Sunday, March 31, 2024

HỢP TÁC LANCANG-MEKONG TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN

(Lancang-Mekong cooperation continues to flourish)

Han Zhiqiang –Bình Yên Đông lược dịch

China Daily Global – 18 March 2924

Sông Lancang-Mekong, bắt nguồn ở Trung Hoa và kéo dài gần 5.000 km, chảy qua con số quốc gia duyên hà cao nhất ở Á Châu.  Sáu quốc gia duyên hà “hưởng chung dòng sông” là một cộng đồng có chung tương lai nhấn mạnh đến “bình đẳng, thành thật, trợ giúp hỗ tương và mối quan hệ họ hàng”.

Cơ chế Hợp tác Lancang-Mekong (LMC), được đặt tên theo dòng sông nầy, đã được đón nhận nồng ấm và đáp ứng bởi tất cả các quốc gia liên hệ từ khi được phát động.

Năm nay đánh dấu kỷ niệm thứ 8th của cơ chế LMC.  Được hướng dẫn bởi tinh thần Lancang-Mekong “phát triển trước tiên, tham vấn bình đẳng, thực tiễn và hiệu quả, và cởi mở và bao gồm”, 6 quốc gia đã khuyến khích cơ thế hợp tác từ lúc mới bắt đầu đến phát triển, với cơ chế càng ngày càng trở nên một diễn đàn quan trọng để khuyến khích kết hợp kinh tế khu vực, duy trì hòa bình và ổn định khu vực, và ủng hộ phúc lợi của người dân trong khu vực.

Sáu quốc gia cống hiến để tạo nên một động cơ mạnh mẽ cho phát triển.  Cấu trúc LMC đã được liên tục cải thiện, với việc đào sâu hợp tác trong khả năng sản xuất nông nghiệp, nối kết, năng lượng xanh, sáng tạo và những lãnh vực khác.  Trên 700 dự án Quỹ Đặc biệt LMC đã được phát động từng dự án; bơm sức đẩy mạnh mẽ vào việc phát triển kinh tế của các quốc gia trong khu vực và lưu vực.

Sáu quốc gia cam kết tăng tốc việc xây dựng một màn chắn vững chắc cho an ninh chung.  Hợp tác thực tiễn trong lãnh vực an ninh không truyền thống và thi hành pháp luật đã được tăng cường thêm, với tiến bộ được thực hiện trong hoạt động “an ninh của khu vực Lancang-Mekong”, trong khi tiến bộ đáng kể đã được thực hiện trong việc chống lại bài bạc trên mạng xuyên biên giới và lường gạt, buôn lậu ma túy và những hoạt động phạm pháp khác, và ổn định xã hội được bảo đảm có hiệu quả hơn trong phân vùng cho an toàn và an ninh của đời sống và tài sản của người dân.

Sáu quốc gia đã gia tăng thêm mối ràng buộc thân tình của sự hiểu biết và thân hữu hỗ tương.  Những dự án mạng lợi cho người dân chẳng hạn như Kế hoạch về Nguồn Nước Lancang-Mekong, Dự án Bội thu LMC và Sáng kiến Lancang-Mekong Xanh đã được thực hiện thành công.  Tuàn lễ video quốc tế, thượng đỉnh truyền thông, diễn đàn nghiên cứu và nhóm truyền thông “Mạo hiểm Lancang-Mekong” và các sự kiện khác đã có những kết quả tốt từ tháng nầy qua tháng khác.  Hợp tác du lịch và trao đổi người-với-người đang có tiến bộ mỗi ngày, và tình hữu nghị giữa người dân của 6 quốc gia đang được nâng cao từ năm nầy qua năm khác.

Thái Lan là quốc gia phát động chánh và tham dự quan trọng trong cơ chế LMC và, là đồng chủ tịch trong năm nay, đang đóng một vai trò càng ngày càng nổi bật như một đối tác bên trong cơ chế.  Trong tháng 11 năm 2022, Chủ tịch Xi Jinping (Tập Cận Bình) viếng thăm Thái Lan, và 2 quốc gia loan báo đi vào một thời đại mới để xây dựng một cộng đồng Trung Hoa-Thái Lan cùng chia sẻ tương lai.

Trong tháng 10 năm ngoái, Thủ tướng Thái Sretha Thavisin thăm viếng Trung Hoa và tham dự Diễn đàn Vành đai và Con đường để Hợp tác Quốc tế lần thứ 3rd.  Dưới sự hướng dẫn chiến lược của các lãnh đạo của 2 quốc gia của chúng ta, sự tin cậy hỗ tương chánh trị giữa Trung Hoa và Thái Lan đã được đào sâu liên tục, hợp tác thực tiễn đã được nâng cấp, và sự hỗ trợ của quần chúng để “Trung Hoa và Thái Lan gần gũi như một gia đình” đã vững chắc hơn.

Năm nay đánh dấu kỷ niệm thứ 75th ngày thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và sinh nhật thứ 72nd của Vua Maha Vajiralongkorn Phra Vajiraklaochaoyuhua của Vương quốc Thái Lan.  Năm tới sẽ chào đón lần thứ 50th ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Trung Hoa và Thái Lan khi mối liên hệ Trung Hoa-Thái Lan sẽ đứng ở một điểm khởi đầu lịch sử mới.

Trung Hoa sẽ thực hiện chắc chắn nguyên tắc của “tình hữu nghị, thành thật, lợi ích hỗ tương và bao gồm” trong ngoại giao láng giềng được đẩy tới bởi Chủ tịch Xi, cùng với Thái Lan và các quốc gia khác dọc theo sông Lancang-Mekong để chia sẻ cơ hội phát triển, tăng tốc việc xây dựng một cộng đồng gần gũi hơn với chia sẻ tương lai của các quốc gia Lancang-Mekong, trợ giúp lẫn nhau và cùng làm việc trên đường hiện đại hóa, và cùng nhau tiến đến một tương lai tươi sáng hơn cho lưu vực sông Lancang-Mekong.

CÁC LOẠI CÁ CỦA SÔNG MEKONG ĐANG SUY GIẢM LÀ MỘT ‘TIẾNG CHUÔNG ĐÁNH THỨC CẤP BÁCH’ ĐỂ HÀNH ĐỘNG, CÁC NHÀ BẢO TỒN NÓI

(Mekong River’s declining fish species an ‘urgent wake-up call’ for action, conservationists say)

Tom Fawthrop – Bình Yên Đông lược dịch

South China Morning Post – 22 March 2024

 


·                     Các loại cá có nguy cơ tuyệt chủng cao đang ở bên bờ vực, khi việc xây cất đập dọc theo Mekong cắt đứt hệ sinh thái mà hàng triệu người dựa vào

·                     Các chuyên viên nói các chánh phủ, nhà đầu tư và những cố vấn chánh sách phải tìm một hiệp ước để cứu những chủng loại nầy, và đề nghị những dự án đập nhằm để ‘tạo lợi nhuận cho một vài người’

Các nhà bảo tồn đã đề nghị một kế hoạch phục hồi cuối cùng để cứu đa dạng sinh học “không thể thay thế” của sông Mekong, khi việc xây đập không ngừng nghỉ ở Trung Hoa và Lào làm xáo trộn dòng phù sa và lề lối sinh sản của cá vô cùng quan trọng để giữ cho hàng chục loại cá đang lâm nguy khỏi tuyệt chủng.

