Một dự án đập gây nỗi lo sợ từ lâu ở phía biên giới Lào đang được tiến hành, bất chấp sự phản đối của cư dân địa phương.
Tom Fawthrop
The Diplomat, 14.02.2025
[Bản tiếng Việt của Tâm Bình]
18/02/2025
Song ngữ Việt Anh
Một cuộc biểu tình phản đối đập tại trường Mekong, tỉnh Chiang Khong, Thái Lan.
[Nguồn: Nhóm Bảo Tồn Chiang Khong]
Tại huyện Chiang Khan, một thị trấn du lịch đẹp như tranh của Thái Lan giáp với sông Mekong, sang năm mới đã mang đến những điềm báo ảm đạm về một dự án thủy điện dự kiến sẽ được xây bên phía nước láng giềng Lào chỉ cách đó 2 km.
Thanusilp Inda, người đứng đầu làng Ban Klang ở huyện Chiang Khan, đã bày tỏ sự lo lắng về tương lai. “Đập Sanakham sẽ là một thảm họa đối với hệ sinh thái và cá, nó sẽ gây ra lũ lụt tồi tệ hơn”, ông nói với tờ Diplomat.
Ngay trước Giáng sinh, Văn phòng Tài nguyên nước Quốc gia (ONWR) của chính phủ Thái Lan thuộc Văn phòng Thủ tướng đã thông báo rằng quá trình tham vấn của Ủy ban Sông Mekong MRC sẽ diễn ra, bất chấp cảnh báo từ Ủy ban Nhân quyền Thái Lan (THRC) yêu cầu phải thận trọng.
Trong một bức thư gửi cho Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra vào tháng 11 năm 2024, THRC đã khuyến cáo không nên hành động vội vàng cho đến khi hoàn thành đánh giá kỹ lưỡng về tác động xuyên biên giới đối với người dân Thái Lan và sinh kế của họ.
Báo cáo nêu ra nhiều tác động, bao gồm lũ lụt và xói mòn bờ sông, sẽ gây thiệt hại cho hai địa điểm du lịch quan trọng ở Thái Lan: Kaeng Khut Khu ở huyện Chiang Khan và Phan Khot Saen ở tỉnh Nong Khai.
Toàn cảnh biên giới Lào-Thái Lan, nhìn từ phía Thái Lan qua sông Mekong đến Lào.
[Ảnh của Tom Fawthrop]
Dự án đập thủy điện Sanakham công suất 684 MW trên sông Mekong, gần biên giới Thái Lan-Lào tại huyện Chiang Khan, tỉnh Loei, với tổn phí khoảng 2,07 tỷ đô la. Nếu hoàn thành, đập sẽ tác động trực tiếp đến 3 trong số 8 tỉnh của Thái Lan giáp sông Mekong.
Ủy ban sông Mekong MRC liệt kê đây là đập thủy điện thứ sáu ở hạ lưu sông Mekong do chính phủ Lào đề xuất. Hai trong số sáu dự án đã hoàn tất và hiện đang hoạt động phát điện [ *ghi chú của người dịch: Xayaburi và Don Sahong ] và dự án thứ ba, đập Luang Prabang, đang được xây dựng.
Chính phủ Lào đang phải gánh khoản nợ khổng lồ tuyên bố rằng việc xây dựng đập của họ sẽ thúc đẩy nền kinh tế bằng cách xác định Lào là một “bình phát điện của khu vực”, bán điện sang các nước láng giềng.
Tuy nhiên, các nhà khoa học và chuyên gia về nghề cá sông Mekong cho biết các con đập sẽ ngăn chặn dòng chảy tự nhiên của dòng sông, làm suy yếu sự đa dạng sinh học phong phú của nó.
Bản đồ các đập dòng chính trên sông Mekong đang hoạt động (màu đỏ) và đang được quy hoạch (màu vàng).
[ Nguồn: International Rivers]
Thái Lan đóng vai trò quan trọng trong việc tài trợ hầu hết các con đập trên dòng chính hạ lưu sông Mekong. (Riêng Trung Quốc đã hoàn thành 12 con đập trên sông Lan Thương, là khúc thượng nguồn sông Lancang-Mekong.)
Gulf Energy là nhà đầu tư lớn của Thái Lan vào các đập Sanakham và Pak Beng trong hạ lưu sông Mekong, công ty này liên doanh với Datang Overseas Investment của Trung Quốc.
