(Vietnam farmers struggle for fresh water as drought brings salinisation)
AFP – Bình Yên Đông lược dịch
MSN.com – March 20, 2024
Một nông dân ngồi trong
ruộng lúa bị hạn hán tấn công trong tỉnh Bến Tre ở miền nam Việt Nam, gặp tai
họa vì nước mặn xâm nhập. [Ảnh: Nhạc Nguyễn]
Mỗi ngày, nông dân Nguyễn Hoài Thương khẩn cầu vô vọng để mưa
xuống miếng vườn đất khô nứt nẻ của cô ở Đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam
(ĐBSCL) – trung tâm nông nghiệp “chén cơm” của cả nước.
Một đợt nóng gay gắt kéo dài 1 tháng mang lại hạn hán, làm
nứt nẻ đất trong nhà của Thương ở tỉnh Bến Tre, 130 km (80 miles) về phía nam
của trung tâm thương mại thành phố Hồ Chí Minh.
Vùng chằng chịt với những thủy lộ, nhưng đợt nóng kéo dài và
thiếu mưa đang gây mặn hóa – sự xâm nhập của nước mặn từ biển - ảnh hưởng nặng
nề hoa màu trong một vùng vô cùng quan trọng để nuôi 90 triệu dân của quốc gia.
Từng là ruộng lúa xanh
tươi ở miền nam Việt Nam nay bị khô và nút nẻ giữa đợt nóng gay gắt. [Ảnh: Nhạc
Nguyễn]
“Rất hoang phí vì bỏ trống ruộng lúa như thế vì chúng tôi
không có nước ngọt. Thay vào đó, tôi
phải nuôi bò,” nông dân Thương 31 tuổi nới với AFP từ làng nóng cháy của cô, nơi đáng lý đất phải xanh tươi với
ruộng lúa đầy nước đang khô và nứt nẻ.
Một đứa bé múc nước từ bồn
chứa nước ở tỉnh Bến Tre, nơi một số người nay buộc phải mua nước để dùng trong
nhà. [Ảnh: Nhạc Nguyễn]
Không có mưa, gia đình cô không có nước ngọt để dùng trong
nhà, và tháng rồi, cô buộc phải mua nước từ láng giềng của cô với giá 500.000
VND (20 USD).
“Chúng tôi không có giếng nước ngầm để dùng trong khi nước
mặt bị mặn,” cô nói khi cha cô bơm nước từ một bồn chứa di động vào bồn chứa
nước 1.000 l của gia đình.
Nước mà Thương mua chỉ dùng trong gia đình, từ uống, nấu
nướng đến tắm giặt, không phải cho hoa màu.
ĐBSCL đối mặt với nước mặn xâm nhập mỗi năm, nhưng thời tiết
nóng gay gắt hơn và mực nước biển dâng – cả 2 thúc đẩy bởi thay đổi khí hậu –
đang gia tăng mức rủi ro.
Các giới chức thời tiết nói đồng bằng đang chịu một đợt nóng dài bất thường trong năm nay đưa đến hạn hán ở một vài nơi, mực nước trong kinh thấp và nước mặn xâm nhập – và họ cảnh báo tình hình tồi tệ có thể chưa đến.
Mất mùa trị giá 3 tỉ
Độ mặn thường cao hơn trong mùa khô nhưng chúng đang gia tăng vì mực nước biển dâng, hạn hán, dao động thủy triều, và thiếu nước ngọt từ thượng lưu.
Nghiên cứu được công bố tuần trước nói đồng bằng, cung cấp
thực phẩm và cuộc sống cho hàng chục triệu người, đối mặt gần 3 tỉ USD một năm
vì mất mất hoa màu do có nhiều nước mặn thấm vào đất canh tác.
Khoảng 800.000 hectares đất trồng lúa và trái cây có thể bị
ảnh hưởng bởi mặn hóa, theo một nghiên cứu của Viện Khoa học Thủy lợi của bộ
môi trường.
Tỉnh Bến Tre, nơi làng của Thương tọa lạc, chịu thiệt hại
khoảng 472 triệu USD mất mát mỗi năm từ năm 2020 đến 2023, theo nghiên cứu.
“Tôi phải giảm canh tác từ 3 xuống còn 2 mùa lúa mỗi
năm. Tất cả nước trong vùng của tôi đã
quá mặn để dùng cho bất cứ việc gì,” nông dân Phan Thành Trung nói với AFP từ một ruộng lúa của ông.
Láng giềng của ông Nguyễn Văn Hưng may mắn hơn – ông có nhiều
nguồn nước ngầm mà ông có thể dùng để kiếm tiền.
“Trong lúc hạn hán và nước mặn xâm nhập, tôi bán nước ngọt
của tôi cho láng giềng. Nhưng phải nói
thật, tôi không vui,” Hưng nói.
“Lề lối thời tiết tai hại đã thật sự đánh chúng tôi rất
nặng.”
No comments:
Post a Comment