Giá trị kinh tế của thủy sản Mekong – qua đó 40 triệu người dựa vào khi nó uốn khúc trên 4.900 km từ nguồn ở Trung Hoa đến Đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam – cũng tụt xuống khi việc phát triển cắt đứt hệ sinh thái của sông, theo một nghiên cứu gần đây được công bố bởi khoảng 2 chục tổ chức bảo tồn do NGO WWF cầm đầu.

Tổng cộng có 74 chủng loại được liệt kê như có nguy cơ tuyệt chủng trong nghiên cứu “Những Con cá bị Bỏ quên của Mekong và Kế hoạch Khẩn cấp để Cứu Chúng (Mekong’s Forgotten Fishes and Emergency Plan to Save Them).”  Có 18 chủng loại trong Danh sách Đỏ có nguy cơ tuyệt chủng cao, gồm có cá tra dầu và cá đuối nước ngọt khổng lồ - hai loại cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới – cũng như cá trê, anabas testudineus, được biết có thể rời nước và “đi” trên mặt đất.

 

Một con cá đuối khổng lồ nặng 300 kg được tìm thấy ở Cambodia. [Ảnh: Handout]

 

“Sự suy giảm báo động của dân số cá trong Mekong là tiếng chuông đánh thức cấp bách cho hành động để cứu những loại cá khác thường nầy – và quan trọng khác thường – là trụ cột không chỉ cho xã hội và kinh tế trong khu vực mà còn cho sức khỏe của hệ sinh thái của Mekong,” Lan Mercado, Giám đốc Khu vực Á Châu-Thái Bình Dương của WWF, nói.  Sự suy giảm rõ rệt trong thủy sản phần lớn được các chuyên viên quy cho 12 đập của Trung Hoa trên sông Lancang (thượng lưu Mekong), và 2 đập ở hạ lưu của Lào – đập Xayaburi do Thái Lan xây và đập Don Sahong do Sinohydro, đại diện cho nhà phát triển Malaysia, xây – đã gây thiệt hại lớn lao cho hệ sinh thái.

Ngư dân trong các tỉnh Mekong ở đông bắc Thái Lan, sống ở hạ lưu từ đập Xayaburi ở láng giềng Lào, nói họ mất đến 70% số cá đánh được kể từ khi dự án thủy điện bắt đầu hoạt động trong tháng 10 năm 2019.

Các lưới cá trống rỗng đã tàn phá nhiều cộng đồng ven sông, cướp đi chất đạm và dinh dưỡng cân thiết của trẻ con, cũng như buộc ngư dân tìm công việc khác.

 

Dân làng Thái bị ảnh hưởng bời việc xây cất đập Xayaburi trên hạ lưu sông Mekong ở Lào tham dự một cuộc biểu tình ở Bangkok ngày 7 tháng 8 năm 2012. [Ảnh: AFP]

 

Sáu bước để cứu cá sông

WWF và các đối tác nói các chánh phủ, các nhà đầu tư vào các đập và những cố vấn chánh sách phải nghĩ ra một thỏa thuận để cứu các chủng loại sông, đề nghị 6 bước, gồm có bảo vệ những sông chảy tự do, phục hồi những nơi cư trú quan trọng chẳng hạn như các đồng lụt và chấm dứt quản lý tài nguyên không khả chấp, nhất là khai thác cát.

Các chuyên viên quy cho việc thay đổi nhanh chóng đối với nơi cư trú của chủng loại cá, đã tiến hóa trong hệ thống sông từ hàng ngàn năm, đối với các đập đổ xuống hệ thống sông, bắt đầu với việc điều hành 12 đập của Trung Hoa trên thượng lưu Mekong và thêm 2 đập đang hoạt động của Lào ở hạ lưu.

“Nghiên cứu đã cho thấy rõ rằng các đập thủy điện đã là lý do chánh yếu làm mất các sông chảy tự do,” Richard Friend, Phó Giảng sư của Đại học York ở Anh, nói với This Week in Asia.

“Đe dọa lớn nhất là thủy điện”: 1 trong 5 loại cá Mekong đối mặt với tuyệt chủng

Các dự án thủy điện phá vỡ dòng chảy của sông, ngăn chận việc di chuyển của phù sa vô cùng quan trọng nuôi dưỡng sông và những vùng lân cận, cũng như ngăn chận các loại di ngư ở phía sau bức tường đập, mặc dù có những nỗ lực của những nhà xây đập để thiết kế ‘những thang cá’ đột phá để cho phép chúng đi qua.

Dữ kiện kinh tế của Bộ phận Thủy sản của Ủy hội Sông Mekong (MRC) cho biết số cá đánh được hàng năm của 4 quốc gia hạ lưu Mekong là Cambodia, Lào, Thái Lan và Việt Nam, có trị giá 11 tỉ USD trong năm 2015.  Con số đó sụt xuống 3 tỉ USD trong vòng 5 năm từ việc cạn kiệt của số cá.

Mặc dù MRC nói chuyện thường xuyên với các nhà phát triển đập, các bên liên hệ từ các cộng đồng đánh cá và các nhóm bảo tồn hiếm khi được mời đến bàn.

“Rất đáng kể khi ngư dân bị loại ra, và MRC chưa bao giờ tham vấn họ,” Friend nói, người cũng là một cựu cố vấn của MRC.  Bản vẽ phục hồi cá khẩn cấp cũng kêu gọi quy hoạch bao gồm, với sự tham gia đầy đủ cùa chuyên viên và các cộng đồng đánh cá địa phương.

“Chuyển biến: chia sẻ dữ kiện cho sông dài nhất Đông Nam Á bắt đầu mạnh mẽ

Chánh phủ Cộng sản của Lào không có bờ biển, đã hô hào để năng cao kinh tế của quốc gia một phần bằng cách trở thành “Bình điện của Á Châu”, được kết hợp với các kế hoạch thủy điện do Thái, Trung Hoa và Nam Triều Tiên phát triển.  Nhưng những câu hỏi về nhu cầu điện được sản xuất đang chồng chất.

Thái Lan đang mua điện của đập Xayaburi của Lào, và sẽ là khách hàng chánh của 7 đập nữa đang được dự trù đặt một chướng ngại cho việc thực hiện bất cứ kế hoạch mới nào để bảo tồn thủy sản.

“Thái Lan có nguồn cung cấp điện thâng dư lớn lao, với một mức dự trữ 45% trong năm 2023,” Gary Lee, phối trí viên khu vực Mekong của International Rivers (Sông ngòi Quốc tế), nói.  “Động cơ then chốt không phải là nhu cầu năng lượng và an ninh, nhưng thay vào đó là tạo lợi nhuận cho một vài người bằng cái giá của nhiều cộng đồng Mekong dựa vào sông.”

Trong trường hợp của đập Luang Prabang hiện đang được xây cất, chánh phủ Lào đã bác bỏ một đề nghị của các chuyên viên Liên Hiệp Quốc để ngưng việc xây cất vì nó có thể gây nguy hiểm cho Khu Di sản Thế giới UNESCO và ven sông được bảo vệ.

MRC không có quyền kiểm soát và quyền phủ quyết giữa các quốc gia thành viên có những ưu tiên kinh tế khác nhau mặc dù chia sẻ tài nguyên sông.  Nhưng, trong sự vắng mặt của một bộ phận khác để quản lý sức khỏe của sông, những nhà phê bình MRC thúc giục một đường lối đặt chân trước  để bảo vệ môi trường thay vì làm dễ dàng cho các nhà phát triển.

“Các đập thật sự không khả chấp.  Đã quá trễ để MRC sử dụng khoa học được quần chúng tài trợ của chính mình để nghi vấn về thủy điện khả chấp,” Philip Hirsch, một chuyên viên về Mekong và nguyên giảng sư của Đại học Sydney, nói với This Week in Asia.