Các Xã hội dân sự đấu tranh giành tiếng nói
Vào ngày 21 tháng 1, 2025 chính phủ Thái Lan đã tổ chức vòng tham vấn thứ ba theo thủ tục PNPCA của Ủy ban sông Mekong. Tại khách sạn Sunee ở Ubon Ratchathani, các tổ chức phi chính phủ và xã hội dân sự với quan điểm bảo vệ môi sinh đã xung đột với nhóm lợi ích của chính phủ Thái Lan trong việc khai thác tài nguyên nước của sông Mekong.
Các nhóm Ubon Flood Watch và Mekong River Network (MRN) đã đặt phòng tại cùng một khách sạn, với hy vọng tổ chức được một diễn đàn song song. Các quan chức chính phủ Thái không chấp nhận cuộc cạnh tranh này và đã ra lệnh cho ban quản lý khách sạn hủy đặt phòng của MRN cho diễn đàn về đập Sanakham.
Giáo sư Kanokwan Manorom, giám đốc Trung tâm nghiên cứu xã hội Tiểu vùng Sông Mekong Mở rộng (GMS) tại Đại học Ubon Ratchathani, đã tham dự diễn đàn ONWR. Bà nhận thấy sự thiếu sót các dữ liệu cụ thể và rất hời hợt khi đề cập tới tác động môi trường đối với người dân Thái Lan.
Như Manorom đã nói với Transborder News, “Đập Sanakham sẽ gây ra những tác động nghiêm trọng đến thủy văn, sinh thái, xã hội, kinh tế, văn hóa và sinh kế”. Ngoài ra, bà lưu ý rằng “68 ngôi làng ở tỉnh Loei và 47 ngôi làng ở tỉnh Nong Khai, với dân số 70.000 người, sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất vì chúng nằm trong vòng bán kính 15 km vùng dự án. Nhưng điều này đã không được diễn đàn ONWR làm rõ và minh bạch”.
Cả Văn phòng Tài nguyên nước Quốc gia / ONWR và Gulf Energy đều không trả lời yêu cầu bình luận từ tạp chí The Diplomat.
Sau khi diễn đàn xã hội dân sự song song bị hủy bỏ, khoảng 200 nhà hoạt động từ tỉnh Ubon Ratchathani đã tổ chức một cuộc biểu tình ôn hòa bên trong khách sạn, mặc áo sơ mi xanh và mang theo những tấm biểu ngữ với nội dung như “Ngưng xây đập sông Mekong” và “Ngưng tham vấn giả tạo”.
Một cuộc biểu tình phản đối xây đập bên ngoài trường Mekong ở Chiang Khong, bên bờ Thái Lan của sông Mekong.
[ Nguồn: Nhóm Bảo tồn Chiang Khong. ]
Brian Eyler, một chuyên gia về các vấn đề nước xuyên biên giới trong khu vực sông Mekong tại Trung tâm Stimson có trụ sở tại Hoa Kỳ, đã nói với The Diplomat, “Tôi e rằng quá trình tham vấn này có vẻ như là quá vội vã với kết quả tiêu cực, vì vậy ONWR của chính phủ Thái Lan có nghĩa vụ phải thực hiện một quá trình tham vấn được cân nhắc kỹ lưỡng hơn”.
Diễn đàn ONWR thứ tư và cũng là cuối cùng được lên lịch tại Bueng Kan vào ngày 14 tháng 2, sẽ mở đường cho các Diễn đàn những bên liên quan trong khu vực của Ủy ban sông Mekong / MRC. Tuy nhiên, các tổ chức phi chính phủ than phiền rằng tất cả các diễn đàn này đều hạn chế tranh luận và không cho phép đặt câu hỏi về lý do tại sao cần có con đập này, ai được hưởng lợi và liệu dự án có nên bị hủy bỏ hay không.
Di sản đập thủy điện Xayaburi
Nhiều người phản đối con đập mới Sanakham, họ chỉ ra sự thiệt hại do đập Xayaburi đã gây ra ở Lào kể từ khi bắt đầu hoạt động vào năm 2019. Đập nằm cách biên giới Lào-Thái khoảng 200 km về phía thượng nguồn tại huyện Chiang Khan.
Người đứng đầu Nhóm ngư dân huyện Chiang Khan, Prayoon Saen-ae, nói với The Diplomat, “Khi Xayaburi vận hành [năm 2019], chúng tôi đã phải chịu những tác động rất lớn. Sự lên xuống thất thường của mực nước, những biến động đã gây ra sự hỗn loạn cho các loài cá”.
