Monday, March 29, 2021

CẦN TÁI THẨM ĐỊNH GIÁ TRỊ CỦA NƯỚC ĐỂ BIẾN ĐỔI CÁC HỆ THỐNG TOÀN CẦU

(A re-evaluation of water’s values is needed to transform global systems)

Alan Nicol and Stefan Uhlanbrook – Bình Yên Đông lược dịch

International Water Management Institute – March 18, 2021


Chủ đề của Ngày Nước Thế giới năm nay, 22 tháng 3 năm 2021, là ‘Quý trọng Nước’.  Nước có giá trị thực chất – chúng ta cần nó để sống còn, cũng như tất cả các sinh vật khác trong sinh quyển.  Chúng ta có thể gọi là giá trị sống còn.  Nhưng nước cũng ở khắp nơi, có giá trị với tất cả hệ thống kinh tế xã hội kể cả xã hội con người.  Nói cách khác, giá trị chung của nó nhiều hơn giá trị tiền bạc.  Và ở đây có một thách thức căn bản: qua các hệ thống thu thập, trữ, vận chuyển và sử dụng, chúng ta đã phát triển nhiều công cụ quản lý khác nhau để mở ra một phạm vi giá trị khổng lồ từ khí hậu và an ninh lương thực, đến y tế, và bảo vệ môi trường.  Nhưng với ‘sức mạnh’ quản lý là trách nhiệm cai quản.

Giá trị thường cạnh tranh giữa, hay được lựa chọn bởi, các nhóm người dùng cá biệt và quyền lợi.  Và các nhóm người dùng rộng lớn nầy có thể không trung lập, thường kết phe và cạnh tranh.

Vì thế, các giá trị được gán cho nước được xây dựng bởi các hệ thống thị trường, bởi các tổ chức xã hội và pháp lý khác nhau, và các cơ cấu được lồng vào tấm thảm văn hóa, xã hội và tôn giáo của con người.  Nhưng không có gì tỉnh lặng và luôn có ấu đả về giá trị của nước và thiên nhiên.  Khủng hoảng y tế và khí hậu toàn cầu hiện đang đối mặt hành tinh bảo đảm rằng các ấu đả nầy đang diễn ra ngày càng tăng trong chánh trị quốc tế với ảnh hưởng từ địa phương và toàn cầu.

Và có lẽ nước và giá trị nằm ở trọng tâm của 2 thách thức lớn nhất đang đối mặt với nhân loại ngày nay – đại dịch Covid-19 và khủng hoảng khí hậu.  Vì lý do đó, nhiều giá trị của nước nay cũng thực chất để lấy quyết định cấp bách về các mục tiêu phát triển khả chấp (sustainable development goals (SDGs)), và chúng ta, do đó, cần hỗ trợ các quốc gia để thực hiện việc cai quản nước có hiệu quả ở mọi cấp để đạt được các mục đích của SDGs.

Khi chúng ta hành động để bảo đảm nước được đánh giá thích hợp trong khủng hoảng khí hậu, đại dịch và bất định của tương lai, có 3 điều cần được cứu xét:

·        Giá trị thực chất của nước rất căn bản và quan trọng nên chúng ta phải xem là người đồng giám hộ của tài nguyên, cho chúng ta và cho tất cả cách sử dụng và người sử dụng khác trên hành tinh, hiện nay và trong tương lai.  Khái niệm sở hữu tư nhân phải không vi phạm đến bản chất chung của các hệ thống nước.

·        Tính phức tạp luôn luôn là một phần của sự quý trọng nước và vì thế chúng ta phải cộng tác tập thể để giải quyết vấn đề khó khăn liên quan đến các giá trị để chúng ta có thể hòa giải cạnh tranh, khuyến khích hợp tác và bảo vệ các giá trị then chốt trong các phần khác nhau của hệ thống.