 

Đập Xayaburi.  Những ngư dân nói đập nầy trên hạ lưu Mekong đã hủy hoại số cá đánh được của họ. [Ảnh: Handout]

 

Cambodia có thể là một điểm sáng, các nhà vận động nói, sau khi nước nầy bác bỏ 2 đập quan trọng dọc theo khúc sông từ biên giới Lào đến tỉnh Kratie qua một tuyên cáo trong năm 2020 để ngưng xây đập.

Các nhà bảo tồn đã ca ngợi quyết định của Cambodia để bảo vệ vùng đa dạng sinh học quan trọng toàn cầu, có khoảng 80 cá heo Irrawaddy và 41 loại cá có nguy cơ tuyệt chủng cao.

“Tin tức tốt là nó không quá trễ để phục hồi Mekong, và mang cá của nó trở lại từ bờ vực,” Zeb Hogan, một nhà sinh học cá, một nhà thám hiểm và nhà nghiên cứu hàng đầu của dự án nghiên cứu Wonders of the Mekong (Những Kỳ quan của Mekong), đã tài trợ cho phúc trình.

Nhưng vì thiếu sự cấp bách từ cộng đồng quốc tế đã cảnh báo các nhà nghiên cứu, nói rằng thời gian gần hết nhanh chóng để duy trì một dòng sông lành mạnh.

“Hãy tưởng tượng những chống đối nếu ruộng lúa đang nuôi dưởng 40 triệu người đang biến mất!  Tôi đoán rằng đó là một phần của vấn đề của những nhà lấy quyết định,” Richard Lee, người cầm đầu Thủy sản Nước ngọt của WWF, nói.  “Thủy sản của Mekong không thể thay thế được.  Không phải lúc để la hét ở địa phương, khu vực và toàn cầu về thủy sản đang biến mất của Mekong?”

 

NÔNG DÂN VIỆT NAM CHẬT VẬT ĐỂ CÓ NƯỚC NGỌT VÌ HẠN HÁN MANG ĐẾN MẶN HÓA

(Vietnam farmers struggle for fresh water as drought brings salinisation)

 

AFP – Bình Yên Đông lược dịch

MSN.com – March 20, 2024

 

Một nông dân ngồi trong ruộng lúa bị hạn hán tấn công trong tỉnh Bến Tre ở miền nam Việt Nam, gặp tai họa vì nước mặn xâm nhập. [Ảnh: Nhạc Nguyễn]

 

Mỗi ngày, nông dân Nguyễn Hoài Thương khẩn cầu vô vọng để mưa xuống miếng vườn đất khô nứt nẻ của cô ở Đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam (ĐBSCL) – trung tâm nông nghiệp “chén cơm” của cả nước.

Một đợt nóng gay gắt kéo dài 1 tháng mang lại hạn hán, làm nứt nẻ đất trong nhà của Thương ở tỉnh Bến Tre, 130 km (80 miles) về phía nam của trung tâm thương mại thành phố Hồ Chí Minh.

Vùng chằng chịt với những thủy lộ, nhưng đợt nóng kéo dài và thiếu mưa đang gây mặn hóa – sự xâm nhập của nước mặn từ biển - ảnh hưởng nặng nề hoa màu trong một vùng vô cùng quan trọng để nuôi 90 triệu dân của quốc gia.

 

Từng là ruộng lúa xanh tươi ở miền nam Việt Nam nay bị khô và nút nẻ giữa đợt nóng gay gắt. [Ảnh: Nhạc Nguyễn]

 

“Rất hoang phí vì bỏ trống ruộng lúa như thế vì chúng tôi không có nước ngọt.  Thay vào đó, tôi phải nuôi bò,” nông dân Thương 31 tuổi nới với AFP từ làng nóng cháy của cô, nơi đáng lý đất phải xanh tươi với ruộng lúa đầy nước đang khô và nứt nẻ.

 

Một đứa bé múc nước từ bồn chứa nước ở tỉnh Bến Tre, nơi một số người nay buộc phải mua nước để dùng trong nhà. [Ảnh: Nhạc Nguyễn]

 

Không có mưa, gia đình cô không có nước ngọt để dùng trong nhà, và tháng rồi, cô buộc phải mua nước từ láng giềng của cô với giá 500.000 VND (20 USD).

“Chúng tôi không có giếng nước ngầm để dùng trong khi nước mặt bị mặn,” cô nói khi cha cô bơm nước từ một bồn chứa di động vào bồn chứa nước 1.000 l của gia đình.

Nước mà Thương mua chỉ dùng trong gia đình, từ uống, nấu nướng đến tắm giặt, không phải cho hoa màu.

ĐBSCL đối mặt với nước mặn xâm nhập mỗi năm, nhưng thời tiết nóng gay gắt hơn và mực nước biển dâng – cả 2 thúc đẩy bởi thay đổi khí hậu – đang gia tăng mức rủi ro.

Các giới chức thời tiết nói đồng bằng đang chịu một đợt nóng dài bất thường trong năm nay đưa đến hạn hán ở một vài nơi, mực nước trong kinh thấp và nước mặn xâm nhập – và họ cảnh báo tình hình tồi tệ có thể chưa đến.

Mất mùa trị giá 3 tỉ

Độ mặn thường cao hơn trong mùa khô nhưng chúng đang gia tăng vì mực nước biển dâng, hạn hán, dao động thủy triều, và thiếu nước ngọt từ thượng lưu.

Nghiên cứu được công bố tuần trước nói đồng bằng, cung cấp thực phẩm và cuộc sống cho hàng chục triệu người, đối mặt gần 3 tỉ USD một năm vì mất mất hoa màu do có nhiều nước mặn thấm vào đất canh tác.

Khoảng 800.000 hectares đất trồng lúa và trái cây có thể bị ảnh hưởng bởi mặn hóa, theo một nghiên cứu của Viện Khoa học Thủy lợi của bộ môi trường.

Tỉnh Bến Tre, nơi làng của Thương tọa lạc, chịu thiệt hại khoảng 472 triệu USD mất mát mỗi năm từ năm 2020 đến 2023, theo nghiên cứu.

“Tôi phải giảm canh tác từ 3 xuống còn 2 mùa lúa mỗi năm.  Tất cả nước trong vùng của tôi đã quá mặn để dùng cho bất cứ việc gì,” nông dân Phan Thành Trung nói với AFP từ một ruộng lúa của ông.

Láng giềng của ông Nguyễn Văn Hưng may mắn hơn – ông có nhiều nguồn nước ngầm mà ông có thể dùng để kiếm tiền.

“Trong lúc hạn hán và nước mặn xâm nhập, tôi bán nước ngọt của tôi cho láng giềng.  Nhưng phải nói thật, tôi không vui,” Hưng nói.

“Lề lối thời tiết tai hại đã thật sự đánh chúng tôi rất nặng.”

Monday, March 25, 2024

Mekong Dams Monitor (Update for March 25 - 31)

 

Update for March 25-31

Notable changes on the Mekong in the last week. Visit the Monitor home for more, including Burmese, 中文, Khmer, ພາສາລາວ, ไทย, and Tiếng Việt translation.

SPOTLIGHT

Tuoba Dam Filling in China Causes Low Levels Downstream

Recent imagery from the Tuoba Dam in China shows that its reservoir has expanded significantly since it began filling in early February. As the reservoir fills it prevents water from flowing downstream, and this is causing significantly lower-than-usual river levels along the Thai-Lao border from Chiang Saen to Nakhon Phanom. Typically river levels along the Mekong are much higher than the long-term average at this time of year due to hydropower releases. China’s other largest dams have been slow to release water this year, likely due the Tuoba Dam filling upstream. 

