắc.  Trung Hoa bị áp lực hồi tháng 6 năm ngoái để chia sẻ dữ kiện mực nước quanh năm. [Ảnh: AFP]

 

Tân Đại sứ Trung Hoa tại Thái Lan Han Zhiqiang so sánh mối bang giao giữa 2 quốc gia và nỗ lực chung để chống đại dịch Covid-19 như là “một gia đình”.

Đại sứ nhấn mạnh ông không phóng đại và nói cảm nhận của ông là tiếng dội của cái đang xảy ra.  Ông nói người Thái Lan và Trung Hoa có mối quan hệ tốt, trích dẫn một câu nói tăng cường sự thân thiết giữa 2 quốc gia: “Người Trung Hoa và Thái Lan không xa lạ; cả 2 đều là con cháu từ tình anh em.”

Tuy thế, những ràng buộc song phương và 46 năm liên lạc ngoại giao không chỉ được thử nghiệm bởi trợ giúp trong đại dịch Covid-19 và quan hệ ngoại giao.  Trong những năm sắp đến, quản lý nguồn nước trong sông Mekong sẽ là bằng chứng của mối quan hệ của 2 quốc gia.

Trung Hoa đã phát triển một loạt đập thủy điện trên sông Lancang, là thượng lưu của sông Mekong trong lãnh thổ Trung Hoa.  Con sông xuyên quốc gia hùng vĩ từng chảy tự do, bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng và chảy qua miền nam Việt Nam, nay đã đứt đoạn, bị cắt thành nhiều khúc, bởi chuỗi đập thủy điện, 11 ở Trung Hoa và một vài đập đã được xây ở Lào.

Việc chặt Mekong của “anh cả” nêu lên nhiều câu hỏi giữa các nhà phê bình trong các quốc gia ở hạ lưu và cộng đồng quốc tế.  Dân làng dọc theo sông Mekong như người dân trong tỉnh Chiang Rai đã than van vì sự thay đổi thình lình trong dòng chảy của sông Mekong – điều ảnh hưởng đến việc đánh cá và canh tác, không nói đến lũ lụt tàn phá cộng đồng.

Những thay đổi lớn lao và không thể đoán trước trong dòng chảy và khối lượng đã được quan sát từ năm 1993 khi đập đầu tiên của loạt đập, Manwan (Mạn Loan), bắt đầu hoạt động.  Tổng số nước được trữ trong các đập nầy không dưới 41.700 triệu m3, vì thế một khối lượng nước khổng lồ đã bị lấy đi từ sinh thái của sông.

Thay đổi nghiêm trọng được quan sát từ năm 2007 ít nhất trong 2 khía cạnh: sự dao động quanh năm của mực nước trong Mekong và sự lên xuống trái mùa của dòng chảy Mekong, tàn phá vĩnh viễn chu kỳ tự nhiên.

Dao động của mực nước trong Mekong rõ ràng phát xuất trong suốt mùa đông và mùa khô.  Thí dụ, từ ngày 13 đến 17 tháng 12 năm 2013, khi đập Jinghong (Cảnh Hồng) – một đập khác của Trung Hoa – xả nước thình lình.  Mực nước trong Mekong tăng lên 3 m một cách đột ngột ở huyện Chiang Saen trong tỉnh Chiang Rai.

Và từ 2014 đến 2019, đâp Jinghong đã làm dao động sự thay đổi theo mùa của Mekong bằng cách xả những khối lượng nước lớn với vận tốc khác nhau trong suốt 3 tháng đầu của năm.  Và từ năm 2018 đến 2021, đập Jinghong giảm lượng nước xả để “bảo trì và phục vụ việc sản xuất điện và hệ thống lưới điện”.

Sự thay đổi đặc tính thủy học của sông Mekong đã ảnh hưởng lớn lao đến sự di chuyển của cá vào các phụ lưu để sinh sản.  Sinh thái của sông khác thường và chỉ có một.

