Sunday, April 7, 2024

PHÚC TRÌNH CHO THẤY TÌNH TRẠNG THẢM KHỐC CỦA CÁ MEKONG – NHƯNG THIỆT HẠI VẪN CÓ THỂ ĐƯỢC XÓA ĐI

(Report shows dire state of Mekong’s fish — but damage can still be undone)

Anton L. Delgado – Bình Yên Đông lược dịch

Mongabay – 1 April 2024

 

Ở Kampong Phluk, một làng đánh cá trên hồ Tonle Sap, một ngư dân thu hoạch số cá ông đánh được.  Phúc trình Những Con cá Mekong bị Bỏ quên nói “có bằng chứng của sự sụp đổ 88% trong kích thước của dân số cá” trong hồ. [Ảnh: Anton L. Delgado]

 

·                    Một phúc trình gần đây của 25 tổ chức bảo tồn đã báo động về tình trạng của cá trong sông Mekong, xác định rằng có ít nhất 19% loại cá bị đe dọa tuyệt chủng

·                    Phúc trình kêu gọi cho một “Kế hoạch Phục hồi Khẩn cấp” toàn cầu cho đa dạng sinh học nước ngọt được thực hiện trong Mekong, với việc nhấn mạnh để cho sông và những phụ lưu của nó chảy tự nhiên hơn, cải thiện phẩm chất nước, bảo vệ và phục hồi những nơi cư trú và chủng loại quan trọng, và hạn chế khai thác tài nguyên không khả chấp.

·                    Mặc dù bị đe dọa, phúc trình lưu ý những điểm sáng bảo tồn, gồm có việc khám phá những chủng loại mới, và nhấn mạnh rằng không quá trễ để bảo vệ sông, cá, và hàng triệu người dựa vào nó.

 

Cá bị đe dọa của sông Mekong đang tiến dần gần hơn đến tuyệt chủng, theo một phúc trình mới trích dẫn những áp lực chồng chất lên thủy đạo.  Mặc dù tình hình nghiêm trọng, những nhà bảo tồn nói cũng không quá trễ để đảo ngược tình trạng cho các chủng loại nước ngọt của sông.

Dài gần 5.000 km (3.000 miles), Mekong hỗ trợ cho hàng triệu người trên khắp 6 quốc gia, từ nguồn ở Trung Hoa cho đến đồng bằng ở Việt Nam.  Sông, mạch máu then chốt của Đông Nam Á, đối mặt với thủy triều đang dâng lên của những đe dọa, từ đánh cá không khả chấp và những chủng loại ngoại lai, đến các đập thủy điện và khai thác cát, tất cả được kết hợp bởi thay đổi khí hậu.

Gần 1/5 của các loại cá được biết trong sông bị đe dọa tuyệt chủng đến một mức độ nào đó.  Theo một phúc trình vừa được công bố, “Những Con cá Mekong bị Bỏ quên.”  Phúc trình được biên soạn bởi 25 tổ chức, gồm có các NGOs bảo tồn WWF và Conservation International (Bảo tồn Quốc tế), và IUCN, cơ quan bảo tồn đời sống hoang dã trên toàn cầu, chịu trách nhiệm cho Sách Đỏ các Chủng loại bị Đe đoa.

 

Một quang cảnh của sông Mekong là biên giới giữa Thái Lan và Lào.

[Ảnh: Anton L. Delgado]

 

Phúc trình dùng một tính toán đe dọa dựa trên những đánh giá rủi ro trong Sách Đỏ.  Tính toán thấy rằng 19% của gần 400 loại cá Mekong được đánh giá bị đe dọa tuyệt chủng.  Nhưng phúc trình lưu ý rằng 40% chủng loại trải qua đánh giá rủi ro được xem “thiếu dữ kiện” trong Sách Đỏ, có nghĩa là biết chưa đủ về chúng để xác định chúng bị đe dọa như thế nào.  Rút ra từ tin tức nầy, phúc trình cho biết, “rất an toàn để nói rằng con số thật sự của các loại cá bị đe dọa toàn cầu trong Mekong thì cao hơn nhiều.”

“Các loại cá của Mekong là biểu thị của tình trạng của lưu vực,” Marc Goichot, nới với Mongabay trong một cuộc phỏng vấn.  Ông nói thêm rằng ngoài “giá trị thực chất của cá, của một loại đặc thù, còn có sự kiện là chúng là một biểu tượng của sức chịu đựng của thức phẩm của tình trạng chịu đựng khí hậu của Mekong.”

Rủi ro mất đi những chủng loại đó là lý do tại sao phúc trình nầy “rọi đến Mekong,” Goichot nói, là người duyệt xét then chốt của phúc trình.

Một chương trong phúc trình, “Cá Mekong rơi tự do,” nhấn mạnh đến đe dọa tuyệt chủng cho nhiều loại cá với sự nhộn nhịp của nhiều nghiên cứu ghi nhận sự suy giảm của Mekong, từ những sụp dổ dân số cá quan trọng trong hồ Tonle Sap ở Cambodia, đến sự sụt giảm tổng quát trong giá trị của thủy sản của sông.

Trong một nghiên cứu được công bố hồi tháng 2, Ủy hội Sông Mekong (MRC), một tổ chức liên chánh phủ có nhiệm vụ khuyến khích hợp tác phát triển thủy đạo, ghi nhận một sụt giảm trong số thu hoạch cá 25-30% từ năm 2015 đến 2020.

