Chủ nhật, 18/09/2016, 14:03
Ảnh
minh họa.
Chỉ
sau 3 năm đưa vào sử dụng, bờ kè kênh xáng Xà No - một trong những niềm tự hào
của người dân tỉnh Hậu Giang - đã bị xuống cấp nghiêm trọng.
Đoạn
bờ kè hư hỏng nặng thuộc địa bàn huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Nền gạch bị sụt,
lún, thậm chí có "ổ voi". Đây là một trong điểm thể hiện rõ nhất sự
xuống cấp của bờ kè kênh xáng Xà No.
Người
dân cho rằng, nguyên nhân của sự xuống cấp này là do chất lượng công trình, bởi
bên dưới bờ kè là những lỗ rỗng, nước đã tràn vào và kéo cát bên dưới nền gạch
đi xuống.
Theo
người dân sở tại, trong một tháng trở lại đây, ngành chức năng đã đến khảo sát
nhưng vẫn chưa khắc phục, sửa chữa. Trong khi đó, bờ kè vẫn là nơi chơi
đùa của trẻ nhỏ nên nguy cơ tai nạn từ những hố trên bờ kè có thể xảy
ra bất cứ lúc nào.
Xà No xưa và nay
31/5/2013, 14:24 (GMT+7)
31/5/2013, 14:24 (GMT+7)
Hò
ơ …. Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Xà No.
Anh có thương em thì mua một con đò
Để em qua lại.
Anh có thương em thì mua một con đò
Để em qua lại.
Hò ơ… để em qua lại thăm dò ý anh.
Không biết tự bao giờ câu hò như dòng kinh xáng Xà No ngọt ngào tuôn chảy vào đời sống tâm tư, tình cảm của người dân vùng sông nước Hậu Giang. Chỉ biết rằng con kinh trên trăm tuổi này vẫn bền bỉ trẻ trung ngày đêm vun đắp cho đôi bờ luôn tràn đầy sức sống. . .
Khởi
nguồn:
Kinh
xáng Xà No là công trình lớn đầu tiên của Nam kỳ về đường thủy, có thể so sánh
với việc thiết lập đường xe lửa Sài Gòn, Mỹ Tho về đường bộ. Kỹ thuật Tây
phương đã biểu diễn với tất cả sức mạnh và hiệu năng.
Kinh Xà No có chiều dài gần 40 km nối từ ngã 3 rạch Cần Thơ đến ngã 3 rạch Cái Nhứt đi qua địa phận huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ và các huyện Châu Thành A, Vị Thuỷ và thị xã Vị Thanh của tỉnh Hậu Giang.
Theo những người lớn tuổi ở địa phương cho biết tên gọi Xà No được đọc trại từ tên của người Pháp chỉ huy xáng múc con sông này là Saint-Tanoir.
Còn theo nhà văn Sơn Nam thì tên Xà No bắt nguồn từ tiếng Khmer là Sok Snor có nghĩa là xóm cây điên điển. Nhà văn Sơn Nam cũng đã nhận định: “Vì đây là con kinh có quy mô dài nhất và lớn nhất ở Nam Kỳ nên nhứt thiết phải dùng phương tiện cơ giới mới có thể đáp ứng nhanh mục đích thu lợi đầy tham vọng. Hơn ai hết, người Pháp biết rất rõ rằng, với công trình này tuy có tốn kém trước mắt nhưng khi đã hoàn thành thì chẳng bao lâu nó sẽ đem lại nguồn lợi kinh tế vô cùng to lớn cho nhà nước thuộc địa”.
Kinh Xà No có chiều dài gần 40 km nối từ ngã 3 rạch Cần Thơ đến ngã 3 rạch Cái Nhứt đi qua địa phận huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ và các huyện Châu Thành A, Vị Thuỷ và thị xã Vị Thanh của tỉnh Hậu Giang.
Theo những người lớn tuổi ở địa phương cho biết tên gọi Xà No được đọc trại từ tên của người Pháp chỉ huy xáng múc con sông này là Saint-Tanoir.
