Một nông dân Việt Nam bên cánh đồng lúa xanh mướt vùng ĐBSCL hôm
11/12/2014
|
Tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn ở
đồng bằng sông Cửu Long và các nước thuộc hạ nguồn sông Mekong đang làm dấy lên
những câu hỏi đến vấn đề thay đổi khí hậu và tác động của các đập thủy điện
trên dòng sông Mekong. Bên cạnh đó là những lo ngại về hiệu quả làm việc của Ủy
hội sông Mekong bao gồm các nước Việt Nam, Lào Campuchia và Thái Lan trong đó
Myanmar và Trung Quốc chỉ đóng vai trò đối tác. Việt Hà phỏng vấn chuyên gia
Richard Cronin, Giám đốc chương trình Đông Nam Á thuộc trung tâm Stimson ở
Washington DC, Hoa Kỳ, về những vấn đề này.
Việt Hà: Thưa ông có nhiều yếu tố gây hạn
hán và xâm nhập mặn ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long hiện nay. Có ý kiến cho
rằng nguyên nhân chính là do việc xây đập của các nước ở thượng nguồn nhưng
cũng có ý kiến cho rằng thay đổi khí hậu là nguyên nhân chính. Theo ông yếu tố
xây đập thủy điện đóng góp thế nào vào tình hình hiện nay?
Richard Cronin: Đã có những sự kiện từ trước kia mà
Trung Quốc bị cáo buộc là nguồn gốc vấn đề. Ủy hội sông Mekong (MRC) đã có một
câu trả lời rất mập mờ về nguyên nhân của hạn hán vào năm 2010. Vấn đề là lúc
đó mọi người phàn nàn về Trung Quốc và cuối cùng Trung Quốc đồng ý xả nước từ
đập ra nhưng nó cho thấy một vấn đề quan trọng khác đó là lập luận của Trung
Quốc với các nước hạ nguồn sông Mekong là các đâp của Trung Quốc sẽ giúp họ vì
chúng sẽ đưa thêm nước vào sông trong mùa khô nhưng nhiều mùa khô đã qua
mà điều này không xảy ra.
Đã có những sự kiện từ trước kia mà
Trung Quốc bị cáo buộc là nguồn gốc vấn đề. Ủy hội sông Mekong (MRC) đã có một
câu trả lời rất mập mờ về nguyên nhân của hạn hán vào năm 2010.
- Richard Cronin
Bây giờ với sự tăng trưởng kinh tế
chậm lại và nhu cầu điện ở Trung Quốc thấp hơn thì điều này có nghĩa là ở các
đập của Trung Quốc người ta sẽ phải quyết định là họ để nước đi qua đập trong
khi họ không dùng nó để sản xuất điện hoặc chỉ để nước đi qua khi cần dùng để
sản xuất điện. Điều này tạo nên một sự mập mờ không rõ cho những nước hạ nguồn.
Họ sẽ không biết là họ sẽ nhận được bao nhiêu nước và Trung Quốc sẽ thay đổi
tình hình thế nào. Đó là một vấn đề lớn.
Theo lý thuyết thì điều này cần phải
được đề cập ở Thượng đỉnh Lan Thương- Mekong, họ cần phải phải thảo luận hợp
tác giữa việc Trung Quốc điều hành các đập và nhu cầu nước của các nước hạ
nguồn sông đặc biệt là vào mùa khô…
Chúng tôi không biết được cụ thể
Trung Quốc đang làm gì và họ xả nước ra bao nhiêu nhưng chúng tôi biết là vào
lúc này, theo ước tính của các chuyên gia thì các con đập của Trung Quốc đang
giữ lại khoảng 80 đến 90% phù sa mà đáng ra phải chảy xuống hạ lưu Mekong.
Phù sa này cần phải xuống vùng đồng
bằng nhưng giờ bị giữ lại và đó là nguyên nhân khiến đồng bằng phía dưới sông
Mekong bị thu hẹp lại vì không có đủ phù sa. Bên cạnh đó là mực nước biển cũng
đang lên cũng góp phần làm đồng bằng thu hẹp. Lượng phù sa chảy xuống dòng sông
giảm một phần nữa bởi các con đập mà Việt Nam xây ở Tây nguyên và các con đập
mà Lào cho xây dựng. Các con đập này đã ngăn cản phù sa xuống đồng bằng. Nhìn
chung có nhiều yếu tố ảnh hưởng và trong đó có yếu tố Trung Quốc nhưng chúng
tôi lại không có dữ liệu cụ thể là các con đập Trung Quốc giữ lại bao nhiêu và
bao nhiêu chảy xuống dòng sông.
