Thursday, August 3, 2017

* Tác động đến môi trường và sức khỏe con người do nhiệt điện đốt than - Nguyễn Đăng Anh Thi



Theo thông tin của Công đoàn các nhà khoa học Hoa Kỳ (UCSUSA), tác động đến môi trường không khí điển hình của một nhà máy nhiệt điện than công suất 600 MW thông qua khí thải như sau:

Chất ô nhiễm
Không xử lý
Sau xử lý
SO2
14.100 tấn/năm
7.000 tấn SO2/năm
NOx
10.300 tấn/năm
3.300 tấn/năm
CO
326,59 tấn/năm

Bụi mịn (PM)
500 tấn/năm
5 tấn/năm (giảm 99%)
Thủy ngân
77,11 kg/năm
7,71 kg/năm (giảm 90%)
Chì
51,71 kg/năm
5,17 kg/năm (giảm 90%)
Cadmi
1,81 kg/năm
0,18 kg/năm (giảm 90%)
Các chất hữu cơ bay hơi (VOC)
99,79 kg/năm

Arsen
102,06 kg/năm


Di-oxit lưu huỳnh (SO2): Ô nhiễm SO2 gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ cộng đồng, bao gồm việc góp phần hình thành những hạt nhỏ có tính axit có thể xâm nhập vào phổi người và được hấp thụ bởi dòng máu trong cơ thể. SO2 cũng gây ra mưa axit làm phá hủy cây trồng, rừng và đất, làm axit hóa các nguồn nước mặt (hồ, sông, suối…).

Oxit nitơ (NOx): Ô nhiễm NOx làm tạo ra ôzôn ở gần mặt đất, hoặc tạo khói mù, có thể làm cháy mô phổi, làm trầm trọng thêm bệnh suyễn, và làm cho người dễ bị các bệnh đường hô hấp mãn tính hơn.

Carbon oxide (CO): Gây đau đầu và gây căng thẳng thêm cho những người mắc bệnh tim.

Bụi lơ lửng (PM, còn gọi là muội hoặc tro bay): Có thể gây viêm phế quản mãn tính, hen suyễn trầm trọng và chết sớm, cũng như tạo khói mù.

Thủy ngân: Chỉ 1/ 70 của một thìa cà phê thủy ngân pha vào một hồ nước rộng 100.000 m2 đã có thể làm cho cá trong hồ không còn an toàn để ăn.

Asen: Chỉ cần nguồn nước bị nhiễm 50 phần tỷ asen (50 ppb), trung bình 100 người uống nguồn nước này sẽ có 1 người bị ung thư.

Đến năm 2016, cả nước có 20 nhà máy nhiệt điện than với tổng công suất 13.483 MW, tiêu thụ 45 triệu tấn than và thải ra 15,7 triệu tấn tro xỉ. Theo đó, có thể ước tính tác động đến môi trường và sức khỏe con người do nhiệt điện đốt than tại Việt Nam với công suất hiện tại gấp gần 22,5 lần một nhà máy điển hình như trên.

Ngoài phát thải kim loại nặng trong khí thải, nhiệt điện than còn thải ra kim loại nặng thông qua tro xỉ. Do sử dụng than có hàm lượng tro cao nên phát thải tro xỉ rất lớn, chiếm trên 1/3 lượng than được đốt. như thông tin trên cho thấy trung bình lượng tro phát sinh từ nhiệt điện trên cả nước là gần 35%.

Theo thông tin từ Trung tâm Than sạch của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA Clean Coal Centre, International Energy Agency (IEA)), tổng hợp hàm lượng các kim loại nặng trong than đá trên thế giới như sau:

Kim loại nặng
(Trung bình)
mg/kg than
Khoảng dao động
(mg/kg than)
Asen (As)
2,69
0,36–9,8
Boron (B)
47
11–123
Beryllium (Be)
1,0
0,1–2,0
Cadmi (Cd)
0,093
0,01–0,19
Cobalt (Co)
4,5
1,2–7,8
Mercury (Hg)
0,091
0,03–0,19
Chì (Pb)
7,0
1,1–22
Selen (Se)
2,15
0,15–5,0
Crom (Cr)
17,6
2,9–34
Đồng (Cu)
10,8
1,8–20
Man gan (Mn)
40
8–93
Ni ken (Ni)
11,1
1,5–21
Kẽm (Zn)
12,7
5,1–18

Với thông tin này, thử ước tính với 45 triệu tấn than mà Việt Nam sử dụng năm 2016, và dự kiến năm 2020 là 86,4 triệu tấn, năm 2025 là 121,5 triệu tấn và năm 2030 là 156,6 triệu tấn, lượng phát thải kim loại nặng từ đốt than đá trung bình tại Việt Nam như sau:


2016
2020
2025
2030
Lượng than đốt (triệu tấn)
45
86.4
121.5
156.6
Phát thải kim loại nặng (tấn)




