Monday, May 30, 2022

MỘT CON CÁ ĐUỐI KHỔNG LỒ THỨ HAI ĐƯỢC GIẢI CỨU VÀ THẢ TRỞ LẠI SÔNG MEKONG

 (Second rescued giant stingray returned to Mekong River)

 Asia News Network – Bình Yên Đông lược dịch

The Phnom Penh Post – 25 May 2022

 

Một con cá đuối nặng 143 kg được bắt và thả trong tỉnh Stung Treng hôm 23 tháng 5. 

[Ảnh: AKP]

 

PHNOM PENH (The Phnom Penh Post/Asia News Network): Dự án Mekong River Wonder (Kỳ quan sông Mekong) – cộng tác với Viện Nghiên cứu và Phát triển Thủy sản Nội địa (Inland Fisheries Research and Development Institute (IFREDI) – thả một con cá đuối nước ngọt khổng lồ trở lại sông, sau khi nó bị các ngư dân bắt hồm 22 tháng 5 ở xã Koh Preah, huyện Siem Bok, tình Stung Treng.

Sam Vichet, người cầm đầu Sở Quản trị Thủy sản tỉnh (FiA), nói con cá nặng 143 kg và rộng 171 cm.  Nó dài 181 cm, nhưng khi đo từ đầu đến đuôi, nó dài 365 cm.

Trước khi thả trở lại sông Mekong hôm 23 tháng 5, các viên chức của Mekong River Wonder và các nhà nghiên cứu của IFREDI tháo lưỡi câu của ngư dân ở miệng và gắn một cái thẻ và máy dò vị trí để theo dõi các hoạt động của nó.

“Cá đuối nước ngọt là chủng loại dễ bị tổn thương và có nguy cơ tuyệt chủng.  Nói chung, chúng sống trong nước sâu – như cá heo nước ngọt Mekong,” ông nói.

Ông nói thêm rằng Koh Preah là một phần của Khu Bảo tồn Cá Mẹ, và là nơi cư trú của những loại cá hiếm như cá chép môi mỏng, cá tra dầu Mekong và cá hô Mekong.  Nó là một trong những nơi sâu nhất của Mekong, và nó được canh gác bởi nhân viên của FiA, các cộng đồng đánh cá và chánh quyền địa phương.

Pheng Boeun, người cầm đầu cộng đồng đánh cá Koh Preah, nói với The Phnom Penh Post rằng cá đuối đã mắc liên tục vào lưỡi câu và lưới cá, gây lo ngại rằng chủng loại bị đe dọa bởi các hoạt động đánh cá.

“Trước hết, chúng tôi rất vui mừng khi có cơ hội thấy sự hiện diện của cá đuối khủng lồ hiếm hoi và có nguy cơ tuyệt chủng nầy.  Khi chúng tôi thấy nó mắc vào lưới của ngư dân, nó làm cho chúng tôi nghĩ rằng chủng loại đáng đối mặt với một số vấn đề, gồm có thiếu thực phẩm tiềm tàng,” ông nói.

CHIẾM ĐOẠT NƯỚC TRONG LƯU VỰC MEKONG – PHÂN TÍCH KẺ THẮNG VÀ NGƯỜI THUA CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN CỦA THÁI LAN Ở LÀO PDR

 (Water Grabbing in the Mekong Basin – An Analysis of the Winners and Loosers of Thailand’s Hydropower Development in Lao PDR)

Nathanial Matthews – Bình Yên Đông lược dịch

Water Alternatives – 2012

 

Đập Xayaburi trên sông Mekong ở Lào PDR. [Ảnh: AFP]

 

PHẦN GIỚI THIỆU

Khi sông Mekong mở đường từ nguồn ở cao nguyên Tây Tạng đến Biển Đông, nó nuôi dưỡng một lưu vực là nơi cư trú của một dân số khoảng 70 triệu người và có đa dạng sinh học phong phú nhất (Grumbine and Xu, 2011).  Đa dạng sinh học nầy bao gồm nền thủy sản nội địa lớn nhất trên thế giới với trên 1.300 loại cá gồm nhiều loại bản xứ chẳng hạn như các tra dầu khổng lồ Mekong và cá heo sông Mekong (Barlow et al., 2008).  Tuy nhiên, hầu hết sinh thái đặc thù của lưu vực và sinh kế dựa vào nó đang bị đe dọa từ quan tâm toàn cầu được làm mới trong việc phát triển thủy điện, nếu được quy hoạch kém sẽ có những hậu quả môi trường và xã hội tàn khốc (Molle et al., 2009; Pearse-Smith, 2012).

