Theo như châm ngôn của
Eisenhower về việc xới tung vấn đề để giải quyết nó, việc mở rộng hợp tác vượt
quá khuôn khổ nguồn nước tiến tới năng lượng và các lĩnh vực tài nguyên khác sẽ
mở ra những cơ hội mới cho hợp tác khu vực trên cơ sở có qua có lại và hiệp
lực.
Khi
được hỏi về thành công của mình với tư cách là một người lính và một chính trị
gia, Tổng thống Mỹ Eisenhower đã trả lời: Bất cứ lúc nào tôi gặp phải vấn đề
không thể giải quyết, tôi luôn luôn xới to nó lên. Tôi không thể giải quyết nó
bằng cách cố gắng ép nó nhỏ đi, nhưng nếu tôi làm cho nó đủ lớn, tôi có thể
nhìn thấy bản phác họa của giải pháp”.
Cách
tiếp cận của Eisenhower có thể tương tự với tình hình của sông Mekong ngày
nay.
Trong
khi vẫn là láng giềng, ba nước Campuchia, Lào và Việt Nam lại rất khác nhau
diện tích, dân số, độ phong phú của tài nguyên thiên nhiên, và trình độ phát
triển kinh tế. Lợi ích của ba nước này cũng không nhất thiết phải trùng
hợp.
Trên
thực tế, khi bàn đến lợi ích gắn với sông Mekong, ba nước này rõ ràng là bất
đồng. Khi đắp đập ở thượng nguồn hai con sông Sesan và Srepok, Việt Nam bây giờ
lại thấy quan ngại về nguồn nước và phù sa cung cấp cho Đồng bằng sông Cửu Long (hạ lưu dòng Mekong), vốn hết sức
quan trọng về kinh tế. Thiếu nguồn phù sa đủ để bố sung cho đất, vùng châu thổ
này sẽ bị chìm xuống so với Biển Đông – một vấn đề nảy sinh bởi sự kết hợp giữa
sự thiếu nước bơm đầy đủ cho đồng bằng và độ tăng của nước biển.
Hình
ảnh công trình xây dựng đập thủy điện Xayaburi của Lào trong quá trình gấp rút
hoàn thành (tháng 4/2016). Ảnh: TTO
Lào
lại coi sông Mekong chính là nguồn tài nguyên phục vụ cho thủy điện, chủ yếu để
xuất khẩu sang Thái Lan, tạo ra nguồn thu để phát triển kinh tế. Điều đó thể
hiện ở việc xây dựng các đập thủy điện thu hút sự chú ý của dư luận trong vòng
15 năm qua, kể cả ba đập trên dòng sông chính Mekong.
Campuchia,
nơi biển hồ Tonle Sap khởi nguồn - chính là địa điểm đánh bắt thủy sản nước
ngọt lớn nhất thế giới, lại tỏ ra thận trọng hơn với thủy điện vì nó ảnh hưởng
tới ngành thủy sản của một đất nước mà dân số phụ thuộc tới 75% vào nguồn cung
cấp đạm động vật từ thủy sản nước ngọt. Thế nhưng do mức độ điện khí hóa còn ở
mức thấp và hầu như phụ thuộc vào điện nhập khẩu đắt đỏ, hiện nước này đang có
một nhu cầu bức thiết phải phát triển các nguồn năng lượng nội địa.
Thủy
điện hiện đang được coi là phương án ưu tiên, bất chấp các nguy cơ về an ninh
thực phẩm. Cuối năm 2017, nhà máy thủy điện công suất 400 MW Hạ lưu Sesan 2 đã
được khánh thành, và ngăn cho dòng lưu thông tự nhiên của cá di cư và ngăn gần
như hoàn toàn dòng phù sa từ thượng nguồn.
Những
lợi ích khác nhau đó đã khiến 3 nước Đông Dương chưa thực sự tìm được tiếng nói
chung. Việt Nam coi sự sống sót của Đồng bằng sông Cửu Long, nơi chịu trách
nhiệm cung ứng 50% tổng sản lượng lúa gạo và 75% tổng sản lượng hoa quả giá trị
cao, cũng như sản xuất thủy sản, là một vấn đề an ninh quốc gia.
Lào,
quốc gia thu được một ít ngoại hối để tạo ra những giá trị khác, vẫn quyết tâm
xây dựng thêm đập, vì vấn đề an ninh năng lượng. Còn Campuchia đang cân nhắc
xây thêm 2 con đập lớn, Stung Treng và Sambor, trên sông mẹ
Mekong.