Channarong Wongla, một người đứng đầu Nhóm bảo tồn Rak Chiang Khan (“Yêu Chiang Khan”), nhớ lại, “Chúng tôi từng có hơn 100 loài cá. Bây giờ, trong sáu năm qua, số lượng loài cá đã giảm xuống còn 20 loài”.
Đập Xayaburi được hoàn thành vào năm 2019.
[ Ảnh do Công ty Thủy điện Pöyry cung cấp]
Đập Xayaburi công suất 1.285 MW là con đập dòng chính đầu tiên được xây dựng ở hạ lưu sông Mekong, với chi phí 4,5 tỷ đô la. Đập được tài trợ bởi bốn ngân hàng lớn của Thái Lan và 95 % lượng điện được xuất cảng sang Thái Lan kể từ khi bắt đầu hoạt động.
Channarong thúc giục diễn đàn do ONWR tổ chức tại huyện Chiang Khan: “Chúng ta phải có báo cáo đầy đủ về tác động của đập Xayaburi đối với người dân Thái Lan và nếp sống của họ trước khi chúng ta xem xét tới một con đập mới”. Ông không nhận được bất kỳ câu trả lời nào.
Cả Ủy ban sông Mekong quốc gia Thái Lan (TNMC) và ONWR đều chưa bao giờ kêu gọi đánh giá độc lập về thiệt hại do đập Xayaburi gây ra.
Tuy nhiên, chúng ta biết rằng tác động của nước đọng (backwater impact) đã gây ra quá nhiều xói mòn bờ sông xung quanh Khu Di sản Thế giới Luang Prabang đến mức cần phải có một dự án phục hồi do Ngân hàng Thế giới tài trợ theo yêu cầu của UNESCO.
Người nghèo Thái liệu có thể ngăn cản kế hoạch của giới chức năng lượng ở Bangkok?
Đáp lại những lời chỉ trích, Chính phủ Thái và các nhà phát triển đập đã bảo vệ việc đầu tư vào các đập trên sông Mekong như một phần của “Chính sách Carbon thấp / Low Carbon Policy”, nhằm cung cấp các giải pháp thay thế “xanh và sạch” cho nhiên liệu hóa thạch.
Kế hoạch năng lượng quốc gia (NEP) của Thái Lan, một bản thiết kế cho chiến lược năng lượng của đất nước từ năm 2023-2037, tuyên bố mục tiêu chính của kế hoạch là tăng cường sử dụng năng lượng sạch, tái tạo và mở rộng năng lượng mặt trời và năng lượng gió.
Nhưng dù năng lượng mặt trời ngày càng tăng, Thái Lan vẫn sẽ mua thêm nhiều kilowatt từ các đập sông Mekong như một thành phần chính trong hỗn hợp năng lượng của đất nước.
Tuy nhiên, việc chính phủ Thái bảo vệ thủy điện như một nguồn “năng lượng tái tạo sạch” đang bị thách thức bởi nghiên cứu về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc cho thấy các đập lớn cũng thải ra khí Methane có hại không kém. [*ghi chú của người dịch: Khí Methane là nguyên nhân gây ra khoảng 30% sự gia tăng nhiệt độ hâm nóng toàn cầu hiện nay.] Tại COP29, hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc vào năm 2024, 159 quốc gia đã ký vào Cam kết khí Methane toàn cầu. Duy có Thái Lan và Lào đã từ chối tham gia.
Các quyết định về chính sách năng lượng của Thái Lan – bao gồm cả việc hỗ trợ các dự án thủy điện ở Lào – được đưa ra bởi một nhóm nhỏ các bộ trưởng chính phủ, các nhà đầu tư tư nhân giàu có và các nhà chuyên gia năng lượng.
Nikkei Asia Review đã mô tả Sarath Ratanavadi, Tổng giám đốc điều hành của Gulf Energy, là một doanh nhân thành đạt được mệnh danh là “ông vua năng lượng” của Thái Lan. Theo Forbes, ông ta có tài sản trị giá 14,4 tỷ đô la. Công ty của ông là nhà đầu tư chính vào cả hai đập Sanakham và đập Pak Beng.
Những người đánh cá nghèo và nông dân thu nhập thấp của Thái Lan có cơ hội nào để tác động đến việc ra quyết định về một con đập có thể gây thiệt hại cho mùa màng, làm giảm sản lượng đánh bắt cá và làm suy kiệt sinh kế của họ?
