Sunday, May 12, 2024

ĐỢT NÓNG LEO THANG CHIẾN TRANH NƯỚC Ở BẮC THÁI LAN

 (Heatwave escalates water war in Thailand’s North)

Kanophon Chanphloi – Bình Yên Dộng lược dịch

Mekong Eye – 6 May 2024

 

Một nhóm nông dân trồng lúa ở phân huyện Mae Sao, phía bắc tỉnh Chiang Mai, Thái Lan kiểm tra những ống nước ở thượng lưu rẽ nước từ một con suối đến các vườn quit.  Xung đột nước giữa những nhóm nông dân đã leo thang vì hiện tượng thời tiết El Niño, gây ra hạn hán kéo dài và tình trạng thiếu nước trên toàn quốc. [Ảnh: Visarut Sankham]

 

Các nông dân trồng lúa và quit cạnh tranh những nguồn nước hạn chế giữa hạn hán kéo dài tồi tệ thêm bởi hiện tượng thời tiết El Niño.

CHIANG MAI, THÁI LAN – Một đợt nóng không ngừng và một trận hạn hán kéo dài ảnh hưởng bởi hiện tượng thời tiết El Niño đã leo thang một tranh  chấp nước trong một cộng đồng ở bắc Thái Lan, với những dân dân trồng lúa và quit đang tranh giành những nguồn cung cấp nước ở địa phương giảm dần.

“Pai, nhìn vào đập kiểm soát hiện nay!  Một số đã lấy đi những bao cát,  và nước không rẽ vào ruộng của anh,” Somsak Kueankaew, một nông dân, hét đến bạn của ông.

Somsak và khoảng 170 nông dân trồng lúa ở phân huyện Mae Sao ở phía bắc Chiang Mai đã buộc phai thay phiên để canh chừng suối Mae Hang và Mae Sao, những nguồn trước quan trọng cung cấp cho gần 2.310 hectares ruộng lúa và vườn quit trong cộng đồng của họ.

 

Nguồn: Mapbox

 

Những hành động của họ xảy ra bởi việc sử dụng nước quá nhiều từ các suối và lúa và quit cả 2 là những hoa màu khát nước đòi hỏi thủy nông mạnh mẽ, nhất là trong mùa hè.

“Chúng tôi đã trải qua một đợt nóng như đốt đã gây ra tình trạng thiếu nước, đưa đến thêm việc trộm nước,” Somsak nói, cũng là thư ký của nhóm nông dân địa phương được thành lập để quản lý việc sử dụng nước trong phân huyện Mae Sao.

Cái họ canh chừng chống lại là việc lấy đi những bao cát được dùng để đưa nước từ những suối đến ruộng lúa cùa họ, với nước chảy đến nơi khác.  Thỉnh thoảng họ thấy đá được đặt trong thủy đạo để hướng dẫn nước đến vùng nông nghiệp nhất định.

“Ống ma”, hay những ống nước không được chấp nhận được dùng để chuyển nước, cũng hiện diện dọc theo những suối ở thượng lưu, mà không có chủ.  Trên 17 ống nước ma được khám phá trong năm nay – con số cao nhất chưa từng được ghi nhận.

 

Nông dân lấy đi những bao cát và miếng ván ngăn chận một con suối, một phương pháp được dùng để hướng dẫn nước vào vườn quit và châm ngòi một cuộc tranh giành nước với nông dân trồng lúa. [Ảnh: Visarut Sankham]

XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP

KINH ĐÀO CỦA CAMBODIA THỬ TÌNH ĐOÀN KẾT MEKONG

 (Cambodia canal tests Mekong unity)

Brian Eyler and Jake Brunner – Bình Yên Đông lược dịch

Bangkok Post – 10 May 2024

 


Cambodia có toàn quyền để phát triển hạ tầng cơ sở để khuyến khích phát triển kinh tế trong lãm thổ của họ trong Lưu vực Mekong, nhưng cách mà chánh phủ Cambodia đang thực hiện ngoại giao chung quanh kinh đào Funan Techo dài 180 km đe dọa làm mất 3 thập niên cộng tác trong Mekong.