Sự sống lại của thủy điện toàn cầu nầy đang được thúc đẩy bởi nhu cầu gia tăng của năng lượng sạch, điện giá rẻ và lợi nhuận tiềm tàng (IEA, 2011; Hackney and Westhuizen, 2011).  Hầu hết tiềm năng phát triển thủy điện toàn cầu còn lại hiện diện ở Phi Châu, Á Châu và Mỹ La Tinh.  Theo phúc trình năm 2011 của Cơ quan năng lượng Quốc tế (International Energy Agency (IEA)), thủy điện toàn cầu có thể tăng đến 85% vào năm 2050, một mức gia tăng 150 đến 200 GW công suất mới (IEA, 2011).  Chỉ riêng các công ty quốc doanh của Trung Hoa, chẳng hạn như Nhóm Sinohydro và Tổ hợp Dongfang Electric; được tài trợ bởi các ngân hàng Trung Hoa, đang xây khoảng 300 dự án trong 78 quốc gia trên khắp thế giới (Hackney and Westhuizen, 2011).

Qui mô của sự bùng nổ thủy điện ở Đông Nam Á (ĐNA) có lẽ được thấy tốt nhất ở Lào PDR.  Quốc gia nhỏ không có bờ biển nầy, đóng góp 35% nước cho sông Mekong, có trên 60 đập được quy hoạch hay đang xây cất gồm có các kế hoạch cho 9 đập trên dòng chánh (xem Hình 2) (Grumbine and Xu, 2011).  Thái Lan là 1 trong những nhà đầu tư chánh trong thủy điện ở Lào PDR.  Chánh phủ Lào PDR (GoL) đã cam kết để cung cấp 7.000 MW cho Thái Lan vào năm 2015 (GoL, 2010b). Đập Xayaburi trị giá 3,6 tỉ USD đầy tranh cãi ở Lào, nếu được xây cất, sẽ là đập trên dòng chánh đầu tiên ở hạ lưu Mekong, được tài trợ bởi các ngân hàng Thái và được phát triển bởi một công ty xây cất Thái.

Thủy điện là một nguồn điện rẻ tiềm tàng với lượng phóng thích khí nhà kiếng thấp hơn so với việc đốt hydrocarbons (Barros et al., 2011; Chanudet et al., 2011).  Tuy nhiên, các đập cũng có thể có những ảnh hưởng tiêu cực đáng kể.  Chúng có thể dời cư dân số, phá hủy văn hóa, và thay đổi lưu lượng, nhiệt độ, phẩm chất nước, lượng phù sa và các hệ sinh thái dựa vào nước, làm cho nó không dùng được cho thủy nông, các dịch vụ môi trường, thủy sản và sinh kế.

Việc chiếm đoạt nước xảy ra trong việc phát triển thủy điện khi một quốc gia mạnh và các diễn viên tư nhân có thể huy động sức mạnh để kiểm soát lợi ích của thủy điện trong khi sinh kế và hệ sinh thái dựa vào nguồn nước mà thủy điện gây xáo trộn chịu ảnh hưởng tiêu cực (xem phần giới thiệu cho số đặc biệt nầy).

Bài viết nầy cho thấy rằng trong Mekong, một hội tụ của các động cơ và các yếu tố làm dễ dàng đã tạo nên những cơ hội để quốc gia mạnh và các diễn viên tư nhân từ Thái Lan và Lào PDR huy động sức mạnh chánh trị, tổ chức và kinh tế để kiểm soát lợi ích của thủy điện trong khi các ảnh hưởng xã hội và môi trường bị bỏ qua, vì thế hình thành một hình thức chiếm đoạt nước.

Bằng cách sử dụng đường lối sinh thái chánh trị, những động cơ và yếu tố làm dễ dàng, và kẻ thắng và người thua của việc chiếm đoạt nước trong nghiên cứu trường hợp ở Thái Lan và Lào PDR được cứu xét.  Phần thứ nhất cung cấp bối cảnh của các diễn viên thủy điện then chốt của khu vực và phác họa khuôn khổ chiếm đoạt nước.  Phần tiếp theo xem xét những động cơ từ trong Thái Lan.  Rồi tôi thăm dò môi trường làm dễ dàng ở Lào, trước khi phân tích vai trò của hợp tác quốc gia trong khu vực trong việc chiếm đoạt nước.  Bài viết kết thúc bằng một số nhận xét về chiếm đoạt nước và phát triển thủy điện trong lưu vực và trên khắp thế giới.

XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP

CÁ ĐUỐI KHỔNG LỒ CÓ THỂ SỐNG TRONG CÁC HỐ SÂU CỦA MEKONG

(Massive stingrays may live in Mekong’s deep pools)

Ry Sochan – Bình Yên Đông lược dịch

The Phnom Penh Post – 11 May 2022

 

Một con cá đuối mái khổng lồ nặng 180 kg bắt được ở Stung Treng hôm 4 tháng 5.

[Ảnh: Wonders of the Mekong]

 

Các nhà khoa học Hoa Kỳ cho rằng những hố sâu chưa được thăm dò trong sông Mekong ở vùng Stung Treng có thể là nơi cư trú của cá đuối nước ngọt khổng lồ, một trong những loai cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Điều nầy đến khi ngư dân câu được một con cá đuối nặng 180 kg trong Mekong hồi tuần qua, và một toán cấp cứu đã ghi nhận và thả nó trở lại sông bình an, một sự kiện tình cờ mà các nhà khoa học nói làm nổi bật tầm quan trọng toàn cầu của vùng.

