Monday, April 29, 2024

NHỮNG VÙNG ĐƯỢC BẢO VỆ MANG GÁNH NẶNG MẤT RỪNG TIẾP TỤC TRÊN KHẮP CAMBODIA

(Protected areas bear the brunt as forest loss continues across Cambodia)

Gerald Flynn – Bình Yên Đông lược dịch

Mongabay – 17 April 2024

 

Đập Stung Veal Thmor Kambot đang được xây trong tâm điểm của Công viên Quốc gia Kravanh – cũng như trong vùng Dự án REDD+ Nam Cardamom. [Ảnh: Gerald Flynn]

 

·                     Trong năm 2023, rừng bị mất ở Cambodia có kích thước bằng thành phố Los Angeles, hay 121.000 hectares (300.000 acres), theo dữ kiện mới nhất được công bố bởi Đại học Maryland.

·                     Đa số mất mát nầy xảy ra bên trong những vùng được bảo vệ, với Khu Trú ngụ Đời sống Hoang dã Prey lang ở trong tình trạng khó khăn ghi nhận mức mất rừng cao nhất trong cái được xem là một trong những năm tệ hại nhất được ghi nhận.

·                     Một nhà hoạt động bảo tồn hàng đầu nói đốn gỗ bất hợp pháp bên trong những vùng được bảo vệ được thúc đẩy một phần bởi nhu cầu xuất cảng gỗ quý, “nhưng chánh quyền có vẻ không để ý về việc bảo vệ những rừng nầy.”

·                     Mặc dù khuynh hướng đáng lo ngại được làm nổi bật bởi dữ kiện, chánh phủ Cambodia đã đặt một mục tiêu đầy tham vọng để gia tăng độ bao phủ rừng của quốc gia đến 60% vào năm 2050.

 

PHNOM PENH – Dữ kiện mới được công bố bởi Đại học Maryland ngày 4 tháng 4 và có sẵn qua diễn đán theo dõi vệ tinh Global Forest Watch (Quan sát Rừng Toàn cầu) cho thấy rừng tiếp tục mất trên khắp Cambodia trong năm ngoái, nhất là trong những vùng được công nhận được bảo vệ bởi Bộ Môi trường.

Năm ngoái đã thấy 121.000 hectares (300.000 ares) rừng, một diện tích có kích thước của thành phố Los Angeles, mất trên khắp Cambodia.  Trên 48.000 hectares (119.000 acres) trong số nầy được ghi nhận là rừng nguyên thủy, theo Global Forest Watch.

Một phân tích được thực hiện bởi Mongabay sử dụng dữ kiện của phòng thí nghiệm GLAD Đại học Maryland cho thấy đa số mất rừng ở Cambodia trong năm ngoái xảy ra bên trong những vùng được bảo vệ.  Đánh giá mất mát tàng cây rừng với cường độ 30% hay cao hơn, Mongabay thấy rằng trên 66.000 hectares (163.000 acres) rừng đã biến mất từ những vủng được bảo vệ của Cambodia trong năm 2023.

Tuy nhiên, con số rất khó để so sánh với những năm trước, theo sau những thay đổi cuốn đi đối với hệ thống vùng được bảo vệ của Cambodia đã thấy thêm trên 1 triệu hectares (2,5 triệu acres) được tái xếp loại như được bảo vệ trong tháng 7 và 8 năm 2023.

 

Dữ kiện mới của Global Forest Watch cho thấy làm thế nào trên ½ cùa tất cả rừng bị mất trong năm 2023 xảy ra bên trong những vùng được bảo vệ.

 

Phát ngôn viên Bộ Môi trường Khvay Atitya không trả lời những câu hỏi chi tiết được Mongabay gởi đến qua app điện tín Telegram, thay vào đó tuyên bố rằng Cambodia có 73 vùng được bảo vệ bao gồm 7,2 triệu hectares (17,8 triệu acres) – khoảng 41% khối đất của Cambodia – và rồi cho chi tiết của kế hoạch quản lý mới của bộ.

