Saturday, March 5, 2016

Chương 8: Đồng bằng sông Cửu Long - ĐBSCL

Vị trí vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong bản đồ Việt Nam
 (Màu xanh lá)
  • Đồng bằng sông Cửu Long ĐBSCL: Diện tích 40.000 km2, phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông.
  • ĐBSCL được bồi đắp trong vòng 6,000 năm qua. Cách đây 8,000 năm, mực nước biển hạ thấp dần, trầm tích phù sa từ từ lắng động trong suốt hơn 2,000 năm và đồng bằng được thành lập, tiến dần ra Biển Đông và Biển Tây (Vịnh Thái Lan) (Theo GS. Trần Đăng Hồng).
  • Lượng phù sa của sông đã làm cho vùng châu thổ tiếp tục mở rộng với mức độ 50-150m/năm.
  • Lượng nước trung bình hàng năm của sông Cửu Long cung cấp vào khoảng 4.000 tỷ m³ nước và vào khoảng 100 triệu tấn phù sa (Morgan F. R., 1961)
  • Lòng sông Cửu Long rất sâu, có nơi đến 40-50 m
  • Ngoại trừ Thất Sơn là vùng đồi núi cao, đồng bằng Cửu Long có độ cao 0-4 m trên mực nước biển.
  • Đồng bằng sông Cửu Long chịu tác động rất nhiều từ thủy triều kèm theo xâm nhập mặn từ Biển Đông và Vịnh Thái Lan (biển Tây).
  • Dưới những ảnh hưởng của môi trường biển và nước lợ, thực vật rừng ngập mặn dày đặc đã bao phủ toàn vùng này, chủ yếu là những cây đước (Rhizophora sp.) và mắm (Avicennia sp.) đã tạo thuận lợi cho việc giữ lại phù sa lắng tụ, làm giảm sự xói mòn do nước hoặc gió và cung cấp sinh khối cho trầm tích châu thổ (Morisawa M., 1985) và rồi những đầm lầy biển được hình thành.
  • Ước tính bình quân 1 ha đất trồng lúa phải tốn hơn 20.000m3 nước/vụ; trung bình mỗi năm ĐBSCL xuống giống 3,8 triệu ha tức cần hơn 76 tỉ m3 nước. Riêng thủy sản, mỗi năm người dân hạ lưu sông Mê Kông khai thác khoảng 2,6 triệu tấn cá
 
Cây đước   

 
Rễ mắm đan dày, xen nhau chống xói lở, xâm thực của biển vào đất liền,
lọc chất thải, giữ lại phù sa.

  • ĐBSCL có 3 hệ sinh thái tự nhiên:
    • Hệ sinh thái rừng ngập mặn: Rừng ngập mặn nằm ở vùng rìa ven biển trên các bãi lầy mặn. Trong số các rừng ngập mặn còn lại, trên 80% (khoảng 77.000 ha) tập trung ở tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau. Rừng ngập mặn bảo vệ bờ biển, chống gió bão, điều hòa khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học trong môi trường.
    Rừng ngập mặn Trà Vinh
    • Hệ sinh thái đầm nội địa (rừng Tràm): Hiện nay chỉ còn lại trong khu vực đất than bùn U Minh và một số nơi trong vùng đất phèn ở Đồng Tháp Mười và đồng bằng Hà Tiên. Cây tràm thích nghi được với các điều kiện đất phèn và cũng có khả năng chịu được mặn.
    Rừng tràm Trà Sư (An Giang)
    • Hệ sinh thái cửa sông: Cửa sông là nơi nước ngọt từ sông chảy ra gặp biển. Chúng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các thuỷ triều và sự pha trộn giữa nước mặn và nước ngọt. Đa số thủy hải sản ở ĐBSCL là những loài phụ thuộc vào cửa sông. Sự di cư và sinh sản của các loài này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của thuỷ triều, phụ thuộc rất nhiều vào môi trường cửa sông.

