12/05/2017
Tình hình sạt lở bờ sông ở ĐBSCL đang
diễn ra dồn dập, nghiêm trọng. Chuyên gia độc lập nghiên cứu sinh
thái ĐBSCL Nguyễn Hữu Thiện đã phân tích, trao đổi cùng NNVN
Chuyên gia độc lập nghiên cứu sinh thái ĐBSCL Nguyễn Hữu Thiện
Trong tình hình phù sa bị thiếu hụt lớn như thế, việc khai thác
cát lòng sông không kiểm soát cũng thúc đẩy thêm vấn nạn sạt lở ĐBSCL?
Đối với một đồng bằng châu thổ lớn như ĐBSCL, sạt lở có thể do
nhiều yếu tố như nước biển dâng, sụt lún đất, sóng biển, dòng chảy, và lượng
phù sa. Ở phía Việt Nam trong 20 năm qua, cát trên sông Tiền và sông Hậu đã bị
khai thác rất nhiều.
Báo cáo của giáo sư Bravard và tiến sỹ Goichot cho biết, so sánh
hình thái dòng sông ở ĐBSCL từ 1998 đến 2008 cho thấy ở sông Tiền đã mất khoảng
90 triệu tấn vật liệu đáy sông, sông Hậu thì mất 110 triệu tấn. Tốc độ khai
thác hàng năm khoảng 27 triệu m3 (57 triệu tấn) trong khoảng 2008-2012, trong
đó 86% là cát thì bằng 20 lần lượng cát vận chuyển hàng năm của sông Mekong
tính tại trạm Kratie ở Campuchia.
Hệ quả là, theo một nghiên cứu của Brunnier đăng trên
Geomorphology số 24 (tháng 11/2014) cho thấy độ sâu của sông Hậu và sông Tiền
đã gia tăng đáng kể trong 10 năm (1998-2008) và đã gây hệ lụy đối với bờ biển.
Tác giả này cho biết lượng cát khai thác ở đoạn Cần Thơ và đoạn phía thượng lưu
của đồng bằng đang giảm.
Sạt lở bờ sông ngày
22/4, nhấn chìm 14 căn nhà,
phải di dời khẩn cấp 106 gia đình và 1 nhà máy ở
tỉnh An Giang
Tuy nhiên, lượng khai
thác đang gia tăng bên dưới Long Xuyên và Cao Lãnh, nơi vẫn còn cát đáng kể.
Cũng theo tác giả này, phân tích sự thay đổi hình thái dòng sông Tiền (250 km)
và Sông Hậu (200 km) cho thấy sự thay đổi đáy sông đáng kể và không đồng đều
trong thời gian 10 năm. Tính trung bình, độ sâu đáy sông đã tăng lên hơn 1,3 m.
Các nước ở thượng
nguồn là Campuchia, Lào, Thái Lan cũng khai thác cát rất nhiều, tác động đến
ĐBSCL như thế nào?
Theo giáo sư Bravard,
phía trên thì Campuchia lâu nay vẫn nạo vét cát sông Mekong để bán cho
Singapore và Trung Quốc. Trung Quốc đã cho Campuchia vay tiền để xây dựng trạm
Kien Svay ở tỉnh Kendal, khoảng 30 km dưới Phnompênh để xuất khẩu cát. Tính từ
năm 1960 đến nay, diện tích Singapore đã tăng thêm 1/5, một phần là nhờ mua cát
sông, cát biển từ nhiều nước, trong đó có cát từ Việt Nam và Campuchia.
Số liệu của giáo sư
Bravard cho biết, năm 2011-2012, Lào khai thác khoảng 0,9 triệu m3, Thái Lan
3,7 triệu, Campuchia 18,7 triệu, Việt Nam 7,8 triệu, tổng cộng 31 triệu m3. Số
liệu cho thấy Campuchia khai thác nhiều nhất trong năm 2011 (60%), kế tiếp là
Việt Nam (22%), Thái Lan (13%), Lào (4%) tổng lượng khai thác.
Số liệu của Việt Nam là năm 2012, ở Campuchia, cát được khai thác tại dọc hầu hết đoạn sông Mekong, trừ đoạn Kompong Cham đến Strung Treng. Với lượng khai thác như vậy có lẽ đã cao hơn lượng phù sa bù lại hàng năm của dòng sông, vì vậy đáy sông càng ngày càng sâu hơn và sạt lở bờ sông tất yếu diễn ra dữ dội hơn.