Atitya cũng từ chối cho ý kiến về quyết định gần đây của bộ để ngưng chia sẻ bản đồ của ranh giới những vùng bảo vệ và các khung cảnh nhà nước khác với “những tổ chức hay cá nhân,” được báo cáo vì lo sợ những bản đồ nầy được dùng cho những mục đích bất hợp pháp không được ghi rõ và để “nâng cao việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.”

Các bản đồ cho hầu hết tất cả ranh giới được cập nhật của những vùng được bảo vệ của Cambodia được chia sẻ công khai đến tháng 7 và 8 năm rồi bởi nhiều nguồn của chánh phủ, gồm có nay là Thủ tướng Hun Manet và bộ trưởng môi trường Say Samal.

Sử dụng những bản đồ nầy, có thể tính rằng trong số tất cả những vùng được bảo vệ ở Cambodia, Khu Trú ngụ Đời sống Hoang dã Prey Lang ghi nhận mức mất rừng cao nhất, với gần 11.500 hectares (28.400 acres) của khu trú ngụ bị mất.  Điều nầy đại diện cho một trong những năm tệ hại nhất kỷ lục cho Prey Lang – mặc dù rừng được bảo vệ được nới rộng gần 60.000 hectares (148.000 acres) hồi năm ngoái.

 

Trong năm 2020, những người đốn gỗ bất hợp pháp ở gần nơi chuyển nhượng Think Biotech lợi dụng đại dịch Covid-19 đển âm thầm rút ruột Khu Trú ngụ Đời sống Hoang dã Prey Lang. [Ảnh: ma Chettra]

 

Việc nới rộng của mỏ vàng do người Trung Hoa điều hành và mở một mỏ quặng sắt do con buôn gỗ nổi tiếng Try Pheap làm chủ, cả hai đóng góp đáng kể vào việc phá rừng được thấy ở Prey Lang hồi năm ngoái.  Đốn gỗ bất hợp pháp liên kết với Think Biotech và công ty anh em Angkor Plywood cũng đóng một vai trò lớn.

Với 7.232 hectares (17.871 acres) của rừng bị mất, Khu Trú ngụ Đời sống Hoang dã Beng Per là vùng được bảo vệ bị ảnh hưởng tồi tệ hàng thứ 2nd trong năm ngoái.  Những quyến lợi nối kết chánh trị đã cướp rừng nhiều năm, và năm 2023 không phải là một ngoại lệ.  Một người từng được Try Pheap che chở, Ouk Kimsan, đi từ nhà bảo tồn tham nhũng đến nhân vật hột điều bằng cách buôn lậu gỗ và hồi đầu năm nay đối mặt với những cáo buộc đốn gỗ nặng nề trên khắp Khu Trú ngụ Đời sống Hoang dã Beng Per.

Khu Trú ngụ Đời sống Hoang dã Phnom Samkos có mức phá rừng thứ 3rd trong số những vùng được bảo vệ của Cambodia trong năm 2023.  Mặc dù NGO bảo tồn Wildlife Alliances (Liên minh Đời sống Hoang dã) mới có ý định để thiết lập một dự án REDD+ mới trong khu tru ngụ, 6.125 hectares (15.135 acres) rừng đã biến mất hồi năm ngoái.

Một trong những nghị sĩ giàu có nhất của Cambodia, Ly Yong Phat của đảng cầm quyền Nhân dân Cambodia, hiện đang xây đập thủy điện Stung Meteuk bên trong Phnom Samkos, mặc dù hình ảnh vệ tinh cho thấy việc khai quang rừng đã đi lệch ra ngoài ranh giới chánh thức của vị trí đập thủy điện.  Cũng có những mất mát đáng chú ý trong Công viên Quốc gia Kravanh (cũng được gọi là Công viên Quốc gia Cardamom), nơi một số đập thủy điện đe dọa rừng mưa già và đã bao che cho những người đốn gỗ bất hợp pháp bị phanh phui bởi Mongabay.