  • ĐBSCL chia thành 4 vùng:
    • Vùng phù sa nước ngọt: Diện tích hơn 1 triệu Ha. Lưu vực tại Châu Đốc và Hồng Ngự, Mỹ Tho, Bến Tre.
    • Vùng phù sa nước mặn: Diện tích khoảng 900.000 Ha.  Lưu vực các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau.
    • Vùng bán đảo Cà Mau: Diện tích chừng 1 triệu Ha. Mảnh đất cuối của miền Nam Việt Nam hằng năm nhận được phù sa của sông Hậu.
    • Vùng Đồng Tháp Mười: Rộng 1 triệu Ha, được coi như là những hồ chứa nước thiên tạo. Lưu vực các tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp, rộng gần 700.000 Ha) và Khu Tứ Giác Long Xuyên
    • Trong các tài liệu cũ của người Pháp, Đồng Tháp Mười được gọi là Plaine des Joncs, tức Đồng cỏ lác/Đồng cỏ bàng.
      Tứ giác Long Xuyên là một vùng đất hình tứ giác, trên địa phận của ba tỉnh Kiên Giang, An Giang và Cần Thơ. Bốn cạnh của tứ giác này là biên giới Việt Nam - Campuchia, vịnh Thái Lan, kênh Cái Sắn và sông Hậu.
      Lúa, sen và cỏ bàng ở Đồng Tháp Mười
  • ĐBSCL với hơn 20 triệu cư dân VN bao gồm thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh: tỉnh Long An (2 tỉnh Long An và Kiến Tường cũ), tỉnh Tiền Giang (tỉnh Mỹ Tho cũ), tỉnh Bến Tre, tỉnh Vĩnh Long, tỉnh Trà Vinh, tỉnh Hậu Giang (tỉnh Cần Thơ cũ), tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Đồng Tháp (2 tỉnh Sa Đéc và Kiến Phong cũ), tỉnh An Giang, tỉnh Kiên Giang (tỉnh Rạch Giá cũ), tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau. Tổng diện tích các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long là 40.548,2 km² (Source Wikipedia).
  • ĐBSCL là vùng có khí hậu cận xích đạo vùng nên thuận lợi phát triển ngành nông nghiệp (mưa nhiều, nắng nóng) đặc biệt là phát triển trồng lúa nước và cây lương thực.
  • ĐBSCL có những khoáng sản phục vụ xây dựng như cát, sỏi, đất sét để làm gạch ngói. Ở thềm lục địa, có Bể Trầm Tích Nam Côn Sơn dung lượng khoảng 3 tỷ tấn dầu thô.
Map of Mekong Delta with provinces, flood-prone areas, and brackish areas
Source: http://www.wdrg.fi/wp-content/uploads/2012/01/ambio_2008_kakonen_delta.pdf


MÙA LŨ - tháng 8 âm lịch đến tháng 11 âm lịch
  • Nguyên nhân dẫn đến lũ bình thường (thiên nhiên ) và bất thường (khi những con đập xây trên thượng nguồn xả lũ)
  • Mùa lũ hay còn gọi là mùa nước nổi là hiện tượng lũ lụt tự nhiên của vùng đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam, vùng hạ lưu sông Mekong, Biển Hồ và Tonlé Sap ở Campuchia, thường bắt đầu từ tháng 8 âm lịch đến tháng 11 âm lịch.
  • Dòng chảy trung bình mùa lũ vào Đồng bằng sông Cửu Long có thể tăng tới 40 tỷ m3 nước.
  • Hệ sinh thái vùng châu thổ sông Cửu Long được cân bằng một cách tự nhiên với "Mùa nước nổi" (ngập lụt) và "Mùa nước giựt". Mùa Nước Nổi hay còn gọi là Mùa Nước Lên. Dấu hiệu "Mùa nước nổi" tại vùng ĐBSCL thường được báo trước bằng những giề lục bình từ các cánh đồng trên đất Cam Bốt bị nước ngập, cuốn bật rễ nối đuôi nhau trôi theo dòng xuống đến phần đất Nam Việt Nam. Khi lượng nước từ thượng nguồn bớt đi, thì mực nước liền đứng lại và rồi hạ xuống rất nhanh và dân ĐBSCL gọi là “Nước giựt”
  • Vào mùa lũ, ở những năm bình thường, 1/3 diện tích đồng bằng bị ngập – khoảng 1.5 triệu ha - có nơi sâu 3-4 m.
  • Theo tài liệu của Bs. Trần Ngươn Phiêu: Một độc đáo khác thường được thấy ở Ðồng Tháp là những nơi có loại “lúa trời". Ðồng Tháp Mười là một vùng đất trũng rộng lớn và có giả thuyết đã cho rằng có thể nơi đây, khi xưa, là dấu vết cũ của sông Cửu Long. Vì một lý do thiên nhiên nào đó, sông Cửu Long đã bỏ lòng sông cũ để chảy qua vị trí hiện nay. Hai vùng trũng thiên nhiên rộng lớn là Ðồng Tháp Mười và Ðồng Cà Mau là hai hồ nước để chứa nước sông Cửu vào mùa nước nổi.
  • Ðến mùa nước đổ, cá con sanh từ Biển Hồ Tonlé Sap tràn vào hai hồ nước thiên tạo này, lớn lên nhờ rong, rễ non và sanh trưởng nhanh chóng. Ðây là một vựa cá trời cho dân miền Nam.
  • Lúa trời: Một loại lúa thiên nhiên, còn có tên là lúa mù/ lúa sạ/ lúa ma/lúa nổi/ Riz Flottant. Loại lúa này vượt theo con nước rất nhanh có khi đến 7, 8 mét và khi đến mùa nước giựt thì thân cây lúa nằm rạp mình trên nước chờ gặt.
  • Con nước lũ mang theo phù sa và các loại cá lội theo vào ruộng đồng đẻ trứng, cho đến thời kỳ nước giựt thì cá theo nhau tràn vào các kinh rạch để ra sông lớn. Đến mùa nước giựt, nông dân đóng đáy bắt cá suốt dọc theo các kinh rạch này.
  • Tuy nhiên, khi không có lũ tức là nguồn cung cấp phù sa giàu dinh dưỡng bị thiếu hụt thì hậu quả sẽ là người nông dân phải sử dụng nhiều phân bón trong việc trồng lúa hơn. Ngoài ra, nếu không có lũ, người nông dân phải đối diện với vấn đề côn trùng và dịch bệnh rất nghiêm trọng: ruộng nương sẽ bị ốc bươu vàng làm hư hại mùa màng, chuột sẽ có đất ở bờ đê đào hang để phá lúa.
  • Từ năm 1961 tới nay, ĐBSCL đã bị nhiều trận lụt lớn vào các năm 1961-1966-1984-1991-1994 với mực nước dâng cao từ 4,67m - 5,28m.