·        Để thực hiện việc giám hộ có hiệu quả, chúng ta phải cai quản nước một cách thông minh ở mọi cấp, để chúng ta có thể phản ánh trung thực vô số giá trị - gồm có an toàn khí hậu, y tế, bảo vệ môi trường, và các hệ thống kinh tế và xã hội công bằng và khả chấp.

Do đó, Ngày Nước Thế giới 2021 của Liên Hiệp Quốc dành cho Quý trọng Nước, Viện Quản lý Nước Quốc tế (International Water Management Institute (IWMI)) kêu gọi cộng đồng toàn cầu áp dụng một đường lối tổng thể để vẽ lại tấm thảm luôn thay đổi của giá trị nước ở chung quanh chúng ta, không gian lẫn thời gian, và trong nhiều phạm vi kinh tế, môi trường và xã hội của đời sống.

Ở trọng tâm của sự hiểu biết và họa đồ có hệ thống nầy chúng ta cần tăng cường và hỗ trợ việc cai quản nước có hiệu quả, có nghĩa là các hệ thống phản ánh trung thực, nối kết và hòa giải các giá trị cạnh tranh của nước và, trong tiến trình, tăng cường hợp tác và hành động tập thể giữa các quyền lợi khác biệt và các nhóm người sử dụng.  Về lâu dài, chỉ có cách nầy, chúng ta mới bảo vệ nước và phản ánh trung thực giá trị quan trọng và thực chất nhất của nó – giá trị sống còn mà nó cống hiến cho nhân loại và phần còn lại của sinh quyển.

.

LỜI KÊU GỌI HÀNH ĐỘNG CẤP BÁCH NHÂN NGÀY NƯỚC THẾ GIỚI

 (An urgent World Water Day call to action)

Amanda Bielawski and Jamison Ervin – Bình Yên Đông lược dịch

United Nations Development Program – March 19, 2021

Trong lưu vực sông Ing ở bắc Thái Lan, việc bảo tồn 483 hectares Rừng Ngập nước Boon Rueang đã bảo vệ khoảng 4 triệu USD dịch vụ sinh thái hàng năm, gồm có quy định cho nước uống và nông nghiệp, bổ sung nước ngầm và ngừa lụt.

 [Ảnh: Kynan Tegar]

Trong Ngày Nước Thế giới 2021 nầy, chủ đề ‘quý trọng nước’ đặc biệt xác nhận vai trò thiết yếu của hệ sinh thái lành mạnh trong việc duy trì nguồn cung cấp nước trên khắp thế giới.  Giữa khủng hoảng khí hậu và thiên nhiên, mối quan hệ hổ tương giữa nước và các hệ sinh thái là một khái niệm mà chúng ta phải giữ lấy đầy đủ hơn – và tài trợ.

An ninh nước “đang lạc hướng báo động”

Chưa bao giờ có lời kêu gọi cho an ninh nước – hay lời kêu gọi để bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên giúp chống đỡ nó – cấp bách như thế.  Khuôn khổ Tăng tốc Toàn cầu SDG 6 năm 2020 cho thấy tiến bộ của SDG 6 cho các mục tiêu nước “đang lạc hướng đáng báo động.”  Ngày nay, 2,2 tỉ người – khoảng ¼ dân số toàn cầu – vẫn không có nước an toàn, nhu cầu nước toàn cầu được dự đoán sẽ gia tăng 55% vào năm 2050, thiếu hụt 40% được dự đoán vào năm 2030, và thiệt hại liên quan đến nước có thể làm giảm GDP đến 6% trong một số khu vực vào năm 2050.

Các hệ sinh thái tự nhiên: Trọng tâm của giải pháp nước, nhưng lâm nguy

Rừng, đất ngập nước, đồng cỏ, và rừng đước cung cấp các dịch vụ sinh thái có giá trị cho nước.  Chúng bảo vệ tự nhiên và lọc nguồn nước, điều hòa dòng chảy theo thời gian, và bảo vệ các cộng đồng tránh các thảm họa liên quan đến nước được khí hậu làm tồi tệ thêm.  Nhưng các hệ sinh thái nầy đang bị đe dọa: 420 triệu hectares rừng đã bị phá hủy trên toàn cầu từ năm 1990, và 87% đất ngập nước đã bị mất từ năm 1700.