Cá đuối nước ngọt có nguy cơ tuyệt chủng, dài gần 4 m, được câu bởi một ngư dân ở cộng đồng trên một đảo nhỏ ở giữa sông Mekong hôm 5 tháng 5 trong làng Koh Preah, huyện Siem Bok.

“Việc bắt cá, cùng với dữ kiên khác được thu thập bởi thám hiểm khoa học gần đây trong vùng, cho thấy rằng vùng xa xôi – có những hố sâu đến 79 m (260 feet) và là nơi cư trú chánh yếu của những thú vât biểu tượng chẳng hạn như cá heo Irrawaddy và rùa mai mềm khổng lồ - cũng có thể là nơi cư trú của cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới,”  một thông báo báo chí của Đại học Nevada, Reno cho biết hôm 10 tháng 5.

Theo thông báo báo chí, các cuộc phỏng vấn với ngư dân làm việc trong vùng cho biết con cá đuối nặng 180 kg được bắt gần đây bị lu mờ bởi các vụ bắt khác có kích thước gấp đôi trong vùng tương tự trong 20 năm qua.

Cá đuối nước ngọt khổng lồ ở Đông Nam Á là cá lớn nhất và hiếm nhất.  Nó là trong tâm của một cuộc thám hiểm gần đây bởi những nhà thám hiểm dưới nước nổi tiếng là một phần của dự án Wonders of the Mekong (Những Kỳ quan của Mekong) được tài trợ bởi Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID).

Trại của đoàn thám hiểm ở gần một trong những hố sâu của Mekong và khu bảo tồn thiên nhiên được thiết kế để bảo vệ nơi sinh sản của cá.  Vùng được chấm phá bởi những đảo được bao phủ trong rừng ngập nước theo mùa và những trại đánh cá nhỏ.

“Ngư dân ở đây kể nhiều câu chuyện bắt cá đuối kỷ lục và cá khổng lồ khác,” Zeb Hogan, nhà sinh học cá của Đại học Nevada và người cầm đầu dự án của Wonders of the Mekong, nói.  “Đó thật sự là kỳ quan mà một nơi như thề nầy vẫn còn hiện hữu.”

Thành viên của nhóm Wonders of the Mekong làm việc với ngư dân địa phương để cứu con cá đuối khổng lồ, được bắt một cách tình cờ sau khi nó nuốt một con cá nhỏ đã cắn câu.

Nhóm cứu cấp có thể gỡ lưỡi câu, cân và đo nó.  Đoạn nó được thả trở lại sông bình an.  Việc thả cá thành công làm nổi bật ích lợi của hệ thống ngư dân của dự án trong việc nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh học quý hiếm và bất thường của sông Mekong, thông báo báo chí nói.

Vùng nghiên cứu của Wonders of the Mekong nằm ngay hạ lưu của khu đất ngập nước Ramsar có tầm quan trọng quốc tế và nơi cư trú của hầu hết 1.000 loại cá của Mekong, gồm hầu hết các khổng lồ đang lâm nguy của Mekong – cá đuối khổng lồ, cá tra dầu và cá hô.

Cá đuối nước ngọt khổng lồ có thể dài đến 5 m để cả đuôi, rộng 2 m hay rộng hơn và nặng đến 600 kg.  Cá tra dầu Mekong và cá hố có thể dài đến 3 m và nặng 300-400 kg.

Các nhà nghiên cứu tin rằng vùng nầy vô cùng quan trọng vì là nơi cư trú của cá trong mùa khô và nơi sinh sản và nơi cư trú của nhiều loại cá khổng lồ có nguy cơ tuyệt chủng.  Nó là một vùng được công nhận là đặc biệt và được bảo vệ bởi các cộng đồng địa phương.

Hogan nói con cá đuối được cứu và nơi cư trú của nó làm nổi bật các đặc tính của hệ sinh thái ở dưới nước của Mekong: đa dạng, quan trọng toàn cầu, không được biết rõ – và đang bị đe dọa.

“Đây là những thế giới không thấy, không được đánh giá đúng và ngoài tầm mắt,” ông nói.

Đi đến thám hiểm tại chỗ, các nhà khoa học của Wonders of the Mekong thực hiện các khảo sát cộng đồng và thị trường để thu thập tin tức về đa dạng sinh học ở dưới nước và rồi hợp tác với Cơ quan Thủy sản của Cambodia, họ cũng thiết lập một hệ thống ngư dân đồng ý báo cáo bất cứ viêc đánh bắt cá khổng lồ hay có nguy cơ tuyêt chủng.

Sin Piseth, một bảo vệ sông ở làng Koh Preah, nói cá đuối được bắt sau khi nó nuốt một con cá đã cắn câu ở đầu dây được ngư dân quăng xuống nước bằng cách dùng cần câu máy thông thường.

Pheng Boeun, trưởng cộng đồng đánh cá Koh Preah, nói đây không phải là lần đầu tiên mà ngư dân câu được cá đuối khổng lồ.