Lúa ma - lúa trời - lúa nổi -  lúa mù - lúa sạ
Lúa nổi

Đồng bằng sông Cửu Long bị ngập nước
(Ảnh: Nguyễn Thạch)
  • Tại Kompong Cham, sông Mekong lại chia thành hai nhánh: Nhánh chính tới Neak Luong và chảy vào VN tại Tân Châu gọi là Tiền Giang. Nhánh Phụ còn gọi là sông Bassac vào Châu Ðốc, đó là sông Hậu.
   
  • Sông Tiền và sông Hậu chảy ra Biển Đông nên chịu ảnh hưởng của chế độ bán-nhật-triều của Biển Đông (chế độ bán-nhật-triều: trong 24 giờ ngày-đêm có 2 lần mực nước lên và 2 lần mực nước xuống). Tuy nhiên phía hữu ngạn sông Hậu, gồm khu tứ giác Long Xuyên, U Minh và vùng Cà Mau thì chịu ảnh hưởng tổng hợp của triều Biển Đông và Biển Tây tức Vịnh Thái Lan (toàn-nhật-triều, trong một ngày-đêm chỉ có một lần nước dâng cao và một lần nước thấp) (Theo tài liệu của nhà văn Ngô Thế Vinh).
  • Sông Tiền: Chảy qua Tân Châu (tỉnh An Giang), Hồng Ngự và Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp), đến Cai Lậy (Tỉnh Tiền Giang) chia ra làm 4 sông đổ ra biển bằng 6 cửa:
    • Sông Mỹ Tho chảy qua thành phố Mỹ Tho và phía Nam Gò Công, nơi đó chia thành 2 con sông là sông Cửa Tiểu chảy ra biển bằng Cửa Tiểu và sông Cửa Đại chảy ra biển bằng Cửa Đại.
    • Sông Hàm Luông chảy qua phía Nam tỉnh Bến Tre, ra cửa Hàm Luông
    • Sông Ba Lai chảy qua phía Bắc tỉnh Bến Tre (tên cũ Kiến Hòa), ra cửa Ba Lai. Hiện nay, cửa Ba Lai đã bị hệ thống cống đập Ba Lai ngăn lại.
    • Sông Cổ Chiên làm thành ranh giới tỉnh Bến Tre-Trà Vinh (tên cũ Vĩnh Bình), chảy ra biển bằng hai cửa Cổ Chiên và Cung Hầu.
Sông Tiền 
  • Sông Hậu chảy qua Châu Đốc, Long Xuyên (An Giang), Vĩnh Long, Cần Thơ, Châu Thành (Hậu Giang), Sóc Trăng và đổ ra biển bằng 3 cửa: cửa Định An, cửa Ba Thắc (Bassac), cửa Trần Đề.
Sông Hậu
  • Mực nước hai con sông Tiền sông Hậu trong "mùa nước nổi" có đặc tính dâng cao lên từ từ rồi tràn qua các bờ sông rạch, làm ngập các cánh đồng. Nước lũ có công dụng không chỉ rửa đất rửa phèn (nếu đất giữ phèn nhiều, đất sẽ bị acid hóa) mà còn thêm lượng phù sa cho đồng ruộng, hoa màu.
Mùa nước nổi
  • Sông Vàm Nao Hồi Oa/ Vàm Lao/Vàm Giao:Vàm Nao là đoạn sông hợp thành bởi đuôi cù lao huyện Phú Tân và đầu cù lao Ông Chưởng, huyện Chợ Mới (An Giang), tạo nên hiện tượng “san nước” độc đáo từ sông Tiền qua sông Hậu vào mỗi mùa nước đổ.  Sông Vàm Nao nối sông Tiền với sông Hậu, có rất nhiều xóay nước và nổi tiếng với cá bông lau, cá hô. Về sau triều đình Huế ban cho cái tên Thuận Giang (hay Thuận Cảng).
Sông Vàm Nao

