Friday, March 4, 2016

Chương 9: Sự biến đổi của dòng sông Mekong

1.    Đổi chiều dòng chảy
  • Biển Hồ có thể tích 80 tỷ m3 nước, là nơi tích trữ nước của sông Mekong, phân phối nước cho hạ lưu.
  • Trong Mùa Khô, Biển Hồ sâu trung bình 1m, sâu nhất là 3m
  • Mekong trong Mùa Mưa từ tháng 5 đến tháng 9 đủ nước đổ vào con sông Tonlé Sap tạo dòng chảy ngược vào Biển Hồ làm nước hồ dâng cao hơn từ 8 tới 10 mét và tràn bờ. Mùa mưa, diện tích mặt hồ từ 2.500km2 mở rộng ra tới 13.000km2, chiều sâu lòng hồ từ 2m tăng lên hơn 11m.
  • Đến đầu tháng 10, bắt đầu hết mùa mưa, Tonlé Sap lại đổi dòng chảy rút nước Biển Hồ trả lại cho Mekong.

Biển Hồ thoi thóp, không còn co giãn với hai Mùa Mưa Nắng
đang co lại và cạn dần [nguồn: Tom Fawthrop]
 
2. Lý do sự thay đổi dòng chảy:
    a) Khí hậu:
    • Miền Nam Việt Nam có khí hậu nhiệt đới và gió mùa ở mức độ cao và lượng mưa hàng năm thường thay đổi trong khoảng 1.500-2.000mm. Lượng mưa phân bố trong mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 với phần lớn lượng mưa rơi vào tháng 9 và tháng 10. Mùa đông (tháng 12 đến tháng 3) rất khô và lượng mưa nằm dưới mức 100mm từ 4 đến 6 tháng và một số khu vực gần như không có mưa trong một tháng.
    • Châu thổ sông Mekong là vùng nóng và ẩm nhất của Việt Nam, đặc biệt là vào tháng 4. Vào thời điểm lạnh nhất trong năm (khoảng tháng 1) nhiệt độ thay đổi trong khoảng 20-23oC trong toàn bộ khu vực trong khi đó trong tháng 4, nhiệt độ lên tới 32-35oC.
    • Nhiệt độ mùa đông gia tăng nhiều ở Miền Bắc, nhưng gia tăng ít ở ĐBSCL nhờ ảnh hưởng của Biển Đông và Vịnh Thái Lan và trong 30 năm qua (1961-1990) vũ lượng gia tăng ở đồng bằng sông Hồng và Miền Trung do nhiều mưa bão mang tới, trong lúc giảm ở ĐBSCL.

    b) Con người:
    • Tình trạng mất rừng trong lưu vực:
      - Mất rừng đã làm nâng cao đáy các hồ đập, lượng nước chảy về hồ nhanh, thay đổi địa mạo của lòng sông, chế độ thủy văn của sông và trong một số trường hợp, cả địa mạo của vùng.
      - Mất rừng làm mất lượng nước mưa được cây rừng giữ lại dưới mặt đất, làm xói mòn đất khi mưa đổ xuống. Nước mưa sẽ trôi ra sông nhanh làm dâng mực nước đột ngột ở hạ lưu khi thượng nguồn mưa nhiều.
      - Vì nạn phá rừng, dẫu lượng nước mưa giảm - nhưng vì không có lực cản và giữ nước của rừng, bao nhiêu nước mưa hứng được trên vùng này chảy dồn tạo lưu lượng lớn trong thời gian ngắn, gây nên lụt lội trong mùa lũ và thiếu nước trong mùa hạn ở hạ lưu (Việt Nam). Đồng thời việc phá rừng gây nhiều xói mòn đất đai ở thượng nguồn và lắng đọng nhiều trầm tích ở Biển Hồ và hạ lưu, gây nên biến đổi dòng chảy.
      - Phá rừng ngập mặn để nuôi tôm, gây nên nạn sạt lở đất dọc biển do sóng biển và thủy triều cũng gia tăng. Hơn 600 ha bờ biển vùng Cà Mau đã sạt lở trong thập niên qua ở cửa sông Bồ Đề.
    • Vấn đề chuyển nước ra khỏi lưu vực
    • - Từ thập niên 1980 - 1990, Thái Lan đã đề xuất hai dự án chuyển nước: dự án Kok-Ing-Yom-Nan ở vùng Bắc Thái Lan và dự án Kong-Chi-Mun ở phía Đông Bắc Thái Lan.
      - Dự án Kok-Ing-Yom-Nan chuyển nước từ hai phụ lưu của sông Mekong, sông Kok và sông Ing vào sông Yom và sông Nan, hai phụ lưu của sông Chao Praya, nhằm tăng thêm nguồn nước cho đập Sirikit và lượng nước tưới cho miền Trung Thái Lan. Đây là một dự án chuyển lưu vực và sẽ làm thất thoát nguồn nước sông Mekong.
      - Dự án Kong-Chi-Mun, không chuyển nước ra ngoài lưu vực, mà đưa nước từ sông Mekong vào các hồ chứa hiện có và sẽ xây thêm nhằm tưới cho 81.600ha đất nông nghiệp ở vùng Đông Bắc Thái Lan. Lượng nước mất đi và chất lượng nước trả lại cho dòng chính là những mối quan ngại đối với Lào, nhất là Campuchia và Việt Nam.

      - Đoạn ở Vân Nam, sông Dương Tử và sông Lan Thương (tên đoạn sông Mekong chảy trên lãnh thổ Trung Quốc) chỉ cách nhau 60-70 km, việc tạo đường hầm nối thông hai sông này tại đó không quá khó trong điều kiện hiện nay, kết quả dòng sông Mekong sẽ suy yếu nghiêm trọng.
      - Thái Lan có yêu cầu sử dụng nước sông Mekong để tưới cho vùng Đông Bắc và chuyển nước sang sông Chao Phraya phía nam đáp ứng nhu cầu nước ở Bangkok. Nước ngầm vùng này hạ thấp do bị khai thác quá mức và vì vậy cần được tiếp thêm nước.
      (Source: http://www.vncold.vn/Web/Content.aspx?distid=2714)

No comments:

Post a Comment