Boeun nói rằng sông Mekong ở huyện Siem Bok có nhiều cá đuối như thế, nhưng hầu hết nặng 30-40 kg.  Tất cả các đuối được bắt thường được thả vì không có người mua vì người Cambodia không ăn cá đuối.

 

Sunday, May 22, 2022

ẦM ẦM TRÊN SÔNG: MỘT DÒNG CÁT GIÚP THÀNH PHỐ NỔI LÊN

 
(Roar on the River: A Torrent of Sand Shores Up City’s Rise)

Andrew Haffner and Roun Ry – Bình Yên Đông lược dịch

VOD – May 16, 2022

 

Công nhận nạo vét cát dùng áp lực của nước từ vòi nước để đẩy cát vào ống đưa cát đến một vựa cát hay vị trí xây cất ở Phnom Penh ngày 11 tháng 5 năm 2022. [Ảnh: Roun Ry]

 

Công nhân trườn sâu trong bụng của xà lan cát, các bắp thịt cánh tay của họ căng ra thấy rõ khi mỗi người giữ cố định một vòi nước màu xanh lớn phun một dòng nước.

Xà lan 1.500 m3 của họ di chuyển ngược với một trạm bơm, một xà lan phẳng nhỏ hơn được trang bị với một cái máy kêu ầm ầm cung cấp sức mạnh cho một ống hút dẽo đủ lớn để nuốt một đứa bé.  Khi các phóng viên viếng thăm trạm bơm hồi chiều Thứ Tư, ống đang lủng lẳng tới xà lan cát KT Enterprise để xuống cát của nó, là chuyến mới nhất, làm thành một hỗn hợp bán dung dịch trước khi được hút đi.

Giám sát trạm nầy là Try Mean, một người đàn ông to lớn và lịch sự tự nhận là quản đốc của vị trí, nằm dọc theo bờ sông Bassac ngay ở phía ngoài chùa Chak Angre Loeu ở Phnom Penh.  Mean giải thích rằng trạm trong một ngày trung bình có thể xuống 4 xà lan có cùng kích thước như các phóng viên thấy.

“Mỗi ngày, chúng tôi bơm,” Mean nói, gia đình sống ở vị trí trong một nhà nổi làm bằng tôn.  “Nếu không có vấn đề với máy móc, chúng tôi chỉ nghỉ trong các ngày lễ của quốc gia.”

Hoạt động nạo vét cát trong các sông ở Phnom Penh hầu như không thể không thấy, với các đoàn xà lan đi dọc theo các lòng lạch suốt ngày đêm.  Cát là món hàng hóa nóng ở Cambodia, nơi nó được dùng để lấp đất ngập nước và làm bê tông, tất cả rất quan trọng cho kỹ nghệ xây cất của quốc gia.

Các vị trí nạo vét cát, các vị trí san lấp và các vựa cát được xác nhận bởi các phóng viên của VOD trong chuyến đi bằng tàu dài 2 tiếng đồng hồ hôm 11 tháng 5 năm 2022. [Ảnh: VOD]

 

Mặc dù bị đại dịch làm nản lòng, việc xây cất trước đây là một trụ cột chánh của kinh tế quốc gia và chắc sẽ phục hồi với thời gian.  Nền tảng của thành phần phần lớn đến từ đáy sông của những thủy lộ chánh gặp nhau ở hợp lưu ở Phnom Penh.

Hầu hết việc nạo vét thực sự được thực hiện trong Mekong.  Nhưng một khúc sông tương đối ngắn của Bassac, gặp sông Mekong ngay ở phía nam của sông Tonle Sap, được dùng như một nơi tập họp quan trọng nơi cát được đưa lên bờ và chở đến nơi san lấp.

Ở đây, các vựa cát chấm phá bờ sông ở khoảng cách bình thường.  Hầu hết dễ nhận thấy bởi những đống khổng lồ được bổ sung liên tục bởi các xà lan khẳm ở dưới nước cạnh bờ, chờ tới phiên chúng để lên cát.  Hầu hết hàng của chúng dành cho việc nới rộng đất ngập nước ở phía nam Phnom Penh như một phần của chiến dịch san lấp đất quan trọng cho việc phát triển mới.

Nhưng tính hào phóng khoáng chất như thế đến với cái giá môi trường cao.  Đó là điệp khúc từ các nhà thủy học, nhấn mạnh rằng, trong số các vấn đề khác, nạo vét thái quá có thể làm cho bờ sông mất ổn định, gia tăng tiến trình tự nhiên của sạt lở và gây ra đất chuồi thường xuyên hơn.

Sau vụ sụp đổ bờ sông được chú ý nhiều hồi tuần qua ở Takhmao, khiến cho cả 2 bên của bờ bê tông của phụ lưu Stung Prek tới Bassac rơi xuống nước ở bên dưới, gây thiệt hại cho ngôi chùa lịch sử Trung Hoa-Khmer, cư dân nói với VOD họ cảnh giác với hoạt động nạo vét đang xảy ra chung quanh họ.