  • Trong cuốn “Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười”, nhà văn Nguyễn Hiến Lê viết: “Đi trên kinh rạch Nam Việt, gặp chỗ giáp nước thì luôn luôn ta thấy một cái chợ hoặc lớn hoặc nhỏ, ít nhất cũng là một xóm có vài quán bán hàng, vì chỗ giáp nước là chỗ đổi con nước; mười ghe thì chín ghe đậu lại đợi con nước sau. Trong khi nghỉ, người ta lên bờ mua thức ăn, đồ dùng, uống trà, cà phê, thế là tự nhiên nổi lên cái chợ. Tóm lại, chỗ giáp nước cũng tựa như một nhà ga có chỗ tránh trên đường thủy vậy”.

MÙA KHÔ - Từ tháng 11 đến tháng 4 âm lịch
  • Về mùa khô, mực nước sông Cửu Long xuống thấp vì nguồn nước chỉ còn lại các thác băng ở Tây Tạng và Vân Nam. Lưu luợng trung bình giảm từ 50.000 m3/s trong mùa mưa xuống còn 2000 m3/s trong mùa khô nên ĐBSCL sẽ bị thiếu nước để trồng trọt.
  • Ngoài ra, ĐBSCL bị thiếu nước ngọt vì thượng nguồn giữ nước trên các đập thủy điện và vì nước lũ không về.
  • Những tác hại khôn lường gây ra bởi thiếu nước ngọt:
    • Thượng nguồn sông Mekong gặp hạn, thiếu mưa, lại bị các đập thủy điện chặn dòng chảy, nên mực nước dưới hạ lưu thấp, điều này sẽ gây ra hậu quả là nước biển sẽ tràn về đất liền dưới tác động của các đợt triều cường.
    • Các đập thủy điện trên thượng nguồn sẽ chặn đứng dòng di cư duy nhất của cá vào mùa khô.
    • Việc ngăn giữ phù sa nơi thượng nguồn sẽ làm cho ngành thủy sản nuôi ở Việt Nam lao đao vì mất nguồn thức ăn từ cá tạp của sông cho cá nuôi.
  • Để đối phó với tình trạng thiếu nước ngọt cho đồng ruộng và hoa màu này, nông dân đã nạo, vét kinh, mương để dẫn nước ngọt vào ruộng.
  • Thiếu nước trong mùa khô, thừa nước trong mùa lũ và đang tiến dần đến chỗ mùa lũ không có lũ là cuộc sống của cư dân vùng ĐBSCL hiện nay.

  • Lúa chết khô vì nhiễm mặn ở Kiên Giang vào tháng 3/2015.
    (Ảnh: nongnghiep.vn)
    Một cánh đồng khô khốc vì hạn ở Trà Vinh   

    Một con kênh ở Trà Vinh bị cạn nước

    Thiếu hụt nguồn nước ở Ba Tri (Bến Tre)
    Source:
    http://www.tinmoitruong.vn/nuoc/thieu-hut-nguon-nuoc-o-dong-bang-song-cuu-long_6_41606_1.html

    Ông Nghệ (trái) buồn rầu bên vườn quýt đường sắp đến ngày thu hoạch
     nhưng bị rụng trái do thiếu nước ngọt tưới, tháng 8/2015
     (Ảnh: baohaugiang.com.vn)
    Các con kênh ở huyện Tri Tôn (An Giang) cạn nước
    Source: http://laodong.com.vn/xa-hoi/kho-han-o-dong-bang-song-cuu-long-nguy-co-chay-rung-lua-hoa-mau-khat-nuoc-191674.bld




No comments:

Post a Comment