Sunday, April 10, 2016

Hình ảnh trên Net về hạn hán & nhiễm mặn ở ĐBSCL(Tháng 3,4 - 2016)




Hiện nay, toàn tỉnh Bến Tre bị thiệt hại trên 10.000ha lúa vụ Đông Xuân do hạn mặn.



Một cánh đồng khô khốc vì hạn ở Trà Vinh.



Những bông lúa bị nhiễm mặn, trở nên xám đen ngay trước ngày thu hoạch (Ảnh Trọng Đạt)



Những thân lúa chết trắng ở Kiên Giang, tháng 2-2016. (Ảnh vnexpress.net)



Ông Lê Hữu Tâm (ngụ xã Hưng Yên, huyện An Minh – Kiên Giang) rầu rĩ khi toàn bộ 35 công lúa lép hạt hoặc bị chết khô. Ruộng đất nứt nẻ vì hạn, mặn. (Nguồn nld.com.vn)









Hộ nào tìm được mạch ngầm còn ngọt thì nhanh chóng dự trữ, sợ nước “vàng” biến mất



Người dân khoan giếng tìm nước ngọt nhưng chỉ thấy nước mặn, nước cứng



Những cánh đồng ở An Biên đang bị bỏ hoang, nứt nẻ. (Ảnh Trọng Đạt TTXVN)



Anh Trần Minh Thường (ngụ huyện Bình Đại, Bến Tre) thu bạc triệu mỗi ngày nhờ chở nước đi bán cho bà con



Cánh đồng lúa chết khô vì hạn mặn ở vựa lúa ĐBSCL (Ảnh Trọng Đạt -TTXVN)





Hệ thống cống đập Láng Nhé , Trà Vinh được đóng lại ngăn nước mặn - Tháng 3, 2016



Mỗi ngày, hàng trăm xe công nông chở nước đi bán cho bà con trong vùng hạn, mặn ở Bến Tre



Người dân xã Tân Hòa, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang nạo vét liếp trồng xoài để tích trữ nước ngọt.


Những con kênh phục vụ tưới tiêu cho đồng ruộng ở xã Hưng Yên, huyện An Biên bị nhiễm mặn trầm trọng





Ông Lâm Nghiềm: Chỉ có trời mới hiểu nỗi lòng người dân lúc này



Nông dân ấp Tây Sơn 3, xã Đông Yên, huyện An Biên (Kiên Giang) (Ảnh Trọng Đạt -TTXVN)



Ông Trần Văn Sĩ - nông dân ấp Bình Hòa, xã Bình Trinh Đông, tỉnh Long An bên ruộng lúa khô cằn.

Người dân đào giếng trước cửa nhà
Source: http://thoibaovietlangnghe.com.vn/moi-truong/song-man-chat-chet-khat-khoan-gieng-tim-nuoc-ngot_t114c8n2469 

Vườn bưởi da xanh hơn 100 cây của ông Ngô Văn Bằng (xã Hưng Khánh Trung B, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre) tưới nước bị nhiễm mặn nên trái rụng la liệt. Ông Bằng cho biết số lượng bưởi non rụng những ngày qua đã hơn 1.000 trái - Ảnh: Vân Trường


Người dân ở xã Tam Bình, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang dùng tấm bạt ni-lông chắn ngang cống để ngăn nước mặn từ sông chảy vào rạch để bảo vệ những vườn sầu riêng bên trong. Tuy nhiên cách làm này không tránh được tình trạng nước mặn rò rỉ vào mương vườn - Ảnh: Vân Trường


Không còn nước ngọt để tưới, anh Trần Minh Sơn phải lấy nước trữ trong ao nhưng cũng đã bị nhiễm mặn để tưới cho hơn một công ớt hơn ba tháng tuổi chuẩn bị cho trái tại xã Lịch Hội Thượng, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng. (Ảnh: Duy Khương/TTXVN)

Dòng Kênh Bà Kẹp thuộc xã Đại Ân 2, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng cạn trơ đáy và đã nhiễm mặn từ trước Tết nguyên đán đến nay. (Ảnh: Duy Khương/TTXVN)

Một con kênh dẫn nước vào nội đồng ở xã Long Đức, huyện Long Phú (tỉnh Sóc Trăng) đã cạn khô, trơ đáy.

Khô hạn, xâm nhập mặn ở Đồng bằng Sông Cửu Long - Ảnh: Công Hân

Lu, thùng chứa nước đã cạn kiệt
Source: http://thoibaovietlangnghe.com.vn/moi-truong/song-man-chat-chet-khat-khoan-gieng-tim-nuoc-ngot_t114c8n2469



Ông Phạm Văn Phe ở xã Phú Sơn, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre sản xuất gần 30.000 cây mít và chanh giống. Bốn bề sông, rạch quanh nhà ông đều bị nhiễm mặn nên đã có hơn phân nửa cây giống bị vàng lá, rụng lá. Ông vội thuê thợ khoan ba giếng tầng nông (sâu 20m) để tìm nước ngọt. Mặc dù chỉ được một cái có nước nhưng lại nhiễm sắt, phèn rất nặng. Ông lại đào ao, trải bạt ni-lông rồi bơm nước giếng vào chờ cho lắng cặn xuống rồi mới dám dùng tưới cây - Ảnh: Vân Trường








No comments:

Post a Comment