Mực nước trong dòng chánh tương đối thấp hơn các phụ lưu.  Với một sự sụt giảm và thay đổi nhỏ của dòng chảy trong dòng chánh, cá không thể bơi đến các nơi sinh sản trong các phụ lưu – làm giảm năng suất của thủy sản.  Cá là một nguồn lợi tức, và về sức khỏe, là nguồn chất đạm cho 60 triệu người ở hạ lưu.

Đe dọa hiện hữu không chỉ giới hạn ở dòng chảy.  Màu của sông Mekong đã biến từ đục ngầu sang trong xanh sau khi phù sa từ thượng lưu bị giữ lại trong các hồ chứa.

Chánh phủ Thái đã vật lộn với khủng hoản hiện nay của sinh thái sông.  Thật vậy, Don Pramudwinai, Ngoại trưởng, đã có chuyến viếng thăm trong tháng 1 năm 2020 để gặp Ngoại trưởng Wang Yi của Trung Hoa để tham khảo với ông về hạn hán ở hạ lưu Mekong.

Trung Hoa đồng ý gia tăng lưu lượng lên 150 m3/sec từ ngày 24 tháng 1.  Nhưng trên thực tế, nhà điều hành đập Trung Hoa đã cắt 150 m3/sec trước thời hạn đã hứa.

Trung Hoa đã dùng dữ kiện và con số để nói rằng lưu lượng từ lãnh thổ Trung Hoa chảy xuống hạ lưu Mekong chỉ chiếm không đầy 13% tổng số lưu lượng của sông, và còn nói rằng lượng nước xả từ các đập của Trung Hoa giúp làm giảm hạn hán và lũ lụt ở hạ lưu.

Vì thế tân đại sứ Trung Hoa tại Thái Lan sẽ có thách thức để chứng minh rằng tình hữu nghị của 2 quốc gia vẫn vững mạnh.  Ông không thể chỉ nhờ vào ngôn từ ngoại giao.  Dĩ nhiên, được gọi là “em út” và “một gia đình”, sẽ làm cho trái tim của người Thái nóng bừng.  Nhưng bằng chứng của tình anh em sẽ được thấy trong sông chảy không bị ngăn trở.

.

TĂNG CƯỜNG NGOẠI GIAO NƯỚC QUA VIỆC CHIA SẺ DỮ KIỆN NƯỚC VÀ CAI QUẢN XUYÊN BIÊN GIỚI DỰA TRÊN BẰNG CHỨNG

 

(Strengthening Water Diplomacy Through Water Data Sharing and Inclusive Evidence-Based Transboundary Governance)

 

Carl Middleton, Anisa Widyasari, Kanokwan Manotom, David J. Devlaeminck and Apisom Intralawan – Bình Yên Đông lược dịch

Center for Social Development Studies and Cambodia Development Resources Institute – August 2021

 


Phúc trình nầy chú trọng đến việc chia sẻ dữ kiện nước và cai quản nước xuyên biên giới trên sông Lancang-Mekong.  Nó cứu xét vai trò và hành động của các quốc gia, các tổ chức liên chánh phủ như Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission (MRC)) và Hợp tác Lancang-Mekong (Lancang-Mekong Cooperation (LMC)), và các tổ chức tư nhân như các cộng đồng ở ven sông, xã hội dân sự, học thuật và các tổ chức nghiên cứu.  Nó thảo luận câu hỏi nghiên cứu sau đây: “Có sự lựa chọn nào hiện hữu để cải thiện việc cai quản nước xuyên biên giới dựa trên bằng chứng giữa các diễn viên nhà nước và toàn thể các diễn viên tư nhân trong lưu vực Lancang-Mekong xây dựng trên những cải thiện gần đây trong việc chia sẻ dữ kiện nước toàn lưu vực?”