Các con đập ở thượng nguồn đã làm giảm đáng kể lượng cá đánh bắt được, buộc nhiều ngư dân phải tìm việc làm ở thị trấn.
[Photo by Tom Fawthrop]
Brian Eyler, tác giả của “Những ngày cuối cùng của dòng sông Mekong hùng vĩ”, thừa nhận rằng cuộc đấu tranh chống đập Sanakham là một cuộc ganh đua rất không cân sức. “Đây thực sự là câu chuyện David đấu với Goliath, nhưng chúng ta đều biết câu chuyện này đòi hỏi lòng dũng cảm, sự thách thức và sức mạnh của kẻ yếu. Dù có công bằng hay không, thì đây vẫn là cuộc chiến xứng đáng để đấu tranh”.
Brian nói thêm, “Không thể có lợi ích thống nhất của Thái Lan [quốc gia] đối với con đập này hay bất kỳ con đập nào, nơi có những khác biệt và xung đột lợi ích”.
Trang web của Gulf Energy chỉ ra một giải pháp khả thi để tránh xung đột. Nhà cung cấp năng lượng lớn nhất của Thái Lan tuyên bố “Gulf Energy là công ty dẫn đầu trong lĩnh vực năng lượng mặt trời”. Công ty này nắm giữ trực tiếp cổ phần tại các trang trại năng lượng mặt trời và gió ở Việt Nam, với tổng công suất là 245,8 MW. Họ cũng nắm giữ 50% cổ phần trong một dự án năng lượng mặt trời tại Borkum Riffgrund, Đức với công suất là 464,8 MW.
Tại sao không thay thế các kế hoạch xây dựng đập sông Mekong bằng năng lượng mặt trời và năng lượng gió an toàn hơn và tiết kiệm chi phí hơn nhiều? Các nguồn năng lượng này đã đi vào hoạt động tại Thái, với tổng công suất là 600 kilowatt cho đến nay. Con số này vô cùng gần với công suất 684 KW dự kiến từ đập Sanakham, nhưng không có tất cả các rủi ro và xung đột đi kèm với thủy điện.
Giáo sư danh dự về Địa lý Nhân văn Tiến sĩ Philip Hirsch đã kết luận sau 40 năm nghiên cứu về sông Mekong rằng “Các đập lớn đã lỗi thời. Có rất nhiều lựa chọn cho năng lượng thay thế rẻ hơn. Không có lý do gì để xây dựng một con đập trên sông Mekong hay bất kỳ con sông nào ngày nay”.
Nhưng Premrudee Daoroung, điều phối viên của Dự án Sevana Mekong về Văn hóa và Môi trường, không lạc quan rằng các lập luận và phân tích hợp lý sẽ giành chiến thắng. Theo bà, “Có quá đủ khoa học và trí tuệ để chứng minh thiệt hại nghiêm trọng từ những tác động xuyên biên giới này, nhưng lại không đủ ý chí chính trị để áp dụng khoa học nhằm ngăn chặn các con đập”.
Tom Fawthrop
The Diplomat, 14.02.2025
[Bản tiếng Việt của Tâm Bình]
PLEASE CLICK "READ MORE" TO READ ORIGINAL ARTICLE
ORIGINAL ARTICLE IN ENGLISH
Sanakham Dam Sparks Fear and Anguish Along the Thai-Lao Border
A long-dreaded dam project on Laos’ side of the border is moving forward, despite opposition from locals.
By Tom Fawthrop
February 14, 2025
An anti-dam protest at the Mekong School in Chiang Khong, Thailand.
Credit: Chiang Khong Conservation
In Chiang Khan, a picturesque Thai tourist town bordering the Mekong River, the new year brought dark forebodings of a hydropower project slated to be installed just 2 kilometers away in neighboring Laos.
Thanusilp Inda, the head of Ban Klang village in Chiang Khan, expressed his anxiety over the future. “The Sanakham dam will be a disaster for ecology and fish, it will cause worse flooding,” he told the Diplomat.
Just before Christmas, the Thai government’s Office of the National Water Resources (ONWR) under the Office of the Prime Minister announced that the Mekong River Commission consultation process would suddenly go ahead, despite warnings from The Thai Human Rights Commission (THRC) to exercise caution.
In a letter sent to Thai Prime Minister Paetongtarn Shinawatra in November 2024, the THRC advised against any hasty action until a thorough assessment was completed of the transboundary impacts on Thai people and their livelihoods.
