Monday, October 14, 2024

Mekong Dam Monitor (Update for October 14 - 20, 2024)

 

Update for October 14-20

Notable changes on the Mekong in the last week. Visit the Monitor home for more, including Burmese, 中文, Khmer, ພາສາລາວ, ไทย, and Tiếng Việt translation.

SPOTLIGHT

China’s Nuozhadu Dam, the Mekong’s largest, fills to capacity for the first time since 2018

Ample precipitation throughout China’s upper basin have created conditions for the Nuozhadu Dam to fill to 100% capacity for the first time in six years. Nuozhadu’s reservoir, the largest in the Mekong Basin, began filling at the end of the dry season at 3.5 billion cubic meters of active storage and peaked last week at 11.35 billion cubic meters. We forecast that Nuozhadu and Xiaowan (which is also full at 11.1 billion cubic meters) will release their active storage for hydropower production in the coming 2025 dry season, significantly lifting the level of the river and causing extreme negative change to ecological processes downstream.


Where is the water?

A minor net restriction of 101 million cubic meters was observed last week. Most of the large reservoir changes were observed in China. Nuozhadu had a net restriction of 327 million cubic meters, and the Jinghong Dam released 182 million cubic meters of water.
Most Impactful Dams

River Levels

River levels throughout the basin are now below normal and trending downward.
Chiang Saen Gauge
Stung Treng Gauge

Weather & Wetness

Extreme wetness dominated the Mekong’s headwaters in China, and there were a few areas of extreme wetness around the Golden Triangle. However much of the rest of the basin was drier than expected.  Vietnam’s delta was slightly wetter than expected for this time of the year.

Sunday, October 13, 2024

LŨ LỤT MEKONG LÀM NỔI BẬT THỰC TẾ KHÍ HẬU MỚI TRONG KHU VỰC

(Mekong floods highlight new climate reality in the region)

Prak Chan Thul – Bình Yên Đông lược dịch

Rappler.com – October 6, 2024

 

Ngập lụt ở Phnom Penh và hạn hán trong khu vực Mekong nhấn mạnh sự cần thiết cộng tác quản lý nước để đối phó với thay đổi khí hậu, một chủ đề chánh trong phiên họp ASEAN-Ủy hội Sông Mekong gần đây.

 

PHNOM PENH, CAMBODIA – Trong tuần lễ cuối tháng 9, Cambodia trải qua những trận mưa lớn mang bởi gió mùa tây nam và áp thấp trong lưu vực Mekong, gây ngập lụt ở nhiều nơi của quốc gia.

Ngay cả Phnom Penh cũng không phải là một ngoại lệ.  Ở ven sông Koh Norea, một điểm hẹn hò mới nhất của thủ đô, ngập lụt ảnh hưởng đường phố và doanh nhiệp ở mặt đường vì các cửa hàng bị đóng cửa và những tiệm khác dời nơi buôc bán đến nơi cao hơn.

Những người buôn bán lo ngại về an ninh công cộng và tiềm năng mất thu nhập vì có ít khách hàng vào lúc nầy.  Mặc dù nhiều đám đông tụ tập để xem ngập lụt, những người buôn bán báo cáo số bán sụt giảm.  Họ lo ngại cho cuộc sống của họ nếu ngập lụt tiếp tục, nhất là có thêm mưa được tiên đoán trong những tuần lễ sắp tới.

“Ai mà không lo lắng về ngập lụt nầy,” con buôn Han Hok nói hôm 25 tháng 9.

 

DOANH NGHIỆP BỊ NGẬP.  Nước sông Mekong dâng lên làm ngập doanh nghiệp ở Vientiane, Lào, ngày 19 tháng 9 năm 2024. 

[Ảnh: Prak Chan Thul]

 

“Nhất là chúng tôi kiếm tiền ở đây.  Tôi không thể tiên đoán liệu có nhiều người sẽ đến hay không, nhưng tôi lo ngại nếu tình hình không tốt hơn, thì thu nhập của tôi sẽ tụt xuống và ảnh hưởng tôi vì đây là cuộc sống của tôi và giúp tôi trả nợ ngân hàng,” bà nói thêm.

Điều kiện thời tiết bất thường với mưa lớn và hạn hán làm nổi bật tính dễ tổn thương với thay đổi khí hậu của khu vực Mekong, với các chuyên viên kêu gọi quản lý nước tốt hơn và hợp tác khu vực để bảo vệ các công đồng.

ĐỐI THOẠI AN NINH NƯỚC.  Các viên chức nối tay để biểu thị sự hợp tác tại Đối thoại An ninh Nước ASEAN-Ủy hội Sông Mekong lần thứ 2nd được tổ chức vào ngày 18 tháng 9 năm 2024. [Ảnh: Prak Chan Thul]

 

Diễn đàn ngoại giao nước

Ở làng giềng Lào, Đối thoại An ninh Nước ASEAN-Ủy hội Sông Mekong (MRC) mang lại với nhau các phái đoàn cao cấp ASEAN, cũng như các đối tác phát triển để thảo luận những vấn đề an ninh nước vô cùng quan trọng.

Đối thoại An ninh Nước nhấn mạnh đến sự cần thiết cấp bách để đối phó với an ninh nước và lương thực trong ASEAN và khu vực Mekong qua gia tăng đầu tư và hợp tác, với ASEAN và MRC đóng vai trò then chốt.