Phúc trình nầy tóm lược luật theo tục lệ quốc tế và các quy ước/chỉ thị cho các sông xuyên biên giới, như Quy ước Thủy lộ 1997 (1997 Watercourses Convention), Quy ước Nước 1992 (1992 Water Convention), và Chỉ thị Khuôn khổ Nước EU (EU Water Framework Directive).  Phúc trình cũng tóm tắt các Hướng dẫn Cách Thực hành Tốt Chánh sách Quản lý Dữ kiện Nước (Good Practice Guidelines for Water Data Management Policy).  Qua các thỏa thuận nầy, chia sẻ dữ kiện nước là nền tảng cho việc tìm kiếm bằng chứng và phân tích để đạt đến việc sử dụng công bằng và hợp lý nguồn nước xuyên biên giới, và cũng cần thiết để làm tròn bổn phận không gây nguy hại đáng kể.  Ngoài ra, trong các cách thực hành tốt được quan sát, dữ kiện và tin tức công khai được ưa chuộng, vì nó có thể làm tăng sự tin cậy của quần chúng trong việc lấy quyết định của nhà nước, làm tăng việc tham gia của quần chúng, và hỗ trợ phát triển khả chấp.

Phúc trình nầy mô tả chi tiết các thỏa thuận chia sẻ dữ kiện nước hiện có: giữa các quốc gia thành viên của MRC; giữa Trung Hoa và MRC; và qua LMC.  Việc chia sẻ tin tức và dữ kiện nước là trọng tâm của các hoạt động và nhiệm vụ của MRC.  Một loạt các Thủ tục đã được các quốc gia thành viên của MRC chấp thuận để làm cho việc chia sẻ dữ kiện liên chánh phủ được dễ dàng, và hầu hết dữ kiện nầy cũng như các phân tích khoa học được công bố trên cổng dữ kiện của MRC.  Việc chia sẻ dữ kiện nước giữa Trung Hoa và MRC cũng được nới rộng từ năm 2002, và kể từ tháng 11 năm 2020, rộng rãi nhất với dữ kiện nước hàng giờ ở 2 trạm thủy học được chia sẻ 2 lần mỗi ngày và được công bố trên trang mạng của MRC và LMC.  Bên trong khuôn khổ của LMC, các quốc gia thành viên cũng cam kết “chia sẻ tin tức và dữ kiện” của các dự án và hoạt động, gồm có việc phát động Diễn đàn Chia sẻ Tin tức Trung tâm Hợp tác Nguồn Nước Lancang-Mekong (Lancang-Mekong Water Resources Copperation Centre (LMWRCC) Information Sharing Platform) trong tháng 12 năm 2020.  Nói chung, phạm vi của tin tức và dữ kiện nước được chia sẻ giữa các chánh phủ trong khu vực, được công khai hóa trên các diễn đàn trên mạng đã được nới rộng theo thời gian, đã cải thiện sự minh bạch.  Tuy nhiên, dữ kiện nước được chia sẻ chưa đầy đủ, với các khoảng trống quan trọng vì chỉ có một phần dữ kiện nước ở thượng lưu bên trong Trung Hoa và việc điều hành và các biện pháp giảm nhẹ của các dự án thủy điện trên dòng chánh và phụ lưu trong toàn lưu vực.  Những khoảng trống nầy tạo nên sự bấp bênh về tình trạng và việc giải thích điều kiện của sông trong lưu vực Lancang-Mekong, nhất là trong lúc hạn hán và dòng chảy thấp, và lũ lụt.

Phúc trình cũng phân tích thủy chánh trị (hydropolitics) của dòng chảy thấp trong sông trong năm 2019-2020, với sự chú ý đặc biệt đến việc làm thế nào mà những thủy chánh trị nầy bị ảnh hưởng bởi nghiên cứu được công bố vào lúc đó, và làm tăng thêm các căng thẳng địa chánh trị giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa.  Một nghiên cứu dựa trên dữ kiện vệ tinh về hạn hán 2019 của Basist and Williams (2020) đưa đến việc tranh luận gay gắt về vai trò của các dự án thủy điện trên dòng chánh ở Trung Hoa giữa các nhà nghiên cứu cũng như truyền thông và các đấu trường chánh trị.  Việc loan báo trong tháng 10 năm 2020 rằng Trung Hoa sẽ cung cấp quanh năm dữ kiện nước ở 2 trạm thủy học trên sông Lancang một phần giải quyết khoảng trống dữ kiện vào lúc đó, mặc dù vẫn còn nơi để Trung Hoa nới rộng thêm việc chia sẻ dữ kiện nước.