Còn theo nhà văn Sơn Nam thì tên Xà No bắt nguồn từ tiếng Khmer là Sok Snor có nghĩa là xóm cây điên điển. Nhà văn Sơn Nam cũng đã nhận định: “Vì đây là con kinh có quy mô dài nhất và lớn nhất ở Nam Kỳ nên nhứt thiết phải dùng phương tiện cơ giới mới có thể đáp ứng nhanh mục đích thu lợi đầy tham vọng. Hơn ai hết, người Pháp biết rất rõ rằng, với công trình này tuy có tốn kém trước mắt nhưng khi đã hoàn thành thì chẳng bao lâu nó sẽ đem lại nguồn lợi kinh tế vô cùng to lớn cho nhà nước thuộc địa”.
Lịch sử khẩn hoang miền Nam có ghi:
Kinh Xà No thi công đến
tháng 7/1903 hoàn thành. Bề ngang trên mặt rộng 60 mét, đáy 40 mét; phí tổn lên
đến 3.680.000 quan. Xáng đào chạy bằng hơi nước với những giàn gàu bằng sắt.
Máy của xáng mạnh 350 mã lực, mỗi gàu sắt múc được 375 lít, thổi bùn ra xa đến
60 mét. Từ xa trông chiếc xáng giống như chiếc chiến hạm, máy nổ ầm ầm vang xa
năm ba cây số ngàn. Nó mang theo chuyên viên, nhơn công đến hàng trăm người. Dọc
theo hai bên bờ người ta phải chở củi đem tới sẵn, vì xáng đốt nồi sốt de bằng
củi… Bọn chuyên viên người Pháp đứng cao trên xáng, hò hét như các chỉ huy chiến
hạm. . . Công trình kinh xáng Xà No hoàn thành, dài 34km, trong đó phần thuộc tỉnh
Rạch Giá 22 km, chạy từ rạch Cần Thơ qua chợ Bảy Ngàn tỉnh Hậu Giang trổ ra biển
Tây ở Rạch Giá.
Khi hoàn thành công trình Kinh xáng Xà No, trong những năm 1920 đến 1930, Pháp tập trung khai thác đất đai xây dựng đồn điền. Đồn điền Bảy Ngàn của Tây Albert là một trong những đồn điền lớn nhất thời bấy giờ có diện tích trên 30.000 ha với hơn 3.000 hộ tá điền. Mỗi năm Tây Albert thu lúa ruộng, lúa vay hàng triệu giạ. Nơi chứa lúa của Tây Albert tại xã Tân Hòa mà người dân quen gọi là Lầu Trắng, Lầu Ông Kho rộng hơn 1 ha. Tất cả công sức, mồ hôi và nước mắt của nông dân đều đổ vào đây. Nông dân phải làm quần quật suốt tháng quanh năm đến cuối mùa lúa tay trắng lại hoàn tay trắng. Với chính sách cho vay nặng lãi bọn địa chủ vơ vét người nông dân đến tận xương tủy. Cuộc sống tá điền vô cùng khốn khó lại bị hành hạ, đánh đập bất cứ lúc nào.
Tiện ích cho nông nghiệp và giao thông thủy:
Khi hoàn thành công trình Kinh xáng Xà No, trong những năm 1920 đến 1930, Pháp tập trung khai thác đất đai xây dựng đồn điền. Đồn điền Bảy Ngàn của Tây Albert là một trong những đồn điền lớn nhất thời bấy giờ có diện tích trên 30.000 ha với hơn 3.000 hộ tá điền. Mỗi năm Tây Albert thu lúa ruộng, lúa vay hàng triệu giạ. Nơi chứa lúa của Tây Albert tại xã Tân Hòa mà người dân quen gọi là Lầu Trắng, Lầu Ông Kho rộng hơn 1 ha. Tất cả công sức, mồ hôi và nước mắt của nông dân đều đổ vào đây. Nông dân phải làm quần quật suốt tháng quanh năm đến cuối mùa lúa tay trắng lại hoàn tay trắng. Với chính sách cho vay nặng lãi bọn địa chủ vơ vét người nông dân đến tận xương tủy. Cuộc sống tá điền vô cùng khốn khó lại bị hành hạ, đánh đập bất cứ lúc nào.