“ASEAN đã là khí cụ để nuôi dưỡng đối thoại chánh trị và nối kết, trong khi MRC là ‘trung tâm kiến thức khu vực’ đáng tin cậy. ‘diễn đàn ngoại giao nước’ trưởng thành và một mô hình thành công của hợp tác nước xuyên biên giới trong khu vực Mekong,” được nói trong tuyên bố ngày 18 tháng 9.

 

NGÂN HÀNG ĐƯỢC CHẮN BAO CÁT.  Một ngân hàng địa phương ở Vientiane, Lào chuẩn bị cho tiềm năng ngập lụt từ sông Mekong bằng cách dùng bao cát. Ngày 17 tháng 9 năm 2024. [Ảnh: Prak Chan Thul]

 

“Năm nay là năm mưa”

Giám đốc điều hành của MRC Tiến sĩ Anoulak Kittihoun nói rằng sau đợt hạn hán gây ngạc nhiên, bão Yagi gây ngập lụt nghiêm trọng trong vùng Mekong.  MRC đang theo dõi tình hình, cung cấp tiên đoán cho các quốc gia bị ảnh hưởng, và phối hợp với Lào và Trung Hoa để giảm nhẹ thiệt hại, ông nói.

“Giải pháp dài hạn nằm ở hạ tầng cơ sở lẫn giải pháp dựa trên thiên nhiên vì trong Mekong chúng ta có dự trữ ít nhất [so với các sông khác] trên thế giới.” ông nói với các phóng viên bên lề của đối thoại vào cuối tháng 9.

Vì thế, trong khi các sông như Mississippi có khả năng trữ nước lớn lao – qua đập thiên nhiên hay nhân tạo – sông Mekong thiếu chúng.  Các đập thủy điện trên Mekong cớ dự trữ hạn chế, chỉ khoảng 14-15% dòng chảy hàng năm, và do đó “không thể làm giảm đáng kể các giông tố quan trọng,” Kittihoun nói.

“Vì thế khi một trận bão lớn đến, anh phải đối phó với nó và cố gắng bảo đảm rằng các đập không cộng thêm vấn đề,” ông nói thêm, khuyến cáo gia tăng đầu tư trong các giải pháp trữ nước nhân tạo và thiên nhiên để đối phó với thách thức.

Kittihoun nói MRC hỗ trợ các dự án phát triển trong khi cân bằng các lo ngại môi trường.  Minh bạch, chia sẻ dữ kiện, và ý kiến của cộng đồng rất quan trọng để tối thiểu hóa ảnh hưởng của dự án như các đập và thủy nông, không tránh thay đổi tình trạng tự nhiên của sông.

 

“Yagi có lẽ không phải là cơn bão cuối cùng trong năm 2024”

Brian Eyler, giám đốc chương trình Đông Nam Á (ĐNA) của Trung tâm Stimson ở Washington DC, nới mùa mưa vừa qua, đánh dấu bởi hạn hán và thời tiết cực đoan, tiết lộ một tương lai trong đó thay đổi khí hậu tăng cường những điều kiện đó.

Sông Mekong đang trải qua cuộc khủng hoảng khí hậu – hạn hán trong vùng hạ lưu ảnh hưởng đền thủy sản của Cambodia trong khi bão Yagi gây lũ lụt tàn phá vùng thượng lưu.  Điều nầy làm nổi bật sự cần thiết cấp bách của những biện pháp thích ứng khí hậu, Eyler nói.

“Và Yagi có lẽ không phải là trận bão cuối cùng trong năm 2024.  Những trận bão nầy nầy đang mạnh hơn do thay đổi khí hậu vì nhiệt độ cao hơn có thể giữ nhiều nước hơn, và tàn phá nhiều hơn,” Eyler nói qua email ngày 25 tháng 9.

Khu vực Mekong cần quản lý lũ lụt và hạn hán tốt hơn.  Hạn hán trong mùa mưa, làm tồi tệ thêm bởi thay đổi khí hậu và các đập ở thượng lưu, đang gây nguy hại cho Tonle Sap, hồ nước ngọt lớn nhất ĐNA và thủy sản của nó, Eyler nói.

Hạn hán trong Tonle Sap gây ra bởi thay đổi khí hậu lẫn giới hạn của các đập ở thượng lưu. Cải thiện quản lý nước xuyên biên giới, nhất là việc điều hành đập, có thể giảm nhẹ những hạn hán nầy và bảo đảm số cá đánh được lớn hơn cho Cambodia, ông nói thêm.

 

Rủi ro khí hậu, thực tế mới

Quản lý lũ lụt xuyên biên giới cũng vô cùng quan trọng, nhất là cho các phụ lưu của Mekong.  Cải thiện liên lạc và các hệ thống cảnh báo sớm rất quan trọng để chuẩn bị, như bằng chứng của ngập lụt do bão Yagi gần đây.  MRC cần nhiệm vụ rõ ràng hơn và phối hợp mạnh hơn với các quốc gia thành viên để đối phó hiệu quả với những thách thức nầy, Eyler nói.

Hạn hán trong mùa mưa có thể được giảm nhẹ bằng quản lý nước xuyên biên giới thông minh hơn, bao gồm mục tiêu bành trướng của Tonle Sap và phối hợp điều hành đập ở Trung Hoa và Lào, Eyler nói.