Chánh phủ Việt Nam và những phía có quan tâm khác đã nêu lên những lo ngại về ảnh hưởng môi trường rõ ràng của kinh đáo đối với Đồng bằng sông Cửu Long từ tháng 8 năm rồi khi Cambodia thông báo cho Ủy hội Sông Mekong (MRC) về ý định đào kinh của họ.  Đến cuối tháng 4, cựu Thủ tướng Hun Sen tuyên bố rằng Cambodia sẽ không thương thảo với Việt Nam, và mặc dù việc trả lời thách thức nầy đang tập họp sự ủng hộ ở trong nước cho tân nội các của con trai ông, đàm luận của ông cũng đi ngược với thành tích vô địch của Cambodia trong việc bảo tồn sông Mekong.

Cuộc đấu khẩu giữa Cambodia và Việt Nam về dự án nầy đang làm tổn hại mối liên hệ giữa 2 quốc gia thường có những mối liên hệ tốt.  Thỏa ước Mekong 1995, mà 2 quốc gia đã ký kết, được thiết kế để giúp các quốc gia thành viên dàn xếp những khác biệt đối với những dự án Mekong như kinh Funan Techo.  Và mặc dù giới truyền thông địa phương và quốc tế đang phanh phui việc tranh cãi, các phóng viên thích chú trọng đến ồn ào chánh trị có vẻ mô phạm của luật quốc tế có thể hướng dẫn một con đường đi tới.  MRC, cơ quan thi hành Thỏa ước Mekong, đã bị loại ra ngoài lề vì Cambodia xem không chính xác kinh như một dự án phụ lưu.  Nếu kinh dào được xem đúng là một dự án trên dòng chánh, thì MRC có thể thực hiện các hoạt động tham vấn khu vực và một cuộc duyệt xét kỹ thuật do các chuyên viên cầm đầu, có thể cho phép những lo ngại đặc biệt được giải quyết và ý kiến chung được xác định.  Quan trọng hơn, tất cả 6 lần MRC đã thực hiện các hoạt dộng tham vấn khu vực và duyệt xét kỹ thuật cho các đập trên dòng chánh ở Lào, các ảnh hưởng xã hội và môi trường của những dự án nầy được làm giảm.  Dưới đây, tôi trình bày chi tiết 3 điều kiện trong Điều 5 của Thỏa ước Mekong để định lượng kinh Funan Tech cho một tham vấn khu vực do MRC cầm đầu.

Trước hết, tham vấn khu vực được đòi hỏi cho bất cứ dự án nào nối với dòng chánh Mekong và thay đổi dòng chảy của dòng chánh.  Bản đồ và bản vẽ đệ nạp bởi chánh phủ Cambodia cho MRC rõ ràng cho thấy kinh nối với cả 2 lòng lạch dòng chánh: Mekong và Bassac.  Chánh phủ Cambodia tuyên bố rằng Bassac là một phụ lưu của Mekong thì hoàn toàn sai.  Nhánh Bassax từ Mekong ở Phnom Penh, và nước của nó từ dòng chảy trong dòng chánh.

Thú nhì, tham vấn khu vực được đòi hỏi cho tất cả việc chuyển nước liên lưu vực.  Đầu kinh ở vịnh Thái Lan trong tỉnh Kep ở ngoài Lưu vực Mekong.  Ngay cả với các âu tàu cho thủy vận, kinh không nghi ngờ chuyển nước từ Lưu vực Mekong đến một lưu vực khác, mà theo định nghĩa, một sự chuyển nước liên lưu vực.