Vai trò của MRC
Việt Hà: Ông đánh giá thế nào về khả năng
hợp tác giữa các nước thuộc khu vực sông Mekong trong việc chia sẻ thông tin và
quản lý nguồn nước trong tương lai?
Richard Cronin: Từ kinh nghiệm hiện có cho đến lúc
này, tôi thấy không có lý do gì để lạc quan về hợp tác này. Điều mà Trung Quốc
phải quyết định là liệu họ có muốn hợp tác Lan Thương - Mekong có hiệu quả và
nhận được sự ủng hộ từ các nước khác vì cơ chế này không chỉ tập trung vào vấn
đề hợp tác kinh tế, hợp tác kinh tế bao gồm việc xây dựng hạ tầng cơ sở…. nhưng
nó cũng phải bao gồm chia sẻ thông tin và hợp tác về nguồn nước sông.
Theo ước tính của các chuyên gia thì
các con đập của Trung Quốc đang giữ lại khoảng 80 đến 90% phù sa mà đáng ra
phải chảy xuống hạ lưu Mekong.
- Richard Cronin
Tôi không thấy là điều này sẽ xảy ra.
Tôi nghĩ là họ sẽ đưa ra các cam kết mập mờ để khiến các nước hạ nguồn sông
quan tâm… vấn đề là tại sao họ xả nước bây giờ? Theo lý thuyết thì họ phải xả
nước vì các nước láng giềng cần nước. Cho nên thời điểm mà họ xả nước rất trùng
khơp với thời điểm diễn ra thượng đỉnh Lan Thương - Mekong và điều này có nghĩa
là Trung Quốc hiểu được là nếu họ muốn đạt được bất cứ điều gì qua LMC thì họ
có lẽ phải có nhượng bộ về nước và công khai hơn về vấn đề này. Liệu họ có
những nhượng bộ hay không thì tôi không biết nhưng nếu tôi là các nước hạ nguồn
sông thì tôi sẽ nghi ngờ.
Tôi sẽ không trông đợi gì ở Trung
Quốc mà biết là Trung Quốc sẽ làm theo cách của họ về hợp tác kinh tế chủ yếu
là trên đất liền,… hiện nay chưa có một cơ chế nào về hợp tác nguồn nước có
liên quan đến Trung Quốc trong khu vực.
Việt Hà: Việt Nam hiện cũng rất quan ngại
về việc Thái Lan lấy nước từ sông Mekong đổ vào đồng bằng của mình. Điều này
cho thấy vấn đề hợp tác giữa các nước qua cơ chế MRC. Ông có nhận xét gì về
hiệu quả làm việc của MRC?
Một chiếc đò đưa khách qua
sông trên dòng Mekong địa phận thành phố Cần Thơ hôm 14/12/2014.
AFP photo
|
Richard Cronin: Đó là lý do mà MRC đang gặp rắc rối.
Vì sao MRC đã bị coi là thất bại trong nhiệm vụ của mình, đó là vì cuối cùng
MRC chỉ có thể làm được việc của mình khi các chính phủ hợp tác ở mức chính trị
dù họ có ủy ban làm việc với các bộ môi trường hay không hay thậm chí họ đưa nó
lên mức cao hơn là với các bộ về kinh tế.
Những bộ đó không được phép hành động
trừ khi họ được phép từ trên cao đưa xuống. Cho nên các quyết định về hợp tác
đưa ra cần phải đến từ mức độ hợp tác chính trị cao hơn và điều này không xảy
ra. Thái Lan thực tế luôn là một nước có xu hướng tự làm theo ý mình. Theo lịch
sử thì Thái Lan dường như luôn muốn giống như một Trung Quốc thu nhỏ khi đối xử
với các nước láng giềng; họ hoạt động trên cùng một nguyên tắc khi mở rộng ảnh
hưởng của mình là sức mạnh kinh tế lên khu vực, dựa vào vị thế địa chính trị
của mình để tăng cường sức ảnh hưởng của họ lên các nước khác trong khu vực.