Các quốc gia Mekong nên đặt ưu tiên việc chịu đựng khí hậu và quản lý nước xuyên biên giới, nhất là với Trung Hoa và Lào, để bảo vệ các hệ sinh thái vô cùng quan trọng như Tonle Sap.  Gia tăng rủi ro khí hậu như nóng cực đoan, lũ lụt và cháy rừng đòi hỏi hành động cấp bách và hợp tác khu vực, ông nói.

Trong khi đó, Hoa Kỳ nói sông Mekong rất quan trọng cho cuộc sống của hàng triệu người, nhưng thay đổi khí hậu đang đe dọa vùng nầy, phát ngôn viên của Tòa Đại sứ Hoa Kỳ ở Cambodia Wesley Holzer nói trong email ngày 18 tháng 9.

Holzer nói các quốc gia Mekong phải cải thiện việc quản lý sông và xây dựng sức chịu đựng khí hậu qua việc điều hành đập tốt hơn, các hệ thống cảnh báo sớm và hợp tác đa phương.

Để xây dựng sức chịu đựng khí hậu, các quốc gia Mekong cần cải thiện việc chuẩn bị tai họa, hạ tầng cơ sở, và sự hiểu biết của quần chúng, trong kh cũng gia tăng tiếp xúc với tài nguyên như bảo hiểm hoa màu và nước.  Hoa Kỳ, qua Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), hỗ trợ những mục tiêu nầy với những chương trình chú trọng đến nông nghiệp khôn ngoan khí hậu, bảo tồn và dữ kiện địa không gian.

 

THIÊN NHIÊN: CHÌA KHÓA ĐỂ TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KHẢ CHẤP CỦA MEKONG

(Nature: The key to Mekong’s sustainable growth and development)

Chris Hallam and Akchousanh Rasphone – Bình Yên Đông lược dịch

Mekong Eye - 10 October 2024

 

Một bảng hiệu cho Vùng Bảo tồn Cá ở Siphandone, tỉnh Champasak, Lào.

[Ảnh: WWF-Laos]

 

Khi các nền kinh tế Mekong tăng trưởng, rất cần hành động cấp bách để cứu các chủng loại nước ngọt đang tụt giảm

Khi các quốc gia của Mekong và vùng Phụ cận gấp rút phục hồi tăng trưởng kinh tế trước đại dịch, những dấu hiệu của tiến bộ đã rõ ràng – chân trời nổi lên, giới bán lẻ quốc tế đi vào, phi trường ồn ào với các chuyến bay quốc tế.  Nhưng cùng lúc với sự dâng lên của sự phát triển của con người, đời sống hoang dã đang trải qua sự biến chuyển của nó, và không tốt hơn.

Phúc trình Hành tinh Sống động 2024 cho thấy một sự sụt giảm 85% trong các dân số chuảng loại nước ngọt được theo dõi toàn cầu, nhiều hơn mất mát của chủng loại trên mặt đất (-69%) và biển (-56%).

Chiều hướng làm lo âu nầy được phản chiếu trong sông Mekong, nơi có ít nhất 19% chủng loại cá được đánh giá có nguy cơ tuyệt chủng, theo phúc trình Cá Mekong bị Bỏ quên gần đây.  Ở hồ Tonle Sap  ở Cambodia, thí dụ, dữ kiện đánh bắt được cho thấy một sự sụt giảm 88% trong khắp 110 chủng loại cá trong 16 năm.

Làm thế nào sự sụt giảm cá nước ngọt có liên quan đến tăng trưởng kinh tế?  Mọi thứ.

Đa dạng sinh học không chỉ là lo ngại môi trường; nó là sự đo đạc vô cùng quan trọng của sức khỏe của những hệ thống thiên nhiên mà các nền kinh tế dựa vào.

Trong khu vực Mekong và vùng Phụ cận, số phận của con người và đời sống hoang dã quyện với nhau.  Sông Mekong duy trì 68 triệu người, có tác dụng như một nguồn lương thực, nước, giao thông, và đất đai màu mỡ.

Nó là nơi cư trú của nền thủy sản nội địa lớn nhất hành tinh, và sức khỏe của nó là trụ cột của kinh tế khu vực.  Một con sông suy thoái có nghĩa là kinh tế thu hẹp – và một đe dọa trực tiếp đến cuộc sống của hàng triệu người.

Áp lực lên các hệ sinh thái tự nhiên trong khu vực Mekong và vùng Phụ cận đang gia tăng vì phát triển mạnh mẽ.  Nhưng sự suy thoái của sông, và khủng hoảng tuyệt chủng mà nó thúc đẩy, không thể tránh khỏi.

Có những giải pháp.  Ở Lào và Thái Lan, những vùng không câu cá hay Vùng Bảo tồn Cá (FCZs) đã bảo vệ dân số cá từ trên 15 năm nay.

Những vùng nầy tạo nện những nơi cư trú cho các loại có nguy cơ tuyệt chủng, với ngư dân địa phương công nhận tầm quan trọng của việc bảo vệ nơi cư trú.  Nghiên cứu từ FCZs ở Lào xác nhận rằng những mô hình của sáng kiến bảo tồn do cộng đồng quản lý đã thành công trong việc nâng cao đa dạng sinh học lẫn cuộc sống.

Tương tự, canh tác lúa-cá – một lối thực hành kết hợp nuôi thủy sản với sản xuất lúa và là một sáng kiến then chốt ở Việt Nam – cung cấp một cách khả chấp để cân bằng năng suất nông nghiệp với bảo tồn đa dạng sinh học.

