Sunday, March 6, 2016

Chương 7: Đập trên thượng nguồn dòng sông Mekong

Source:
http://cambodia.panda.org/?211093/Emergency-Meeting-of-the-Mekong-River-Commission-Urgently-Needed--WWF
  • Ở các dòng nhánh, các đập thủy điện vẫn cứ hình thành, hiện nay đã lên đến 94 đập. Theo thống kê của Ủy hội Mê Kông, đến năm 2015 sẽ có 36 đập thủy điện ở dòng nhánh được đưa vào vận hành, đến năm 2030 có thêm 30 đập nữa trên các dòng nhánh
    (Nguồn: Trần Trọng Tú, nhipcaudautu, 17/10/2011).

    http://www.renewableenergy.org.vn/index.php?mact=News,cntnt01,print,0&cntnt01articleid=791&cntnt01showtemplate=false&cntnt01returnid=53
     
  • Nền nông nghiệp và thủy sản của Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng sẽ bị hệ lụy và hậu quả nghiêm trọng khi trên thượng nguồn đã xây quá nhiều đập thủy điện. 
  • Các đập thủy điện đưa tới điện khí hóa, kỹ nghệ hóa và cả đô thị hóa sẽ trút đổ chất phế thải xuống dòng sông Mekong và cuối hạ nguồn là ĐBSCL sẽ nhận hậu quả vô cùng tàn khốc vì ô nhiễm dòng nước. Theo Quỹ Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) thì loài cá heo nước ngọt Irrawaddy ở sông Mekong sắp tuyệt chủng. Nguyên nhân là do chất độc được thải trên sông vì người ta đã tìm thấy dư lượng thuốc trừ sâu, thủy ngân và các chất ô nhiễm khác trong cơ thể chúng. WWF tin rằng mức độ thủy ngân cao được tìm thấy trong cá heo chết có thể xuất phát từ các hoạt động đào vàng. Cá heo Irrawaddy sinh sống tập trung ở khu vực sông Mekong đoạn giữa Lào và Campuchia. 
  • Đập thủy điện ngăn chận việc di chuyển của cá xuống hạ nguồn kiếm ăn, và trở về thượng nguồn sinh đẻ khiến chúng bị diệt chủng, hậu quả sẽ thất thoát đi 50%-70% thu hoạch ngư nghiệp. 
  • Tên tất cả các con đập trên thượng nguồn Mekong dựa theo tài liệu của nhà văn Ngô Thế Vinh:
    • Tại Trung quốc: Liutongsiang – Jiabi – Wunenglong - Tuoba - Huangdeng – Tiemenkan - Guongguooio (Công Quả Kiều) – Xiaowan (Tiểu Loan) - Manwan (Mãn Loan) - Daichaoshan (Đại Chiếu Sơn) - Nuozhado (Nọa Trát Độ) - Jinghong (Cảnh Hồng) - Ganlanba (Cảm Lãm Bá) - Mengsong (Mãnh Tòng)
    • Tại Lào: Nam Theum 2 – Pak Beng – Pak Lay – Sanakham
    • Tại Thái Lan: Lam Takhong 
    • Tại Campuchia: Sambor – Stung Treng – Hạ Sesan 2
    • Tại Việt Nam: Yali
Mekong Mainstream Dams
Source: https://www.internationalrivers.org/campaigns/mekong-mainstream-dams
  • Sông Mekong đứng trước nguy cơ trở thành sông ‘nhân tạo’ vì con sông đã bị cắt ra từng đoạn và dòng chảy trong từng đoạn phụ thuộc vào sự vận hành của thủy điện.
  • Nếu đập nằm trên vùng bán sơn địa, ngoài việc mất rừng, còn mất nhiều diện tích đất nông nghiệp và dân phải tái định cư.
  • Báo chí Thái Lan gọi sự việc Trung Cộng xây dựng nhiều đập thủy điện trên thượng nguồn là chánh sách “The White Coal” và Thái Lan còn gọi đó là “The Rap of a River”.
Source:
http://www.nature.com/news/2011/111019/images/map850.jpg