Stung Prek Tnaut đã chảy nhanh gần đây, phình ra với nước từ nhiều tuần qua của lượng mưa cao trái mùa.  Ngay như không có mưa, có lẽ không có cách để biết chắc sự sụp đổ do hoạt động nạo vét gây ra, chẳng hạn như nhiều trạm bơm neo trong Bassac cách bờ sông dưới 100 m từ nơi sụp đổ hôm Thứ Ba.

Ở bất cứ mức độ nào, đối với những người trong kỹ nghệ, công việc tiếp tục như thường lệ trong ngày Thứ Tư.  Các phóng viên của VOD trên Bassac trong 2 tiếng đồng hồ trong ngày đó trên một thuyền đánh cá thuê đếm khoảng 43 xà lan trong những giai đoạn khác nhau của tiến trình nạo vét.

Trong số đó, các phóng viên thấy 21 đang xuống cát hay chờ ở những vựa cát khác nhau và các trạm bơm dọc theo khoảng 10 km sông nối 2 bên của nơi bờ sông sụp đổ ở Takhmao.  Họ cũng nhận thấy cái có vẻ là 6 xà lan khác dường như đầy cát, và 8 đã đầy cát và đi đến các điểm xuống cát.  Thêm 9 xà lan trống không cũng chạy trong thời gian đó.

Tất cả ngoại trừ 1 xà lan trống đi về phía bắc, có lẽ để nạo vét nhiều nơi trong Mekong.  Chiều hướng đó được đảo ngược cho xà lan đầy, với tất cả ngoại trừ 1 đi về phía nam, có lẽ để xuống cát ở 1 trong ít nhất 8 vựa cát được các phóng viên quan sát.

Một số lưu thông nhiều nhất ngay ở phía nam của cầu Chbar Ampov, có thể nhìn thấy trung tâm Phnom Penh một cách dễ dàng.  Mặc dù tất cả hoạt động nạo vét nầy đã được quan sát, bao nhiêu cát thực sự được lấy đi từ các sông thì không rõ.

Một công nhân nạo vét cát dùng dây thừng để kéo bè của anh đến một trạm bơm cát ở Phnom Penh vào ngày 11 tháng 5 năm 2022. [Ảnh: Roun Ry]

 

Công nhân nạo vét cát dùng áp lực của nước từ vòi nước để đẩy cát vào ống để đưa đến vựa cát hay vị trí xây cất, trong một xà kan cát ở Phnom Penh hôm 11 tháng 5 năm 2022. 

[Ảnh: Roun Ry]

 

Gần chùa Chak Angre Loen, Mean nói ông kiếm được 350 USD mỗi tháng.  Ông đã ở trạm nầy khoảng 6 năm, trong lúc thủy thủ duy trì mức bơm hiện nay.  Làm nhanh con toán, 4 xà lan có thể chở 1.500 m3 đến hầu như mỗi ngày sẽ là 2,1 triệu m3 cát mỗi năm, như một ước tính cao.

Con số đó tương đương với 3,5 triệu tấn cát mỗi năm, nhà nghiên cứu Chris Kackney, người nghiên cứu việc khai thác cát Mekong như một nhà địa lý học của Đại học Newcastle ở Anh, nói.

Bộ Hầm mỏ và Năng lượng giám sát việc nạo vét cát ở Cambodia và đã công bố thống kê khai thác cát trong năm 2019, nói kỹ nghệ khai thác khoảng 9 triệu m3 trong năm đó.

Ngày nay, Ung Dipola, phó tổng giám đốc của Tổng Nha tài nguyên Khoáng sản, nói con số đó trên 13 triệu m3.  Nó được chia giữa Mekong và Bassac, Dipola nói, với khoảng 1 triệu m3 đến từ Bassac.

Ông nói với VOD hiện có 44 công ty cát có giấy phép dọc theo khúc sông Mekong từ biên giới Lào đến biên giới Việt Nam, và 7 công ty khác trên Bassac.  Các vị trí nạo vét trên sông nhỏ hơn chạy từ hợp lưu ở Phnom Penh xuống đến biên giới Việt Nam, ông nói thêm.

Nói về tiến trình cấp giấy phép, Dipola nói một số nơi nhỏ ở Mekong đã được chấp thuận để nạo vét.

“Dưới 1% những nơi chúng tôi đã cấp giấy phép cho các công ty cát so với sông Mekong rất lớn, vì nó khoảng 500 hay 550 km từ biên giới Lào đến biên giới Việt Nam.  Nó thật sự là một con số nhỏ.”

Dipola nói bộ cấp giấy phép cho người đào cát trong 2 năm bên trong vị trí được chấp thuận.  Bộ xác nhận các vị trí nơi có nhiều cát để nạo vét, thường thường ở nơi cạn, và chỉ cho phép lấy cát ở đó, ông nói.

“Chúng tôi không thể đưa bất cứ công ty nào đến bơm cát ở nơi đã sâu,”  Dipola giải thích.  “Thỉnh thoảng khi nó cạn, cát sẽ gom lại với nhau và làm thành đảo nhỏ.”