Điều này cũng giống như Trung Quốc đang làm chỉ khác là Thái Lan làm ở mức độ
nhỏ hơn mà thôi.
Tỉnh hình VN
Việt Hà: Theo ông nếu tình hình diễn biến
như hiện này thì sắp tới tình hình ở Việt Nam, nước cuối nguồn sẽ như thế nào ?
Richard Cronin: Tôi không thấy có sự cải thiện tốt
hơn trong tương lai gần cho Việt Nam ở cuối dòng sông. Theo tôi nếu bạn cố gắng
thuyết phục chính phủ Thái lan hay Lào về những ảnh hưởng tiêu cực của các đập
thủy điện lên môi trường hay ảnh hưởng lên cuộc sống của người dân trong vùng
thì chắc chắn là họ sẽ không quan tâm. Đó là một lập luận không hiệu
quả. Theo tôi điều có thể xảy ra trong tương lai và chắc là sẽ xảy ra là
hiệu quả kinh tế của các dự án thủy điện lớn thay đổi và chúng càng ngày càng
trở nên kém hiệu quả.
Việt Hà: Ông nói rằng MRC hoạt động không
hiệu quả vậy theo ông trong tương lai liệu có cơ chế nào thay thế cho MRC hay
không?
Tôi không thấy có sự cải thiện tốt
hơn trong tương lai gần cho Việt Nam ở cuối dòng sông.
- Richard Cronin
Richard Cronin: Không tôi không nghĩ là như vậy. MRC
được thành lập sau nội chiến ở Campuchia. Nó là sáng kiến của Nhật với mong
muốn củng cố hòa bình trong khu vực và khuyến khích phát triển bền vững. Ý
tưởng của Nhật bản lúc đó là làm thế nào để tạo các cơ sở chế tạo của Nhật ở
nước ngoài. Nhật bản cho rằng bằng việc thiết lập sản xuất ở các nước Lào,
Campuchia và Việt Nam và phối hợp với các cơ sở sản xuất đã có sẵn ở Thái Lan
thì điều này không những củng cố hòa bình cho khu vực bị chiến tranh tàn phá mà
còn mở một cách cửa hậu về thương mại vào Trung Quốc.
Nhưng đó là một tính toán sai lầm vì
bong bóng kinh tế của Nhật bị vỡ và kinh tế Nhật gặp khó khăn. Vào năm 1992
Đặng Tiểu Bình nói ở Thượng Hải tuyên bố việc mở cửa cho các công ty nước ngoài
được chế tạo sản phẩm ở Trung Quốc. Đó là thời điểm hợp lý để thành lập MRC
nhưng đó cũng là thời điểm của nhiều thay đổi. Cho nên câu hỏi bây giờ là chúng
ta sẽ làm lại từ đầu ra sao, làm thế nào để tạo dựng lại ASEAN vào lúc này nói
ví dụ như ASEAN chưa tồn tại. Nếu vậy thì sẽ rất khó khăn, cho nên không thể
thay thế MRC và tôi vẫn tin là MRC xứng đáng nhận được những ủng hộ nhưng nó
cần sự cam kết chính trị từ các nước thành viên. MRC cần có cải tổ và cần có sự
cam kết về chính trị từ các nước.
Việt Hà: Theo ông thì các cường quốc khác
như Mỹ và Nhật bản đóng vài trò gì trong việc hỗ trợ hoạt động của MRC?
Richard Cronin: Các nước đó có cung cấp hậu thuẫn
cho MRC nhưng đang bị yếu đi vì thực tế là MRC đã không làm được những gì mà
MRC đáng ra đã phải làm. Nhưng những nước có ảnh hưởng và đóng góp lớn nhất bao
gồm Mỹ, Nhật, một số nước Bắc Âu, Australia và New Zealand hiện tại chỉ tạo ảnh
hưởng chủ yếu qua các hợp tác song phương với từng nước qua các dự án với chính
phủ. Ví dụ Hoa Kỳ thì có sáng kiến hạ sông Mekong (LMI) và không có nhiều tiền
trong đó. Phần lớn các dự án trong LMI là song phương.
Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng
tôi buổi phỏng vấn.
No comments:
Post a Comment