Điểm
tin tức nổi bật tuần này, chúng tôi nhận thấy có những tin quan trọng sau:
27/3/2016
- Thủy điện xả nước cầm chừng không chống hạn được cho ĐBSCL
Phó
giáo sư-tiến sỹ Lê Anh Tuấn - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu biến đổi khí hậu
Đồng bằng sông Cửu Long:
"... cần nhanh
chóng sửa những sai lầm trước đây. Chẳng hạn, không còn đắp đê bao tràn lan ở
vùng Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên để làm lúa ba vụ nữa mà tạo vùng dự
trữ nước ngọt; xem xét lại hệ thống kênh thoát lũ biển Tây bây giờ lũ không còn
lại thành kênh xâm nhập mặn. Điều chỉnh quy hoạch, bố trí lại sản xuất và quá
trình này cần lắng nghe ý kiến của các nhà khoa học..."
(http://www.baomoi.com/Thuy-dien-xa-nuoc-cam-chung-khong-chong-han-duoc-cho-DBSCL/c/18980135.epi)
27/3/2016
- Thời tiết khô hạn, nông dân Cà Mau trúng lớn mùa đậu xanh
Theo phó giáo sư, tiến sỹ Lê Anh
Tuấn , Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu biến đổi khí hậu Đồng bằng sông Cửu
Long, về lâu dài Đồng bằng sông Cửu Long phải đặt ra vấn đề trữ nước lũ để sản
xuất nông nghiệp trong mùa khô. Đó là việc đào ao, kênh để trữ nước lũ, góp
phần giảm tác động của lũ, phân tán lũ, hạn chế mức thiệt hại do lũ gây ra.
Đồng thời, trữ nước lũ cũng sẽ góp
phần giảm đáng kể xâm nhập mặn ở hạ lưu vào mùa khô. Vì Đồng bằng sông Cửu Long
thường thừa nước lũ trong mùa mưa nhưng vào mùa khô, lượng nước tưới lại bị
khan hiếm.
Phó giáo sư, tiến sỹ Lê Anh Tuấn,
việc tiết kiệm một khối nước sẽ dễ hơn là tìm thêm một khối nước nơi vùng Châu
thổ sông Cửu Long trong tình hình hạn, mặn khốc liệt. Cư dân Đồng bằng sông Cửu
Long cần quan tâm, áp dụng những giải pháp kỹ thuật trong tiết kiệm nước cho
nông nghiệp như việc chọn cây trồng và vật nuôi ít tiêu thụ nước; cân nhắc, bố
trí thời vụ canh tác hợp lý; chống thất thoát nước trên đồng ruộng; xác định
thời điểm cần cung cấp nước; tận dụng các nguồn nước thải để tưới hay sử dụng
phương pháp tưới hiệu quả...
Tuy nhiên, tại Đồng bằng sông Cửu
Long, việc tiết kiệm nước dễ áp dụng nhất, nhanh nhất chính là việc áp dụng
phương pháp tưới hiệu quả. Người dân Tây Nam Bộ cần phải thay đổi thói quen từ
tưới cho đất sang tưới cho cây; làm sao cung cấp lượng nước cho cây đủ nước chứ
không phải cung cấp đủ nước cho đất như lâu nay vẫn làm.
(http://www.baomoi.com/Thoi-tiet-kho-han-nong-dan-Ca-Mau-trung-lon-mua-dau-xanh/c/18980474.epi)
27/3/2016 - Giá lúa ở đồng bằng sông Cửu Long
tăng cao
Chiều 26/3, bà con nông dân tại Thốt
Nốt, Cờ Đỏ (TP Cần Thơ) đã bán lúa tại nhà cho thương lái với giá 6.200 - 6.300
đồng/kg.
Mức giá này cao hơn 1.000 đồng/kg so
với hồi cuối tháng 2 và cao hơn đến 2.000 đồng/kg so với cuối tháng 1/2016. Đây
là mức giá cao nhất từ đầu vụ tới nay.
26/3/2016
- Nước xả từ Trung Quốc cách Việt Nam 800km theo lời của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cao Đức Phát tại phiên họp Chính
phủ sáng ngày 26-3-2016.