Where is the water?

Dry season releases for hydropower production were significant throughout the basin last week with a net release of just under 1 billion cubic meters of water. The most significant releases came from Xiaowan (PRC, 166 million cubic meters), Nam Ngum 1 (LAO, 136 million cubic meters), Nam Ngum 2 (LAO, 355 million cubic meter), Nam Ngiep 1 (LAO 114 million cubic meters), Theun Hinboun Expansion (THA, 171 million cubic meter), Pleikrong (VNM, 117 million cubic meters), and Ubol Ratana (THA 155 million cubic meters).
Most Impactful Dams

River Levels

River levels are very low from Chiang Saen to Nakhon Phanom. From Pakse downstream, river levels are normal and are lifted by releases from large dams in Laos, Thailand, and Vietnam. The Tonle Sap is slightly lower than normal for this time of year.
Chiang Saen Gauge
Stung Treng Gauge

Weather & Wetness

Most of the Mekong Basin is hotter and drier than normal for this time of year with severe dryness observed around the Tonle Sap Lake. There is much evidence to suggest a dry season drought is forming. The Mekong Delta is excessively wet due to irrigation from canals into agricultural fields as farmers prepare for the spring rice crop.

Mekong Dam Monitor in the News

  • Voice of America highlights that uncertainty is the "new normal" for the Tonle Sap amid impacts from climate change, upstream dams, and illegal fishing.
  • The Straits Times focuses on China's recent filling of the Tuoba Dam and impacts on the Mekong River downstream

ĐỐI VỚI HỒ TONLE SAP VÔ CÙNG QUAN TRỌNG CỦA CAMBODIA, ‘BÌNH THƯỜNG MỚI LÀ KHÔNG CHẮC CHẮN’ CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU NÓI

(For Cambodia's Crucial Tonle Sap Lake, 'New Normal is Uncertainty,' Researchers Say)

 

Colin Meyn ad Vicheika Kann – Bình Yên Đông lược dịch

VOA News – March 13, 2024



Người dân mua cá ở bờ sông Tonle Sap trong mùa thu hoạch cá trong làng Toul Ampil ở ngoại ô Phnom Penh, ngày 2 tháng 1 năm 2023.

WASHINGTON and PHNOM PENH – Thay đổi khí hậu và các đập ở thượng lưu, hầu hết được kiểm soát bởi Trung Hoa, đang đe dọa hồ Tonle Sap rộng lớn của Cambodia và những cộng đồng ở chung quanh, đặt nguồn cung cấp chất đạm của quốc gia và hệ thống sinh thái của sông Mekong và vùng phụ cận vào rủi ro.

Thời gian 3 năm kéo dài từ 2019 đến 2021 khô nhất kỷ lục.  Nhịp lũ quan trọng của Tonle Sap có vẻ đang chết, cùng với hầu hết số cá phong phú của hồ.  Nước thường chảy vào hồ Tonle Sap trong 120 ngày trong mùa mưa, làm nó phình ra gấp 6 lần trước khi chảy trở lại vào sông Mekong khi mùa mưa chấm dứt, thường vào cuối tháng 9.  Dao động nầy là nhịp.

Và mặc dù trong 2 năm vừa qua có nhiều mưa hơn, việc bành trướng hồ trong mùa mưa gần bình thường và đảo ngược dòng chảy thông lệ, việc giảm nhẹ tạm thời như thế không thể bù cho những ảnh hưởng lâu dài của hồ đang khủng hoảng, các chuyên viên và viên chức nói với VOA Khmer.

 


“Bình thường mới là không chắc chắn,” Brian Eyler, người cầm đầu chương trình về Đông Nam Á và năng lượng, nước và tính khả chấp của Trung tâm Stimson, nói.  “Rằng tính có thể đoán trước của sự bành trướng truyền thống xảy ra gần như trong mỗi mùa mưa, hay mỗi mùa gió mùa, không thể tin cậy được nữa.”  Trung tâm Stimson có trụ sở ở Washington, D.C.

Lo sợ về hệ sinh thái đang chết đã thu hút sự chú ý quốc tế, vì sự khác biệt của Tonle Sap như một trong những nền thủy sản nội địa phong phù nhất trên thế giới – và như một nguồn của hầu hết chất đạm được tiêu thụ bởi người Cambodia.

Trong 2 năm vừa qua, hồ Tonle Sap đã đạt đến tổng số dòng chảy gần bình thường, theo dự án Theo dõi Đập Mekong (MDM) của Trung tâm Stimson.  Tuy nhiên, trong năm 2022 hầu hết dòng chảy đó đến muộn trong mùa mưa vì mưa lớn, có nghĩa hồ thiếu dòng chảy vào đầu mùa mang phù sa, ấu trùng và chất dinh dưỡng quan trọng cho số cá hàng năm.

Năm rồi có dòng chảy gần bằng trung bình lịch sử, cung cấp một mùa đánh cá kha khá, theo dự án Stimson.  Dữ kiện từ Cơ quan Thủy sản của Cambodia cho thấy 413.200 tấn cá nước ngọt được bắt trong năm 2019, rổi 383,050 trong năm 2021 và chỉ có 368.059 trong năm 2022.  Một phát ngôn viên Thủy sản nói với VOA Khmer rằng 426,750 tấn cá nước ngọt được bắt trong 2023.  Mỗi tấn bằng 1.000 kg.

“Hiện nay, hệ sinh thái của Mekong có vẻ.. không như trước, nhưng nó vẫn còn đó.  Nó chưa hoàn toàn chết,” Eyler nói trong tháng 1 trong một buổi phỏng vấn trên diễn đàn Zoom.

MDM đang tìm cách theo dõi nơi dòng chảy bắt nguồn, nơi nó bị chận lại ở thượng lưu, và làm thế nào những quyết định của từng quốc gia đang ảnh hưởng đến các quốc gia lân cận.

Theo dữ kiện của MDM, tổng số dòng chảy vào Tonle Sap sẽ 12,4% cao hơn trong tháng 9, khi nó đạt đỉnh trong năm 2023, nếu nó không phải nước được giữ lại ở thượng lưu, hầu hết trong các hồ chứa nước của Trung Hoa.

Trong 2 năm qua, Trung Hoa có vẻ giữ ít nước hơn, so với những năm trước, theo dự án theo dõi.  Nhưng không rõ liệu điều đó là họ đang đáp ứng với những lo ngại của các cộng đồng ở hạ lưu hay vì họ cần ít hơn, theo dự án Stimson.

Một hiện tượng các nhà nghiên cứu Stimson đang quan sát kỹ lưỡng là làm thế nào mùa mưa đang thay đổi.  Nó đến muộn hơn và kéo dài hơn những tiêu chuẩn lịch sử, có thể phản ánh thay đổi khí hậu.

“Nếu quả thật điều đó đúng, và [nếu] chúng ta có thể chứng minh, thì có lý do để các đập ở thượng lưu không giữ lại nước vào đầu mùa mưa, và giữ lại nước vào cuối mừa mưa, Alan Basist, chủ tịch của Eyes on Earth và đồng cầm đầu của MDM, nói trong buổi phỏng vấn trong tháng 1.

Tòa Đại sứ Trung Hoa ở Washington nói “việc phát triển hợp lý” của Mekong, Trung Hoa gọi là sông Lancang, là quan tâm chung của tất cả các quốc gia dựa vào nó.