Bằng cách kiểm soát sâu bọ và bón phân hoa màu, cá giúp nông dân gia tăng năng suất và tạo nên những nguồn thu nhập mới.  Bằng cách làm việc với nhịp lũ tự nhiên của sông, đường lối nầy cũng bồi lắng phù sa sông trên đất một lần nữa, giúp chống lại sụt lún của đồng bằng.

Những sáng kiến địa phương nầy phải được gia tăng để phù hợp với cường độ của thách thức.  Để đối đầu với khủng hoảng đa dạng sinh học, chánh phủ phải thực hiện những hứa hẹn của Khuôn khổ Đa dạng Sinh học Toàn cầu Kunming-Montreal (KM-BGF) được đồng ý tại hội thảo đa dạng sinh học Liên Hiệp Quốc trong năm 2022.

Chỉ trong 2 tuần, lãnh đạo thế giới sẽ tập họp để đánh giá tiến bộ của KM-BGF.  Trong số 23 mục tiêu phải đạt đền trong năm 2030, mục tiêu thứ 3rd nói rõ rằng bảo vệ 30% đất, nước và biển của thế giới.

Chúng ta lấy làm buồn vì còn xa với việc đạt được tham vọng nầy, chỉ có 16% đất và 8% biển hiện được bảo vệ.  Nới rộng diện tích được bảo vệ và cung cấp tài nguyên cần thiết để quản lý chúng có hiệu quả rất cần để ngăn chận mức độ tuyệt chủng và đảo ngược suy thoái môi trường.

Ngoài ra, chúng ta phải tăng cường việc bảo tồn bên ngoài diện tích được bảo vệ bằng cách hỗ trợ Người Bản xứ và các cộng đồng địa phương thực hiện các biện pháp thay thế như Các Biện Pháp Bảo tồn Dựa trên Diện tích có Hiệu quả (OECMs).

Xây dựng trên thỏa thuận lịch sử nầy, các quốc gia trên toàn cầu đến với nhau để phát động Thanh thức Nước để chi tiết làm thế nào họ sẽ bảo vệ 30% đất ngập nước ngọt và cũng phục hồi 300.000 km sông và 350 triệu hectares đất ngập nước trên toàn cầu – vì phục hồi sông bị suy thoái và đất ngập nước cũng quan trọng để dảo ngược mất mát thiên nhiên và xây dựng sức chịu đựng khí hậu.

Vì nỗ lực lớn nhất của thế giới để bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái nước ngọt, sáng kiến do quốc gia cầm đầu đại diện cho một cơ hội vô cùng quan trọng cho các quốc gia trong khu vực Mekong tham gia đấu tranh để cứu sông của họ.

Hiện nay, Cambodia là quốc gia duy nhất của Thách thức Nước Ngọt trong khu vực Mekong, nhấn mạnh sự cần thiết cho các quốc gia láng giềng để hành động cấp bách.  Sự tham gia của các quốc gia Mekong khác rất quan trọng nếu khu vực muốn bảo vệ các hệ sinh thái nước ngọt và hàng triệu người lệ thuộc vào chúng.

Các hệ sinh thái nước ngọt của Mekong đang đứng trên khúc quanh.  Đối với hàng triệu người dựa vào sông để có thực phẩm, nước và sự sống còn, thất bại không là sự chọn lựa.

Đảo ngược nhiều thập niên thiệt hại sẽ là một công việc đồ sộ, nhưng nó có thể thực hiện được.  Các khí cụ, kiến thức, và giải pháp đã có trong tay.  Cái đang thiếu là ý chí tập thể và tài chánh để hành động – mạnh mẽ và nhanh chóng.

Các sáng kiến như Thách thức Nước Ngọt, Vùng Bảo tồn Cá, và những lối thực hành khả chấp như canh tác lúa-cá cho thấy rằng phục hồi có thể được – và với nó, một tương lai nơi thiên nhiên và phát triển nẩy nở với nhau.  Nhưng các hệ sinh thái đang phục hồi cũng có nghĩa là nâng cao thích ứng và chịu đựng khí hậu để bảo vệ thiên nhiên lẩn người dân dựa vào nó.

Đây là lúc then chốt, nhưng là lúc trần đầy tiềm năng.  Cơ hội để cứu Mekong và những hệ sinh thái của nó đang ở trong tầm tay của chúng ta, và với hành động được phối hợp, chúng ta có thể xây một tương lai nơi sông, người dân, và đời sống hoang dã nẩy nở với nhau.

Sức chịu đựng khí hậu sẽ là chìa khóa cho nỗ lực nầy, vì nó không những là những hệ sinh thái mà còn là sự ổn định xã hội đang lâm nguy.  Sự chọn lựa là của chúng ta, và nếu chúng ta nắm lấy thời điểm nầy, có nhiều lý do để tin rằng một tương lai khả chấp tươi sáng hơn là có thể được.  Bây giờ là lúc hành động.

CAI QUẢN NƯỚC TRONG MEKONG SAU KHI PHÊ CHUẨN QUY ƯỚC THỦY ĐẠO 35TH: ĐƯỜNG LỐI ĐA PHƯƠNG HAY SONG PHƯƠNG?

 (Water governance in the Mekong after Watercourses Convention 35th ratification: Multilateral or bilaterap approach?)