Thứ ba, tham vấn khu vực được đòi hỏi cho việc sử dụng dòng chảy của Mekong cho thủy nông trong mùa khô.  Mặc dù thủy nông không được liệt kê như một lợi ích trong tài liệu chánh thức của kinh.  Các nhà lãnh đạo có thế lực nhất của Cambodia mới đây đã ca ngợi tiềm năng của kinh để “giúp cho các hoạt động nông nghiệp bằng cách cung cấp nước để canh tác hoa màu”.  Rất hợp lý để giả sử rằng nước nầy sẽ được dùng trong mùa khô vì ngập lụt tự nhiên đưa vố số nước trong mùa mưa.  Cách duy nhất để kinh chuyển giao nước thủy nông trong mùa khô là lấy nước từ 2 lòng lạch dòng chánh Mekong.  Thỏa ước Mekong đòi hỏi không những tham vấn khu vực cho việc sử dụng cho thủy nông trong mùa khô dòng chảy của Mekong mà còn đòi hỏi một thỏa thuận giữa tất cả quốc gia đã ký kết, một thể thức ngoại giao chưa từng được MRC thi hành.

Vẫn chưa quá trễ để các quốc gia thành viên MRC khác và những phía có quan tâm thuyết phục Cambodia để yêu cầu một tham vấn khu vực theo Thỏa ước Mekong.  Cơ hội cho việc điều chỉnh cũng không mất đối với chánh phủ Cambodia, mà trong quá khứ đã rất tích cực nhất về mặt ngoại giao trong những sùa chữa khi chánh phủ Lào không đi theo những hướng dẫn của MRC, nhất là trong trường hợp của các đập Don Sahong và Sekong A.

Kinh Funan Techo tạo nên một trường hợp thử thách vô cùng quan trọng cho Thỏa ước Mekong sẽ tăng cường hoặc phá hủy việc hợp tác khu vực.  Tại sao kết quả quan trọng đối với Việt Nam đã rõ ràng, nhưng vấn đề nầy cũng quan trọng đối với Thái Lan vì năm tới, một CEO người Thái sẽ có tư thế tốt hơn để lèo lái một MRC được tăng cường thay vì một tư thế yếu kém hơn.  Kết quả cũng quan trọng đối với Cambodia và những bước sai có thể lót đường cho thảo luận kéo dài nhưng không bao giờ được thực hiện những dự án rẽ nước ở xa về phía thượng lưu có thể có những ảnh hưởng sâu đậm đối với Cambodia.  Nó cũng quan trọng to lớn đến cộng đồng quốc tế, đã đầu tư rất nhiều trong việc hợp tác, hòa bình và ổn định trong khu vực.

Saturday, May 11, 2024

Lê Hoành Sơn - Kênh đào Đế Chế Phù Nam của Campuchia: Nỗi Chết Của Đồng Bằng sông Cửu Long

 11/5/2024

https://vietquoc.org/

" Mưu đồ của Trung Cộng muốn giết dân tộc Việt Nam qua những đòn hiểm độc “không đánh cũng chết”. Khi Kênh Phù Nam hoàn thành thì hải cảng Sihanoukville (nối liền với Biển Thái Bình Dương) có khả năng của tàu chở hàng lớn nhất cập bến thường xuyên hơn, hải cảng này nổi lên như một hải cảng quốc tế lớn bậc nhất Đông Nam Á, mà cách đó chừng 20km Phó Thống đốc Sihanoukville – Long Dimanche cho biết là đang xây một khu công nghiệp rất lớn về quy mô và công suất sử dụng ở Đông Nam Á. Con Kênh Phù Nam đóng vai trò then chốt của chiến lược “Vành Đai, Con Đường (BRI)” của Trung Cộng, một chốt nối quan trọng của chiến lược BRI của Trung Cộng về con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21, trong mục đích liên kết các hệ thống thương mại và cơ sở hạ tầng ở châu Á với châu Âu và châu Phi".

 

Hình minh họa

 

Chiến tranh Ukraine, khủng bố Hamas, Do Thái rải bom trả đũa Hamas trên Dải Gaza… đang nóng trên các mặt báo hệ thống truyền thông, truyền hình quốc tế… nhiều đến nỗi choáng ngợp! Đừng quên, chúng ta là người Việt Nam không thể quên một láng giềng Campuchia “tham phú phụ bần”, bám theo chú Chệt chống lại Việt Nam.