“Trung Hoa luôn luôn kèm sự quan trọng lớn lao vào những lo ngại và sự cần thiết của các quốc gia ở hạ lưu, duy trì liên lạc chặt chẽ với họ, cam kết thực hiện hợp tác về nguồn nước với các quốc gia liên hệ chẳng hạn như chia sẻ dữ kiện thủy học và ngừa lụt và giảm nhẹ hạn hán, phát ngôn viên tòa đại sứ Liu Pengu nói trong một email ngày 26 tháng 2.

Ủy hội Sông Mekong (MRC) là một bộ phận khu vực chánh có nhiệm vụ mang các quốc gia lại với nhau để phối hợp quản lý nước và tham vấn về tiềm năng của những dự án đập mới đối với sông lớn và các phụ lưu của nó.

Trong năm 2020, MRC quy việc bành trướng muộn cho mưa ít trong năm 2019 và việc điều hành các đập thủy điện Mekong ở thượng lưu, 2 ở Lào và 11 ở Trung Hoa.

Nhưng Văn phòng MRC nói trong một email cho VOA Khmer trong tháng 2 rằng còn quá sớm để biết cái “bình thường mới” như thế nào, vì những đợt hạn hán gần đây và “những hoạt động của con người trong lưu vực,” hay làm thế nào những thay đổi nầy sau rốt ảnh hưởng các cộng đồng ở chung quanh.

Mak Bunthoeurn, một quản lý chương trình của Diễn đàn NGO về Cambodia làm việc với các cộng đồng dọc theo Mekong và các phụ lưu ở Cambodia, nói họ đã thấy một ít nguyên nhân để lạc quan, ngay cả với sự gia tăng tương đối gần đây trong tổng số dòng chảy.

Những nhóm vận động làm việc với những cộng đồng nầy muốn có nhiều dữ kiện hơn, nhất là từ Trung Hoa, Mak Bunthoeurn nói thêm trong buổi phỏng vấn Zoom vào cuối tháng 1.  “Tôi đề nghị các chánh phủ sông Mekong phải làm việc với nhau, để hợp tác, để bảo đảm rằng các cộng đồng ở hạ lưu sẽ không bị thiệt hại.”

BẢO TỒN MẠCH SỐNG CỦA ĐÔNG NAM Á: LỜI KÊU GỌI CẤP BÁCH ĐỂ BẢO VỆ LƯU VỰC SÔNG MEKONG

(Preserving the lifeline of Southeast Asia: the urgent call to protect the Mekong River Basin)

Natalie Shahbol and Madalen Howard – Bình Yên Đông lược dịch

WWF – March 14, 2024

 


Nằm giữa Đông Nam Á (ĐNA) là một mạch sống vô cùng quan trọng cho cả con người lẫn đời sống hoang dã: sông Mekong.  Thường được ám chỉ bởi những người có tín ngưỡng như “mẹ của tất cả mọi thứ,” sông Mekong có tầm quan trọng văn hóa lớn lao.  Các cộng đồng truyền thống ấp ủ sâu đậm sự nối kết với sông của họ, tham gia vào những lễ hội và những lễ nghi hàng ngày hình thành một phần chủ yếu của di sản văn hóa của họ.  Tương tự, cá sông Mekong có tầm quan trọng sâu xa, đã được kết hợp vào nhiều đời sống, truyền thống nấu nướng, và  cá tính văn hóa của người dân trong lưu vực trong nhiều thế kỷ.  Tuy nhiên, câu chuyện của dòng sông uy nghi nầy đã có một khúc quanh rắc rối từ khi bắt đầu việc xây cất đập đại qui mô trong năm 1965.  Mặc dù các đập thường được ca ngợi như những nguồn năng lượng tái tạo và những giải pháp quản lý thực phẩm, những ảnh hưởng môi trường tai hại của chúng đối với hệ sinh thái Mekong không thể bị bỏ qua.

Lưu vực sông Mekong là nơi trú ẩn của nhiều đời sống hoang dã khác thường, nhất là các loại cá đa dạng đáng kinh ngạc.  Với 1.148 loại cá làm choáng váng được chánh thức công nhận, Mekong là một điểm nóng toàn cầu cho đa dạng sinh học nước ngọt.  Trong số những cư dân là 2 loại cá nước ngọt lớn nhất: cá tra dầu khổng lồ, có thể dài đến 3 yards và nặng đến 645 pounds, và cá đuối nước ngọt khổng lồ [Lời người dịch: còn thiếu cá hô.]  Tuy nhiên, mặc dù sự to lớn của chúng, những loại cá biểu tượng nầy đối mặt với một tương lai bấp bênh.  Bằng chứng gây sửng sốt trong một phúc trình của WWF “Những Con cá Bị bỏ quên của Mekong (Mekong’s Forgotten Fishes)” cho thấy rằng 74 loại cá trong Mekong được đánh giá có rủi ro tuyệt chủng, với 18 loại nay được xếp loại có nguy cơ tuyệt chủng cao.  Hạ lưu Mekong kéo dài từ biên giới Trung Hoa, đã thấy khoảng 17% sông bị ảnh hưởng phần lớn vì việc xây cất đập ở Trung Hoa, theo một nghiên cứu của WWF trong năm 2022.  Những hậu quả của sự can thiệp nầy có tác động xa về phía hạ lưu, ảnh hưởng đến các cộng đồng cũng như đời sống hoang dã.  Một trong những nhóm bị ảnh hưởng nhiều nhất là di ngư cần thiết cho cân bằng sinh thái của khu vực và cuộc sống của hàng triệu người.

 


©Thomas Cristofoletti / WWF-U

Sự nối kết của những hệ thống sông là một khía cạnh căn bản thường bị bỏ qua, nhưng vô cùng quan trọng để hiểu những ảnh hưởng rộng lớn của sự can thiệp của con người.  Như được minh họa bởi sông Mekong, những hành động trong những khúc sông ở thượng lưu có thể đổ xuống như thác, ảnh hưởng đến những hệ sinh thái và nhiều cộng đồng cách xa hàng trăm dậm.  Di ngư đối mặt với vô số đe dọa từ việc xây đập gồm có chướng ngại cho việc di chuyển của chúng để đẻ trứng và di cư, trực tiếp nguy hại từ việc điều hành turbines, và sự xáo trộn của dòng chảy tự nhiên của sông.  Những thách thức nầy được kết hợp với những đe dọa khác chẳng hạn như lề lối đánh cá hủy hoại, mất nơi cư trú, khai thác cát, và việc giới thiệu các loại cá xâm lấn.  Trong trường hợp của Mekong, phúc lợi của cả con người lẫn cá được nối liền một cách phức tạp với sức khỏe của sông.  Với 68 triệu người sống trong vùng lân cận với nó, sông duy trì cuộc sống, cung cấp nguồn chất đạm cần thiết cho hàng triệu người, và đóng một vai trò bản lề trong kinh tế khu vực, có tác dụng như nền thủy sản nội địa lớn nhất trên hành tinh.

Trên khắp thế giới, nhiều chủng loại được khám phá khi có cơ hội.  Những thay đổi nhỏ có thể có những hậu quả lớn đối với cá, nhất là khi nỗ lực bảo tồn được cầm đầu và hỗ trợ bởi những cộng đồng địa phương.  Và mặc dù nhiều chủng loại trong Mekong đang đối mặt với tuyệt chủng, sự biến mất sau cùng của chúng chưa được viết trên đá.