Có quá nhiều cát trong sông có thể gây khó khăn cho tàu bè đi qua, ông tiếp tục, và có thể thay đổi dòng nước ảnh hưởng đến bờ sông.  Dipola cũng tin rằng nạo vét cát rất tốt để khuyến khích đa dạng sinh học, “vì khi nước cạn, nước sẽ nóng hơn, và nếu nó nóng hơn thì cá sẽ chết.

Các nhà thủy học và nhà bảo tồn thường nói rằng nạo vét mạnh mẽ có những ảnh hưởng trái ngược cho 2 diểm sau cùng, và nguy hại cho cả đa dạng sinh học và sự ổn định của bờ sông.

Các nhà nghiên cứu, kể cả Hackney, cũng nghi ngờ các ước tính chánh thức của việc khai thác cát sông ở Cambodia, tin rằng con số thật sự cao hơn nhiều.

Một người đàn ông đứng trên đống cát gần một máy đào đất ở một vựa cát ở Phnom Penh hôm 11 tháng 5 năm 2022. [Ảnh: Rou Ry]

 

Một số tin tức do thành phần tư nhân công bố có vẻ xác nhận điều nầy.  Nhà phát triển siêu dự án OCIC, nới rộng Koh Pich với một số lượng san lấp lớn, loan báo hồi cuối năm 2020 rằng họ cần khoảng 90 triệu m3 cát để san lấp Koh Norea, một kế hoạch đào Mekong đang tiến hành, cũng như một phi trường khổng lồ trong tỉnh Kandal.

Nếu thống kê của bộ chính xác, thì riêng cát được bơm qua trạm của Mean có thể chiếm trên 1/6 của tất cả cát được chở từ các sông trong 1 năm.

Ở bất cứ mức độ nào, Mean nói trạm bơm của ông không phải là trạm duy nhất của công ty ông đang làm việc, mà ông không nêu tên.

“Đây là vị trí duy nhất như vậy, nhưng có nhiều… khoảng 20-30,” ông nói, mặc dù ông không cho biết mức sản xuất.

Mean giải thích những vị trí khác cung cấp cát cho nhiều dự án khác nhau chung quanh vùng đô thị Phnom Penh, gồm có việc phát triển phi trường Kandal.

Quản đốc nói rằng một số cát từ trạm của ông được mua từ các nhà khai thác cát liên hệ với Try Pheap, một trùm tư bản có thể lực nổi tiếng với những thương lượng trong việc khai thác tài nguyên, cũng như những người khác mà ông chỉ gọi là “người giàu.”

Con trai của Pheap, Try Dalin, được liệt kê như người điều hành của một đơn vị kinh doanh nạo vét là Global Green Cambodia Energy Development.  Công ty đó được báo cáo cung cấp cát cho nhiều dự án quan trọng nay đang san lấp đất ngập nước Choeung Ek về phía nam của Phnom Penh.

Do đó, Mean nói cát ở trạm của ông được đưa trực tiếp bằng ống từ xà lan cách xa khoảng 1 km đến vị trí phát triển khu dân cư quan trọng của Nhóm Peng Huoth, xây các cộng đồng lớn có cửa được gọi là borey.  Mean nói cát đến nơi cuối cùng bằng các ống đặt bên dưới đường.

Mặc dù ông không cho biết điểm cuối cùng, có lẽ là việc phát triển Peng Huoth được gọi là Star Natural.  Khu dân cư đó nằm cách sông khoảng 1 km bên bờ hồ Boeng Tompun, là một phần của hệ thống đất ngập nước đang biến mất như Choeung Ek.

Đại diện của Peng Huoth không trả lời yêu cầu của phóng viên để cho ý kiến về việc sử dụng cát để san lấp.

 

Kao Les, một ngư dân sống và làm việc dọc theo sông Bassac ở thành phố Takhmao, nhìn sông trong khi đứng trên thuyền hôm 11 tháng 5 năm 2022. [Ảnh: Roun Ry]

 

Theo nhà nghiên cứu Hackney, những hệ thống rộng lớn hơn được Mean mô tả có lẽ phù hợp hơn với số cát thật sự được nạo vét từ Mekong và các sông khác ở Cambodia.

“Luôn luôn khó khăn để cung cấp ước tính dứt khoát, và con số sẽ thay đổi tùy theo người mà anh nói chuyện, nhưng bằng cách dùng hình ảnh vệ tinh có độ phân giải cao, chúng tôi có thể đếm con số xà lan cát hoạt động trên sông mỗi tháng,” ông nói trong một email gởi cho VOD.  “Ước tính tốt nhất của chúng tôi về bao nhiêu cát đươc nạo vét từ lòng lạch Mekong hiện nay là 59 triệu tấn (~39 triệu m3) trong năm 2020.  Nó tăng từ 24 [triệu tấn] trong năm 2016, gia tăng từ năm nầy sang năm khác.”

Hackney nói kỹ nghệ cát ở Cambodia được trang bị tốt để khai thác mạnh mẽ vì một số điểm khiến nước nầy nằm ngoài những nước ngang hàng ở Đông Nam Á.

Đầu tiên là việc sử dụng xáng hút, hay các ống dày để hút cát từ đáy sông.