Các giải pháp nước dựa vào thiên nhiên từ người dân bản xứ trên thế giới

Người dân bản xứ và các cộng đồng địa phương đang dẫn đầu trong việc thực hiện các giải pháp dựa vào thiên nhiên để giải quyết khủng hoảng nước, đa dạng sinh học và khí hậu.  Sáng kiến Xích đạo của UNDP cung cấp các thí dụ gây cảm hứng:

·        Trong lưu vực sông Ing ở bắc Thái Lan, việc bảo tồn 483 hectares Rừng Ngập nước Boon Rueang đã bảo vệ khoảng 4 triệu USD dịch vụ sinh thái hàng năm, gồm có quy định cho nước uống và nông nghiệp, bổ sung nước ngầm, và ngừa lụt.  Rừng ngập nước cũng là một hố carbon mạnh mẽ, giúp giảm nhẹ khí hậu.

·        Ở Borneo, Indonesia, những ngưởi bảo vệ rừng Sungai Utik cầm đầu một chiến dịch 40 năm để bảo vệ 10.087 hectares rừng theo tục lệ, nay bảo vệ nước cho cộng đồng ở hạ lưu và nông nghiệp.  Rừng đồng thời lấy đi khoảng 1,31 triệu tấn carbon.

·        Ở Andes, Ecaduor, một hợp tác công tư do người bản xứ cầm đầu đã bảo tồn trên 33.000 hectares đồng cỏ Páramo, cung cấp nước được lọc tự nhiên cho khoảng 600.000 người ở hạ lưu.

Nay là lúc để đầu tư

Có trường hợp bắt buộc để đầu tư cho các giải pháp dựa vào thiên nhiên cho an ninh nước.  Mặc dù đầu tư vào hạ tầng cơ sở nước toàn cầu từ lâu vẫn ưu ái hạ tầng cơ sở cổ điển, đầu tư vào các giải pháp dựa vào thiên nhiên sinh lợi đáng kể.  Thí dụ:

·        Bảo vệ rừng, trồng rừng và cải thiện phương pháp canh tác ở thượng lưu có thể cải thiện phẩm chất nước cho khoảng 4 trong 5 thành phố lớn.

·        Biền nước mặn và rừng đước có thể ít tốn kém gấp 5 lần để bảo vệ vùng duyên hải tránh ngập lụt và sạt lở so với các công trình kiến tạo.

·        Các công ty tiện ích nước trong 534 thành phố lớn nhất trên thế giới có thể tiết kiệm khoảng 890 triệu USD mỗi năm qua việc phục hồi rừng và lưu vực.

Lời kêu gọi hành động cấp bách nhân Ngày Nước Thế giới

Để thực hiện an ninh nước, chúng ta phải đẩy mạnh các giải pháp dựa vào thiên nhiên trong các nghị trình nước quốc gia và toàn cầu, và quan trọng hóa các giải pháp địa phương.  Để làm thế, chúng tôi kêu gọi các nhà hoạch dịnh chánh sách nên:

·        Vận dụng dữ kiện không gian mới nhất để xác định nơi hành động tốt nhất.  UNDP và các đối tác đã tiên phong trong tiến trình để vẽ bản đồ Các Vùng Hỗ trợ Đời sống Cần thiết (Essential Life Support Areas), gồm có nước.  Tiến trình nầy đang được dùng ở Columbia với mục đích bảo đảm nước cho trên 15 triệu người.