Campuchia bị chú Chệt xúi, làm bậy chết người dân đồng bằng sông Mekong (Cửu Long) Nam Việt Nam. Đó là vựa lúa nuôi sống dân tộc Việt gần 100 triệu người. Bao năm qua Đồng Bằng Sông Mekong đã bị những con đập Thủy Điện do Trung Cộng xây ở thượng nguồn, ngăn chặn nước ngọt làm nông dân 6 tỉnh miền Tây chống chọi với cuộc sống như con bệnh dịch Covid-19 đang chống dịch trên giường bệnh. Chưa hết, Trung Cộng lại viện trợ tài chánh giúp Lào làm một con đập thủy điện trên sông Mekong tại tỉnh Xayabury miền Bắc Lào góp thêm phần chặn thêm nước ngọt xuống hạ nguồn làm cho Sông Tiền, Sông Hậu đã khô cạn trở nên khô cạn hơn!

Những con đập chắn ngang thượng nguồn sông Mekong đã giới hạn những dòng nước ngọt chảy xuống hai sông Tiền Giang và Hậu Giang đến mức chót cùng, đến nỗi hằng năm nước mặn từ biển đã tràn vào vựa lúa miền Nam làm thất thoát diện tích trồng trọt rộng lớn. Nay thêm một nhát dao chí mạng làm cho nước Hậu Giang khô cạn dòng nước ngọt để nuôi sống sinh và thực vật đang thoi thóp vì thiếu nước.

Vì đâu?

Theo báo Campuchia bằng Anh Ngữ cho biết Trung Cộng viện trợ 1.7 tỷ USD [1] và giúp đỡ kỹ thuật cho Campuchia để đào một kênh đào nhân tạo, lấy tên Kênh Đào Đế Chế Phù Nam (Phù Nam Techo Canal) từ đây gọi là Kinh Đào Phù Nam. Với chiều dài 180 cây số (km) từ thủ đô Campuchia – Phnom Penh đến hải cảng Sihanoukville. Thượng nguồn con kênh rộng 100 mét, hạ nguồn rộng 80 mét, chiều sâu 5.4 mét, hai bên trái, phải con kênh có hai tuyến đường thủy an toàn chạy ngược chiều…

 

Kênh Đào Đế Chế Phù Nam

Kênh Phù Nam bắt đầu tại kênh Takeo (Campuchia) chạy đến kênh Ta Ek của sông Bassac (hượng nguồn sông Cửu Long) rồi sáp nhập với kênh Ta Hing thuộc sông Bassac ở huyện Koh Thom. Nó chảy qua bốn tỉnh Kandal, Takeo, Kampot và Kep đến hải cảng Sihanoukville. Nguồn nước chính để hoạt động vào Kênh Phù Nam là nước của sông Bassac ở Campuchia.

Kênh Đào Đế Chế Phù Nam (2) là đại họa đối với Đồng Bằng Sông Mekong của Việt Nam?

1) Cục Quản lý tài nguyên Việt Nam đã mời các nhà khoa học, chuyên viên sông ngòi châu Á và quốc tế tham gia hội thảo và đánh giá sự tác hại của Kinh đào Phù Nam đối với vùng Đồng Bằng Sông Mekong tại Việt Nam như thế nào? Với kết luận sơ khởi cho biết: Về nông nghiệp, nguồn nước, môi trường, thuỷ sản, đa dạng sinh học, sinh kế của người đều bị tác hại.

Trước mắt thấy Kênh Đào Phù Nam lấy nước từ sông Bassac là một nhánh của sông Mekong khi đến Pnon Penh, Campuchia tẻ ra làm hai rồi đổ vào Việt Nam. Nhánh sông Bassac chảy vào Việt Nam có tên Sông Hậu (Hậu Giang), còn sông Mekong dòng chính thì thành Tiền Giang.