 

Imad Antoine Ibrahim – Bình Yên Đông lược dịch

International Journal of Water Resources Development – 2019

 


Phần giới thiệu

Sông Mekong là chủ đề của vô số nghiên cứu và bài viết chánh sách cố gắng để giải quyết những tiến thoái lưỡng nan của việc cai quản nước xuyên biên giới trong khu vực.  Các họcgiả và những nhà làm chánh sách đã đối phó với những vấn đề như thế thấy các hiệp ước nước quốc tế được chấp thuận bởi cộng đồng quốc tế như một căn bản để chấp nhận các quy ước nước đa phương và song phương giữa các quốc gia cùng chia sẻ những dòng sông như thế (Fry and Chong, 2016; Li and u, 2017).  Thật vậy, một sự va chạm quyền lợi giữa các quốc gia thượng và hạ lưu xảy ra trong một số sông trên thế giới (Munia et al., 2016).  Sông Mekong, được chia sẻ giữa Việt Nam, Lào, Thái Lan, Cambodia, Myanmar và Trung Hoa, là chủ đề của sự va chạm quyền lợi giữa Trung Hoa – một trong những quôc gia ở thượng lưu, cùng với Myanmar – và những quốc gia còn lại (Hall 2010).  Xung đột nầy khiến cho các quốc gia ở hạ lưu thiết lập Thỏa ước Mekong trong năm 1995 để bảo vệ quyền lợi chung (Plengsaeng, When and Zaag, 2014).

Trong bối cảnh nầy, cộng đồng quốc tế đã chấp nhận một số khí cụ bên trong khuôn khổ của luật nước quốc tế để kiểm soát những nguồn nước ngọt được chia sẻ (Gander, 2014; Salman, 2007b; Yamada, 2011).  Quy ước về Luật Sử dụng Không-Thủy vận các Thủy lộ Quốc tế (UNWC, 1997) được chấp thuận trong năm 1997 (Beaumont, 2000; :eb, 2013).  Nó có hiệu lực trong năm 2014, sau khi được phê chuẩn bởi 35 quốc gia.  Với tình trạng mới của hiệp ước, một số câu hỏi được nêu lên liên quan đến ảnh hưởng tiềm tàng của nó đối với việc phát triển và quản lý các thủy lộ quốc tế.  Nhiều bài viết đã được thực hiện về sự thích hợp của UNWC (Loures, Rieu-Clarke, Dellapenna and Lammers, 2013; Rieu-Clarke and López, 2013; Rieu-Clarke and Pegram, 2013; Salman, 2015; Stoa, 2014).  Bài viết nầy trình bày một ý định khác để tìm hiểu vai trò mà các thỏa thuận nước quốc tế, trong trường hợp nầy là UNWC, có thể đóng trong việc bảo đảm cai quản tốt cho các nguồn nước ngọt được chia sẻ, lấy sông Mekong làm nghiên cứu trường hợp.

Việc phân tích đi ra ngoài cố gắng đơn thuần để tìm hiểu vấn đề nầy như luật nước quốc tế, như được nói trước đây, ảnh hưởng sự chấp nhận các hiệp ước đề cập đến tài nguyên nước ngọt được chia sẻ.  Bài viết nầy có ý định phân tích những đường lối được thảo luận trong tài liệu để bảo đảm cai quản tối các nguồn nước xuyên biên giới.  Nó xem xét liệu các hiệp ước nước đa phương có thể được sử dụng để quản lý sông sau khi UNWC có hiệu lực, lấy sông Mekong như một nghiên cứu trường hợp.  Nghiên cứu cũng đánh giá liệu một đường lối thay thế, dựa trên các thỏa ước nước song phương giữa Trung Hoa và các quốc gia khác – mặc dù chúng hiếm hoi – sẽ là một cách thực tế hơn để quản lý nguồn nước xuyên biên giới.  Qua phân tích nầy, bài viết trả lời câu hỏi liệu cai quản nước xuyên biên giới trong sông Mekong tốt nhất được thực hiện với một đường lối đa phương hay song phương, với cứu xét thay đổi trong tình trạng của UNWC.

Cấu trúc của bài viết nầy như sau.  Trước hết, lịch sử của cai quản nước xuyên biên giới trong sông Mekong được xem xét.  Hai phần tiếp theo phân tích đường lối của Trung Hoa đối với việc cai quản nước xuyên biên giới và liệu thay đổi trong tình trạng của UNWC từ công cụ luật pháp mềm sang cứng có thể ảnh hưởng đến việc phát triển trong sông Mekong và làm dễ dằng việc chấp nhận một đường lối đa phương để cai quản nước.  Những phần cuối của bài viết xem xét những đề nghị rằng các hiệp ước nước song phương đang được thiết lập giữa Trung Hoa và các nước khác có thể được dùng để bảo đảm cai quản tốt những nguồn nước chung, sau khi được tu chính thích hợp.  Đường lối nầy có vẻ khả thi nhất, vì Trung Hoa không sẵn lòng ký vào UNWC hay cam kết vào các thỏa ước nước đa phương vào lúc nầy.

XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP

Monday, October 7, 2024

Mekong Dam Monitor (Update for October 7 - 13, 2024)

 

Update for October 7-13

Notable changes on the Mekong in the last week. Visit the Monitor home for more, including Burmese, 中文, Khmer, ພາສາລາວ, ไทย, and Tiếng Việt translation.