 

Làm thế nào để người dân và cá hiện hữu trong Mekong

 


uriya99 / WW


Giữa những lo ngại gia tăng về bảo tồn các nguồn nước ngọt, Phúc trình Những Con cá Bị Bỏ quên của Mekong chiếu sáng những đường lối sáng tạo để bảo tồn và đầu tư vào sức khỏe của thủy lộ vô cùng quan trọng nầy.

Câu cá giải trí giới thiệu một con đường hứa hẹn cho phát triển kinh tế và bảo tồn. mặc dù qui mô hiện nay rất giới hạn.  Cá nước ngọt mới lạ và khổng lồ đa dạng của khu vực cung cấp một tiềm năng đáng kể để thu hút những người câu cá trên khắp thế giới.  Mặc dù những hồ thả cá bản xứ như cá hô Siamese và cá lóc khổng lồ, những loại cá không bản xứ tạo đe dọa nếu chúng thoát được.  Câu cá giải trí trên sông, mặc dù hạn chế, nhưng đang có tiến bộ, nhất là ở Cambodia và Lào PDR, khi những nhà điều hành cung cấp những chuyến đi nhắm đến cá tra dầu và cá đuối khổng lồ Mekong.  Tuy nhiên, lo ngại nổi lên liên quan đến cai quản và theo dõi, nhất là trong những vùng bảo tồn như Công viên Quốc gia Nakai-Nam Theun.  Ở ĐBSCL, câu cá giải trí được tổ chức hơn, với việc du khách được cung cấp những kinh nghiệm như bắt cá bằng tay không.  Mặc dù câu cá giải trí có tiềm năng cho cuộc sống và du lịch, quản lý cẩn thận rất quan trọng để giảm nhẹ rủi ro chẳng hạn như việc giới thiệu các loại cá ngoại lai và thiệt hại nơi cư trú.  Với việc quản lý có hiệu quả và cộng tác cộng đồng, khuyến khích câu cá giải trí ở ĐBSCL có thể góp phần vào việc bảo tồn chủng loại và phúc lợi của cộng đồng.

Canh tác lúa-cá là một lề lối canh tác sáng tạo kết hợp cá vào ruộng lúa, thu hoạch cộng hưởng tự nhiên giữa 2 hệ sinh thái.  Khi lúa tăng trưởng, nó cung cấp nơi che chở và thức ăn cho cá, trong khi cá, ngược lại, giúp kiểm soát sâu rầy và cung cấp phân bón tự nhiên, nâng cao năng suất lúa.  Ngoài ra, cá làm xáo trộn đất làm cho nó thấm nhiều hơn và giúp tái chế chất dinh dưỡng.  Một số nông dân đã phát minh ra nhiều phương pháp để làm tăng chiều sâu của nước trong ruộng lúa của họ trong mùa lũ tự nhiên, ngăn ngừa cá thoát đi và tạo nên một nơi cư trú ở dưới nước lớn mạnh.  Công nhận tiềm năng của canh tác lúa-cá để khuyên khích tính khả chấp, WWF đang cộng tác tích cực với nông dân để thực hiện lúa nổi và nuôi cá trong mùa lũ.  Sáng kiến nầy nhằm để phục hồi sự bồi lắng phù sa tự nhiên, cải thiện độ phì nhiêu và sức khỏa của đất, và chống sụt lún đất.  Hơn nữa, nó tạo nên những thị trường mới và nâng cao tính chịu đựng và thu nhập của nông dân, cho thấy sức mạnh chuyển đổi của những lề lối canh tác khả chấp trong khu vực Mekong.  Bằng cách bảo vệ dân số cá và duy trì những hệ sinh thái nước ngọt mạnh khỏe, chẳng hạn như thực phẩm, nước, và cuộc sống cho hàng triệu người trong khu vực.

 

Một tương lai tươi sáng hơn cho Mekong

 


Bảo vệ lưu vực sông Mekong không chỉ là bảo vệ đa dạng sinh học mà còn là bảo đảm phúc lợi cho những cộng đồng tùy thuộc vào sông cho cuộc sống của họ.

May mắn thay, những sáng kiến toàn cầu gần đây, chẳng hạn như Khuôn khổ Đa dạng sinh học Toàn cầu Kunming-Montreal (Kunming-Montreal Global Biodiversity Framework), cung cấp hy vọng cho việc bảo tồn và phục hồi các vùng nước nội địa, kể cả Mekong.  Bằng cách tham giao vào các nỗ lực như Thách thức Nước ngọt (Freshwater Challenge), các quốc gia có thể cùng nhau làm việc để bảo vệ và phục hồi những nơi cư trú quan trọng, thực hiện những lề lối quản lý khả chấp, và ngăn ngừa việc lan tràn của những chủng loại ngoại lai.  Ngoài ra, một Kế hoạch Phục hồi Khẩn cấp cho Đa dạng sinh học Nước ngọt (Emergency Recovery Plan for Freshwater Biodiversity), đã có sẵn, cung cấp một lộ đồ cho hành động tổng thể để bảo vệ hệ sinh thái nước ngọt:

1.      Để cho sông chảy tự nhiên hơn

2.      Cải thiện phẩm chất nước trong những hệ sinh thái nước ngọt

3.      Bảo vệ và phục hồi những chủng loại và nơi cư trú vô cùng quan trọng

4.      Chấm dứt việc quản lý tài nguyên không khả chấp

5.      Ngăn ngừa và kiểm soát sự xâm nhập của các chủng loại ngoại lai

6.      Bảo vệ các sông chảy tự do và tháo bỏ những chướng ngại sông lỗi thời

Người dân Mekong không thể chịu mất cá nước ngọt của họ hay những hệ sinh thái nước ngọt mà chúng cư trú.  Sông, hồ, đất ngập nước là những hệ thống hỗ trợ đời sống của họ và đa dạng khác thường của cá ở trong chúng rất cần cho sức khỏe của họ.  Đảo ngược nhiều thế kỷ suy thoái sẽ rất khó, nhưng có thể được – nếu chúng ta hành động một cách tập thể và cấp bách.

 

MEKONG TỪNG CHẢY TỰ DO: MỘT CẢM NGHĨ CÁ NHÂN

(The Mekong Once Flowed Free: A Personal Reflection)

Milton Osbone – Bình Yên Đông lược dịch

Journal of Greater Mekong Studies – April 2019

 

Sông Mekong. [Ảnh: VietnamPlus]

 

Khi tôi viết bài cảm nghĩ nầy hồi cuối tháng 4 năm 2019, đúng 60 năm đã trôi qua kề từ tôi thấy sông Mekong lần đầu tiên khi tôi bay từ Sài Gón, nay là thành phố Hồ Chí Minh, đến Phnom Penh trong năm 1959.  Đó là cao điểm của mùa khô và không khí đầy bụi bặm, vì thế tôi thấy sông ở dưới qua một lớp bụi mù làm mờ màu của nó thành màu xám khaki không rõ rệt khi nó chảy từ phía bắc với những khúc quanh co lớn.  Mặc dù tôi đã biết rõ trước cái nhìn đầu tiên nầy rằng Mekong là một con sông lớn, không có gì đã chuẩn bị cho tôi về kích thước uy nghi của nó.  Và nay, sau rất nhiều năm sống bên cạnh, di chuyển trên, và viết về Mekong, sông tiếp tục là một nguồn quyến rũ vô tận, nhưng cũng là một nguyên nhân để lo lắng sâu xa cho tương lai của nó.