Tiện ích cho nông nghiệp và giao thông thủy:
Việc
đào kinh đối với thực dân Pháp là chỉ nhằm ý đồ vơ vét hàng hóa và bóc lột
thành quả lao động của nông dân trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, con kinh
này cũng đem lại nhiều ý nghĩa thiết thực là mang dòng nước ngọt từ sông Hậu về
tháo phèn, rửa mặn cho những vùng đất hoang hóa rộng lớn để phát triển sản xuất
nông nghiệp, đồng thời nó cũng mang đến sự tiện ích nhất định cho cư dân trong
giao thông đi lại. Nhờ có kinh xáng Xà No và các chi lưu của nó mà vùng đất Cần
Thơ, Rạch Giá được vỡ hoang và không bao lâu đã trở thành vùng đất tốt, diện
tích trồng lúa và sản lượng lúa gạo vùng này tăng lên đáng kể. Những năm đầu
sau khi con kinh mới hoàn thành, cư dân đến sinh sống dọc hai bên bờ kinh còn
thưa thớt. Dần dần họ đến lập nghiệp ngày càng đông và lập nên vườn tược trồng
cây trái. Một số chợ như Vàm Xáng, Bảy Ngàn, Cái Nhum... được thành lập và trở
nên sung túc. Nhiều nhà máy xay xát, chành lúa (kho lẫm) được mọc lên, đã làm cho
cảnh quan dọc hai bên bờ kinh xáng Xà No thay đổi đáng kể.
Kinh xáng Xà No là tuyến đường giao thông thủy hết sức quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa, nông sản từ Cà Mau, Kiên Giang lên Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Minh, một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và ngược lại. Tháng 8-1997, Chính phủ đã phê duyệt dự án và cho triển khai thực hiện nâng cấp tuyến đường thủy nội địa phía Nam từ thành phố Hồ Chí Minh đi Cà Mau, trong đó có đoạn đi qua kinh xáng Xà No. Trong tình hình phát triển kinh tế hiện nay, hàng ngày trên tuyến kinh xáng Xà No có hàng ngàn ghe tàu ngược xuôi tấp nập, vận chuyển một lượng lớn hàng hóa, hành khách đi khắp nơi. Đúng như ông Trần Thành Lập, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang đánh giá: “Tuyến kinh xáng Xà No qua địa bàn tỉnh là tuyến giao thông huyết mạch, không chỉ phục vụ lợi ích thiết thực cho tỉnh Hậu Giang mà còn cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long trên suốt tuyến đường thủy phía Nam từ thành phố Hồ Chí Minh đi Cà Mau”.
Thực tế, với vai trò là tuyến đường thuỷ cấp quốc gia, kinh xáng Xà No luôn rộn ràng một nhịp sống mới. Với hai chiều lưu thông con kinh này chuyên chở các mặt hàng vật tư nông nghiệp, vật tư xây dựng đi theo hướng xuống, còn ngược trở lên là các mặt hàng nông sản thực phẩm.
Xà No ngày nay:
Kinh xáng Xà No là tuyến đường giao thông thủy hết sức quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa, nông sản từ Cà Mau, Kiên Giang lên Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Minh, một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và ngược lại. Tháng 8-1997, Chính phủ đã phê duyệt dự án và cho triển khai thực hiện nâng cấp tuyến đường thủy nội địa phía Nam từ thành phố Hồ Chí Minh đi Cà Mau, trong đó có đoạn đi qua kinh xáng Xà No. Trong tình hình phát triển kinh tế hiện nay, hàng ngày trên tuyến kinh xáng Xà No có hàng ngàn ghe tàu ngược xuôi tấp nập, vận chuyển một lượng lớn hàng hóa, hành khách đi khắp nơi. Đúng như ông Trần Thành Lập, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang đánh giá: “Tuyến kinh xáng Xà No qua địa bàn tỉnh là tuyến giao thông huyết mạch, không chỉ phục vụ lợi ích thiết thực cho tỉnh Hậu Giang mà còn cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long trên suốt tuyến đường thủy phía Nam từ thành phố Hồ Chí Minh đi Cà Mau”.