·        Bảo vệ quyền sở hữu đất Bản xứ và học hỏi kiến thức sinh thái Bản xứ.  Người dân Bản xứ quản lý 80% đa dạng sinh học còn lại của Trái đất, nhưng không có chủ quyền cho hầu hết đất đai của họ.  Bảo vệ quyền sở hữu đất đai là bắt buộc để người dân bản xứ có thể tiếp tục quản lý thiên nhiên cho nước – như họ đã làm từ nhiều thế kỷ.

·        Huy động tài chánh để đầu tư vào các giải pháp dựa vào thiên nhiên và trộn lẫn đường lối xám-xanh.  Sẽ cần khoảng 6.700 tỉ USD đầu tư để đạt các mục tiêu liên quan đến nước vào năm 2030.  Thiên nhiên vẫn không được tài trợ đầy đủ, chỉ chiếm từ 1 đến 5% đầu tư thủy lợi.  Tài trợ pha trộn, trái phiếu xanh và các kế hoạch chi cho các dịch vụ sinh thái cung cấp cơ hội để vượt qua chướng ngại tài chánh nầy.

·        Tham gia của thành phần tư nhân.  An ninh nước và thiệt hại liên quan đến thiên nhiên là những đe dọa chánh đối với doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có dây chuyền cung cấp nông nghiệp đáng kể.  Nhưng vẫn thiếu hiểu biết về phản ứng của thành phần tư nhân.  Chúng ta cần sự tham gia của các lãnh đạo công ty trong việc đầu tư vào thiên nhiên như một phần của các kế hoạch khả chấp nước của họ.

Một khúc quanh cho đầu tư vào thiên nhiên

Như chúng tôi hình dung đầu tư phục hồi hậu Covid và khuôn khổ đa dạng sinh học sau 2020, chúng ta phải ưu tiên hóa việc đầu tư vào thiên nhiên.  Nước là mối liên hệ của nông nghiệp, an ninh lương thực, sức khỏe con người, phát triển kinh tế, ổn định khí hậu và hòa bình.  Các giải pháp dựa vào thiên nhiên cho nước có thể được bày tỏ trên một vài khuôn khổ đa phương, gồm có một số mục tiêu trong Nghị trình Phát triển Khả chấp 2030, Quy ước Thay đổi Khí hậu Liên Hiệp Quốc và Khuôn khổ Giảm Nguy cơ Thảm họa Sendai.

Ngày Nước Thế giới năm nay, một lần nữa, chúng ta nhắc nhở rằng “tất cả nước được sinh ra bởi các hệ sinh thái.”  Chúng ta hãy tạo một đường lối mới với thiên nhiên để bảo đảm an ninh nước cho tất cả.

.

Tuesday, March 23, 2021

Nam Kỳ Lục Tỉnh theo dòng thời gian (Lâm Văn Bé)

 

Bản đồ: Nguyễn Đình Đầu

* 1834: Vua Minh Mạng đổi tên Gia Định Thành gồm 5 trấn (Phiên An, Biên Hòa,Định Tường, Vĩnh Thanh và Hà Tiên)thành 6 tỉnh và đặt tên Nam Kỳ Lục Tỉnh gồm có : Phiên An (năm 1836 đổi là Gia Định, lỵ sở là thành Saigon), Biên Hòa (lỵ sở là thành Biên Hòa), Định Tường (lỵ sở là thành Mỹ Tho), Vĩnh Long (lỵ sở là thành Vĩnh Long), An Giang (lỵ sở là thành Châu Đốc), và Hà Tiên (lỵ sở là thành Hà Tiên).