Phúc trình cũng trình bày các bằng chứng theo kinh nghiệm từ 2 trường hợp nghiên cứu ở bắc và đông bắc Thái Lan.  Những người được phỏng vấn đã quan sát những thay đổi trái mùa trong sông từ 1 thập niên trước, về mực nước, màu và dòng chảy, đã ảnh hưởng đến sông và các hệ sinh thái đất ngập nước, việc đánh cá, việc canh tác ở ven sông và cuộc sống.  Thí dụ, từ các cuộc phỏng vấn của chúng tôi với đại diện cộng đồng ở ven sông ở đông bắc Thái Lan, kể từ năm 2019, sự kiện kém phù sa khiến nước có “màu xanh nước biển” vì dòng chảy thấp khiến cho rong rêu tăng trưởng nhanh chóng làm nghẻn lưới cá mà họ phải mất công để rửa sạch trước khi đánh cá.  Thuyền bè cũng bị mắc cạn trên các ghềnh đá và bờ sông khi mực nước xuống nhanh cũng cần thời gian và lao động để đẩy chúng xuống nước.  Việc đối phó với những thay đổi của sông là một thách thức cho các cộng đồng nầy, và họ chưa tìm được một đường dây để liên lạc và chia sẻ kiến thức của họ với các tổ chức của chánh phủ Thái, và các tổ chức khu vực chẳng hạn như MRC và LMC.  Phúc trình cũng nhận thấy rằng các giải pháp lâu dài cần thiết thì nằm ngoài sự kiểm soát và khả năng của các cộng đồng riêng rẽ ở ven sông.

Phúc trình mô tả chi tiết 2 diễn đàn dữ kiện nước trên mạng bằng tiếng Thái do chánh phủ điều hành.  Tuy nhiên, các cuộc phỏng vấn ở cộng đồng của chúng tôi cho thấy rằng có ít người sử dụng trực tiếp các diễn đàn nầy hay diễn đàn của MRC hay LMWRCC.  Thay vào đó, người dân trong các cộng đồng ở ven sông có khuynh hướng loan tin giữa họ với nhau hay qua Facebook hay truyền thông xã hội, các nhóm xã hội dân sự, và ngư dân hay những người lái đò.  Đối với các cộng đồng ở ven sông, quan trọng hơn dữ kiện mực nước tức thời là nhận được các cảnh báo sớm về sự thay đổi của mực nước và các hậu quả của nó, mà hiện nay nhiều người được phỏng vấn cho là không đúng lúc hay chính xác.

Phân tích và kết luận của phúc trình làm nổi bật 3 kế hoạch và đề nghị các chiều hướng chánh sách cho mỗi kế hoạch.  Trước nhất, có một khuynh hướng tích cực của chánh phủ làm cho tin tức và dữ kiện nước khoa học có thể được công chúng tiếp cận trên các diễn đàn trên mạng và các cổng dữ kiện tổng quát, mặc dù vẫn còn những khoảng trống trong dữ kiện nước nầy.  Việc hợp tác nầy dựa trên các thỏa thuận càng ngày càng sâu giữa các quốc gia thành viên của MRC và giữa Trung Hoa và MRC.  Dữ kiện khoa học được chia sẻ có giá trị đặc biệt đối với các tổ chức của chánh phủ, các nhà nghiên cứu và các tổ chức nghiên cứu thực hiện nghiên cứu, phân tích và mô phỏng sông Lancang-Mekong.  Nghiên cứu có phẩm chất cao có thể cung cấp tin tức để lấy quyết định trong việc cai quản nước xuyên biên giới, bao gồm các công cụ đánh giá ảnh hưởng chẳng hạn như đánh giá ảnh hưởng xã hội và đánh giá môi trường chiến lược.  Mặc dù có nhũng cải thiện nầy, vẫn còn thiếu sự rõ ràng về các điều kiện để cảnh báo sớm về thay đổi tình trạng nước được Trung Hoa báo cho MRC, và làm cách nào để chúng có thể đến các cộng đồng để họ chuẩn bị và thích ứng với những thay đổi được tiên đoán.  Cũng có những trường hợp chánh trị hóa nghiên cứu gần đây làm sứt mẻ uy tín lâu dài của các nghiên cứu khoa họ dựa trên bằng chứng.  Các chiều hướng chánh sách then chốt như sau:

·        Tiếp tục nới rộng phạm vi địa dư, con số trạm thủy học và tính tổng quát của dữ kiện nước khoa học được chia sẻ giữa các chánh phủ và đăng tải trên các cổng dữ kiện công khai của MRC và LMC, gồm có: tất cả 11 đập trên sông Lancang; việc điều hành của các dự án trên phụ lưu trên khắp lưu vực; và từ các đập trên dòng chánh đang hoạt động ở Lào.

·        Công tác để tiến tới một thỏa thuận liên chánh phủ nữa giữa Trung Hoa và MRC đẽ làm sáng tỏ các thông số và thời biểu để chia sẻ cảnh báo sớm về tình trạng thay đổi của sông.

·        Nghiên cứu cách để cung cấp tin tức khẩn cấp một cách đơn giản, nhanh chóng và có hiệu quả đến các cộng đồng ở ven sông.

·        Đào sâu luật pháp về các công cụ đánh giá ảnh hưởng vào tiến trình lấy quyết định liên quan đến năng lượng và nước, nối kết chúng với các tiến trình tham gia của quần chúng một cách có hệ thống.  Các quốc gia thành viên của MRC cũng chấp thuận Thủ tục về Đánh giá Ảnh hưởng Môi trường Xuyên Biên giới.

·        Nghiên cứu khoa học thực hiện bởi các tổ chức chánh phủ, các nhà nghiên cứu và các tổ chức nghiên cứu nên chịu trách nhiệm trước công chúng, bằng cách trình bày trong các hội nghị nghiên cứu và/hay thông qua tiến trình duyệt xét nhóm (peer review).

 

Thứ nhì, hiện được công nhận rộng rãi là để cho việc phát triển khả chấp và toàn bộ xảy ra, cần phải có nhiều dạng kiến thức ngoài ‘kiến thức khoa học’, gồm có kiến thức cộng đồng, cũng như kiến thức thực tiễn và chánh trị.  Nhấn mạnh đến việc chia sẻ dữ kiện nước cho đến nay là phân tích khoa học giữa các chánh phủ, để được chia sẻ với quần chúng.  Phạm vi của thảo luận nầy có thể nới rộng để công nhận giá trị của việc trao đổi và kết hợp nhiều dạng kiến thức để tăng cường mối liên hệ và tin cậy giữa các diễn viên nhà nước và tư nhân, cải thiện việc tham gia của quần chúng, và tạo nên khiến thức nước mới.  Các chiều hướng chánh sách then chốt như sau:

 

·        Thiết lập các cơ chế bên trong các diễn đàn MRC và LMC, cũng như các tổ chức chánh phủ, để nhận và phân tích tường tận từ các cộng đồng, xã hội dân sự, các tổ chức nghiên cứu và các nơi khác như căn bản cho việc trao đổi kiến thức đang diễn ra và sự tham gia của quần chúng trong việc cai quản nước xuyên biên giới.

·        Các tổ chức tài trợ nghiên cứu nên hỗ trợ nghiên cứu do cộng đồng khởi xướng, xã hội dân sự, học thuật và các tổ chức nghiên cứu để bảo đảm rằng các hình thức đa dạng của kiến thức được tạo nên để cung cấp tin tức cho việc lấy quyết định trong việc cai quản nước xuyên biên giới.