The report cited a wide range of impacts, including flooding and erosion of riverbanks, that will damage two important tourist sites in Thailand: Kaeng Khut Khu in Chiang Khan District and Phan Khot Saen in Nong Khai Province.
A panorama of the Laos-Thailand border, looking from the Thai side of the border across the Mekong River to Laos. Photo by Tom Fawthrop.
The 684 MW Sanakham hydroelectric dam project across the Mekong River, close to the Thai-Lao border in Chiang Khan District, Loei Province, will cost an estimated $2.07 billion. The dam, if completed, will directly impact three of the eight provinces of Thailand that border the Mekong.
It is listed by the Mekong River Commission as the sixth hydropower dam on the lower Mekong proposed by the Lao government. Two out of the six projects in the pipeline are now operating, and a third, the Luang Prabang Dam, is under construction.
The debt-ridden government of Laos claims that their dam-building spree will boost their economy by positioning Laos as the so-called “battery of the region,” selling electricity to neighboring countries.
However, Mekong scientists and fishery experts say the dams will choke the natural free-flowing currents of the river, undermining its rich biodiversity.
A map of the Mekong River dams that are operational (in red) and in planning (yellow). Courtesy of International Rivers.
Thailand plays a pivotal role in funding and supporting nearly all these lower Mekong mainstream dams. (Separately, China has completed 12 dams on the Lancang, aka the upper Mekong.)
Gulf Energy is the major Thai investor in the Sanakham and the Pak Beng dams on the lower Mekong, in a joint venture partnership with Chinese partner, Datang Investment Overseas.
Civil Society Fights for a Voice
On January 21, the Thai government held the third round of the dam consultation under the Mekong River Commission’s Prior Consultation mechanism. In the Sunai Hotel in Ubon Ratchachani, conservation-minded NGOs and civil society clashed with the Thai government’s commercial interests in exploiting the Mekong River’s water resources.
Ubon Flood Watch and Mekong River Network groups booked a room in the same hotel, hoping to stage a parallel alternative forum. Thai government officials were not happy about the competition, and proceeded to order the hotel management to cancel the booking of the parallel Sanakham dam forum.
Professor Kanokwan Manorom, the director of the Greater Mekong Subregion Social Research Center at Ubon Ratchathani University, attended the ONWR forum. She observed there was a lack of concrete data and an attempt to present the impacts on Thai people as only superficial.
As Manorom told Transborder News, “The Sanakham Dam will cause severe impacts on hydrology, ecology, society, economy, culture, and livelihoods.” In addition, she noted that “68 villages in Loei Province and 47 villages in Nong Khai Province, with a population of 70,000, will be the worst affected, as they lie within a 15-kilometer radius of the project. But this was not made clear and transparent by the ONWR forum.”
Neither the ONWR nor Gulf Energy responded to a request for comment from The Diplomat.
After the cancellation of the parallel civil society forum, about 200 activists from Ubon Ratchachani province held a peaceful protest inside the hotel, wearing green shirts and carrying placards with messages like “Stop the Mekong River Dam, and “Stop the Fake Consultation.”
Brian Eyler an expert on transboundary issues in the Mekong region at the U.S.-based Stimson Foundation, told The Diplomat, “In this case, not enough time was given to local people, and I fear this looks like a rush job that will have negative unintended consequences. So it behooves the Thai ONWR to execute a more well thought-out consultation process.”
The fourth and final ONWR forum is scheduled for Bueng Kan on February 14. This will pave the way for Mekong River Commission Regional Stakeholder Forums. However, NGOs complain that all of these forums limit debate and do not permit questions about why this dam is needed, who benefits, and whether the project should be canceled.
The Legacy of the Xayaburi Dam
Many opponents of the new dam point to the damage already caused by the Xayaburi dam in Laos since operations started in 2019. It lies about 200 km upstream of the Lao-Thai border at Chiang Khan.
The leader of the Chiang Khan Fishermen’s Group, Prayoon Saen-ae, told The Diplomat, “After the Xayaburi opened its gates [in 2019], we suffered huge impacts. The erratic ups and downs of the water, the fluctuations created confusion for the fish.”
Channarong Wongla, a leader of the Rak Chiang Khan (“Love Chiang Khan”) Conservation Group, recalled, “We used to have more than 100 species of fish. Now it is reduced to 20 species in the last six years.”