Sống bên cạnh Mekong ở Phnom Penh, tôi trở nên quen biết với những lối thay đổi của nó, và lối thay đổi của sông Tonle Sap, một phụ lưu vô cùng quan trọng của nó, chảy tới lui hàng năm và đến và từ Biển Hồ [hồ Tonle Sap] của Cambodia.  Và rất sớm tôi học được rằng dòng sông hùng vĩ nầy, Mẹ của Nước” trong một diễn dịch thơ mộng của tên nó, khác biệt đáng chú ý với quá nhiều sông lớn khác trên thế giới.  Không những nó vẫn chảy tự do mà không có bất cứ đập nào dọc theo hành trình của nó, hình thái (morphology) khác biệt của nó đã đánh bại tất cả những nỗ lực để dùng nó để vận chuyển đường dài những lượng hàng hóa lớn lao đi khỏi Phnom Penh.  Việc sử dụng Mekong như thế không thể làm được do nhiều ghềnh thác hùng vĩ của thác Khone, nhưng cũng vì sự hiện diện liên tục của những ghềnh thác đã thỉnh thoảng ngắt hành trình của nó.  Chúng bắt đầu trong Cambodia, ở Sambor gần thị trấn Kratie, và tiếp tục cách quãng trong suốt hành trình ở Lào và vào những khúc sông ở Trung Hoa.  Một cách đích thực, khi Đoàn Thám hiểm Mekong của Pháp thăm dó sông trong thập niên 1860s, những thành viên của đoàn sau rốt hủy bỏ việc di chuyển bằng xuồng vì cần phải khuân vác liên tục qua nhiều ghềnh thác lặp đi lặp lại mà họ gặp phải.

Khi tôi nghiên cứu lịch sử của Mekong, tôi thấy rằng trong những năm thực dân đô hộ Cambodia và Lào, có những nỗ lực liên tục để khai thác Mekong cho các mục dích vận chuyển.  Nhưng những nỗ lực nầy thành công rất ít.  Nạo vét nhiều khúc sông để cải thiện thủy vận và xây cất một đường sắt để đi qua vùng thác Khone có thể được xem là “những chiến thằng” đối với thiên nhiên trong thời thuộc địa.  Nhưng nó vẫn mất trên 1 tháng để đi bằng đường sông từ Sài Gòn đến Vientiane, trong một tiến trình liên quan đến việc thay đổi tàu liên tục cũng như dùng đường sắt để đi qua thác Khone.  Xa hơn về phía bắc ở trên Luang Prabang, vẫn còn thấy những dấu hiệu thủy vận với màu xanh đỏ đã phai màu để báo cho biết nơi nào là đường đi an toàn hay nguy hiểm.  Nhưng chúng, cũng thế, vẫn là một cảm nghĩ của hy vọng trong quá khứ thay vì một thành tích thực tiễn trong nỗ lực để sử dụng sông nhiều hơn là vận chuyển người và hàng hóa địa phương.

Trong thời gian sau Thế Chiến II, đặc tính hầu như chưa đụng tới của Mekong, vẫn chưa có một đập duy nhất dọc theo hành trình của nó, được xem như một cơ hội địa chánh trị trong không khí Chiến tranh Lạnh của thập niên 1950s.  Điều nầy khiến cho nội các Hoa Kỳ cứu xét 1 kế hoạch để phát triển Mekong qua việc xây cất những đập thủy điện, theo một phương thức để phản chiếu công việc của Cơ quan Quàn trị Thung lũng Tennessee (Tennesse Valley Authority (TVA)).  Ở cấp cao nhất ở Washington, quả thật bên trong Hội đồng An ninh Quốc gia (National Security Council), nó được cho rằng xây đập để cung cấp điện giá rẻ sẽ giúp chống lại việc lật đổ của cộng sản.  Nhưng dự án Mỹ nầy được thay thế bởi một phúc trình được công bố bởi nguyên Ủy hội Kinh tế Á Châu và Viễn Đông (Economic Commission for Asia and the Far East (ECAFE)) của Liên Hiệp Quốc trong năm 1957 cũng dự trù xây đập trên Mekong ở Lào và Cambodia.  Khi phúc trình nầy được chấp thuận, các kế hoạch được đưa ra để xây cất 3 đập ở Lào và 1 ở Cambodia.  Một bộ phận giám sát được hiểu như Ủy ban Mekong (Mekong Committee), và vẫn liên kết chặt chẽ với Hoa Kỳ, được thiết lập ở Bangkok.

Australia đóng phần trong kế hoạch được dự trù nầy và trong năm 1960, như một nhà ngoại giao trẻ ở Phnom Penh, tôi tháp tùng kỹ sư Australia đầu tiên trong một chuyến thăm dò vùng chung quanh Kratie cho đập được dự trù ở Sambor.  Chính trong vùng nầy mà toán khảo sát kỹ thuật Australia bắt đầu đánh giá việc xây cất có thể có của một đập trong năm 1961.  Sambor đó lại được thảo luận như một vị trí đập có thể đánh dấu một ghi chú rất cá nhân cho người viết nầy.  Nhưng vào giữa thập niên 1960s, toán khảo sát Australia đã hủy bỏ công việc vì những lo ngại an ninh và tiến gần Chiến tranh Việt Nam.

Được thấy qua hồi tưởng, những kế hoạch đươc đưa ra trong thập niên 1950s và 1960s để xây đập trên Mekong sau khi nó chảy ra khỏi Trung Hoa đáng chú ý vì thiếu lo ngại cho môi trường và người dân có lẽ bị ảnh hưởng bởi việc xây cất chúng.  Một đập được dự trù ở Pa Mong ở Lào sẽ đòi hỏi việc dời chỗ của khỏang 250.000 người, trong khi một đập khác nằm ở ghềnh thác Khemerat ở hạ Lào sẽ làm ngập hoàn toàn thị trấn Savannakhet khá lớn.  Còn nữa, vấn đề liệu số cá vô cùng quan trọng của sông có thể bị ảnh hưởng bởi việc xây cất đập có vẻ được xem như một vấn đề thứ yếu.  Rất dễ để quên rằng thập niên 1960s là một thời kỳ của lòng nhiệt tinh quốc tế với đập – lớn lẫn nhỏ - đưa đến việc xây cất thí dụ như đập Aswan Cao ở Egypt.

Trong 20 năm tới, khi chiến tranh và cách mạng diễn ra ác liệt trên khắp hạ lưu vực Mekong, triễn vọng khai thác sông bằng cách xây các đập thủy điện biến mất.  Trong thời gian nầy, việc tiếp xúc của chính tôi với sông càng ngày càng bị giới hạn vào việc quan sát trong khi bay ở trên nó, và một cái nhìn ngắn trên mặt đất trong một chuyến thăm viếng Cambodia trong năm 1981.

Trong thập niên 1980s, vẫn còn một ít mong đợi rằng có thể phát triển một kế hoạch mạch lạc để khai thác Mekong ở Lào và Cambodia.  Nhưng đối với sự ngạc hiên chung của những người có quan tâm chú trọng đến hạ lưu Mekong, kể cả tôi, nó trở nên rõ hơn trong thập niên 1980s rằng Trung Hoa, hoàn toàn không công bố hoạt động của mình, đã bắt đầu một chương trình xây đập đại qui mô trong tỉnh Yunnan (Vân Nam), nơi sông được gọi là Lancang Jiang.  Việc xây cất đập Trung Hoa đầu tiên bắt đầu ở Manwan (Mạn Loan) trong năm 1984.  Đây là khởi đầu của 1 chuỗi 7 đập trên khúc sông chảy qua Trung Hoa.  Và có thêm 4 đập đang được xây cất và thêm một số không chắc chắn đập được dự trù.  Cần phải có một số thời gian trước khi những hậu quả ở hạ lưu của những đập nầy trở nên rõ ràng; và vẫn còn nhiều vấn đề liên quan đến các đập của Trung Hoa chưa được giải quyết, ít nhất là ảnh hưởng lâu dài ở các quốc gia hạ lưu.