“Vô cùng quan trọng để tiếp cận vấn đề nầy với một quan điểm cân bằng,” Văn phòng MRC nói với Mongabay trong một email.  “Lưu vực sông Mekong chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố nối kết khác nhau, gồm có những thay đổi môi trường, phát triển hạ tầng cơ sở, thay đổi khí hậu, và động lực kinh tế-xã hội.”

Phúc trình thêm rằng “mặc dù những điều được tìm thấy trong phúc trình nhấn mạnh đến những thách thức đối mặt bởi sự tùy thuộc của cộng đồng vào tài nguyên của sông, cần phải tránh xem bất cứ thời gian nào như ‘thảm khốc nhất.’  Thay vào đó, nó có tác dụng như một nhắc nhở quan trọng của nhiệm vụ của chúng ta để bảo đảm bảo tồn và quản lý khả chấp cho những thế hệ sắp tới.”

 

Một chiếc thuyền đánh cá độc nhất bắt đầu trở vào bờ khi mây của giông tố mùa hè che khuất bầu trời trên hồ Tonle Sap, sản xuất 2% số cá đánh được trong nội địa của thế giới, theo phúc trình Những Con cá Mekong bị Bỏ quên. [Ảnh: Anton L. Delgadon]

 

Những giải pháp chú trọng đến việc để sông chảy tự nhiên hơn, cải thiện phẩm chất nước, bảo vệ và phục hồi những nơi cư trú quan trọng, chấm dứt quản lý tài nguyên không khả chấp, giải quyết những chủng loại ngoại lai, và bảo vệ những sông chảy tự do và tháo bỏ những chướng ngại sông lỗi thời.

“Giữ cho các sông chảy tự do có lẽ là chiến lược thích ứng khí hậu có hiệu quả kinh tế nhất vì những sông chảy tự do có sức chịu đựng nhiều nhất.  Chúng làm cho người dân chịu đựng nhiều hơn, ngăn ngừa thiên tai và hỗ trợ đa dạng sinh học nhiều hơn,” Goichot nói.  “Nó thắng-thắng-thắng trên khắp sự hiểu biết rộng rãi hơn của tính khả chấp.”

Mặc dù gần ½ của sông Mekong nằm ở Trung Hoa, phúc trình chú trọng đến các quốc gia hạ lưu vực Mekong.  “Đó là nơi chồng chéo giữa thủy sản và đa dạng sinh học là rõ nhất qua sự lệ thuộc của người dân vào sông,” Goichot nói.

Ông nói ông hy vọng những nỗ lực phục hồi có thể nhảy váo những sáng kiến toàn cầu, như Khuôn khổ Đa dạng sinh học Toàn cầu Kunming-Montreal và Thượng đỉnh Thích ứng Khí hậu, khuyến khích những giải pháp dựa vào thiên nhiên đến các tổ chức tài chánh.  Những chương của phúc trình cũng ghi nhận tầm quan trọng của việc khám phá những dòng thu nhập tiềm tàng cho bảo tồn, như câu cá giải trí và du lịch sinh thái.

 


Hành động tập thể và cấp bách

Việc trôi đi của “Mekong Hùng vĩ” được cho là đã chết là một lời kêu gọi liên tục để hành động giữa các nhà bảo tồn cho việc quản lý đa dạng sinh học và hợp tác xuyên biên giới, khi họ cố gắng báo động cho sức khỏe của sông.

Zeb Hogan, người đã làm việc trong vùng Mekong từ năm 1996, nới với Mongabay trong một email rằng “vâng, tình hình thảm khốc như nó từng có.  Nhưng cũng không quá trễ để bảo vệ và phục hồi Mekong.  Đảo ngược sự sụt giảm có thể được qua hành động tập thể và cấp bách.”

Phúc trình những con cá bị bỏ quên trích một vài hy vọng cho sông trong năm ngoái từ việc tái khám phá những chủng loại được cho là đã tuyệt chủng và những mô tả của các chủng loại mới, đến việc nhìn thấy các chủng loại có nguy cơ tuyệt chủng và bắt được cá nước ngọt lớn nhất thế giới.

“Những điểm sáng cung cấp hy vọng và cho thấy rằng sông Mekong vẫn có khả năng hỗ trợ nên thủy sản phong phú và đời sông hoang đã biểu tượng của nó,” Hogan, người cầm đầu chương trình dự án bảo tồn Wonders of the Mekong do USAID tài trợ, nói.  “Sự kéo dài của những chủng loại nầy cho thấy rằng không quá trễ, vẫn còn hy vọng, và rằng sông không bị thiệt hại không thể đảo ngược – ít nhất là chưa.”

Liệu 6 điểm của kế hoạch phục hồi khẩn cấp đi đến thành công sẽ sớm được thấy.

“Sức khỏe của sông Mekong đang ở trên quỹ đạo đi xuống nhưng không quá trễ để ‘bẻ cong chiều hướng’ để bảo tồn,” Hogan nói.  “Câu hỏi trở thánh bao nhiêu mà người dân trong vùng có thể cáng đáng để mất trước khi các chánh phủ hành động để bảo vệ sức khóe của sông và người dân và thú dựa vào nó.”

No comments:

Post a Comment