Trong các quốc gia chẳng hạn như Việt Nam, nạo vét thường được làm “một cách máy móc,” Hackney nói, với gàu và cần trục.  Việc sử dụng dụng cụ hút cho phép thủy thủ đoàn của các xà lan ở Cambodia làm đầy chúng nhanh hơn và có hiệu quả hơn, ông giải thích.

“Ngoài ra, thời gian di chuyển ngắn giữa các vị trí nạo vét và vị trí bơm chung quanh Phnom Penh và dọc theo bờ sông Mekong,” Hackney tiếp tục.  “Điều nầy có nghĩa là thời gian giữa việc lấy cát và xuống cát ngắn hơn – so với Việt Nam nơi các tàu cát thường di chuyển một vài ngày đến thành phố Hồ Chí Minh để xuống cát và rồi trở lại đồng bằng.”

Với điều kiện chín muồi để thành công, những người điều hành nạo vét có thể đặt xà lan trên sông đã tạo nên một kỹ nghệ khác thường trên sông Mekong ở Cambodia.

Đối với các công nhân có nhiệm vụ nạo vét thật sự, điều nầy có thể là công việc khó khăn nhưng, trong mắt họ, được trả lương hậu.

Sal Vantha, một thủy thủ nạo vét, nói với các phóng viên trong cabin sạch sẽ và thoáng khí của xà lan 300 m3 của anh khi nó xuống cát ở một vựa cát nhỏ ở hạ lưu của Mean.

Anh nói tiến trình xuống cát, giống như xà lan lớn hơn, có thể kéo dài 1 tiếng đồng hồ, dài như thời gian để lên cát.

Vantha, 22 tuổi, nói anh làm nạo vét khoảng 2 năm và kiếm được 300 USD mỗi tháng.

Anh giải thích anh có 1 ông xếp mà anh không nêu tên, làm chủ tàu và cho mướn để chở cát khi cần.  Theo Vantha, người chủ bảo anh nơi nạo vét cát, bơm nó vào ống hút, rồi vựa cát mà anh xuống cát.

Công nhân nạo vét cát dùng áp lực của nước từ vòi nước để đầy cát vào ống sẽ vận chuyển đến vựa cát hay vị trí xây cất, trong một xà lan cát ở Phnom Penh hôm 11 tháng 5 năm 2022. [Ảnh: Roun Ry]

 

Trong 1 ngày, anh giải thích, nếu vị trí nạo vét xa, xà lan có thể thực hiện 2 chuyến.  Nếu gần hơn, họ có thể làm được 3 chuyến.  Ngoài ra, Vantha nói anh không biết nhiều về việc sử dụng cát anh bơm.

“Tôi không chắc, nhưng tôi biết họ lấy cát để san lấp nhiều thứ - có thể là ao hay hồ,” anh nói.

Trở lại thượng lưu nơi có hoạt động bơm lớn hơn nhiều được giám sát bởi Mean, quản đốc thẳng thắn hơn về một số vấn đề mà ông đối mặt trong thời gian ở trong kỹ nghệ nạo vét.  Thỉnh thoảng xà lan gây thiệt hại bờ sông khi họ kéo quá gần đất liền, Mean giải thích, có thể làm sạt lở tồi tệ thêm ở các vựa cát.  Cái gì nữa, ông nói, láng giềng thỉnh thoảng chống đối tiếng ầm ầm điếc tai của máy bơm, chạy từ 6 AM đến 6 PM.

“Nó quá ồn và một số người than phiền rằng chúng tôi quấy rầy họ.  Nhưng họ không nên than phiền tôi – tôi không phải là chủ.  Tôi chỉ là công nhân,” Mean nói.

Nhưng, ông tin rằng, nói chung, kỹ nghệ cát là một điều tích cực.

“Đối với tôi, nó OK, đây là một phát triển tốt và chúng tôi làm đúng luật,” Mean nói.  “Trước đây, đúng, tôi có thể nói họ làm điều nầy [bơm cát] một cách hỗn loạn, khắp nơi, nhưng nay nó không giống như thế.  Có những nơi người dân có thể bơm cát, và rằng bơm cát tốt cho việc phát triển quốc gia.”

Người vét cát trẻ hơn, Vantha, cũng nói công việc của anh hầu hết là tốt.  Anh không nói gì về vai trò của cát trong việc phát triển, giải thích rằng anh chỉ làm để kiếm tiền.

Vantha từ chối khi được hỏi nếu anh chọn một vai trò khác nếu có cơ hội.

“Không có cơ hội [khác],” Vantha nói.

ĐỐI VỚI MEKONG KIỆT SỨC, TUNG TÓE LÀ TIN VUI


(For the distressed Mekong, a splash of good news)

Mekong River Commission – Bình Yên Đông lược dịch

Mekong River Commission – 16 May 2022


Vientiane, Lao PDR, 16 May 2022 – Sau 4 năm “dòng chảy thấp” liên tiếp và hạn hán gây khó khăn cho các gia đình đánh cá và canh tác dọc theo sông Mekong, cuối cùng đã có ánh sáng le lói của tin vui cho thủy lộ lớn nhất của Đông Nam Á (ĐNA): 4 tháng đầu của 2022 ướt nhất trong nhiều năm.

