Sunday, March 20, 2016

Text Weekly Update (March 20, 2016)





Thiên tai xảy ra dưới tác động của El Nino, tình trạng xâm nhập mặn đã bắt đầu xảy ra từ trước Tết Nguyên Đán 2015.
Trong bài viết tháng 5/2015, báo Guardian của Anh đề cập tới 11 đập thủy điện được lên kế hoạch xây dựng trên dòng sông Mekong. Một trong số chúng là thủy điện Xayaburi, trị giá 3,5 tỷ USD ở vùng bắc Lào. Đây là con đập đầu tiên được xây dựng trên khu vực được phân chia là hạ nguồn sông Mekong. Tại miền Nam Lào, người ta cũng lên kế hoạch xây đập Don Sahong trị giá 300 triệu USD . Đập thủy điện Xayaburi và đập Sahong dự kiến cung cấp lượng điện lớn cho Thái Lan và mang lại cho Lào.

Bài học từ dòng sông Danube
Danube là con sông mang tầm quốc tế lớn nhất thế giới. Nó cũng là dòng sông dài thứ 2 châu Âu sau sông Volga, chảy qua 19 quốc gia. Giống với sông Mekong, Danube đóng vai trò quan trọng với cuộc sống của 83 triệu người cũng như là nơi sinh tồn của hệ động thực vật phong phú, với những loài nằm trong danh mục bảo tồn.
Danube đã từng bị con người tàn phá và hủy hoại. Hàng loạt đê, đập mọc lên trên dòng chảy chính của sông. Việc nạo vét, nắn dòng cũng diễn ra tràn lan. Hậu quả là hơn 80% vùng đất ngập nước của sông Danube biến mật
Những thay đổi về địa chính trị từ 2 thập kỷ trước ở châu Âu đã tạo ra một kỷ nguyên mới cho dòng Danube. 19 quốc gia mà dòng sông chảy qua đã cùng nhau thành lập Ủy ban Quốc tế Bảo vệ sông Danube. Người ta đưa ra các quy định nghiêm ngặt về xử lý nước thải trước khi đổ ra sông. Các nước phải đầu tư nhiều tiền của hơn vào hệ thống này nhằm đảm bảo nguồn nước không bị ô nhiễm.
Năm 2006, Quỹ bảo tồn thiên nhiên quốc tế (WWF) cũng xác nhận việc hồi sinh của các vùng đất ngập nước giúp ngăn chặn đáng kể lũ lụt trên dòng Danube sau hơn hai mươi năm phục hồi giúp Danube hồi sinh.
Source: 
http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/tu-lieu/hoi-sinh-song-danube-bai-hoc-lich-su-cho-dong-mekong-3372380.html 

18/3/2016

Thái Lan đã bắt đầu bơm nước sông Mekong vào lãnh thổ Thái: Truyền thông Singapore và Campuchia đưa tin Thái Lan đang hút một lượng nước lớn từ sông Mekong để dự trữ, đồng thời sắp xây một số cửa chắn nước từ các nhánh sông Mekong và xây ba hồ chứa nước dự trữ phục vụ nông nghiệp nước này. Theo đài truyền hình ABC Úc châu, Thái Lan cũng như các quốc gia Đông Nam Á, đang cạn kiệt nguồn nước, và đập Ubolrat ở miền bắc nước này đã trở thành vùng đất chết. Ông Somkiat Prajamwong, tiến sĩ của Bộ Thuỷ Lợi Hoàng gia Thái Lan hôm 18/03 cho hay, Thái Lan đã bắt đầu bơm nước sông Mekong vào lãnh thổ của mình. Thái Lan đã lắp đặt 4 máy bơm tại tỉnh Nong Khai và đã bắt đầu bơm 47 triệu mét khối nước sông Mekong vào sông Huai Luang - một dòng nhánh của sông Mekong. Ủy hội sông Mekong đã lập mô hình tính toán và dự báo xâm nhập mặn trên dòng chính sông Mekong ở Việt Nam có thể vào sâu 162 kilomet trong năm nay, tức là đi tới tận gần biên giới với Campuchia. Mức bình thường của các năm khác là 98 kilomet sâu trong đất liền. Việt Nam đã gửi thông điệp đến Thái Lan để phản đối dự án trên, nhưng ông Somkiat cho rằng nguồn nước mà Thái Lan sử dụng không tác động đáng kể đến an ninh đường thuỷ trong vùng.