Thực tế, với vai trò là tuyến đường thuỷ cấp quốc gia, kinh xáng Xà No luôn rộn ràng một nhịp sống mới. Với hai chiều lưu thông con kinh này chuyên chở các mặt hàng vật tư nông nghiệp, vật tư xây dựng đi theo hướng xuống, còn ngược trở lên là các mặt hàng nông sản thực phẩm.
Xà No ngày nay:
40 cây số chiều dài của kinh Xà No chỉ là khoảng không gian ngắn so với chiều dài đất nước và 100 năm hình thành nên kinh Xà No cũng là khoảng thời gian không dài so với 4000 năm văn hiến của dân tộc. Thế nhưng trong khoảng không gian và thời gian ấy đã có bao sự đổi thay kỳ diệu.
Bằng đôi tay lao động cần cù của người dân mà xóm của những cây điên điển ngày xưa phải nhường chổ cho các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Một thế kỷ trôi qua, theo lở bồi của thời gian, bối cảnh hai bên bờ sông bây giờ là quá trình thu nhỏ sự phát triển nông nghiệp của vùng đất này. Đó là sự thay đổi về cơ cấu giống, thay đổi về phương thức sản xuất.
Ngày xưa nông dân phải thức khuya, dậy sớm ra đồng khi mặt trời chưa mọc cho đến tối mịt mới về nhà mà bà con quen gọi là cảnh “ một nắng hai sương “. Vất vả như vậy mà quanh năm chỉ làm được một vụ lúa mùa. Người dân phải thực hiện nhiều công đoạn như gieo mạ, cấy giâm tức cấy lần thứ nhất, gần 2 tháng sau lại bứng lên cấy xuống lần nữa mới xong nhưng năng suất chưa tới 2 tấn/ha
Ngày nay nông dân đã biết làm chủ tiến bộ khoa học kỹ thuật tạo nên một bước phát triển mới về năng suất và chất lượng lúa. Đất ruộng lúa 2 bên bờ kinh đã trở thành vùng chuyên canh lúa chất lượng cao. Ông Lâm Ngọc Quang – 1 trong những nông dân sản xuất giỏi và cũng là chủ nhiệm CLB lúa giống chất lượng cao huyện Vị Thủy cho rằng: “Đối với nông dân chúng tôi dòng Xà No rất cần thiết. Ngoài nguồn nước ngọt phục vụ sinh hoạt hàng ngày, dòng kênh còn mang lại nguồn nước tưới tiêu cho những cánh đồng đang canh tác. Hàng năm dòng Xà No còn mang lại không ít phù sa vun đắp cho những cánh đồng vàng. Từ đó, nông dân có thể làm 1 năm đến 3 vụ lúa mang lại nhiều lợi nhuận cho nhà nông”. Ông Lâm Ngọc Quang khẳng định: “Dòng kinh Xà no như dòng máu con tim của nhà nông khu vực này”.
Dòng nước Xà No tiếp tục được khơi nguồn với hệ thống thuỷ lợi hoàn chỉnh mang nước ngọt và phù sa đến các vùng đất phèn chua nắng cháy, giúp nông dân chủ động tưới tiêu, trồng thêm vườn cây, nuôi thêm ao cá. Những căn nhà lá đơn sơ trước kia nay đang được thay dần bằng nhà ngói, nhà tường. Năm tháng qua đi, nước trên dòng kinh vẫn ngày hai buổi lớn ròng, nhưng đời sống của người dân ở đây thì có nhiều thay đổi. . .