Số liệu của Việt Nam là năm 2012, ở Campuchia, cát được khai thác tại dọc hầu hết đoạn sông Mekong, trừ đoạn Kompong Cham đến Strung Treng. Với lượng khai thác như vậy có lẽ đã cao hơn lượng phù sa bù lại hàng năm của dòng sông, vì vậy đáy sông càng ngày càng sâu hơn và sạt lở bờ sông tất yếu diễn ra dữ dội hơn.
Lòng sông bị khoét sâu
hơn tự nhiên như ông nói và gần đây, thông tin từ một số hội thảo đưa ra là còn
tạo nên những hố rất sâu?
Đúng thế. Việc khai
thác cát đã tạo ra những hố sâu đến 15 m ở Campuchia, còn ở Việt Nam, những hố
sâu nhất đến 45 m từ đáy sông tự nhiên. Tôi xin nhấn mạnh, độ sâu các hố tính
từ đáy sông tự nhiên. Như vậy, cát thô và cát trung bình hiện nay không ra được
cửa sông và bờ biển vì bị mắc kẹt lại ở các hố sâu do khai thác cát. Chỉ một
phần cát mịn có thể ra được cửa sông nhưng chưa có số liệu bao nhiêu.
Nếu cát không còn ra
được cửa sông thì nền móng bờ biển không còn được bồi đắp như nghìn năm xưa, mà
còn bị sạt lở?
Bờ biển ĐBSCL có 2
dạng lập địa chính là các giồng cát và các vùng trũng xen lẫn từ vùng cửa sông
Tiền, sông Hậu xuống tới Bạc Liêu và bờ biển bùn từ Bạc Liêu qua Kiên Giang.
Cùng với việc rừng ngập mặn bị mất đi, không còn chắn sóng hữu hiệu, thiếu cát
và phù sa đã làm bờ biển bị sạt lở.
Báo cáo của WWF cho
biết trong khoảng 2003-2012, vùng bờ biển bùn từ Bạc Liêu trở xuống qua Kiên
Giang nhiều nơi bị sạt lở sâu vào với tốc độ hơn 50 m/năm, đặc biệt là đoạn 180
km phía biển Đông. Hơn 50% chiều dài của bờ biển 700 km của ĐBSCL đã bị sạt lở
trong khoảng thời gian này. Biển Tây sóng ít dữ dội hơn nhưng khoảng 60% bờ
biển phía Tây cũng đã bị sạt lở. Tính trung bình trong khoảng thời gian này,
ĐBSCL mất khoảng 5 km2 đất mỗi năm do sạt lở.
Với cương vị chuyên
gia nghiên cứu, ông có đề xuất gì?
Tình hình chắc chắn
cát không về ĐBSCL trong tương lai, số cát còn lại ở sông Tiền và sông Hậu phải
được xem là tài nguyên quí, cần gìn giữ cẩn thận, không nên khai thác bừa bãi hoặc
bán rẻ. Trong tương lai 10 năm hay vài chục năm tới, cát sẽ trở nên khan hiếm
và giá cát sẽ tăng rất cao.
Sạt lở bờ sông ở trung
tâm thành phố Cần Thơ
Việc
cần làm trước mắt là phải làm tổng điều tra lại trữ lượng cát còn lại. Cần có
quy hoạch tổng thể về khai thác cát cho toàn bộ 2 con sông, không thể để tự mỗi
tỉnh cấp phép trong phạm vi tỉnh mình vì tác động của việc khai thác cát không
phải chỉ tại chỗ mà ảnh hưởng đến toàn bộ hình thái dòng sông và sạt lở bờ biển.
Khi
có quy hoạch tổng thể việc khai thác cát sông Cửu Long thì cần có đánh giá môi
trường chiến lược. Sau đó, mỗi dự án khai thác cát cần thực hiện đánh giá tác động
môi trường thật chặt chẽ.
Hiện
nay, mục 35, Phụ lục 2 của Nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định dự án khai thác cát
sỏi có quy mô từ 50.000 m3 vật liệu nguyên khai/năm trở lên và khai thác vật liệu
san lấp mặt bằng quy mô từ 100.000 m3 vật liệu nguyên khai trở lên thì mới phải
lập đánh giá tác động môi trường. Quy đinh này sẽ không đủ mạnh để bảo vệ nguồn
cát sông Hậu, sông Tiền sắp tới, vì dự án khai thác cát có thể bị chia nhỏ để
né đánh giá tác động môi trường. Đồng thời, cũng phải tăng cường kiểm soát để
chấm dứt tình trạng khai thác cát lậu.
No comments:
Post a Comment