RFA
2018-04-06
2018-04-06
Người
dân nuôi tôm vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Đồng Bằng Sông Cửu Long từng được ví
như vựa lúa và vùng đất phì nhiêu dồi dào tôm cá, trái cây… Nông dân Đất Chín
Rồng trước đây có cuộc sống khá dễ dàng không phải ‘bán mặt cho đất, bán lưng
cho trời’ như những vùng khắc nghiệt khác tại Việt Nam.
Tuy nhiên, vùng đất trù phú này hiện
đang chịu nhiều tác động bất lợi của thiên nhiên khiến cư dân phải chật vật tìm
nguồn sinh kế.
Quyết
định đổi nghề
Tại các tỉnh duyên hải dọc Bến Tre,
Trà Vinh, Sóc Trăng, nhiều hộ dân cho biết họ phải chịu thiệt hại do thiên tai
trong hai năm qua; do đó phải chuyển đổi từ trồng nghề trồng hoa mùa truyền
thống sang nuôi thuỷ sản và các vật nuôi khác.
Ông A từng là một nhà nông chuyên
nghiệp trước đây nhưng do hai năm canh tác thất bát, nay gia đình ông bắt đầu
đổi sang đào ao nuôi tôm.
Ở đây bây giờ những ngành nghề khác
không giải quyết được gì cho nông dân, vì nông dân rặc chỉ biết chăn nuôi,
trồng trọt là chủ yếu.
- Người dân
“Tại Ba Tri đây là vùng chuyên canh
cây lúa nên bị thiệt hại nặng, còn cây khác không có trồng. Tính thiệt hại
khoảng 50% sản lượng lúa hằng năm, quy ra tiền khoảng 25 triệu trên một hecta.
Cũng nhờ nhà nước chứ mình đâu có cách, tính từ bây giờ họ chuyển đổi từ trồng
cây lúa sang nuôi tôm. Chứ làm cây lúa thấy nó không hiệu quả nữa.”
Gia đình ông B ở gần đó cho biết
trước kia có nuôi hàng trăm con bò cho lãi lớn, và nguồn thức ăn chính là cỏ
mọc từ những cánh đồng lúa bỏ không. Nhưng cũng đang loay hoay bàn tính chuyện
nuôi tôm.
“Đang nuôi bò bán hết rồi, chứ chống
không nổi với mấy con bò này, rơm thì 25 – 26.000 đồng 1 cục, bán bò thì 5
triệu một con. Nếu con bò được giá như năm rồi năm kia thì tôi không nuôi tôm.
Bây giờ lúa, bò chịu hết nổi rồi.
Mỗi công đất lúa là 1.000 mét vuông,
làm 1 vụ lời 1 triệu và 1 công đất rơm cho bò ăn là 2 triệu. Hai công là 4
triệu, một năm 2 lần lời 8 triệu. Nhưng nuôi 1 vụ tôm, lấy 2 công đất đó lấy
150 triệu.”
Tình trạng người dân ồ ạt đào ao,
chuyển sang nuôi tôm là hình ảnh dễ dàng bắt gặp ở những vùng duyên hải Đồng
bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Một người nông dân cho biết trước
đây trồng lúa, sau nuôi bò nuôi dê. Ông không trồng lúa nữa vì giá thấp quá,
trong khu vực ông ở có cả trăm hộ nuôi tôm. Nếu nuôi tôm chừng được 5 năm, 4
công đất thì cũng kiếm đc 500 - 700 triệu.
“Nếu mà tôm bán đc trúng giá thì
cũng đc 200 mấy (triệu) trong vòng 3 tháng.”
Khó
khăn
Tuy nhiên hoạt động nuôi tôm chủ yếu
mang tính chất tự phát nhằm xoay xở, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn, người đi
trước thì chỉ bảo người đi sau về cách nuôi tôm mà đối với họ hoàn toàn mới mẻ
vì trước đây chỉ chuyên canh cây lúa.
Giờ mần ruộng thì cũng sống hết nổi,
mần cực dữ lắm, tôi giờ mần mướn, không lời gì hết. Nên giờ họ mới chuyển qua
tôm chứ hồi đó giờ vùng này không có vụ nuôi tôm vì nước ngọt.
- Người dân
- Người dân
“Ở đây bây giờ những ngành nghề khác
không giải quyết được gì cho nông dân, vì nông dân rặc chỉ biết chăn nuôi,
trồng trọt là chủ yếu.”
Có tình trạng đầu ra thiếu ổn định,
chăn nuôi chưa khoa học khiến tôm bị nhiễm bệnh, bà con bị mất trắng, nay lại
quay sang trồng lúa nhưng đất đã bị nhiễm phèn và nguồn nước tưới không đảm
bảo.
“Một vài năm người ta sẽ phải có
cách khác, nếu nhà nước không cho thì nghỉ, chứ không phải lâu dài. Theo tôi
nuôi tôm không bền vững.”
“Mới đầu không nuôi tôm tính đào
trồng dừa nhưng dừa bữa nay rẻ rề. Hồi trước nuôi tôm tôm sú nhưng lời chút
đỉnh rồi làm đê trồng lúa cũng khá. Lúc đầu lúa có giá, và làm trúng mùa, rồi
mất mùa, chuột ăn tiêu hết. Giờ mần ruộng thì cũng sống hết nổi, mần cực dữ
lắm, tôi giờ mần mướn, không lời gì hết. Nên giờ họ mới chuyển qua tôm chứ hồi
đó giờ vùng này không có vụ nuôi tôm vì nước ngọt.”
Thực tế cho thấy, việc nuôi tôm đã
giúp giải quyết được phần nào các vấn đề kinh tế trước mắt cho một số hộ nông
dân bị tác động. Thế nhưng việc nuôi đại trà, thiếu quy hoạch hợp lí dẫn đến
nhiều vấn đề như làm nhiễm mặn thêm diện tích đất trồng lúa. Việc sử dụng nguồn
nước ngầm triên diện rộng phục vụ nuôi tôm làm trầm trọng thêm tình trạng sụt lún
đất nền ở vùng ĐBSCL.
Ông Tom Kompier, Bí thư thứ Nhất phụ
trách về Quản lí nước và Biến đổi khí hậu của Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam
cho biết về kết quả nghiên cứu: Chỉ trong vòng 25 năm, ĐBSCL từ một khu vực ổn
định đã rơi vào tình trạng sụt lún nhanh chóng. Nghiên cứu cho thấy mỗi năm
ĐBSCL lún xuống vài centimet, cao hơn nhiều so với tốc độ nước biển dâng. Hiện
ĐBSCL chỉ cao hơn mực nước biển 1- 2 mét, nguy cơ xâm nhập mặn, ngập lụt và sạt
lở bờ biển đã xảy ra.
Source:
No comments:
Post a Comment