Cái rõ ràng ngay lập tức là tốc độ xây đập của Trung Hoa.  Trong một thí dụ nổi bật, tôi viếng thăm vị trí cùa đập được dự trù ở Jinghong (Cảnh Hồng) ở cực nam của tỉnh Yunnan trong năm 2004 khi công việc xây cất chỉ mới bắt đầu.  Nhưng đập Jinghong được hoàn tất 4 năm sau.  Tốc độ của việc xây đập nầy rất ấn tượng vì nó làm nhỏ đi kích thước và tốc độ của đập xây ở Xiaowan (Tiểu Loan) nơi việc xây cất bắt đầu trong năm 2002 và được hoàn tất trong năm 2010.  Xiaowan là một đập khổng lồ với tường vòng cung cao 292 m, khiến cho nó là đập cao thứ 2nd thuộc loại nầy trên thế giới.

Khi Trung Hoa lao vào chương trình xây đập lớn lao của mình và khi một nền hòa bình bên ngoài đã trở lại Việt Nam, Lào và Cambodi, các kế hoạch một lần nữa xuất hiện để thành lập một bộ phận có trách nhiệm cho việc phát triển Mekong vì nó chảy qua Lào, Thái Lan, Cambodia và Việt Nam.  Vào ngày 5 tháng 4 năm 1995, 4 quốc gia nầy ký văn bản của một Thỏa ước để Phát triển Khả chấp Lưu vực Sông Mekong và cùng lúc thiết lập Ủy hội Sông Mekong (MRC) như một bộ phận có trách nhiệm thực hiện thỏa ước.  Sự kiện quan trọng nầy xảy ra vào đúng lúc tôi lao vào một quyển sách có thể được mô tả như một “tiểu sử” của sông. (Nó được xuất bản lần đầu trong năm 2000 với một phiên bản được cập nhật trong năm 2006.)

Việc đi qua chỉ một thời gian ngắn cho thấy rõ rằng việc ký kết Thỏa ước Mekong và việc thành lập MRC không phải là câu trả lời cho những thách thức quan trọng liên quan đến việc phát triển trong tương lai của Mekong như nhiều quan sát viên đã hy vọng.  Để bắt đầu, cả Trung Hoa lẫn Burma (nay là Myanmar) không ký vào thỏa ước 1995.  Trong trường hợp của Burma, điều nầy không quan trọng nhiều vì địa hình có nghĩa là chỉ có tương đối ít nước chảy vào Mekong từ quốc gia nầy.  Nhưng sự kiện Trung Hoa không phải là thành viên, quả thật vẫn là, một giới hạn trong hoạt động của MRC mặc dù thỏa thuận trễ của Trung Hoa để chia sẻ dữ kiện thủy học, và việc thành lập gần đây của diễn đàn Hợp tác Lancang-Mekong (Lancang-Mekong Cooperation (LMC)).

Nhưng quan trọng hơn sự vắng mặt của thành viên Trung Hoa trong MRC là sự thiếu sót căn bản trong bản chất của thỏa ước 1995 – một thiếu sót, đó là, đối với những người cố gắng để ngăn chận đập đang được xây trên khúc sông ở hạ lưu Mekong.  Ngược với sự mong đợi của nhiều quan sát viên, MRC không có quyền quyết định liệu hay mỗi quốc gia có thể, hay không thể, xây đập trên Mekong.  Qua tin tức đặc quyền, tôi biết rằng việc cứu xét lúc đầu quả thật cung cấp cho MRC những quyền hạn bắt buộc đó để nó có thể xác định liệu đập có thể hay không thể được xây trên sông.  Nhưng trong phân tích sau cùng, tất cả các bên của thỏa thuận đồng ý chống lại những quyến hạn bắt buộc nầy.  Đáng tiếc, sự kiện là MRC thiếu quyền hạn nầy không được hiểu bởi nhiều nhà phê bình của bộ phận.  Điều nầy có nghĩa là trong 2 thập niên vừa qua, MRC là cái đích của những chỉ trích thiếu thông tin, nhất là từ giới học thuật và những bình luận gia của tổ chức NGO đã bỏ qua việc nghiên cứu chi tiết trong văn bản của thỏa thuận.

Trong bối cảnh nầy mà chánh phủ Lào đã nắm lấy cơ hội được cung cấp bởi điều khoản thật sự của thỏa thuận để xây 2 đập trên sông ở Xayaburi và Don Sahong và dự tính xây thêm ít nhất 1 đập – và có thể 2 đập nữa – trong lãnh thổ của mình.  Liệu được mong muốn từ quan điểm môi trường hay không, và tôi đã sẵn sàng để công nhận rằng tôi thuộc những người lo ngại chết người về ảnh hưởng cùa đập Don Sahong đối với số cá, chánh phủ Lào không hành động ngoài các điều khoản của thỏa ước 1995.  Như Thứ trưởng Năng lượng và Hầm mỏ của Lào, Virapjonh Viravong, đã tuyên bố chính xác thay vì chua chát rằng, Thỏa ước Mekong 1995 “không phải là một cơ chế để chấp thuận hay bác bỏ một dự án nào đó.  MRC không phải là một văn phòng [cấp] giấy phép xây cất.”

Có rất nhiều điều có thể thêm vào cảm nghĩ nầy về việc phát triển Mekong kể từ cái nhìn [dòng sông] đầu tiên của tôi trong năm 1959.  Vì kết quả nghiên cứu khoa học, hầu hết được thực hiện bởi MRC, chúng ta nay có kiến thức chi tiết về lề lối di chuyển của cá trong sông.  Điều nầy cung cấp một căn bản để lo ngại về ảnh hưởng của các đập.  Và chúng ta biết rằng các đập đã xây của Trung Hoa đang thay đổi dòng phù sa đi xuống hạ lưu với những ảnh hưởng tai hại trên khắp hạ lưu vực Mekong, đặc biệt nhất là ở ĐBSCL.  Tôi có thể tiếp tục danh sách kiến thức có được nầy và những lo ngại được nêu lên trong nhiều đoạn nữa.  Nhưng cái gây ấn tượng rất sâu sắc là những thay đổi căn bản đã đến Mekong trong một thời gian ngắn như thế, chỉ trong vòng 40 năm.

Khi tôi kết thúc bản thảo của quyển sách về Mekong của tôi, tôi viết làm thế nào tôi trân trọng giữ gìn những kỹ niệm đặc biệt về sông của tôi nhưng lưu ý làm thế nào chúng hòa hợp với cảm nghĩ của nhiều người khác mà đời sống của họ đã nối liền với sông.  Và tôi kết thúc bằng cách trích lời của nhà thám hiểm Pháp Francis Garnier, phó trưởng đoàn Thám hiểm Mekong trong thập niên 1860s.  Ông là người của thời đại của ông với tất cả những thành kiến mà nay chúng ta không thể chấp nhận trong chủ nghĩa thực dân.  Điều nầy lưu ý, tóm tắt ngắn về Mekong của ông nghe có vẻ như thật hiện nay như nó đã từng làm khi ông xuất bản bài tường thuật lớn của chính ông về chuyến thám hiểm năm 1873.  Mekong, ông viết, “là một dòng sông độc nhất và phi thường”.