* 1876: Pháp chia Nam Kỳ thành 4 khu vực hành chánh (circonscription administrative), mỗi khu vực lại được chia thành nhiều địa hạt (arrondissement) như sau:

- Khu vực Saigon có 5 địa hạt: Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Bà Rịa, Gia Định

- Khu vực Mỹ Tho có 4 địa hạt : MỹTho, Gò Công, Tân An, Chợ Lớn

- Khu vực Vĩnh Long có 4 địa hạt: Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh, Sa Đéc

- Khu vực Bassac có 6 địa hạt: Châu Đốc, Hà Tiên, Long Xuyên, Rạch Giá, Cần Thơ, Sốc Trăng

* 1882: Địa hạt Bạc Liêu được thành lập gồm 2 tổng của Sốc Trăng và 3 tổng của Rạch Giá. Như vậy, tới năm nầy, Nam Kỳ có 20 địa hạt

* 1895: Cap Saint-Jacques được tách ra khỏi Bà Rịa để trở nên thị xã tự trị(commune autonome)

* 1899: Địa hạt được đổi thành tỉnh (province), và từ đây Nam Kỳ có 20 tỉnh theo vần vè như sau :

- Gia (Định) Châu (Đốc) Hà (Tiên) Rạch(Giá) Trà (Vinh)

- Sa (Đéc) Bến (Tre) Long (Xuyên) Tân(An) Sốc (Trăng)

- Thủ (Dầu Một) Tây (Ninh) Biên (Hòa) Mỹ (Tho) Bà (Rịa)

- Chợ (Lớn) Vĩnh (Long) Gò (Công) Cần(Thơ) Bạc (Liêu)

* 1929: Cap Saint-Jacques trở thành một tỉnh.

* 1956: Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa tổ chức Nam Kỳ (Nam Phần) thành 22 tỉnh và Đô Thành Saigon. Nhiều tỉnh được đổi tên, nhiều tỉnh mới được thành lập: Bình Tuy, Phước Long (Bà Rá), Bình Long (Hớn Quản) cả hai trước thuộc Thủ Dầu Một (tên mới: Bình Dương), Long Khánh ( Xuân Lộc),

Phước Tuy (Bà Rịa-Vũng Tàu), Long An (Chợ Lớn +Tân An), Định Tường (MỹTho +Gò Công), Kiến Hòa (Bến Tre), Kiến Phong (Phong Thạnh), Kiến Tường (Mộc Hóa), An Giang (Long Xuyên + Châu Đốc), Kiên Giang (Rạch Giá +Hà Tiên), Ba Xuyên (BạcLiêu +Sốc Trăng), An Xuyên (Cà Mau), Phong Dinh (Cần Thơ), Vĩnh Bình (Trà Vinh). Năm 1959 có lập thêm tỉnh Phước Thành (gồm một phần đất của Biên Hòa, Bình Dương, Tây Ninh), nhưng bị giải thể năm 1965.

* 1961: Tỉnh Chương Thiện được thành lập (gồm một phần đất của Ba Xuyên, Kiên Giang, và Phong Dinh)

* 1963: Thêm tỉnh Hậu Nghĩa (gồm một phần đất của Long An, Gia Định và Tây Ninh)

* 1975: Trước ngày 30 tháng 4, Nam Phần có 27 tỉnh và Đô Thành Saigon.

* 1976: Sau khi nắm chánh quyền, chánh phủ Cộng Sản, ngoài việc giữ lại một số tên các tỉnh của thời Pháp thuộc và VNCH lại đặt thêm một số tên mới bằng cách sát nhập hai ba tỉnh chung lại.. Nhiều tên còn tồn tại, một số tên đã biến mất sau một thời gian khi các tỉnh cũ được tách ra trở lại, thí dụ như : Thuận Hải (Bình Thuận + Bình Tuy ), Sông Bé (Bình Dương + Phước Long), Cửu Long (Vĩnh Long + Trà Vinh), Minh Hải (Bạc Liêu + Cà Mau)

* 2007: Hiện nay, Nam Bộ có 17 tỉnh và 2 thành phố nếu không kể hai tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận được kể vào lãnh thổ Nam Bộ, theo Tổng Cục Thống Kê

SOURCE:

https://sites.google.com/site/lamvinhbinhca/tuyen-tap/bien-khao/nam-ky-luc-tinh-theo-dong-thoi-gian

.