Theo kết quả đầu tiên của buổi hội thảo thì sông Bassac bị thất thoát nguồn nước ít nhất 77 triệu mét khối để làm đầy kênh Phù Nam. Lượng nước lớn của chi nhánh sông này cũng là thông với nước của dòng chính sông Mekong. Từ đó, mực nước hạ lưu sông Mekong vốn đã bị hạ thấp bởi những con đập thủy điện ở thượng nguồn do Trung Cộng xây nên. Nay thêm Kênh Phù Nam  thì mực nước Sông Hậu bị hạ thấp đến mức báo động nguy hiểm.

2) Khi lấy nước từ nhánh sông Bassac nó có thể làm cho nước sông chính của Mekong bị hạ xuống, dòng nước từ Biển Hồ Campuchia (Tonle Sap) chảy ngược dòng. Thay vì lấy nước từ ngoài sông Mekong vào để nuôi hàng ngàn loài cá nước ngọt nay lại chảy ngược lại. Từ lâu, sông Mekong trở thành ngư trường nước ngọt rất lớn cho thế giới chiếm 20% sản lượng đánh bắt cá nước ngọt trên thế giới. Nay nó sẽ tác hại như thế nào?

Trong một bài phỏng vấn của RFA (3) với Tiến Sĩ Brian Eyler (Lãnh đạo về xem xét đập thủy điện Mekong; tác giả cuốn sách “ Những Ngày Cuối Cùng Của Sông Mekong Hùng Mạnh”; Giám đốc Chương Trình Đông Nam Á của Trung tâm Stimson và Giám đốc Chương trình Vững Bền Nguồn Nước Năng Lượng của Washington tại Columbia, Hoa Kỳ,  đã kết luận rằng: “Kênh đào Phù Nam ở Campuchia là chiếc đinh cuối cùng đóng vào quan tài Đồng Bằng Sông Cửu Long”.

3) Mưu đồ của Trung Cộng muốn giết dân tộc Việt Nam qua những đòn hiểm độc “không đánh cũng chết”. Khi Kênh Phù Nam hoàn thành thì hải cảng Sihanoukville (nối liền với Biển Thái Bình Dương) có khả năng của tàu chở hàng lớn nhất cập bến thường xuyên hơn, hải cảng này nổi lên như một hải cảng quốc tế lớn bậc nhất Đông Nam Á, mà cách đó chừng 20km Phó Thống đốc Sihanoukville – Long Dimanche cho biết là đang xây một khu công nghiệp rất lớn về quy mô và công suất sử dụng ở Đông Nam Á. Con Kênh Phù Nam đóng vai trò then chốt của chiến lược “Vành Đai, Con Đường (BRI)” của Trung Cộng, một chốt nối quan trọng của chiến lược BRI của Trung Cộng về con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21, trong mục đích liên kết các hệ thống thương mại và cơ sở hạ tầng ở châu Á với châu Âu và châu Phi.

Vì chiến lược BRI, Trung Cộng đang biến Lào và Campuchia thành chư hầu với phương cách cho vay nợ xây dựng hạ tầng cơ sở… Thật ra, thì đó là những hạ tầng phục vụ chiến lược “vành đai, con đường” của Trung Cộng là chính. Với những khoản vay nợ khổng lồ mà thường gọi “bẫy nợ”. Hiện nay con nợ Lào đang chui vào bẩy nợ Bắc Kinh sắp đi đến khánh kiệt.

Hamas khủng bố Do Thái, hành động này khác nào Trung Cộng cấu kết với Campuchia khủng bố mềm Việt Nam.

Lê Hoành Sơn

Chú thích:

(1) https://www.khmertimeskh.com/501298529/PhùNam-techo-canal-opening-cambodia-up-to-the-world/

(2) https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%B9_Namh:

(3) https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/PhùNam-canal-in-cambodia-the-final-nail-in-the-coffin-of-the-mekong-delta-10032023123358.html

https://vietquoc.org/kenh-dao-de-che-phu-nam-noi-chet-cua-dong-bang-song-cuu-long/#more-36791