(http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20160326/nuoc-xa-tu-trung-quoc-cach-viet-nam-800km/1074220.html)
25/3/2016 - Lê Phú Khải - Trao đổi với giáo sư Võ Tòng Xuân về xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long
Mặn
được đánh giá là tài nguyên, nhưng mặn chỉ phù hợp với dải rừng đất ướt ven biển,
với những nơi hội tụ đủ điều kiện nuôi trồng thuỷ sản đem lại lợi nhuận cao,
nhanh và nghề làm muối. Trái lại, mặn huỷ diệt cây trồng nông nghiệp.
năm
2000, có hàng trăm nông dân đã đồng tình đi phá đê bao ngăn mặn để nuôi tôm. Có
nơi còn đi 30-40 cây số chở nước mặn về để nuôi tôm trong vùng quy hoạch ngọt
hoá.
Nay mặn xâm nhập sâu vào đồng bằng
sông Cửu Long, có nơi vào sâu từ 5 đến 60 km. Đó là báo động lớn, là thảm hoạ
với nông dân đồng bằng, gây lo lắng cho cả nước, nhà nước sẽ phải đặc biệt quan
tâm. Nguyên nhân có nhiều, như tôi đã cảnh báo trong cuốn sách vừa xuất bản có
tên: Đồng bằng sông Cửu Long – 40 năm nhìn lại (NXB Thanh Niên – 2015).
Vậy mà giáo sư Võ Tòng Xuân lại phát
biểu, đại ý, mặn không đáng lo… mặn thì nuôi tôm! Thưa giáo sư Võ Tòng Xuân,
nuôi tôm phải có vốn lớn, kỹ thuật cao, nuôi tôm thực chất là công nghệ sinh
học hiện đại. Đã nuôi tôm thì rủi ro rất lớn và đất không làm gì được nữa sau
này.
Yêu
mến, kính trọng và cả khâm phục… tôi tha thiết mong giáo sư Võ Tòng Xuân phát
biểu lại cho… Vì ông bà ta xưa đã nói: Con tôm nó đi… giật lùi!
Mùa khô 2016
Tác giả: Lê Phú Khải
(http://www.diendantheky.net/2016/03/le-phu-khai-trao-oi-voi-giao-su-vo-tong.html#more)
25/3/2016
- Đông Nam Á khô khốc
Lào,
Thái Lan, Campuchia, Malaysia và Việt Nam đang trải qua đợt hạn hán tồi tệ nhất
thế kỷ.
Theo
Bangkok Post, mực nước trên sông Mekong hiện đang ở mức thấp nhất từ năm 1926 đến
nay, một phần cũng vì những con đập mà Trung Quốc xây dựng trên thượng nguồn của
dòng sông.
Tại
Lào, hạn hán đã làm suy giảm đáng kể năng suất lúa. Một số nông dân ở Vientiane
cho biết hiện nay họ không thể gieo hạt cho vụ mùa sắp tới vì lượng nước tưới
tiêu không đủ.
Chuyên
gia về biến đổi khí hậu của Thái Lan, tiến sĩ Anond Snidvongs nhận định nạn hạn
hán mà khu vực Đông Nam Á đang gánh chịu là do ảnh hưởng từ việc lượng mưa giảm
trong suốt mùa mưa năm 2015, kéo dài đến năm 2016 và có thể sẽ lan cả sang năm
2017.
Hiện
tượng này khiến nước cung cấp không đủ cho các hồ dự trữ nước ngọt cũng như các
con sông dùng cho nông nghiệp.
Theo
ông Samin Ngach -người phát ngôn Liên hiệp Thanh niên bản địa Campuchia- điều
đáng quan ngại nhất hiện nay là tình trạng các nước trong khu vực vì ứng phó với
hạn hán mà mạnh ai nấy quyết định phương pháp cứu hạn. Chẳng hạn như việc Chính
phủ Thái Lan quyết định bơm nước từ sông Mekong vào hồ chứa phục vụ những khu vực
bị hạn nặng của nước này.
Tại
Malaysia, thời tiết khô hạn cũng đang gây ảnh hưởng nặng đến sản xuất dầu cọ, một
trong những sản phẩm nông nghiệp chính.
Thống
kê từ Ủy ban Dầu cọ của Malaysia cho biết những cánh đồng nguyên liệu đang bị
thu hẹp dần và sản lượng đầu ra của mặt hàng này chỉ còn 1,04 triệu tấn thay vì
1,12 triệu tấn trong cùng kỳ năm 2015.
Nông
dân Philippines đang đứng trước nạn đói kém, thậm chí có nhiều người phải săn bắt
chuột đồng để sống qua ngày.
(http://tuoitre.vn/tin/the-gioi/20160325/dong-nam-a-kho-khoc/1073449.html)
25/3/2016
- Lào xả nước giúp Việt
Nam đối phó hạn hán, xâm nhập mặn
TTO:
Từ 23-3 đến cuối tháng 5-2016, Lào sẽ tiến hành xả nước từ các đập thủy điện với
lưu lượng nước khoảng 1.136m3/s nhằm giúp Việt Nam giải quyết hạn hán và xâm nhập
mặn tại các tỉnh ĐBCSCL.
Đồng
thời, từ 15-3 đến 10-4, Trung Cộng sẽ xả nước từ đập Cảnh Hồng (Jin Hong) thuộc
tỉnh Vân Nam xuống hạ lưu ở mức 2.190m3/s. Và dự kiến hai lượng nước nói trên sẽ
đến khu vực ĐBSCL vào thượng tuần tháng 4, 2016.
(http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20160325/lao-xa-nuoc-giup-viet-nam-doi-pho-han-han-xam-nhap-man/1073956.html)
25/3/2016 - Trung Quốc xả nước: Công cụ chính trị?
Trả
lời câu hỏi về Hội nghị hợp tác Lan Thương - Mekong đang diễn ra tại Trung Quốc,
liệu các quốc gia như Thái hay Việt Nam có thể thể hiện tiếng nói của mình
không, ông Montree Chantawong, nhà nghiên cứu từ tổ chức Liên minh Khu vực Hướng
tới Phục hồi Sinh thái (TERRA)nhận định: "Hội nghị đó chủ yếu là về hợp tác kinh tế. Vấn đề về sông Mekong sẽ
không được thảo luận nhiều".
"Trung Quốc đang sử dụng sông Mekong như một công cụ chính trị với những quốc gia nhỏ ở hạ nguồn," ông Montree nói.
Ormbun Thipsuna từ mạng lưới Hội đồng lãnh đạo cộng đồng ở bảy tỉnh Đông Bắc Thái Lan nói: 'Chúng ta cố giấu sự thật đi, mọi chuyện ngành càng nghiêm trọng hơn. Giờ bảy tỉnh Đông Bắc bị ảnh hưởng bởi lũ ngay trong mùa khô."
Chirasak Inthayot, một lãnh đạo cộng đồng ở Chiang Khong, Chiang Rai cho BBC biết tại làng của ông, đã 2 - 3 năm gần đây, nước lên cao ngay cả trong mùa khô.
"Chúng tôi không khai thác được rong biển từ sông Mekong nữa. Cá cũng ít vì không có rong biển ăn. Những kinh nghiệm đánh bắt, làm vườn trước đây không còn ứng dụng được gì với dòng nước bất thường lên xuống trong mùa khô."
"Trung Quốc đang sử dụng sông Mekong như một công cụ chính trị với những quốc gia nhỏ ở hạ nguồn," ông Montree nói.
Ormbun Thipsuna từ mạng lưới Hội đồng lãnh đạo cộng đồng ở bảy tỉnh Đông Bắc Thái Lan nói: 'Chúng ta cố giấu sự thật đi, mọi chuyện ngành càng nghiêm trọng hơn. Giờ bảy tỉnh Đông Bắc bị ảnh hưởng bởi lũ ngay trong mùa khô."
Chirasak Inthayot, một lãnh đạo cộng đồng ở Chiang Khong, Chiang Rai cho BBC biết tại làng của ông, đã 2 - 3 năm gần đây, nước lên cao ngay cả trong mùa khô.
"Chúng tôi không khai thác được rong biển từ sông Mekong nữa. Cá cũng ít vì không có rong biển ăn. Những kinh nghiệm đánh bắt, làm vườn trước đây không còn ứng dụng được gì với dòng nước bất thường lên xuống trong mùa khô."