 17/3/2016

Theo Straits Times, Thái Lan thực hiện việc bơm nước từ sông Mekong lên đông bắc nước này từ giữa tháng 2 năm nay. Cơ quan phụ trách tưới tiêu của Thái Lan ước tính lượng nước bơm lên trong vòng ba tháng, kể từ ngày bắt đầu bơm, là 47 triệu mét khối.

Source: “Việt Nam đề nghị Thái Lan làm rõ kế hoạch bơm nước ở Mekong”

http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/viet-nam-de-nghi-thai-lan-lam-ro-ke-hoach-bom-nuoc-o-mekong-3371638.html

 

Ngành nông nghiệp Thái Lan cũng đang chịu cảnh hạn hán tương tự Việt Nam.

Ảnh: Reuters


16/3/ 2016 - Trung Quốc loan báo xả nước Mekong

16/3/2016
Theo GS.TSKH.VS Trần Đình Long - Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam, chuyên gia về thuỷ điện thì đập Cảnh Hồng bé hơn Thủy điện Hoà Bình, lấy đâu nước mà xả? Với dung tích hồ chứa chỉ bằng 1/10 tổng dung tích hồ chứa nước của Thuỷ điện Hoà Bình (Việt Nam), thuỷ điện Cảnh Hồng (Vân Nam - Trung Quốc) nếu có xả nước thì cũng chẳng thấm tháp gì.

16/3/2016:

Hàu chết la liệt, bà con nông dân Bến Tre chết đứng: Hàng trăm nông dân xã Thừa Đức và Thới Thuận, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre bỗng nhiên trắng tay, trong khi các cơ quan chức năng cũng rất bối rối vì hàu chết trên 90% . Ngoài nguyên nhân nước nhiễm mặn, ô nhiễm nguồn nước, thời tiết nắng nóng ban ngày và nhiệt độ hạ thấp đột ngột vào ban đêm làm hàu chết hàng loạt. Tại cửa sông Cống Bế - khu vực người dân nuôi hàu, độ mặn đo được từ 35‰ - 37‰, cao hơn khoảng 10‰ so với những năm trước. Hàu sống nơi cửa sông, điều kiện sống lý tưởng là nguồn nước có độ mặn từ 15‰  - 25‰ .

15 tháng 3, 2016: Trung Quốc đã bắt đầu xả nước từ đập thủy điện Cảnh Hồng, tọa lạc tại tỉnh Vân Nam để hỗ trợ Việt Nam chống hạn.
Đập Cảnh Hồng là một đập làm thủy điện trên sông Lan Thương, ở vị trí 22°03′9″B 100°45′58″Đ, gần Cảnh Hồng, Vân Nam, Trung Quốc. Đập này cao 108 mét, dài 705 mét. Nó tạo ra một hồ chứa rộng 510 km vuông, 249 triệu mét khối. Nhà máy thủy điện Cảnh Hồng có chi phí 2,3 tỷ Nhân dân tệ được xây dựng ở đây từ năm 2003, có công suất 1750 MW.
Trong khi Việt Nam đề nghị Trung Quốc nên xả nước nhiều đợt từ nay đến trung tuần tháng 8, mỗi đợt khoảng bảy ngày, lưu lượng xả phải vào khoảng 2.300 khối mỗi giây, thì Bộ Ngoại Giao Trung Quốc thông báo, việc xả nước chỉ kéo dài cho đến ngày 10 tháng 4. Khoảng cách từ nhà máy thủy điện Cảnh Hồng đến đồng bằng sông Cửu Long lên tới 4,000 cây số, địa hình của Lào, Thái Lan, Cambodia lại có nhiều nhánh, vùng trũng nên theo ông Tuấn lượng nước thật sự về tới đồng bằng sông Cửu Long sẽ chẳng còn được bao nhiêu.
China has promised to discharge water from a dam along the Lancang River (better known as the Mekong) to help alleviate drought conditions in Southeast Asia. Foreign Ministry spokesperson Lu Kang announced Tuesday in a regular press conference that China will release water from the Jinghong hydropower station in Yunnan province from March 15 to April 10, to provide water “for emergency use” by countries downstream.





Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho hay Bắc Kinh bắt đầu xả nước từ đập thủy điện Cảnh Hồng xuống hạ lưu sông Mekong từ ngày 15/3 tới ngày 10/4/2016


14-3- 2016:

Nước mặn xâm nhập vào TP Cần Thơ : Văn phòng công tác biến đổi khí hậu TP Cần Thơ cho biết, trên sông Hậu, tại Cảng Cái Cui, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ khoảng 1 tuần nay, nồng độ mặn đo được luôn trên mức 2‰. Nước mặn xâm nhập vào TP Cần Thơ qua hướng huyện Tân Hiệp (Kiên Giang) và một hướng xâm nhập mặn khác nữa vào TP Cần Thơ là từ biển Trần Đề (Sóc Trăng) trên sông Hậu.
Source: Nước mặn đã vào đến Cần Thơ

Ông Kỷ Quang Vinh, Chánh văn phòng Biến đổi Khí hậu Thành phố Cần Thơ, nói với BBC.
Tình trạng xâm nhập mặn tại Đồng bằng Sông Cửu Long được Văn phòng Biến đổi Khí hậu Thành phố Cần Thơ đánh giá “ngày càng xấu hơn”.
Ông Kỷ Quang Vinh mô tả tình hình:
“Năm 2004 cũng là năm hạn, mặn còn cách Bến Ninh Kiều khoảng 15km nhưng đến 2010 thì đến Cái Cui, tức là cách Ninh Kiều 8km và độ mặn đo được là 1/1000, nhưng đến năm nay, mặn tại Cái Cui đo được đã là 2/1000.”
Source: 

Tìm giống lúa mới chịu mặn:

  • Để đối phó với việc lúa chết vì hạn mặn, Kỹ sư Hồ Quang Cua, nguyên Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng, cùng các cộng sự đang tìm giống lúa mới bằng cách lai tạo giống lúa có chu kỳ ngắn và mức độ chịu mặn tương đối cao. Đó là các giống lúa thơm Khao Dawk Mali từ các nhà khoa học của Đại học Cần Thơ, được lai tạo thành hàng chục loại lúa thơm mang thương hiệu ST, tức Sóc Trăng.
  • Theo thạc sĩ Võ Đăng Ký - Giám đốc Trung tâm thực nghiệm và chuyển giao khoa học công nghệ huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu thì từ năm 2012-2013 huyện Hồng Dân đã liên kết với Trường Đại học cần Thơ nghiên cứu, thử nghiệm giống lúa chịu mặn cho huyện, như giống lúa Một Bụi Đỏ- có khả năng chịu mặn từ 0,6 – 0,8% vào giai đoạn đầu và giai đoạn cuối vụ chịu mặn từ 0,5 – 0,6%, giống lúa Sỏi- khả năng chịu mặn giai đoạn đầu rất cao trên 1%; Giai đoạn trổ đến chín giống này có khả năng chịu mặn được từ 0,4 – 0,5%. 

  • Theo Phó Giáo sư- Tiến sĩ Võ Công Thành- Trưởng bộ môn di truyền giống nông nghiệp- Khoa nông nghiệp và sinh học ứng dụng Trường Đại Học Cần Thơ thì ngoài giống lúa Một Bụi Đỏ giống lúa Sỏi đang được gieo trồng khá thành công tại huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu, còn có thêm giống lúa Nàng Quớt Biển- có khả năng chịu mặn ở giai đoạn trổ từ 0,5 – 0,6% và chịu mặn suốt cho đến suốt giai đoạn chín là nước mặn có thể lên tới 1%
Source:
http://www.tintucnongnghiep.com/2016/03/bscl-tim-giong-lua-co-kha-nang-chong.html

Day of Action for Rivers 2016 | Flickr - Photo Sharing! March 14, 2016

No comments:

Post a Comment