SPOTLIGHT

Spotlight: Mekong floodpulse achieves normal status in early October

This wet season, extreme weather events like Typhoon Yagi helped the Mekong floodpulse achieve a normal level of seasonal inundation for this time of year. The 18,500 square kilometers of healthy seasonal flooding in Cambodia and Vietnam ranks on the low side of normal for early October. If Typhoon Yagi had not occurred, then the floodpulse likely would have not reached normal status, underscoring how the rest of the Mekong was very dry for much of the wet season. Without the impact of upstream dams, the current state of seasonal inundation would have been higher. In the last few years, the floodpulse has peaked in late October, but current river levels suggest that the floodpulse has already peaked. A normal floodpulse translates to normal fish catches and normal agricultural productivity in the coming months as the Mekong transitions into the dry season.

IMAGE OF THE WEEK

Typhoon Yagi’s floods created different outcomes in different parts of the Mekong in September

The flooding brought by Typhoon Yagi in September was disastrous for people living along the Thai-Lao border, but it created different outcomes along the course of the river. In Thailand, Yagi sent September flow at Nakhon Phanom to levels 27% higher than normal, while Yagi buoyed the Mekong’s flow to normal historical levels at Chiang Saen as well as Stung Treng, Cambodia. Dam restrictions did little to mute the effect of Yagi. The only large dam restrictions observed in September were in Lao’s core dams (2.75 billion cubic meters). These dam restrictions reduced flow to Nakhon Phanom by 5% and to Stung Treng by 3%.

Where is the water?

A large net restriction of 1.2 billion cubic meters was observed last week across 15 dams we monitor. 1.17 billion cubic meters of these restrictions were from Nuozhadu in China, which reached its maximum storage capacity last week for the first time in four years. The Ubol Ratana in Thailand also restricted 125 million cubic meters.
Reservoir Storage Time Series

River Levels

River levels throughout the basin are now below normal and trending downward. The Tonle Sap River level remains about one meter below normal and is starting to trend downward.
Chiang Saen Gauge
Stung Treng Gauge

Weather & Wetness

Extreme wetness dominated the Mekong’s headwaters in China, and there were a few areas of extreme wetness around the Golden Triangle. However much of the rest of the basin was drier than expected.  Vietnam’s delta was slightly wetter than expected for this time of the year.

Mekong Dam Monitor in the News

  • MDM's floodpulse analysis is discussed in this AP article about eel farmers on the Tonle Sap Lake.

Thursday, October 3, 2024

Kinh đào Phù Nam Techo: Việt Nam tiến thoái lưỡng nan

Trương Nhân Tuấn

02/10/2024

 

 

Chính phủ Việt Nam phải khẩn cấp nói chuyện tay đôi với Campuchia. Nếu chính phủ Việt Nam “câu giờ”, chờ đến khi con kinh hoàn tất, lúc đó Việt Nam sẽ lâm vào thế khó, là vì Việt Nam sẽ phải “nói chuyện” với chủ đầu tư – khai thác Trung Quốc.

Tôi xin được chia sẻ cùng mọi người cái nhìn của tôi về dự án kinh đào Phù Nam Techo của Campuchia. Thứ nhứt, sau khi hoàn tất, con kinh sẽ có những tác động gì đến Việt Nam, về kinh tế và an ninh chiến lược? Thứ hai, Hun Sen và con trai là Hun Manet đã có ước vọng, hay nói cách khác là tầm nhìn của họ qua dự án kinh đào Phù Nam Techo là gì?

Dự án kinh đào Phù Nam và sáng kiến Vành đai con đường của Trung Quốc có quan hệ gì với nhau không và việc này có tác động gì đến Việt Nam?

Kinh đào Phù Nam Techo

Con kinh Phù Nam sẽ bắt đầu từ cảng Nam Vang trên sông Cửu long, đào kéo dài ra tới vịnh Thái Lan tại cảng Kép. Xem hình:

 https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/10/1-6-300x241.jpeg

Dự án này vừa mới được thủ tướng Hun Manet bấm nút khai trương hôm 5 tháng 8 năm 2024. Con kinh có chiều dài 180 cây số, bề rộng 100 mét và bề sâu trung bình là 5,4 mét. Có thể chia làm ba đoạn (xem hình):

 https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/10/1-7-300x241.jpeg

Kinh phí đầu tư dự trù là 1,7 tỉ đô la, vốn đầu tư của Trung Quốc, theo mô thức BOT (Build-Operate-Transfer, có nghĩa: Xây dựng – Vận hành – Chuyển giao), thời hạn được biết là 50 năm (Có thể lên đến 70 năm hoặc 99 năm, nếu kinh phí gia tăng lúc xây dựng).

Con kinh có thể được sử dụng cho tàu bè có trọng tải 3000 tấn vào mùa khô và 5000 tấn vào mùa mưa.

Về lợi ích kinh tế, theo tính toán của Chính phủ Campuchia, dự án kênh đào Phù Nam Techo sẽ cung cấp hơn 10.000 việc làm và làm thay đổi cuộc sống của 1,6 triệu người ven khu vực kênh đào đi qua.

Campuchia kỳ vọng sau khi hoàn tất sẽ thu được 88 triệu đô la mỗi năm từ phí vận chuyển. Con số này sẽ tăng lên 570 tiệu đô la vào năm 2050.

Ngoài các lợi ích đem lại do vận chuyển, con kinh còn phục vụ cho các “kế hoạch phát triển đô thị, quy hoạch đô thị và thị trường bất động sản. đồng thời mở rộng các khu phát triển nông nghiệp, thủy lợi, nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi và hỗ trợ phát triển cực kinh tế thứ tư“.