Đây là kết quả của lượng mưa gia tăng và Trung Hoa xả thêm nước từ các đập ở thượng lưu, theo dữ kiện theo dõi của Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission (MRC)).  Hai yếu tố nầy kết hợp với lưu lượng phù sa và chất dinh dưỡng lớn hơn, nâng cao nguồn cá, khuyến khích nông nghiệp và mang lợi ích cho 70 triệu người sinh sống trong các cộng đồng ven sông nầy.

Tuy nhiên, việc phát triển tích cực nầy cũng có thể thoáng qua: tháng 7 có thể mang thêm hạn hán đến nhiều nơi ở hạ lưu vực Mekong, theo tiên đoán hạn hán của MRC, một tổ chức liên chánh phủ gồm có Cambodia, Lào PDR, Thái Lan và Việt Nam.

Chính xác hơn, mặc dù độ ẩm của đất hiện nay cho thấy cải thiện đáng kể trong năm 2020 và 2021, vào tháng 7 điều kiện hạn hán có thể xảy ra ở thượng và hạ Lào PDR, tây Cambodia và cao nguyên miền trung Việt Nam.

“Điều nầy cho chúng ta hy vọng rằng Mekong đang bình phục và bổ sung,” Tiến sĩ (TS) Winai Wangpimool, Giám đốc Hỗ trợ Kỹ thuật của MRC, nói.  “Dù sao, điều nầy không loại trừ rủi ro của hạn hán vừa phải.”

Thật vậy, theo các con số của MRC, mực nước trên khắp lưu vực vẫn còn thấp hơn trung bình 60 năm từ 1961 đến 2021 – và dưới thập niên gần nhất của dòng chảy lành mạnh, từ 2008 đến 2017.

Thay đổi khí hậu, hạn hán và các dự án hạ tầng cơ sở nước đã tạo nên một “thách thức chưa từng thấy” cho ĐNA, như TS Anoulak Kittihoun, CEO của Văn phòng MRC, cảnh báo trong tháng trước trong “Diễn văn Tình trạng Mekong” đầu tiên của ông.  “Đất ngập nước của chúng ta đang biến mất, phù sa giàu dinh dưỡng đang giảm, và độ mặn gia tăng đang làm hại mùa lúa.”

Hơn nữa, năm ngoái, mùa mưa truyền thống rút ngắn từ 5 xuống 4 tháng, từ tháng 6 đến tháng 10 xuống tháng 7 đến tháng 10.  Đó là cái làm cho việc bổ sung nước nầy quan trọng.  Dĩ nhiên, nhiều mưa cũng mang rủi ro của mưa rào và lũ quét – và nguy hiểm cho sinh mạng và tài sản.

Nhưng, những con số vẫn hứa hẹn.  Các chỉ số khí tượng của MRC cho thấy rằng từ tháng 11 năm 2021 đến tháng 4 năm 2022, LMB (hạ lưu vực Mekong) không chỉ ướt hơn những năm bình thường – nhất là năm 2019 và 2020 – nhưng lượng mưa tích lũy trong năm 2022 trên trung bình khoảng 25%, toàn lưu vực.

Ở thượng lưu, thí dụ, nay Trung Hoa cung cấp dữ kiện trong mùa khô ngoài dũ kiện trong mùa mưa, trạm theo dõi Jinghong (Cảnh Hồng) cho thấy chiều cao m trong tháng 3 và 4 thường xuyên vượt mực nước trong năm ngoái.

Ở Chiang Saen, Thái Lan – trạm theo dõi trên cùng thứ nhì trong LMB – mực nước dâng lên từ 1,84 m vào ngày 2 tháng 3 đến 3,25 m vào ngày 11 tháng 5.  Những con số nầy thấp hơn trung bình 60 năm – và cao hơn mực nước 2019-2020.

Ở trạm Vientiane, thủ đô của Lào, mực nước trong ngày 2 tháng 3 và 11 tháng 5 vượt quá trung bình 60 năm – và cao hơn mức 2019-2020.

Ở Cambodia, trong khi đó, mực nước trong cùng thời kỳ - dọc theo khúc sông từ các trạm theo dõi Stung Treng đến Kompong Cham – gia tăng từ 0,66 đến 2,22 m.  Đó là một mức dâng 1,5 m, so với cùng thời gian của năm trước.

MRC tiếp tục theo dõi tình hình, vì cơ quan xuyên biên giới được tin cậy để quản lý sông và khuyến khích phát triển có trách nhiệm.  Nó cũng xuất hiện như một trung tâm kiến thức hàng đầu của khu vực, phân phối dữ kiện cần thiết cho quần chúng, chánh phủ và các bên có quan tâm khác.

“Chúng tôi gởi tiên đoán hàng ngày đến các quốc gia thành viên của chúng tôi và các bên liên hệ khác, như một báo động – để họ chuẩn bị thích đáng,” Wangpimool nói.