Bất
kể những con đập như vậy có ý nghĩa kinh tế hay không, chúng vẫn gây ra câu hỏi
ngày càng lớn về sự sụt giảm nghiêm trọng của năng lượng mặt trời và gió, góp
phần vào quyết định của Thái Lan ngừng hợp đồng mua điện của nhà máy thủy điện
Pak Beng của Lào. Một minh chứng rất rõ cho việc công nghệ đã phát triển nhanh
như thế nào là việc chính phủ Campuchia bị bắt buộc phải mua điện của nhà máy
Trung Quốc LS2 theo một hợp đồng có giá trị 10 năm, với giá 7 xen một KW
giờ, cũng tương đương với giá năng lượng mặt trời hiện nay, nhưng với chi phí
môi trường đắt hơn nhiều (riêng chỉ LS2 dự kiến sẽ làm giảm sản lượng thủy sản
của lưu vực con sông này khoảng 10%.
Tại
Lào, thủy điện gần như nằm dưới sự độc quyền của các công ty nước ngoài, chủ
yếu là Thái Lan và Trung Quốc, và thu được rất ít thuế từ các hợp đồng BOOT
(xây dựng – nắm giữ - vận hành – chuyển giao) này. Campuchia đang để mở
mọi khả năng.
Trước
vô vàn khác biệt về lợi ích, địa chính trị, các nước Đông Dương vẫn đang nỗ lực
đi tìm tiếng nói chung. Những định hướng riêng biệt về nguồn nước thực tế
sẽ hạn chế qui mô hợp tác, vì không có giải pháp nào làm hài lòng tất cả. Mặc
dù vậy, vẫn có trường hợp cả Campuchia, Lào và Việt Nam có thể đề nghị với nước
láng giềng khác. Lào và Campuchia đáp ứng những quan ngại của Việt Nam, bằng
cách đặt ưu tiên vào những con đập tạo ảnh hưởng xấu ít nhất với hạ nguồn, và
phát triển những loại năng lượng không phải thủy điện. Và Việt Nam cũng có
nhiều thứ để đề nghị.
Việt
Nam có thể đầu tư vào lưới điện quốc gia của Lào và cho phép Lào thu phí truyền
tải, vì vậy vừa giảm thiểu sự phụ thuộc vào thủy điện, vừa cung cấp cơ hội kiếm
thêm dòng thu nhập. Mạng lưới điện quốc gia ở Lào sẽ thúc đẩy quá trình xây
dựng các nhà máy điện mặt trời và phong điện, và cho phép việc kinh doanh điện
trong khu vực. Kết hợp với nhau, những biện pháp này sẽ đạt được các mục tiêu
đề ra với phi phí thấp hơn, và số lượng đập thủy điện giảm hẳn. Tương tự như
vậy, Việt Nam có thể giúp Campuchia thúc đẩy việc điện khí hóa nông thôn và thu
ngoại tệ bằng cách xây dựng các nhà máy điện mặt trời cỡ lớn, nơi mà đất đai rẻ
hơn nhiều. Điều này sẽ giúp giảm đi nhu cầu về xây dựng các đập.
Việt
Nam cũng đang nỗ lực tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực tài nguyên khác. Ví
dụ, Campuchia và Lào không thể thi hành luật bảo vệ rừng và động vật hoang dã
nếu thiếu sự hợp tác chủ động từ phía Việt Nam.
Theo
như châm ngôn của Eisenhower về việc xới tung vấn đề để giải quyết nó, việc mở
rộng hợp tác vượt quá khuôn khổ nguồn nước tiến tới năng lượng và các lĩnh vực
tài nguyên khác sẽ mở ra những cơ hội mới cho hợp tác khu vực trên cơ sở có qua
có lại và hiệp lực. Cách tiếp cận này sẽ giúp chuyển cuộc tranh luận về cuộc
chơi zero sum (tôi thắng – anh thua) sang cuộc chơi cùng thắng trên nhiều lĩnh
vực khác nhau.
Người
ta có thể hình dung Campuchia, Lào và Việt Nam đang đàm phán một hợp đồng khổng
lồ, gồm nguồn nước, năng lượng, gỗ và động vật hoang dã, để giúp mỗi nước có
thể đạt được những mục tiêu phát triển, với rủi ro về môi trường, xã hội và
chính trị thấp hơn nhiều. Vì các nền kinh tế phát triển và trở nên phụ thuộc
lẫn nhau, những ưu việt của thỏa thuận hai bên cùng có lợi sẽ tăng lên. Và Việt
Nam, một nước với trình độ phát triển cao nhất và lại dễ tổn thương nhất đối
với các hậu quả của thủy điện thượng nguồn trong ba nước, có đủ năng lực và lợi
ích cá nhân để dẫn dắt quá trình đàm phán này.
Jake Brunner và Brian Eyler
*
Về hai tác giả: Jake Brunner là Trưởng Nhóm Đông Dương và Myanmar của Liên minh
Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) tại Hà Nội; Brian Eyler là Giám đốc của
Chương trình Đông Nam Á thuộc Trung tâm Stimson tại Washington.
SOURCE:
http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/tieudiem/hop-tac-song-mekong-hay-xoi-to-van-de-439763.html
No comments:
Post a Comment