Chưa thấy chính phủ Hun Manet dự kiến sẽ thu được lợi ích là bao nhiêu?

Vấn đề là sông Mekong là sông “quốc tế”. Sông quốc tế là những con sông biên giới giữa hai hay nhiều quốc gia, hoặc con sông chảy qua nhiều quốc gia. Luật quốc tế có các điều khoản hạn chế các việc sử dụng nguồn nước, hoặc việc xây dựng các công trình làm thay đổi lưu lượng nước hay thay đổi dòng chảy tự nhiên của con sông mà các việc này có thể làm thiệt hại các quốc gia hạ nguồn.

Các quốc gia khu vực sông Mekong gồm Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam có ký kết Hiệp ước Mekong 1995, với mục đích bảo vệ hệ sinh thái và để điều hòa việc sử dụng nguồn nước của sông, sao cho các quốc gia hạ nguồn không bị thiệt hại bởi sự thay đổi này.

Theo tôi biết thì Việt Nam đã 4 lần kiến nghị yêu cầu Campuchia thông báo các dữ kiện liên hệ đến nguồn nước dùng cho con kinh đào, đúng như quy định của Hiệp ước 1995. Bài báo trên Tuổi trẻ ngày 11-4-2024 viết: “Việt Nam rất quan tâm đến dự án kênh đào Phù Nam Techo, đề nghị phía Campuchia phối hợp chặt chẽ với Việt Nam và Ủy hội sông Mekong, cộng đồng quốc tế về việc chia sẻ thông tin về công trình này”.

Phía Campuchia, theo bài viết trên VOA ngày 29 tháng 4 năm 2024, thì Cựu Thủ tướng Hun Sen có tuyên bố rằng “việc xây dựng kênh đào Phù Nam (Funan) Techo sẽ diễn ra theo đúng kế hoạch, bất chấp những phản đối liên tục của chính phủ Việt Nam, và khẳng định không cần đàm phán với Hà Nội về kênh đào đang gây tranh cãi này, theo truyền thông Campuchia”.

Phía Campuchia lập luận rằng, họ không có nghĩa vụ cung cấp thêm dữ kiện cho Việt Nam, hay cho Ủy hội sông Mekong (được thành lập theo Hiệp định Mekong 1995). Bởi vì con kinh lấy nước từ sông Basac mà con sông này chỉ là một phụ lưu của sông Mekong, do đó không phụ thuộc vào nội dung Hiệp định Mekong 1995.

Ta thấy ngay là lập luận này không đúng. Sông Bassac lấy nước từ Biển hồ mà Biển Hồ, theo hiệp định Mekong 1995, thuộc về hệ thống sông Mekong.

Mặt khác, con kinh cũng lấy nước từ dòng chính sông Mekong, thông qua một con kinh đào. Tức là dự án kinh đào Phù Nam phải tuân thủ theo nội dung Hiệp định 1995 về sông Mekong.

Vấn đề là ông Hun Sen đã quyết định không giải trình dự án lên Ủy hội sông Mekong, như quy định của Hiệp định 1995 về dự án kinh đào Phù Nam. Việc đào kinh đã bắt đầu từ ngày 5 tháng tám 2024.

Về những tác động của con kinh Phù Nam lên Đồng bằng Sông Cửu Long, nếu nó hoàn tất và được đưa vào hoạt động

Dự án kinh đào Phù Nam của Campuchia gây lo ngại cho nhiều người Việt Nam. Tôi thấy có ba điểm cần bàn:

Thứ nhứt, dự án con kinh, nói theo lời thủ tướng Hun Manet, ngoài mục tiêu vận chuyển hàng hóa, còn có các “kế hoạch phát triển đô thị, quy hoạch đô thị và thị trường bất động sản. Đồng thời mở rộng các khu phát triển nông nghiệp, thủy lợi, nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi và hỗ trợ phát triển cực kinh tế thứ tư“.

Việc “mở rộng các khu phát triển nông nghiệp” này diện tích là bao nhiêu? Phía Campuchia không thông báo cho Việt Nam và cũng không công bố trước dư luận quốc tế.

Tôi ước tính diện tích đất sẽ được con kinh này tiêu tưới sẽ không dưới diện tích ĐBSCL, khoảng 40 đến 50 ngàn cây số vuông. Như vậy lưu lượng nước lấy từ sông Mekong dành cho việc tiêu tưới này có thể sẽ làm khô cạn dòng chảy sông Mekong.

Đây là con số Việt Nam cần muốn biết, đúng theo tinh thần Hiệp định 1995 về Hợp tác và phát triển bền vững sông Mekong. Vấn đề là đến nay Campuchia không đưa ra.

Phía Campuchia bào chữa việc giấu giếm thông tin bằng cách ngụy biện. Họ so sánh việc đào kinh Phù Nam với việc cải tạo con kinh Chợ Gạo ở Việt Nam.

Con kinh Chợ Gạo được Pháp đào từ năm 1872. Con kinh có chiều dài tổng cộng 80 cây số, nối sông Vàm Cỏ với sông Tiền Giang. Con kinh nguyên thủy có bề rộng 30 mét và bề sâu 3 mét 50. Việt Nam mới đây cải tạo kinh Chợ Gạo mà thực chất là be bờ con kinh này. Con kinh vẫn giữ nguyên trạng như thời 1872, tức giữ nguyên bề rộng và bề sâu.