NHỮNG ĐẬP THỦY ĐIỆN Ở TRUNG QUỐC:


Source: https://www.internationalrivers.org/resources/8477

  • China: In Yunnan, SW China: Theo tài liệu chính thức của Tỉnh Ủy Vân Nam năm 1995. Bắc Kinh đã xây dựng hoàn tất một chuỗi 14 con đập thủy điện thềm Vân Nam trên dòng chính sông Mekong, bắt đầu từ thượng nguồn:
    1. Liutongsiang
    2. Jiabi
    3. Wunenglong
    4. Tuoba
    5. Huangdeng
    6. Tiemenkan
    7. Guongguooio (Công Quả Kiều): Khởi công 2008, hoàn tất 2011 - 900 MW
    8. Xiaowan (Tiểu Loan): Khởi công 2001, hoàn tất 2010 - Wall height 292m, 958-foot-tall - 4,200 MW - 4,200 MW
      Giáo sư Ngô Đình Tuấn, chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Tài nguyên nước và môi trường Đông Nam Á, bình luận với BBC rằng “ … nói như một số nhà khoa học, là Trung Quốc đang 'bức tử' sông Mekong bằng các đập nước của mình cũng không sai.
      Các đập thuỷ điện sẽ chặn phù sa xuống đồng bằng sông Cửu Long, ảnh hưởng tới nguồn cá và việc làm nông dưới hạ nguồn.
      "Nhưng điều đó còn chưa tai hại bằng đập Hoàng Hà Trung Quốc đang xây để đưa nước Trường Giang lên phía Bắc. Để có nước bù lại Trường Giang, họ sẽ phải lấy nước từ sông Mekong và đó là cái tai hại nhất cho nước ở hạ nguồn như Việt Nam…"

    9. Xiaowan Dam   - Photograph by David Guttenfelder

      Xiaowei Dam  - Photograph by David Guttenfelder

    10. Manwan (Mãn Loan):Khởi công 1984, hoàn tất 1993 - Wall height 110m - 1,500 MW - con đập dòng chính đầu tiên trên sông Mekong

    11. Manwan Dam

    12. Dachaoshan (Đại Chiếu Sơn): Khởi công 1996, hoàn tất 2003. Wall height 111m - 1,350 MW


    13. Nuozhado (Nọa Trát Độ): Khởi công 2006, hoàn tất 2014. Wall height 261m – 226 Km long - 5850 MW


    14. Jinghong (Cảnh Hồng): Khởi công 2003, hoàn tất 2009 . Wall height 110m - 1,500 MW


    15. Ganlanba (Cảm Lãm Bá)
    16. Mengsong (Mãnh Tòng)
 
NHỮNG ĐẬP THỦY ĐIỆN Ở LÀO VÀ THÁI:
  • Đập Pa Mong 2000 MW, con đập Sambor 1000 MW, đập Pak Beng, đập Pak Lay, đập Tonle Sap… phải bỏ dở dang vì cuộc chiến tranh Việt Nam (theo tài  liệu của nhà văn Ngô Thế Vinh)
 
Source:
http://www.internationalrivers.org/files/attached-files/laomap092408.jpg


  • Nam Theum 2: Lào, công suất 1075MW
  • Lam Takhong: Thailand, công suất 500MW.
  • Nam Ngum: Lào, công suất 150 MW, hoàn tất 1971
Nam Theum 2

