Công trình thủy điện lạ lùng nhất trên thế giới
Kể từ lúc Nhà
máy Thủy điện An Khê - Kanak đi vào hoạt động, hàng trăm gia đình dân huyện Tây
Sơn, tỉnh Bình Định rơi vào cảnh khốn đốn vì mất đất vào mùa mưa, thiếu nước
tưới vào mùa khô. Có quá nhiều dư luận về sự thiệt hại khổng lồ này, tôi chỉ
nêu những thiệt hại đáng kể nhất.
Không chỉ làm
cuộc sống hàng chục vạn gia đình dân hạ lưu sông Ba thuộc 2 tỉnh Gia Lai, Phú
Yên bị đảo lộn, từ nhiều năm qua, việc lấy nước sông Ba trả về sông Côn của Nhà
máy Thủy điện An Khê - Kanak còn khiến nhiều người dân Bình Định điêu đứng.
Thủy điện “nuốt” đất
Năm năm trước,
dọc 2 bên bờ suối Cát (đoạn chảy qua thôn Thượng Giang 1, xã Tây Giang và thôn
Trung Sơn, xã Tây Thuận, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) là những ruộng bắp, đậu
xum xuê thì nay bị bỏ hoang, khô cằn. Hai bờ suối bị xâm thực, khoét sâu, tạo
thành những bức tường dựng đứng, cao 4-5 m.
Nhiều cánh đồng nứt nẻ
do hạn hán
|
Theo người dân
địa phương, trước đây, lòng suối Cát chỉ khoảng 15-20 m. Thế nhưng, từ năm
2011, khi Nhà máy Thủy điện An Khê - Kanak bắt đầu xả nước, suối Cát cứ thế
“ngoạm” dần vào đất hoa màu, nhiều đoạn bị phá rộng đến 100 m.
Nhà máy Thủy
điện An Khê - Kanak xả nước với lưu lượng lớn vào suối Cát nhưng không làm kè
chắn đã gây sạt lở nghiêm trọng, làm người dân mất đất sản xuất.
Ông Ngô Tốt,
Chủ tịch UBND xã Tây Giang, xác nhận chính việc Mùa khô năm nay, trong lúc
người dân khổ sở vì nước cạn kiệt thì nhà máy cắt nước khiến suối Cát trơ đáy.
Hậu quả, gần 150 ha lúa vụ đông xuân của hàng trăm gia đình dân huyện Tây Sơn
đang trong giai đoạn làm đòng, trổ bông có nguy cơ mất trắng.
Những cánh đồng nứt
nẻ, lúa khô héo để bò ăn ở Tây Nguyên
|
Còn tại thị xã
Ayun Pa (Gia Lai) đến rơm rạ cũng không có để cho bò ăn. Người dân phải tìm mua
để cứu đàn bò khi hết cỏ. Chị Rơ Chăm Huyên cho biết cứ hơn một tuần phải mua
một xe rơm giá gần 2,5 triệu đồng cho 7 con bò.
Từng bị lũ “chôn sống”
Công trình “sai
lầm thế kỷ” đã gây ra nhiều hệ lụy, thậm chí là thảm họa cho người dân.
Điển hình, ngày
15-11-2013, nước từ trên núi An Khê đổ xuống, cuốn trôi đất cát đổ ập xuống Nhà
máy Thủy điện An Khê. Bùn cát theo nước lũ đổ tràn từ bên ngoài vào trong nhà
máy gây ngập cả 2 tổ máy đặt dưới tầng 1. Tai nạn này khiến nhà máy ngưng vận
hành trong hơn 1 tháng, “chia nước” xuống sông Côn với lưu lượng lớn tràn ra
sông Ba, làm ngập, sập nhiều nhà dân và hàng trăm hecta hoa màu, “chôn sống”
nhiều nhà dân.
Lần đầu tiên
trong lịch sử, thị xã An Khê phải hứng chịu một trận lũ lịch sử.
Điển hình, vào
ngày 25/5/2011, Nhà máy thủy điện An Khê- Kanak đã bất ngờ xả nước khiến 50 ha
hoa màu của người dân bị ngập úng, 10 con bò bị nước cuốn trôi, 62 máy nổ, máy
bơm nước của các gia đình dân ở huyện Kbang bị cuốn trôi… Thiệt hại khoảng 10
tỷ đồng nhưng các gia đình dân chỉ được đền bù 4,5 tỷ đồng.
Chủ tịch “Công trình sai lầm thế kỷ” được nguyên Chủ tịch tỉnh “lén” ký
đồng ý
Theo báo Dân
Trí, dẫn lời ông Huỳnh Thành, ĐBQH tỉnh Gia Lai tố cáo: “Trước đây, khi xây
dựng nhà máy đã xin ý kiến Thường vụ tỉnh ủy nhưng không được thường vụ nhất
trí, lúc đó đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh nói các nhà khoa học nói hợp lý nên
đồng chí ấy đã ký đồng ý cho xây dựng nhà máy. Và sau này mới biết đồng chí ấy
đã ký và đồng chí ấy đã nói như vậy. Và mặc dù có nhiều ý kiến phản đối của các
cơ quan ban ngành tỉnh, nhưng người ta vẫn xây nhà máy vì có văn bản ký đồng ý
của Chủ tịch nhưng không thông qua Thường vụ”.
Nói rõ hơn là
ông chủ tịch tỉnh đã lén lút ký cho phép xây nhà máy thủy điện này. Tại sao ông
chủ tịch tỉnh phải lén lút ký vội vàng như thế mà không nghe bất kỳ sự đánh giá
nào của các nhà khoa học cũng như của những “đồng chí” cùng làm việc với mình?
Tất nhiên phải có một sự bất minh nào ở đây.
Không cần nói
rõ mọi người đều thừa biết rằng sự sai lầm thế kỷ này nó được xây dựng chỉ vì
cái túi tiền của anh nhà thầu to quá. Điều này vẫn chưa được làm sáng tỏ
trong khi sự phẫn nộ của người dân VN ở khắp nơi đang lên án mạnh mẽ.
Như ông đại
biểu Thành đã nói trước Quốc Hội: “Việc xây dựng Thủy điện An Khê – Ka Nak đã
chuyển hướng một dòng sông lớn đang nuôi sống hàng triệu dân như vậy trên thế
giới không bao giờ có”.
Vậy là quan đầu
tỉnh VN hơn hẳn thế giới về cái sự mờ mắt làm hại cả một vùng dân cư rộng lớn
này. Bán cả cái văn phòng tỉnh ấy đi cũng không đủ tiền đền bù cho dân. Kết quả
là anh dân đen đành chịu cho quan đầu tỉnh hành hạ chứ không phải vì thiên tai
bão lụt.
Cái nạn các
quan lớn đã ít học lại nhắm mắt làm liều thành thứ bệnh còn đáng sợ hơn cả
thiên tai bão lụt.
Văn Quang
No comments:
Post a Comment