·        Các tổ chức chánh phủ ở cấp tỉnh và quốc gia nên cộng tác với nhau và thường xuyên thăm viếng các vùng địa phương để thông báo cho người dân trong các làng ở ven sông về dữ kiện nước và lắng nghe những lo ngại của họ.

·        Phát triển các sáng kiến nghiên cứu trong đó các diễn viên nhà nước và tư nhân có thể cộng tác có ý nghĩa để tạo nên kiến thức xuyên biên giới kết hợp, gồm có nghiên cứu về ảnh hưởng ở mức cộng đồng của điều kiện sông thay đổi, và nghiên cứu kết hợp dữ kiện nước khoa học với kiến thức của các cộng đồng ven sông, các viên chức chánh phủ ờ khu vực và địa phương và xã hội dân sự để phối hợp chuyên môn của tất cả các diễn viên.  Cộng tác giữa các tổ chức học thuật có thể làm dễ dàng nghị trình nghiên cứu khu vực như thế.

 

Thứ ba, quan tâm ngày càng tăng trong vai trò của ngoại giao nước trong lưu vực Lancang-Mekong, thường được hiểu như tiến trình nhà nước-đến-nhà nước để giải quyết các vấn đề nước xuyên biên giới qua đối thoại liên chánh phủ và hợp tác qua các đường dây ngoại giao ra ngoài các bên tham gia vào việc quản lý nước ở mức kỹ thuật.  Tính đến nay, ngoại giao nước chú trọng đến việc hình thành các thỏa thuận cho việc chia sẻ dữ kiện nước bên trong MRC và giữa Trung Hoa và MRC.  Tuy nhiên, gia tăng minh bạch qua dữ kiện nước tự nó không làm thay đổi cách thức quản lý hạ tầng cơ sở nước có ảnh hưởng đến các cộng đồng ven sông, xã hội dân sự và quần chúng rộng lớn hơn.  Một số Thủ tục của MRC đã được thiết lập để thông báo, tham vấn trước và thỏa thuận giữa các quốc gia thành viên của MRC cho các dự án hạ tầng cơ sở nước, và chúng bao gồm sự tham gia nào đó của quần chúng.  Ngược lại, không có môt chế độ dựa trên quy định rõ ràng về việc điều hành các dự án thủy điện trên Lancang-Mekong để thiết lập các cơ chế chịu trách nhiệm giữa việc điều hành chuỗi đập và ảnh hưởng của nó ở hạ lưu.  Các chiều hướng chánh sách then chốt như sau:

 

·        Đào sâu việc thảo luận liên chánh phủ về việc thiết lập một chế độ có tổ chức dựa trên quy định rõ ràng cho toàn thế lưu vực Lancang-Mekong đặt nền tảng trên đối thoại có ý nghĩa, nhân nhượng và tin cậy giữa các quốc gia và với các cộng đồng ven sông và xã hội dân sự.  Điểm khởi đầu có thể là một nghiên cứu hỗn hợp về các luật lệ hiện có, các nguyên tắc theo tục lệ, những cam kết, và thỏa thuận khu vực (chẳng hạn như Thủ tục của MRC) được duy trì bởi mỗi diễn viên quốc gia để xác định các điểm chung và khác biệt rồi xem xét cách thức để chúng có thể kiến tạo việc hợp tác dựa trên quy định cho toàn lưu vực.

·        Chia sẻ dữ kiện nước và trách nhiệm xuyên biên giới của hạ tầng cơ sở nước nên bao gồm các cơ chế cho việc tham gia có ý nghĩa của người dân sống trong các cộng đồng ven sông và các diễn viên khác gồm có xã hội dân sự, học thuật và các tổ chức nghiên cứu.

·        Qua việc đào sâu ngoại giao nước và tổ chức hóa dựa trên quy định, công tác trên toàn lưu vực để phục hồi chế độ thủy học tự nhiên tối thiểu qua việc cộng tác với các cộng đồng ven sông để tối thiểu hóa ảnh hưởng của việc điều hành thủy điện đối với hệ sinh thái và đất ngập nước.

 

.