Asen (As)
 121
 232
 327
 421
Boron (B)
 2.115
 4.061
 5.711
 7.360
Beryllium (Be)
 45
 86
 122
 157
Cadmi (Cd)
 4
 8
 11
 15
Cobalt (Co)
 203
 389
 547
 705
Mercury (Hg)
 4
 8
 11
 14
Chì (Pb)
 315
 605
 851
 1.096
Selen (Se)
 97
 186
 261
 337
Crom (Cr)
 792
 1.521
 2.138
 2.756
Đồng (Cu)
 486
 933
 1,312
 1.691
Mangan (Mn)
 1.800
 3.456
 4.860
 6.264
Ni ken (Ni)
 500
 959
 1,349
 1.738
Kẽm (Zn)
 572
 1.097
 1.543
 1.989
Tổng kim loại nặng
 7.053
 13.541
 19.042
 24.543

Như vậy, có thể thấy đốt than đá tại Việt Nam đã làm phát sinh khoảng 7.053 tấn kim loại nặng, trong đó có những kim loại nặng cực độc như Thủy ngân 4 tấn, asen 121 tấn, Cadmi 4 tấn, Crôm 792 tấn…
Với xu thế nhiệt điện than giá rẻ và mở rộng phát triển nhiện điện than tràn lan như hiện nay, ước tính phát thải kim loại nặng do đốt than tại Việt Nam lên đến 13,541 tấn năm 2020, 19,042 tấn năm 2025 và 24,543 tấn năm 2030. Đó quả là những con số khủng khiếp để hình dung về tác động đến môi trường và sức khỏe con người do kim loại nặng gây ra do đốt than tại Việt Nam!


Coal power: air pollution
Environmental impacts of coal power: air pollution
Coal plants are the nation’s top source of carbon dioxide (CO2) emissions, the primary cause of global warming. In 2011, utility coal plants in the United States emitted a total of 1.7 billion tons of CO21.  A typical coal plant generates 3.5 million tons of CO2 per year2.
Burning coal is also a leading cause of smog, acid rain, and toxic air pollution. Some emissions can be significantly reduced with readily available pollution controls, but most U.S. coal plants have not installed these technologies.

Sulfur dioxide (SO2): Coal plants are the United States’ leading source of SO2 pollution, which takes a major toll on public health, including by contributing to the formation of small acidic particulates that can penetrate into human lungs and be absorbed by the bloodstream. SO2 also causes acid rain, which damages crops, forests, and soils, and acidifies lakes and streams. A typical uncontrolled coal plant emits 14,100 tons of SO2 per year. A typical coal plant with emissions controls, including flue gas desulfurization (smokestack scrubbers), emits 7,000 tons of SO2 per year.

Nitrogen oxides (NOx): NOx pollution causes ground level ozone, or smog, which can burn lung tissue, exacerbate asthma, and make people more susceptible to chronic respiratory diseases. A typical uncontrolled coal plant emits 10,300 tons of NOx per year. A typical coal plant with emissions controls, including selective catalytic reduction technology, emits 3,300 tons of NOx per year.

Particulate matter: Particulate matter (also referred to as soot or fly ash) can cause chronic bronchitis, aggravated asthma, and premature death, as well as haze obstructing visibility. A typical uncontrolled plan emits 500 tons of small airborne particles each year. Baghouses installed inside coal plant smokestacks can capture as much as 99 percent of the particulates.
Mercury: Coal plants are responsible for more than half of the U.S. human-caused emissions of mercury, a toxic heavy metal that causes brain damage and heart problems. Just 1/70th of a teaspoon of mercury deposited on a 25-acre lake can make the fish unsafe to eat. A typical uncontrolled coal plants emits approximately 170 pounds of mercury each year. Activated carbon injection technology can reduce mercury emissions by up to 90 percent when combined with baghouses. ACI technology is currently found on just 8 percent of the U.S. coal fleet.

Other harmful pollutants emitted annually from a typical, uncontrolled coal plant include approximately:
114 pounds of lead, 4 pounds of cadmium, other toxic heavy metals, and trace amounts of uranium. Baghouses can reduce heavy metal emissions by up to 90 percent3.
720 tons of carbon monoxide, which causes headaches and places additional stress on people with heart disease.
220 tons of hydrocarbons, volatile organic compounds (VOC), which form ozone.
225 pounds of arsenic, which will cause cancer in one out of 100 people who drink water containing 50 parts per billion.
1 EIA Data
2 Typical plant assumptions: Capacity=600 MW; Capacity Factor=69%; Heat Rate=10,415; CO2 Emissions Rate=206 pounds of CO2/Million Btu
3 Nescaum. “Control Technologies to Reduce Conventional and Hazardous Air Pollutants from Coal-Fired Power Plants.” March 31, 2011.

Source:


1 comment: