Sông Mekong có nhiều tên gọi khác nhau khi chảy qua từng quốc gia khác nha
- Dza Chu: Nước của đá - Con sông trên những núi đáKhi dòng sông Mekong chảy qua tỉnh Thanh Hải (Tây Tạng), tên sông trong tiếng Tây Tạng là "Sông Công"
- Lancang Jiang (Lan Thương Giang): Con sông xanh cuộn sóngKhi dòng sông Mekong chảy qua cao nguyên Vân Nam thuộc Trung Quốc
- Mekaung Myit (Burma – Myanmar- Miến Điện)
- Mae Nam Khong: Con sông mẹ/ Mẹ của những dòng sông - Sông Mekong sau đó tạo thành biên giới của Lào và Thái Lan, trước khi dòng chảy vào đất Lào. Nó được người Lào và người Thái gọi với tên Mènam Khong (Mènam nghĩa là "sông"). Sử Việt Nam thì gọi là Sông Khung. Chính từ cái tên Lào-Thái này mà người Tây phương đã đặt thành Mekong.
- Tônlé Thum hay Tôn lé Mékông: (Ở Cambodia) Con sông lớn
- Cửu Long Giang: (Ở Việt Nam) Những nhánh sông đổ ra biển Đông tựa 9 con rồng
Tên của Cửu Long Giang có thể đã xuất hiện vào trước năm 1732 khi Việt Nam thủ đắc Vĩnh Long, An Giang, là sản phẩm văn hóa của lưu dân Việt-Minh Hương trên bước đường định cư khai phá vùng châu thổ Cửu Long (Võ Hương An).
Từ Phnompenh, sông Mekong thêm nhánh phụ là sông Bassac. Nhánh lớn của Mekong đi vào Việt Nam qua ngõ Tân Châu thành sông Tiền Giang, chảy ra 6 cửa: cửa Tiểu, cửa Đại, cửa Ba Lai, cửa Hàm Luông, cửa Cổ Chiên và cửa Cung Hầu; còn nhánh nhỏ Bassac đổ vào Việt Nam tại Châu Đốc làm thành sông Hậu Giang, chảy ra ba cửa: Ba Thắc, Định An và Trần Đề. - Cửa Ba Thắc (Bassac) đã bị bồi lấp trong thập niên 1970, hiện dấu vết còn lại là dòng sông Cồn Tròn chảy dọc theo Cù Lao Dung, hòa vào cửa Trần Đề đổ ra biển.
- Cửa Ba Lai cũng không còn vì sự bồi lắng phù sa và sự xây dựng cống đập Ba Lai (khởi công năm 2000 và đưa vào sử dụng vào tháng 4/2002)
Bản đồ Sóc Trăng năm 1891 với cửa Ba Thắc ra Biển Đông Source: http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/phong-su-ky-su/20151023/noi-cua-song-da-mat/989710.html |
Ba Thắc đã biến mất trên bản đồ Ảnh: Cao Thành Long sưu tầm |
Cống đập Ba Lai Ảnh: Ngọc Tài |
Những con rạch phía ngoài cống đập Ba Lai thuộc xã Tân Xuân, huyện Ba Tri cạn kiệt do bồi lắng nhanh Ảnh: Ngọc Tài |
No comments:
Post a Comment