Nét đẹp hiện đại của dòng Xà No:
Gần
20km bờ kè trải dọc bờ kinh xáng Xà No qua địa bàn thị xã Vị Thanh và các huyện
Vị Thủy, Châu Thành A (tỉnh Hậu Giang) đang được thi công và đã hoàn thành hơn
90% khối lượng giai đoạn 1. Mục đích xây công trình bờ kè này không chỉ ngăn chặn
sạt lở, làm đẹp dòng Xà No mà còn phục vụ nhiều lợi ích dân sinh.
Men theo bờ kinh xáng Xà No những ngày gần đây, mọi người không còn nhìn thấy những căn nhà cấp bốn lụp xụp mọc sát mép kinh thường xuyên đối mặt với nguy cơ nhà "nhảy sông" vì lở đất. Thay vào đó là một tuyến kè kiên cố bằng bêtông dài hàng trăm mét trải dọc từ thị xã Vị Thanh men theo quốc lộ 61.
Men theo bờ kinh xáng Xà No những ngày gần đây, mọi người không còn nhìn thấy những căn nhà cấp bốn lụp xụp mọc sát mép kinh thường xuyên đối mặt với nguy cơ nhà "nhảy sông" vì lở đất. Thay vào đó là một tuyến kè kiên cố bằng bêtông dài hàng trăm mét trải dọc từ thị xã Vị Thanh men theo quốc lộ 61.
Bờ
kè chống sạt lở và là nơi vui chơi giải trí rất lý tưởng - Ảnh: Thanh Xuân
Bên
trên phần kè đã hoàn chỉnh đang hình thành một công viên được lát gạch vỉa hè với
hệ thống bồn cây xanh, đèn chiếu sáng, cầu thang lên xuống sông Xà No trông đẹp
mắt. Nhìn công trình kè ngày một dài thêm, bà Lê Thị Hương - 68 tuổi, người dân
sống lâu năm tại Vị Thanh - nói: "Trước đây khi bờ kè chưa được xây dựng,
hai bên bờ kinh toàn những căn nhà ổ chuột, cây cối mọc um tùm, dọc mép kênh lều
bều rác thải rất nhếch nhác. Bây giờ khác rồi, một bờ kè khá tươm tất đang mọc
lên".
NGƯNG TRÍCH
Trong 1 phát biểu đăng báo Tuổi trẻ, ông Trần Thành Lập - phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang - cho rằng tuyến kinh xáng Xà No qua địa bàn tỉnh là tuyến giao thông đường thủy huyết mạch không chỉ phục vụ lợi ích thiết thực cho tỉnh Hậu Giang mà còn cả vùng ĐBSCL trên suốt tuyến đường thủy phía Nam từ TP.HCM đi Cà Mau và ra biển Tây. Ông Lập nhấn mạnh: Mục đích chính của công trình này nhằm ngăn chặn tình trạng sạt lở. Nhưng tỉnh cũng muốn tận dụng lợi thế này để chỉnh trang đô thị, sắp xếp lại hệ thống dân cư; hình thành trên tuyến kè khu vui chơi giải trí, một phố đi bộ xanh - sạch để phát triển du lịch; hạn chế việc xây cất nhà trái phép dọc tuyến kênh".
NGƯNG TRÍCH
Trong 1 phát biểu đăng báo Tuổi trẻ, ông Trần Thành Lập - phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang - cho rằng tuyến kinh xáng Xà No qua địa bàn tỉnh là tuyến giao thông đường thủy huyết mạch không chỉ phục vụ lợi ích thiết thực cho tỉnh Hậu Giang mà còn cả vùng ĐBSCL trên suốt tuyến đường thủy phía Nam từ TP.HCM đi Cà Mau và ra biển Tây. Ông Lập nhấn mạnh: Mục đích chính của công trình này nhằm ngăn chặn tình trạng sạt lở. Nhưng tỉnh cũng muốn tận dụng lợi thế này để chỉnh trang đô thị, sắp xếp lại hệ thống dân cư; hình thành trên tuyến kè khu vui chơi giải trí, một phố đi bộ xanh - sạch để phát triển du lịch; hạn chế việc xây cất nhà trái phép dọc tuyến kênh".
NGƯNG TRÍCH & HẾT BÀI
No comments:
Post a Comment