 

Mặc dù việc xây cất chỉ mới bắt đầu gần đây, việc đốn gỗ ở đập Stung Meteuk đã đi qua những ranh giới của hồ chứa và đốn rừng nguyên thủy trong Khu Trú ngụ Đời sống Hoang dã Phnom Samkos. [Ảnh: Gerald Flynn]

 

Tham những là động cơ then chốt của phá rừng

Thêm 5.213 hectares (12.882 acres) rừng bị mất bên trong Công viên Quốc gia Veun Sai-Siem Pang, chỉ được thiết lập như một vùng được bảo vệ hồi năm ngoái nhưng đã là mục tiêu của việc đốn gỗ đại qui mô được điều hành bởi trùm tư bản được biết như Oknha Chey, người mà Mongabay nhận diện như Meck Saphanareth, phó giám đốc nhà giam của Cambodia và là một tướng 3 sao.

“Trong suốt đại dịch Covid-19, có nhiều vụ đốn gỗ bất hợp pháp vì tham nhũng,” Heng Kimhong, giám đốc của Hiệp hội Hệ thống Trẻ Cambodia, nói, thường vận động để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của Cambodia và kêu gọi thi hành luật pháp thích đáng được thực hiện để đối phó với tội phạm rừng.

“Đốn gỗ bất hợp pháp tiếp tục trên khắp những vùng được bảo vệ, việc bán  gỗ quý ra nước ngoài là một yếu tố, nhưng chánh quyền có vẻ không lo về việc bảo vệ những rừng nầy,” ông nói với Mongabay trong một cuộc phỏng vấn trên điện thoại.  “Có nhiều hoạt động đốn gỗ đại qui mô được làm chủ bởi người có thế lực muốn có đất, vì thế họ mướn người địa phương khai quang rừng và thỏa thuận để mua đất từ chánh quyến địa phương.”

 

Một trại cưa bên trong khu chuyển nhượng T.S.M.W., theo nhà hoạt động rừng Ouch Leng, người chụp ảnh nầy trong tháng 12 năm 2022. [Ảnh: Ouch leng]

 

Kimhong chỉ vào việc ruồng bố gần đây do Bộ Môi trường cầm đầu trong các huyện Veal Veang và Phnum Kravanh, tỉnh Pursat, mà theo Khmer Times theo chánh phủ, kết quả là trên 600.000 hectares (1,48 triệu acres) đất bị xâm chiếm được trả lại cho nhà nước – mặc dù 2 huyện chiếm tổng cộng khoảng 770.000 hectares (1,9 triệu acres).

Những cơ quan truyền thông theo chánh phủ khác nói rằng tổng số đất thu hồi là 145.585 hectares (395.748 acres) hay 9.800 hectares (24.216 acres).

Atitya của bộ môi trường làm rõ rằng 10.441,65 hectares (25.801,88 acres) đất đã được thu hồi bởi chánh quyền.  Cuộc hành quân hỗn hợp trong tỉnh Pursat liên quan đến gần 800 người bảo vệ rừng của bộ môi trường cũng như chánh quyền địa phương đã tịch thu tập thể một số cưa, xe gắn máy, cọc rào và máy cắt cỏ trong cuộc hành quân.  Theo Atitya, 40 nghi can bị bắt giữ với 16 bị đưa ra tòa.

Đối với Kimhong, nó là đại diện mới nhất của một loạt những cuộc hành quân thi hành luật pháp được thực hiện được tuyên bố để ruồng bố tội phạm tài nguyên thiên nhiên mặc dù thất bại trong việc đưa những người vi phạm có thế lực ra trước công lý.

Mặc dù có những thất bại nầy và chiều hướng cho thấy bởi dữ kiện của Đại học Maryland, chánh phủ đã đặt những mục tiêu đầy tham vọng để gia tăng độ bao phủ rừng của Cambodia lên đến 60% vào năm 2050, với Eang Sophalleth, bộ trưởng môi trường từ năm 2023, nhằm trồng 1 triệu cây trong năm nay, không rõ những cây nầy sẽ được trồng ở đâu hay liệu chúng sẽ sống còn.

“Chúng tôi thấy nhiều chánh sách được làm, một số được thi hành, chúng tôi hy vọng rằng chánh phủ mới thật sự thi hành luật nầy,” Kimhong nói.  “Nhưng nó giống như chánh phủ trước khi hành động chỉ được làm khi thủ tướng ra lệnh, thì nó sẽ không khả chấp cho rừng – chánh quyền phải đi theo ngôn ngữ của luật pháp hơn là miệng của người có quyền thế.”

No comments:

Post a Comment