31/08/2018
Ngày 31/8, 2 đập Tha La – Trà Sư (thuộc
kênh Vĩnh Tế, huyện Tịnh Biên, An Giang) sẽ được xả để điều tiết lũ cũng như đảm
bảo an toàn cho đập không bị vỡ do nước chênh lệch quá cao.
Dự báo một lượng nước rất lớn sẽ dồn
xuống cuối nguồn, đe dọa đến nhiều vùng sản xuất lúa, có nguy cơ gây ngập úng cục
bộ, trước khi theo hệ thống kênh thoát lũ ra biển Tây.
Xả đập Tha La – Trà Sư, một lượng
nước rất lớn sẽ dồn xuống cuối nguồn, đe dọa đến nhiều vùng sản xuất lúa, trước
khi theo hệ thống kênh thoát lũ ra biển Tây
|
TS. Đỗ Minh Nhựt, Phó Giám đốc Sở
NN-PTNT Kiên Giang cho biết, giữa 2 tỉnh An Giang và Kiên Giang đã thống nhất
ngày 31/8 sẽ xả đập Tha La – Trà Sư, sớm hơn so với diện kiến ban đầu. Theo ông
Nhựt, trước đó phía Kiên Giang đã đề xuất đến ngày 10/9 mới xã đập, nhằm hạn chế
thiệt hại do còn một diện tích lúa rất lớn chưa thu hoạch. Tuy nhiên, do nước
lũ lên nhanh, hiện nay mức chênh lệch giữa trong và ngoài đập đã trên 2 mét nước,
có nguy cơ vỡ đập nên phải xả sớm.
Xả đập Tha La – Trà Sư, nước lũ sẽ ảnh
hưởng đến khu vực Tứ Giác Long Xuyên (gồm cả An Giang và Kiên Giang) vùng Tây
sông Hậu (Kiên Giang và Cần Thơ. “Theo dự báo, khoảng 4 ngày sau khi xả đập nước
lũ sẽ ảnh hưởng tới các huyện Kiên Lương, Giang Thành và 7 ngày sau đến khu vực
huyện Hòn Đất, Tân Hiệp (thuộc tỉnh Kiên Giang), với mực nước sẽ dâng cao thêm
khoảng 40 cm. Vì vậy, các địa phương phải khẩn trương gia cố đê bao, với cao
trình từ 50-60 cm so với mực nước hiện tại”, ông Nhựt cảnh báo.
Điều đáng lo ngại là trong khu vực chịu
ảnh hưởng lũ của tỉnh Kiên Giang hiện còn trên 150.000 ha lúa hè thu đang trong
giai đoạn trổ chín và lúa thu đông mới gieo sạ, có nguy cơ bị thiệt hại. Nhất
là tại các huyện thuộc vùng Tứ giác Long Xuyên sẽ bị ngập sâu là Giang Thành,
Kiên Lương và Hòn Đất, nhưng nông dân lại gieo sạ diện tích rất lớn lúa ĐS 1
(lúa Nhật), là giống có thời gian sinh trưởng dài, từ 110 - 120 ngày, phải cả
tháng nữa mới cho thu hoạch. Theo thống kê của ngành nông nghiệp, toàn khu vực
này đang có tới 73.800 ha nông dân làm lúa ĐS 1, cần được bảo vệ an toàn khi lũ
tràn về.
Đập điều tiết lũ Tha La - Trà Sư có
thân đập bằng ống cao su được bơm phồng để ngăn lũ đầu vụ từ phía Campuchia
tràn qua, bảo vệ sản xuất lúa cho vùng cuối nguồn. Vì vậy, khi lũ dâng cao đến
cao trình thiết kế buộc phải xả để đảm bảo an toàn cho thân đập.
Nông dân vùng cuối nguồn đang gấp
rút gia có đê bao bảo vệ lúa trước thông tin xả đập Tha La - Trà Sư vào ngày
31/8, sớm hơn dự kiến ban đầu
|
Đ.T.CHÁNH
Source:
No comments:
Post a Comment