Con kinh này không làm thay đổi bất cứ hình thức nào đối với sông Mekong. Tức là Việt Nam không có nghĩa vụ, vì thấy không cần thiết, phải trình vụ này lên Ủy hội sông Mekong. Trong khi con kinh Phù Nam là con kinh mới, mà sự hiện hữu của nó có thể làm giảm thiểu lưu lượng nước, hệ quả gây thiệt hại cho dân Việt Nam khu vực ĐBSCL.

Thứ hai, thủ tướng Hun Manet cho rằng “Dự án phát triển kênh đào Funan Techo chỉ là vấn đề đối nội và chủ quyền của Campuchia, trong đó Campuchia có thể thực hiện bất kỳ dự án phát triển nào trong Vương quốc“.

Theo tôi thủ tướng Hun Manet không thể kết luận như vậy vì sông Mekong là sông quốc tế, liên quan đến nhiều quốc gia. Các quốc gia Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam đã ký kết hiệp ước về sông Mekong năm 1995 với mục đích quản lý con sông này hữu hiệu sao cho quốc gia không bên nào bị thiệt hại trong việc sử dụng nguồn nước. Campuchia không có trọn vẹn chủ quyền trên đoạn sông Mekong chảy qua lãnh thổ Campuchia. Mọi công trình xây dựng của phía Campuchia trên sông Mekong tuân thủ theo tinh thần Hiệp định 1995. Campuchia có nghĩa vụ phải chia sẻ tin tức, dữ kiện chính xác của con kinh cho Việt Nam.

Mặt khác, chủ đầu tư dự án kinh đào Phù Nam là công ty của Trung Quốc. Campuchia lựa chọn mô hình BOT, tức là phía đầu tư thực hiện công trình, sau đó khai thác công trình này trong vòng một thời gian thỏa thuận trước, ở đây là 50 năm (hoặc 70 năm). Điều này đồng nghĩa với việc Campuchia mất chủ quyền trên con kinh. Chỉ sau thời gian khai thác 50 năm (hay 70 năm) Campuchia mới thực sự làm chủ con kinh.

Vì vậy theo tôi, nếu Việt Nam muốn phản đối dự án này thì phải hành động trước khi con kinh hoàn tất. Bởi vì sau khi hoàn tất, Việt Nam sẽ phái đối mặt với (nhà đầu tư) Trung Quốc. Nếu Việt Nam im lặng về việc này thì ta có thể hình dung nhà đầu tư Trung Quốc có quyền khai thác con kinh, về mặt vận chuyển tàu bè và về mặt dẫn thủy nhập điền trong thời gian 50 đến 70 năm.

Thứ ba, về hệ quả đối với Việt Nam khi con kinh hoàn tất. Tôi thấy viễn tượng một mặt ĐBSCL bị thiên tai hạn hán, nước biển dâng cao, hạn mặn sâu trong đất liền do hệ quả trái đất bị hâm nóng. Mặt khác lưu lượng của sông Mekong bị xuống thấp, do kinh đào Phù Nam hút nước, Miền Nam Việt Nam sẽ lâm vào tình trạng vừa khô hạn, vừa nhiễm mặn, vừa thiếu nước ngọt. Tôi hình dung có khoảng từ 10 triệu tới 15 triệu người dân khu vực này phải di cư sang các vùng đất khác để tìm cách sinh sống. Đây là một thảm họa về nhân số, khiến xã hội Việt Nam bị đảo lộn.

Thứ tư, là sự hiện diện của quân cảng Ream cách đảo Phú Quốc của Việt Nam không xa; đồng thời với dự án kinh đào Phù Nam vốn là một bộ phận của sáng kiến “Vành đai Con đường” của Trung Quốc. Mục đích của Trung Quốc không chỉ hiện diện ở vịnh Thái Lan, mà còn kiểm soát vịnh này. Mục đích của Trung Quốc là khai thông kinh đào Kra trên lãnh thổ Thái Lan. Nếu dự án Kra không được thực hiện thì có dự án quốc lộ 9A, nối hải cảng Song Khla trong vịnh Thái Lan với cảng Krabi ở Ấn Độ dương.

Dĩ nhiên, nếu các dự án này hoàn tất thì không chỉ xã hội Việt Nam đảo lộn do nạn di dân vì ĐBSCL không thể sinh sống nữa, nền kinh tế Việt Nam chắc chắn bị khủng hoảng vì vựa lúa, vựa trái cây từ ĐBSCL đã bị tiêu hủy. Sự hiện diện của Trung Quốc ở vịnh Thái Lan sẽ khiến an ninh quốc gia của Việt Nam bị đe dọa nặng nề.

Vì vậy theo tôi, nếu Việt Nam có phản đối thì phản đối bây giờ. Nhiệm vụ này thuộc về chính phủ. Chính phủ Việt Nam phải khẩn cấp nói chuyện tay đôi với Campuchia. Nếu chính phủ Việt Nam “câu giờ”, chờ đến khi con kinh hoàn tất, lúc đó Việt Nam sẽ lâm vào thế khó. Khó là vì Việt Nam sẽ phải “nói chuyện” với chủ đầu tư – khai thác Trung Quốc.

SOURCE:

https://baotiengdan.com/2024/10/02/cai-nhin-cua-toi-ve-du-an-kinh-dao-phu-nam-techo/

 

.