(http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/03/160323_thailand_mekong_drought)
xa-hoi/dong-bang-song-cuu- long-vat-va-trong-dai-han- 528180.bld)
14/3/2016 - Đồng bằng sông Cửu Long: Vật vã trong đại
hạn
2kg rơm có giá bằng 1kg lúa
Vụ đông xuân này, toàn tỉnh Bến Tre
xuống giống 14.759ha, đến nay đã thiệt hại hơn 13.845ha. Nghiêm trọng hơn, các
trà lúa còn lại đang ngậm sữa, nếu xâm nhập mặn cứ diễn ra như thế này, lúa sẽ
không trổ được, nông dân sẽ mất trắng. Lúa chết, bị hư hại đã dẫn đến tình
trạng các hộ chăn nuôi không có rơm để cho bò ăn, trong khi tỉnh này có lượng
đàn bò lớn nhất vùng ĐBSCL với khoảng 200.000 con.
Cứ sau mỗi vụ lúa, bà con thường tận
dụng nguồn phụ phẩm như rơm rạ cùng với lá cây, cỏ… để làm thức ăn cho bò. Tuy
nhiên, do đợt hạn mặn khốc liệt năm nay, nguồn rơm đã cạn kiệt cùng với cảnh
lúa chết. Nông dân Lý Văn Năm (huyện Ba Tri) cho biết: Gia đình ông làm lúa với
diện tích gần 1ha, mỗi năm 3 vụ. Riêng vụ đông xuân năm nay, toàn bộ lúa đã mất
trắng nên không có rơm cho đàn bò ăn (10 con). Những ngày qua, gia đình ông
phải mua rơm cuộn từ nơi khác về với giá cao và phải đi kiếm thêm một số phụ
phẩm khác mang về, nhưng cũng không đủ cho bò ăn.
Theo tính toán của các nông hộ, trung
bình mỗi ngày 1 con bò ăn hết 1 bó rơm cuộn (khoảng 14kg), hiện 2kg rơm có giá
gần bằng 1kg lúa. Do lúa chết, nhiều nông hộ đã lâm vào cảnh túng quẫn nay lại
phải gồng mình gánh thêm chi phí lo cho đàn bò. Ông Võ Thành Hạo - Bí thư Tỉnh
ủy Bến Tre - cho biết: Tỉnh đang rơi vào tình trạng thiếu trầm trọng rơm cho bò
ăn. Chỉ riêng tổng đàn bò của huyện Ba Tri là 150.000 con. Người dân phải lên
líp trồng cỏ bù đắp số rơm thiếu hụt và phải mua rơm về từ Đồng Tháp với giá
rất cao. Bến Tre đã phải bán bớt đàn bò, bình quân mỗi con bò người nông dân
mất đi 10 triệu đồng...."
(http://laodong.com.vn/thoi-su-
Người nông dân xứ Ba Tri đang dùng máy cắt lúa hư để
đem về cho bò ăn.
(Hình: Văn Lang/Người Việt)
|
Mênh
mông những cánh đồng lúa lép vì nhiễm mặn bị bỏ hoang như cỏ dại.
(Hình:
Văn Lang/Người Việt)
|
Xe công
nông chở nước ngọt cung cấp cho người dân ở huyện Bình Đại (tỉnh Bến Tre)
|
Tại
các huyện ven biển Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú, người dân phải mua nước ít
nhiễm mặn với giá 100 ngàn đồng/m3 về sử dụng.
Tại
TP Rạch Giá (Kiên Giang) Từ trước Tết Nguyên đán, người dân phải thường xuyên
chịu cảnh thiếu nước ngọt. Nhiều nơi, để có nước ngọt phục vụ sinh hoạt người
dân phải mua với giá 30.000 đồng/m3. An Minh, An Biên, Kiên Lương, Hòn Đất và
thị xã Hà Tiên, tình trạng thiếu nước sinh hoạt trầm trọng hơn. Dọc trên các
tuyến đê thuộc xã Đông Hưng A (huyện An Minh), người dân phải chờ người chở nước
ngọt đến, với giá khoảng 50.000 đồng/m3.
(http://cand.com.vn/Xa-hoi/dong-bang-song-Cuu-Long-thieu-nuoc-ngot-tram-trong-383110/)
Việt Nam
đang đối phó tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long
|
Source: BBC.tiengViet
No comments:
Post a Comment