Lam Takhong Dam

Nam Ngum Dam
  • Đập Pak Beng: Lào 1.320 MW; bảo trợ dự án công ty Trung Quốc Datang International Power Generation Co. và chánh phủ Lào.
  • Đập Luang Prabang: Lào 1.410 MW; bảo trợ bởi Petrovietnam Power Co. và chánh phủ Lào.
  • Đập Xayabouri (9/2010): Lào, nằm ở thác Kaeng Luang mạn tây bắc. Xayaburi Dam dài 810m, cao 32m, trị giá 3,5 tỷ USD, công suất 1280MW trong đó  95% sẽ được xuất khẩu sang Thái Lan & Vietnam. Bảo trợ bởi công ty Thái Lan Karnchang và chánh phủ Lào.
    Do vị trí gần các bãi cá đẻ trứng, nên các nhà khoa học tin rằng đập Xayaburi sẽ tạo ra một hàng rào mà cá tra khổng lồ Mê Kông không thể vượt qua và có thể đẩy chúng tới bờ vực tuyệt chủng.
Toàn cảnh công trường Xayaburi,
con đập dòng chính đầu tiên của Lào, thời điểm 2014.
Cũng nên ghi nhận là khúc sông Mekong Xayaburi chưa bị “nghẽn mạch” cho tới tháng 2, 2015
và các tổ chức Tổ chức Bảo vệ Môi sinh NGOs vẫn không ngừng nỗ lực ngăn chặn
Công ty Áo quốc chuyển giao những Turbines tới  vùng xây đập (Source: Tom Fawthrop)



  • Đập Pak Lay, Lào, 1.320 MW tỉnh Xayaburi; bảo trợ bởi công ty Trung Quốc Sinohydro Co. tháng 6, 2007 để khảo sát của dự án.
  • Đập Xanakham, Lào, 1.000MW; bảo trợ bởi công ty Trung Quốc Datang International Power Generation Co.
  • Đập Pak Chom, biên giới Lào Thái, 1.079 MW, bảo trợ bởi công ty MoE Thái Lan
  • Đập Ban Koum, biên giới Lào Thái,  2,230 MW, tỉnh Ubon Ratchathani; bảo trợ bởi Italian-Thai Development Co., Ltd và Asia Corp Holdings Ltd. và chánh phủ Lào.
  • Đập Lat Sua, Lào, 800 MW; bảo trợ bởi Charoen Energy and Water Asia Co. Ltd. Thái Lan và chánh phủ Lào.
  • Đập Don Sahong: Tỉnh Champasak, Lào. Công suất 260MWW. Don Sahong ở phía nam Lào, gần biên giới Campuchia. Vị trí đập Don Sahong nằm trên kênh Hou Sahong – đường di cư chính quanh năm và duy nhất của cá vào mùa khô khi bơi qua thác Khone, thác lớn nhất trong lưu vực Mekong.
    Đây  là dự án đập gây nhiều quan ngại về mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng của nó đối với loài cá và cuộc sống người dân vùng hạ nguồn Mê Kông bởi vị trí xây đập gần kề Tonlé Sap, hồ nước ngọt lớn nối với dòng chính sông Mê Kông qua sông Tonlé Sap. Don Sahong được bảo trợ bởi công ty Mã Lai Mega First Berhad Co.

NHỮNG ĐẬP THỦY ĐIỆN Ở CAMPUCHIA:
  • Đập Stung Treng: 980 MW, bảo trợ bởi chánh phủ Nga
  • Đập Sambor: Công suất phát điện 2600MW, bảo trợ bởi công ty Trung Quốc/ China Southern Power Grid Co./ CSGP.
  • Đập Hạ Sesan 2: Con đập phụ lưu Hạ Sesan 2 / Lower Sesan 2 / LSS2 nằm dưới điểm hợp lưu hai con sông Sesan và Srepok. Chiều cao đập là 75 m, diện tích hồ chứa 340 km2, công suất 400 MW.
Dams: Don Sahong
http://m.tinmoitruong.vn/giao-luu-truc-tuyen/ung-pho-voi-don-sahong_68_45798_1.html

ĐẬP THỦY ĐIỆN Ở VIỆT NAM: 

  • Yali: Đập thủy điện Yali ở Gia Lai- Kontum, cao 69m, công suất 720 MW, khởi công xây năm 1993, hoạt động từ năm 1996.

No comments:

Post a Comment