The Xayaburi Dam, which was completed in 2019. Photo supplied by Poyry Hydropower Company.
The 1,285 MW Xayaburi Dam was the first to be built on the lower Mekong, at a cost of $4.5 billion. It was funded by the four biggest Thai banks, and 95 percent of the electricity has been exported to Thailand since operations began in 2019.
Channarong urged the ONWR-organized forum in Chiang Khan: “We must have a full accounting of the impacts of the Xayaburi dam on Thai people and their way of life first, before we consider a new dam.” He did not receive any answer.
Neither the Thai National Mekong Committee (TNMC) nor the ONWR has ever called for an independent review of the damage done by the Xayaburi Dam.
However, we do know that the backwater impact caused so much bank erosion around the World Heritage site of Luang Prabang that it necessitated a World Bank-funded restoration project, at the request of UNESCO.
A Chiang Khan fisherman. Fish catches have already declined in the area since the completion of the Xayaburi Dam. Locals fear the additional impact of a dam at Sanakham. Photo by Saranya Aey Senaves.
Can Thailand’s Impoverished Thwart the Plan of Bangkok’s Energy Elite?
In response to their critics, the Thai Government and the dam developers have defended investment in Mekong dams as part of a low carbon policy providing a “green and clean” alternatives to fossil fuels.
Thailand’s National Energy Plan (NEP), a blueprint for the country’s energy strategy from 2023-2037, declares its main goal is to increase the use of clean, renewable energy and an expansion of solar energy and wind power.
But in spite of increasing solar power, Thailand will still buy many more kilowatts from Mekong dams as a major component of the country’s energy mix.
However the Thai government’s defence of hydropower as a source of “clean renewable energy” is challenged by U.N. climate change research that revealed large dams cause equally harmful methane gases. At COP29, the U.N. climate change conference in 2024, 159 countries signed up to the Global Methane Pledge. Thailand and Laos declined to join them.
Thailand’s energy policy decisions – including its backing of hydropower projects in Laos – are made by a small group of government ministers, wealthy private investors, and energy technocrats.
The Nikkei Asia Review profile of Gulf Energy’s CEO Sarath Ratanavadi depicted this corporate high-flyer as Thailand’s “energy king.” He has a net worth of $14.4 billion, according to Forbes. His company is a major investor in both the Sanakham and Pak Beng Dams.
What chance do Thailand’s poor fisherfolk and low-income citizens have to influence decision-making on a dam that could damage their crops, reduce their fish catch, and erode their livelihoods?
Upstream dams have drastically reduced fish catches, forcing many fisherfolk to look for work in towns. Photo by Tom Fawthrop.
Brian Eyler, author of “The Last Days of the Mighty Mekong,” acknowledges the fight over Sanakham Dam is a very unequal contest. “This indeed is a David versus Goliath story, but we all know how this story entails bravery, defiance, and strength of the underdog. Fair fight or not, it’s a fight worth standing up for.”
He added, “There can be no unified Thai [national] interest in this dam or any dam, where there are divergent and conflicting interests.”
Gulf’s website points to a possible solution to avoid confrontation. Thailand‘s largest energy supplier proclaims “Gulf is a leader in the solar energy business.” The company directly holds equity in solar and wind farms in Vietnam, with a total capacity of 245.8 MW. They also hold a 50 percent stake in a solar project in Borkum Riftgrund, Germany with a capacity of 464.8 MW.
Why not replace plans for Mekong dam projects with much safer and more cost-effective solar energy and wind power? These energy sources are already operational in Thailand, with a total capacity of 600 kilowatts so far. That just happens to be incredibly close to the 684 KW expected from the generation of the Sanakham Dam, but without all the risks and conflict that accompany hydropower.
Emeritus Professor of Human Geography Dr Philip Hirsch has concluded after 40 years of Mekong research that “big dams are obsolete. There are so many options for cheaper alternative energy. There is no reason to build a dam on the Mekong or any river these days.”
But Premrudee Daoroung, the coordinator of Project Sevana Mekong’s Culture and Environment, is not optimistic that rational arguments and analysis will win the day. As she sees it, “There is more than enough science and wisdom that proves the serious damage from these transboundary impacts, but not enough political will to apply the science to stop the dams.”
SOURCE:
https://docs.google.com/document/d/1VL5xEL5GoHGHsv87agl3z3qbNXzNG-4h/edit?pli=1#heading=h.gjdgxs
No comments:
Post a Comment